Soạn bài Và tôi vẫn muốn mẹ Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 41 sách Kết nối tri thức tập 2
Download.vn giới thiệu về tài liệu Soạn văn 11: Và tôi vẫn muốn mẹ, thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2.
Nội dung của bài soạn sẽ hướng dẫn các bạn học sinh lớp 11 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Mời tham khảo chi tiết ngay bên dưới.
Soạn văn 11: Và tôi vẫn muốn mẹ
Soạn bài Và tôi vẫn muốn mẹ
Trước khi đọc
Câu 1. Hãy chia sẻ câu chuyện cảm động nói về tình cảm của mẹ con mà bạn từng biết qua các tác phẩm nghệ thuật (văn học, sân khấu, điện ảnh,...)
Một số tác phẩm như: Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi),...
Câu 2. Qua thực tế cuộc sống xung quanh, bạn biết được gì về những hậu quả mà chiến tranh gây ra đối với đời sống con người?
- Nhiều người đã hy sinh, có người chịu nhiều thương tật, di chứng
- Của cải mất mát
- Gia đình ly tán
Đọc văn bản
Câu 1. Thời điểm và những sự kiện ban đầu xảy ra được lưu giữ trong kí ức của nhân vật.
- Thời điểm: học xong lớp một vào tháng Năm năm bốn mốt và bố mẹ tiễn tôi đi trại hè đội viên Gô-rô-đi-sa (Gorodisha) gần Min-xcơ (Minsk).
- Sự kiện: mới bơi được một lần, hai ngày sau chiến tranh, đưa lên tàu và chở đi, máy bay Đức bay trên đầu còn chúng tôi hò reo.
Câu 2. Những hình ảnh mà nhân vật chứng kiến trên đường đi trại hè đội viên.
Hình ảnh: máy bay ném bom, những người lính bị thương
Câu 3. Hoàn cảnh của chuyến đi có gì khác thường?
Min-xcơ đã cháy, chạy rụi và bị quân Đức chiếm mất
Câu 4. Ấn tượng về nạn đói và chuyện ăn uống của con người trong đói khát.
Không chỉ trại mồ côi đói, mà những người xung quanh chúng tôi cũng đói bởi mọi thứ đều chuyển ra tiền tuyến.
Câu 5. Trạng thái tinh thần của những đứa trẻ khi thiếu vắng mẹ.
Lập tức khóc òa, tất cả gào khóc không nguôi.
Câu 6. Kết quả chờ đợi ba mẹ và niềm khát khao cháy bỏng của nhân vật.
Họ đã mất tích đâu đó trong một trận bom. Khi tôi đã năm mươi mốt tuổi, có hai con vẫn muốn có mẹ.
Sau khi đọc
Câu 1. Hãy tóm lược nội dung được kể lại trong văn bản và cho biết những điểm nhấn quan trọng của câu chuyện.
- Năm 1941, “tôi” còn là một đứa trẻ tám tuổi, tạm biệt bố mẹ đi dự trại hè đội viên. Trên đường đi, gặp một trận bom của phát xít Đức, “tôi” cùng các bạn phải rời trại hè, đến một vùng hậu phương không có chiến tranh. Ở đây, mọi người đều thiếu thốn, đói khát vì chẳng có gì để ăn, đến nỗi phải giết con ngựa già chuyên chở đồ đạc hay ăn chồi mầm, vỏ cây. Đến lớp Ba, tôi trốn khỏi trại, được một gia đình ông bà cưu mang. Trong lòng tôi khao khát đi tìm mẹ. Mãi cho đến sau này, khi đã năm mươi mốt tuổi, có hai con, tôi vẫn muốn có mẹ.
- Điểm nhấn quan trọng của câu chuyện: các sự kiện liên quan đến mẹ đều đã được khái quát ở nhan đề của văn bản, mẹ luôn hiện trong mọi thời khắc đau thương trong cuộc sống của nhân vật “tôi”, mong muốn gặp lại mẹ trở thành nỗi ám ảnh thường trực trong lòng nhân vật; nhưng phải đối mặt với sự thật phũ phàng chiến tranh đã cướp đi tất cả những người yêu thương.
Câu 2. Chỉ ra những yếu tố tạo nên tính xác thực của các sự kiện được nhân vật kể lại cũng như trạng thái tâm lí của nhân vật trước các sự kiện đó.
- Người kể chuyện có tên tuổi, nghề nghiệp cụ thể.
- Câu chuyện kể về tuổi thơ của người kể, thời điểm kể chuyện là khi người kể đã năm mươi mốt tuổi.
- Truyện được kể với ngôi thứ nhất, những sự kiện được kể lại gắn trực tiếp với trải nghiệm của người kể mà không qua một người khác.
Câu 3. Phân tích một số chi tiết, hình ảnh tạo nên bức tranh cuộc sống đặc biệt được tái hiện trong văn bản. Chi tiết, hình ảnh nào đã thực sự gây ấn tượng mạnh với bạn? Vì sao?
- Phân tích:
- Máy bay đánh bom, “tất cả màu sắc đều biến mất”, lần đầu tiên biết đến từ “chết chóc”.
- Trên tàu, những đứa trẻ chứng kiến cảnh nhiều người lính bị thương, rên la vì đau đớn.
- Triền miên trong đói khát, người ta giết thịt cả con ngựa già thân thiết, ăn cây cỏ sống qua ngày.
- Trong trại trẻ mồ côi, hàng chục đứa bé khóc đòi mẹ, hễ ai vô tình nhắc tới từ “mẹ”, tất cả lại gào khóc không nguôi.
- Khi học lớp Ba, “tôi” trốn trại đi tìm mẹ, đói lả kiệt sức và được ông già cưu mang.
- Hàng chục năm trôi qua, vẫn khao khát gặp lại mẹ.
- Chi tiết ấn tượng: trong trại trẻ mồ côi, hàng chục đứa bé khóc đòi mẹ, hễ ai vô tình nhắc tới từ “mẹ”, tất cả lại gào khóc không nguôi.
- Nguyên nhân: chi tiết này khiến người đọc cảm thấy đồng cảm, thương xót cho những đứa trẻ còn nhỏ phải xa mẹ, nhớ mẹ đến nỗi chỉ cần nghe thấy từ “mẹ” đã òa khóc.
Câu 4. Toàn bộ câu chuyện được kể bởi một người vì chiến tranh mà đã phải nếm trải những ngày tháng đau thương ở tuổi ấu thơ, tác giả chỉ là người ghi lại. Vậy trong việc tạo lập văn bản này, tác giả đóng vai trò gì? Phân tích thái độ của tác giả khi ghi lại các sự kiện mà nhân chứng kể lại.
- Tác giả đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản, thể hiện ở việc lựa chọn ngôn từ, giọng kể, cách sắp xếp sự việc, sáng tạo chi tiết, hình ảnh giày ý nghĩa,... Dù người kể chuyện thuộc ngôi thứ nhất xưng tôi nhưng lời kể không còn là lời nguyên bản của người thợ làm tóc, mà được nhà văn sáng tạo.
- Thái độ của tác giả: đồng cảm với những đau thương, mất mát mà nhân chứng từng nếm trải.
Câu 5. Theo bạn, những yếu tố nào có khả năng tạo nên sức lay động của văn bản đối với người đọc? Thông điệp mà bạn nhận được từ văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ…” là gì?
- Yếu tố: câu chuyện, tình huống, sự việc, tình huống, nhân vật,...
- Thông điệp: chiến tranh là khởi nguồn của mọi sự bất hạnh, cần đấu tranh và ngăn cản nó.
Kết nối đọc - viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích ý nghĩa hai câu cuối trong văn bản: “Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ”.
Gợi ý:
Trong văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ, tôi đặc biệt ấn tượng với hai câu cuối: “Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ”. Câu văn đã thể hiện một khao khát mãnh liệt cũng như tâm sự thầm kín của nhân vật “tôi”. Khao khát có mẹ hay chính là khao khát hạnh phúc gia đình, được sống tình yêu thương của người thân. Từ đó, câu văn cũng đã phản ánh hậu quả của chiến tranh để lại đối với tuổi thơ của đứa trẻ ngày nào. Từ đó, nó nhắc nhở mỗi người bài học rằng: có những câu chuyện sẽ chẳng thể quên được dù thời gian có trôi qua.