Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ 10 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều 2 Đề kiểm tra cuối kì 2 Công nghệ 10 (Có ma trận, đáp án)

Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 10 Cánh diều năm 2023 - 2024 bao gồm 2 đề kiểm tra học kì 2 có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.

TOP 2 Đề kiểm tra cuối kì 2 Công nghệ 10 Cánh diều được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Trồng trọt, Thiết kế và Công nghệ. Thông qua 2 đề kiểm tra cuối kì 2 Công nghệ 10 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Với 2 đề kiểm tra cuối kì 2 Công nghệ 10 Cánh diều có đáp án kèm theo sẽ giúp các bạn so sánh được kết quả sau khi hoàn thành bài tập.

1. Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 10 - Trồng trọt

1.1 Đề thi cuối kì 2 môn Công nghệ 10

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Theo công suất, người ta chia máy động lực thành mấy loại?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 2. Máy động lực công suất lớn có công suất là:

A. > 35 Hp
B. Từ 12 – 35 Hp
C. < 12 Hp
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Máy động lực công suất nhỏ có công suất:

A. > 35 Hp
B. Từ 12 – 35 Hp
C. < 12 Hp
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4. Máy động lực công suất trung bình phù hợp với cánh đồng có diện tích:

A. > 20 ha
B. Từ 1 – 20 ha
C. < 1 ha
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5. Có mấy ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản sản phẩm trồng trọt?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 6. Em hãy cho biết, bảo quản lạnh cà chua ở nhiệt độ bao nhiêu?

A. 120C
B. 7 – 100C
C. 5 – 100 C
D. 00C

Câu 7. Em hãy cho biết, bảo quản lạnh cải bắp ở nhiệt độ bao nhiêu?

A. 120C
B. 7 – 100C
C. 5 – 100 C
D. 00C

Câu 8. Công nghệ lạnh đông làm sống tế bào là?

A. Sản phẩm trồng trọt bảo quản trong kho lạnh với hệ thống điều hòa điều khiển nhiệt độ lạnh thích hợp từng loại sản phẩm.
B. Sử dụng công nghệ lạnh đông kết hợp với thiết bị làm tinh thể nước đóng băng ở dạng hạt nhỏ, tròn, không góc cạnh.
C. Sử dụng màng hoặc túi bằng chất dẻo để bọc sản phẩm.
D. Bảo quản trong môi trường khí quyển được điều chỉnh khác với khí quyển tự nhiên.

Câu 9. Công nghệ bảo quản trong điều kiện khí quyển biến đổi?

A. Sản phẩm trồng trọt bảo quản trong kho lạnh với hệ thống điều hòa điều khiển nhiệt độ lạnh thích hợp từng loại sản phẩm.
B. Sử dụng công nghệ lạnh đông kết hợp với thiết bị làm tinh thể nước đóng băng ở dạng hạt nhỏ, tròn, không góc cạnh.
C. Sử dụng màng hoặc túi bằng chất dẻo để bọc sản phẩm.
D. Bảo quản trong môi trường khí quyển được điều chỉnh khác với khí quyển tự nhiên.

Câu 10. Công nghệ nào sau đây được ứng dụng trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt?

A. Tự động hóa
B. Công nghệ lạnh đông làm sống tế bào.
C. Công nghệ sấy thăng hoa
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11. Ưu điểm công nghệ sấy thăng hoa:

A. Giữ nguyên thành phần dinh dưỡng
B. Thay đổi màu sắc
C. Thay đổi mùi vị
D. Chi phí cao

Câu 12. Ưu điểm của công nghệ bảo quản trong điều kiện khí quyển biến đổi là:

A. Hạn chế hô hấp
B. Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật
C. Duy trì chất lượng sản phẩm
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 13. Có mấy mô hình trồng trọt công nghệ cao?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 14. Trồng xà lách áp dụng cho loại mô hình nào sau đây?

A. Mô hình trồng rau ăn lá thủy canh màng mỏng dinh dưỡng tuần hoàn NFT.
B. Mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt.
C. Mô hình trồng cà rốt ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa.
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15. Trồng rau muống áp dụng cho loại mô hình nào sau đây?

A. Mô hình trồng rau ăn lá thủy canh màng mỏng dinh dưỡng tuần hoàn NFT.
B. Mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt.
C. Mô hình trồng cà rốt ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa.
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 16. Trồng dưa chuột áp dụng cho loại mô hình nào sau đây?

A. Mô hình trồng rau ăn lá thủy canh màng mỏng dinh dưỡng tuần hoàn NFT.
B. Mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt.
C. Mô hình trồng cà rốt ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa.
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 17. Trồng cà chua áp dụng cho loại mô hình nào sau đây?

A. Mô hình trồng rau ăn lá thủy canh màng mỏng dinh dưỡng tuần hoàn NFT.
B. Mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt.
C. Mô hình trồng cà rốt ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa.
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18. Có mấy công nghệ được áp dụng trong mô hình trồng rau ăn lá thủy canh màng mỏng dinh dưỡng tuần hoàn NFT?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 19. Công nghệ đầu tiên áp dụng trong mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt?

A. Nhà mái che với các thiết bị cảm biến, điều khiển các yếu tố nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, độ ẩm không khí.
B. Hệ thống tưới nước nhỏ giọt
C. Giá thể trồng cây
D. Dung dịch dinh dưỡng

Câu 20. Công nghệ thứ ba áp dụng trong mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt?

A. Nhà mái che với các thiết bị cảm biến, điều khiển các yếu tố nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, độ ẩm không khí.
B. Hệ thống tưới nước nhỏ giọt
C. Giá thể trồng cây
D. Dung dịch dinh dưỡng

Câu 21. Hệ thống nào sau đây áp dụng cho các loại rau ăn quả?

A. Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt.
B. Hệ thống màng mỏng dinh dưỡng
C. Hệ thống thủy canh thủy triều
D. Hệ thống thủy canh tĩnh

Câu 22. Hệ thống nào sau đây có thời gian sinh trưởng ngắn như dâu tây?

A. Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt.
B. Hệ thống màng mỏng dinh dưỡng
C. Hệ thống thủy canh thủy triều
D. Hệ thống thủy canh tĩnh

Câu 23. Hình ảnh sau đây là giá thể gì?

A. Mút xốp
B. Cát
C. Trấu hun
D. Xơ dừa

Câu 24. Hình ảnh sau đây là giá thể gì?

A. Mút xốp
B. Cát
C. Trấu hun
D. Xơ dừa

II. Tự luận

Câu 1 (2 điểm). Mô tả quy trình chế biến dưa chuột bao tử dằm giấm đóng lọ thủy tinh?

Câu 2 (2 điểm). Giải thích lí do cây hồng môn có thể sống trong bình nước mà không cần đất?

1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Công nghệ 10

I. Trắc nghiệm

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12
CDCBDBDBCAAD
Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24
CAABBCACACAC

II. Tự luận

Câu 1

Quy trình chế biến dưa chuột bao tử dằm giấm đóng lọ thủy tinh:

- Bước 1: Rửa sạch dưa chuột, ngâm nước muối pha loãng 20 – 30 phút, vớt ra và rửa lại nước sạch.

- Bước 2: Bóc bỏ vỏ hành, tỏi; gừng bỏ vỏ và cắt lát; ớt cắt lát, thì là cắt khúc.

- Bước 3: Hòa tan đường, muối và giấm trong 900 ml nước đun sôi để nguội, cho toàn bộ hành, tỏi, thì là, ớt và gừng đã sơ chế vào ngâm.

- Bước 4: Cho dưa chuột đã sơ chế vào lọ thủy tinh, đổ ngập hỗn hợp nước ở bước 3 vào lọ đựng dưa chuột, đậy nắp kín lọ, sử dụng sau ngâm 4 – 5 ngày.

Câu 2

Giải thích lí do cây hồng môn có thể sống trong bình nước mà không cần đất:

Vì cây trồng trong bình nước có chứa dung dịch dinh dưỡng nên không cần đất.

1.3 Ma trận đề thi cuối kì 2 Công nghệ 10

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

Ứng dụng cơ giới hóa trong trồng trọt

Biết được khái niệm cơ giới hóa trong trồng trọt

Số câu:4

Số điểm: 1

Tỉ lệ:10%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu: 4

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt

Trình bày ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt

Vận dụng việc chế biến được sản phẩm trồng trọt

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu: 8

Số điểm: 2

Tỉ lệ:20%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu: 9

Số điểm: 4

Tỉ lệ: 40%

Giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao

Mô tả mô hình trồng trọt công nghệ cao

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu:8

Số điểm:2

Tỉ lệ:20%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu: 8

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Công nghệ trồng cây không dùng đất

Biết các hệ thống trồng cây không dùng đất

Giải thích trồng cây không dùng đất

Số câu: 4

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 5

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 30%

Tổng

Số câu: 8

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 16

Số điểm: 4

Tỉ lệ: 40%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 26

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

2. Đề thi học kì 2 Công nghệ 10 - Thiết kế và công nghệ

2.1 Đề thi học kì 2 Công nghệ 10

I. Trắc nghiệm: Tô vào đáp án đúng (7 điểm)

Câu 1. Ren dùng đề làm gì?

A. Ghép nối
B. Truyền lực
C. Ghép nối hoặc truyền lực
D. Hàn các chi tiết với nhau

Câu 2. Biểu diễn mối ghép ren gồm?

A. ren thuận, ren ngược
B. ren trục và ren lỗ
C. ren hệ mét
D. ren thang

Câu 3. Đường kính lớn nhất của ren

A. là đường kính đỉnh của ren ngoài.
B. là đường kính chân của ren ngoài.
C. là đường kính đỉnh của ren trong.
D. là đường kính chân của ren trong và ren ngoài.

Câu 4. Bản vẽ chi tiết cho biết

A. hình dạng bên trong chi tiết
B. Cách lắp ghép chi tiết
C. khung tên của bản vẽ
D. Hình dạng, kích thước và yêu cầu kĩ thuật

Câu 5. Yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ chi tiết có

A. độ nhám bề mặt
B. Cách lắp đặt chi tiết
C. không xử lí bề mặt
D. tỉ lệ bản vẽ

Câu 6. Độ nhám bề mặt càng nhỏ thì bề mặt

A. càng nhấp nhô
B. càng nhẵn.
c. càng bền vững
D. càng khó gia công .

Câu 7. Mặt bằng của ngôi nhà là:

A. hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng thẳng đứng đi qua cửa sổ.
B. hình cắt đứng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ.
C. hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ.
D. là hình chiếu bằng của tất cả công trình trên khu đất xây đề.

Câu 8. Chọn phát biểu đúng:

A. Mỗi ngôi nhà chỉ có một mặt bằng.
B. Nếu ngôi nhà có nhiều tầng thì phải có bản vẽ mặt bằng riêng cho từng tầng.
C. Cứ 2 tầng thì có một mặt bằng.
D. Đối với nhà có 2 tầng thì mặt bằng của 2 tầng giống nhau ở kí hiệu cầu thang.

Câu 9. Quá trình thiết kế một công trình có loại bản vẽ nào sau đây?

A. Bản vẽ thiết kế phương án, bản vẽ thiết kế kĩ thuật, bản vẽ kĩ thuật thi công.
B. Bản vẽ thiết kế kĩ thuật, bản vẽ kĩ thuật thi công, bản vẽ mặt bằng tổng thể.
C. Bản vẽ thiết kế phương án, bản vẽ kĩ thuật thi công, bản vẽ mặt bằng tổng thể.
D. Bản vẽ thiết kế phương án, bản vẽ thiết kế kĩ thuật, bản vẽ mặt bằng tổng thể.

Câu 10. Vai trò của hoạt động thiết kế là:

A. Phát triển sản phẩm
B. Phát triển sản phẩm, phát triển công nghệ
C. Phát triển công nghệ
D. Phát triển thị trường

Câu 11. Trong thiết kế kĩ thuật, có mấy nguyên tắc tối ưu?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 12. Quy trình thiết kế gồm mấy bước?

A. 5
B. 6
C. 7
D. 8

Câu 13. Trong quy trình thiết kế, nếu kiểm chứng giải pháp không đáp ứng yêu cầu cần thực hiện lại bước nào?

A. 2,3
B. 4,5
C. 5,6
D. 3

Câu 14. Sau khi thẩm định, đánh giá phương án thiết kế, bước tiếp theo làm gì?

A. Tiến hành làm mô hình thử nghiệm, chế tạo thử.
B. Tiến hành lập hồ sơ kĩ thuật.
C. Nếu không đạt thì tiến hành lập hồ sơ kĩ thuật.
D. Nếu đạt thì tiến hành lập hồ sơ kĩ thuật.

Câu 15. Sản phẩm trong quy trình thiết kế thường thông qua mấy yêu cầu?

A. 2
B. 4
C. 1
D. 3

Câu 16. Trong bước 1 quy trình thiết kế kĩ thuật. Kết thúc bước này, cần phải trả lời rõ ràng các câu hỏi. Đâu là câu hỏi không thuộc bước xác định vấn đề ?

A. Sản phẩm có những yêu cầu nào ?
B. Vấn đề hay nhu cầu cần giải quyết là gì?
C. Tại sao vấn đề hay nhu cầu đó cần giải quyết?
D. Ai đang gặp vấn đề hay có nhu cầu cần giải quyết?

Câu 17. Trong giai đoạn này, nguyên mẫu sẽ được thử nghiệm để đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu, tiêu chi đặt ra cho sản phẩmthuộc về bước nào của quy trình thiết kế kĩ thuật?

A. Tìm hiểu tổng quan
B. Xác định vấn đề
C. Đề xuất, đánh giá và lựa chọn giải pháp.
D. Kiểm chứng giải pháp

Câu 18. Yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thiết kế kĩ thuật là

A. sản phẩm và nguồn lực của cơ sở vật chất.
B. sản phẩm và công nghệ của cơ sở sản xuất.
C. thẩm mĩ và tài chính của cơ sở sản xuất.
D. an toàn và công nghệ của cơ sở sản xuất.

Câu 19. Yếu tố về sản phẩm ảnh hưởng đến quá trình thiết kế kĩ thuật bao gồm

A. thẩm mĩ, nhân trắc, an toàn, vòng đời sản phẩm, năng lượng, phát triển bền vững.
B. thẩm mĩ, công nghệ, vòng đời sản phẩm, năng lượng, phát triển bền vững.
C. tài chính, công nghệ, an toàn, vòng đời sản phẩm, phát triển bền vững.
D. tài chính, nhân trắc, an toàn, vòng đời sản phẩm, năng lượng, công nghệ.

Câu 20. Yếu tố về sản phẩm phải thỏa mãn mấy yêu cầu?

A. 6
B. 2
C. 4
D. 8

Câu 21. Chọn phát biểu không đúng. Nguồn lực công nghệ cao sẽ giúp ích gì cho người thiết kế

A. khó khăn khi thực hiện đổi mới công nghệ.
B. khả năng sử dụng có hiệu quả công nghệ.
C. thực hiện đổi mới công nghệ thành công.
D. tự do trong tạo dáng và lựa chọn kết cấu sản phẩm.

Câu 22. Yếu tố nào không phải là yếu tố nhân trắc?

A. Tính toán kích thước
B. Vòng đời sản phẩm
C. Lựa chọn kiểu dáng
D. Màu sắc

Câu 23. Giai đoạn đầu tiên của vòng đời sản phẩm là

A. Phát triển
B. Suy giảm
C. Giới thiệu
D. Bão hòa

Câu 24. Cơ sở sản xuất có sử dụng công nghệ hiện đại như công nghệ CAD/CAM-CNC, công nghệ in 3D,…Là đã quan tâm đến yếu tố ảnh hưởng nào trong thiết kế sản phẩm?

A. Công nghệ.
B. Tài chính.
C. Năng lượng.
D. Thẩm mĩ.

Câu 25. Khi thiết kế một chiếc xe máy có công suất theo yêu cầu, nếu ta sử dụng công nghệ đánh lửa điện tử thì xe sẽ tiêu thụ xăng ít hơn nên tiết kiệm hơn. Ta đã quan tâm đến yếu tố ảnh hưởng nào trong thiết kế?

A. Năng lượng.
B. An toàn.
C. Tiết kiệm thời gian.
D. Công nghệ.

Câu 26. Khi thiết kế trang phục, nhà thiết kế cần căn cứ vào những yếu tố nào?

A. Thẩm mĩ, phù hợp, thuận tiện với con người.
B. An toàn, thẩm mĩ, vòng đời sản phẩm.
C. Thẩm mĩ, tài chính, công nghệ.
D. An toàn, thẫm mĩ, tài chính.

Câu 27. Các công việc trong lĩnh vực điện – điện tử gồm

A. thiết kế, chế tạo, bảo quản và sửa chữa các máy móc thiết bị, các công trình, hệ thống kỹ thuật.
B. thiết kế, thi công, sửa chữa các công trình công nghiệp và dân dụng.
C. thiết kế các sản phẩm công nghệ cao, máy CNC, robot công nghiệp,…
D. thiết kế các nhà máy điện, hệ thống điện- điện tử, các hệ thống tiêu thụ điện, máy điện, thiết bị điện – điện tử,. . . .

Câu 28. Cơ điện tử là ngành tích hợp từ các ngành

A. cơ khí, điện điện tử.
B. điện- điện tử, điều khiển và công nghệ thông tin.
C. cơ khí, điều khiển và công nghệ thông tin.
D. cơ khí, điện- điện tử, điều khiển và công nghệ thông tin.

II. Tự luận: (3 điểm)

Câu 29: Quan sát hình cắt của ngôi nhà bạn Nam ở bên dưới, em hãy hoàn thành các nội dung sau:

a. cho biết tầng 1, tầng 2 nhà bạn Nam cao bao nhiêu ? (0,5đ)

b. Mái và cửa đi chính nhà bạn Nam cao bao nhiêu? (0,5đ)

c. Để vẽ hình cắt của ngôi nhàbạn Nam, em sẽ tưởng tượng mặt phẳng cắt như thế nào? (1 điểm)

Câu 30: Bạn Sơn và bạn Lý vào tiệm trà sữa để uống nước, nhân viên đem 2 cốc trà sữa, một bằng vật liệu nhựa và một bằng vật liệu giấy, hai bạn đã có nội dung thảo luận về vấn đề môi trường xung quanh 2 loại vật liệu này.

a. Em hãy giúp bạn Bạn Sơn và bạn Lýkết luận loại cốc bằng loại vật liệu nào gây tác động xấu đến môi trường? (0,25 điểm).

b. Vận dụng kiến thức đã học, em hãy đưa ra các ưu điểm về bảo vệ môi trường của loại ly đựng trà sữa mà em đã kết luận. ? 0,75đ

2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Công nghệ 10

Lưu ý: Đáp án trắc nghiệm là những câu trả lời màu đỏ có trong file tải về

Câu 29: Tầng 1 cao 2740mm, tầng 2 cao 2720 mm. Mái cao 600mm và cửa đi chính cao 2200mm. Để vẽ hình cắt của ngôi nhà ta dựng mặt phẳng cắt tưởng tượng song song với mặt đứng ở khoảng giữa không gian trống của ngôi nhà.

Câu 30:

Ly giấy được sản xuất từ thành phần thiên nhiên rất dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên. Những nguyên liệu sản xuất ly giấy được đưa vào xử lý rác thải sẽ bị tiêu hủy nhanh chóng, hoặc tự phân hủy khi tiếp xúc với thời tiết nắng, mưa.

Ly giấy không sử dụng hóa chất gây hại nên rất thân thiện với môi trường.

Hơn thế nữa, ly giấy dùng 1 lần sau khi sử dụng có thể đem tái chế vừa tiết kiệm chi phí, vừa bảo vệ môi trường.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng