Bộ đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 5 Đề thi Hoạt động trải nghiệm lớp 9 cuối kì 1 (Có ma trận, đáp án)

Bộ đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm 9 học kì 1 năm 2024 - 2025 gồm 5 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận. Đề kiểm tra học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 có đáp án kèm theo giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm.

Đề thi cuối kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 được biên soạn với cấu trúc gồm trắc nghiệm kết hợp tự luận bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 9 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9.

Bộ đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm 9 học kì 1 năm 2024 - 2025

1. Đề thi cuối kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh diều

Đề kiểm tra học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9

TRƯỜNG THCS ………

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ
NĂM HỌC 2024 - 2025
MÔN HỌC: HĐTN -- LỚP 9

A. TRẮC NGHIỆM (6.0 điểm)

Câu 1: Vai trò của trách nhiệm là gì?

A. Làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
B. Làm cho bản thân được người khác ngưỡng mộ và đề cao.
C. Làm cho con người trưởng thành hơn.
D. Làm cho bản thân tự tin phát triển và sẵn sàng chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm.

Câu 2: Lí do phải sống có trách nhiệm là gì?

A. Làm cho bản thân học giỏi hơn.
B. Làm cho bản thân sống có ích hơn.
C. Làm cho bản thân thấy mình trưởng thành hơn.
D. Làm cho bản thân có được sự tin tưởng của mọi người.

Câu 3: Thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao là tiền đề của:

A. thành công.
B. trưởng thành.
C. ý thức.
D. giáo dục.

Câu 4: Đâu được xem là biểu hiện của người sống có trách nhiệm?

A. Đùn đẩy, ỷ lại khi có nhiệm vụ.
B. Bỏ dở công việc.
C. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
D. Không hợp tác khi làm việc.

Câu 5: Cách xây dựng ngân sách cá nhân là:

A. Không cắt giảm chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu.
B. Phân bổ ngân sách hợp lí cho các khoản chi thường xuyên (ăn uống, học tập), chi phí phát sinh (cho, tặng) và chi tiết kiệm.
C. Theo dõi quá trình chi tiêu không nhất quán, không thường xuyên.
D. Không nắm rõ các khoản chi tiêu hàng tháng.

Câu 6: Chỉ ra những khoản thu, chi, tiết kiệm, cho tặng của nhân vật trong trường hợp sau:

Ngọc tính toán và lên kế hoạch cho các khoản thu chi trong năm nay. Mỗi tháng, mẹ cho Ngọc 200 000 đồng để ăn sáng và tiêu vặt. Thu nhập từ cộng tác bán hàng trên mạng mỗi tháng được thêm 200 000 đồng. Cuối năm học, ông bà và bố mẹ thưởng cho Ngọc 500 000 đồng vì có thành tích tốt trong học tập. Ngọc định dành 60% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu như ăn sáng, uống nước; 10% cho việc mua quà sinh nhật, quà tặng; 5% để làm từ thiện; 5% chi cho sở thích cá nhân như đi chơi hoặc đi xem phim với bạn bè…; còn lại 20% Ngọc để dành tiết kiệm.

A. Thu từ việc ông bà bố mẹ thưởng; chi 70% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu; cho, tặng 20% cho việc mua quà tặng, làm từ thiện, sở thích cá nhân; tiết kiệm 10%.
B. Thu từ việc bán hàng qua mạng; chi 20% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu; cho, tặng 60% cho việc mua quà tặng, làm từ thiện, sở thích cá nhân; tiết kiệm 20%.
C. Thu từ việc mẹ cho để ăn sáng, tiêu vặt; chi 20% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu; cho, tặng 20% cho việc mua quà tặng, làm từ thiện, sở thích cá nhân; tiết kiệm 60%.
D. Thu từ việc mẹ cho để ăn sáng, tiêu vặt, bán hàng qua mạng, ông bà bố mẹ thưởng; chi 60% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu; cho, tặng 20% cho việc mua quà tặng, làm từ thiện, sở thích cá nhân; tiết kiệm 20%.

Câu 7: Vai trò của việc xây dựng một mạng lưới quan hệ cộng đồng là gì?

A. Điều chỉnh các vai trò của cá nhân một cách linh hoạt.
B. Tạo ra một tổ chức có tính thống nhất và liên kết.
C. Tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức phát huy hết vai trò đối với cộng đồng.
D. Giúp cho nhân dân có được những sợi dây liên kết chặt chẽ với nhau.

Câu 8: Là học sinh lớp, em có thể tham gia các hoạt động cộng đồng không? Vì sao?

A. Không, vì các hoạt động không phù hợp với lứa tuổi học sinh
B. Không, vì các hoạt động cộng đồng chỉ dành cho người lớn.
C. Có, vì các hoạt động cộng đồng khá đơn giản, dễ dàng thực hiện
D. Có, miễn là em biết lựa chọn những hoạt động phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian cá nhân.

Câu 9: Chỉ ra cách tham gia hoạt động phát triển cộng đồng trong trường hợp sau:

Cứ sau 3 tháng theo điều kiện có thể hiến máu lại, Hiếu lại đến bệnh viện Huyết học máu TW để hiến máu với mong muốn có thể cứu giúp được nhiều người bệnh.

A. Hiếu đã cho đi lượng máu không cần đến của mình cho người đang cần hơn.
B. Hiếu đã cho đi lượng máu của mình để cung cấp cho những người đang cần máu.
C. Hiếu làm việc giúp lan tỏa tình yêu thương đến những người đang cần máu.
D. Hiếu đã trao đổi lượng máu của mình cho các bệnh nhân đang cần điều trị.

Câu 10: Chỉ ra các chủ thể trong mạng lưới quan hệ cộng đồng trong tình huống sau:

Cán bộ xã tổ chức truyền thông về an toàn giao thông tại địa phương. Công tác tuyên truyền do Đoàn Thanh niên đảm nhận. Các trường lồng ghép vào nội dung giáo dục.

A. Đoàn Thanh niên – các trường học.
B. Cán bộ - Đoàn Thanh niên – các trường học – học sinh.
C. Đoàn Thanh niên – các trường học – học sinh.
D. Cán bộ - Đoàn Thanh niên – các trường học.

Câu 11: Chỉ các chủ thể trong mạng lưới cộng đồng trong tình huống sau: Tổ chức chương trình Trung thu cho các em nhỏ.

A. Đoàn Thanh niên – em nhỏ.
B. Đoàn Thanh niên – tổ trưởng dân phố - em nhỏ.
C. Đoàn Thanh niên – tổ trưởng dân phố.
D. Tổ trưởng dân phố - em nhỏ

Câu 12: Đâu không phải là một cách để xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng?

A. Bất kì tổ chức hay cá nhân nào cũng có thể tham gia vào và đóng vai trò nhất định.
B. Duy trì sự tham gia của các cá nhân và tổ chức trong mạng lưới đó.
C. Xác định hoạt động cộng đồng cần xây dựng.
D. Liệt kê các việc làm cần thực hiện trong hoạt động.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm).

Thể hiện cách làm việc có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao nếu em là nhân vật trong các tình huống sau:

+ TH1. H là nhóm trưởng nhưng thường ít phân công công việc cho các bạn trong nhóm và nhận hết nhiệm vụ vì cho rằng làm vậy đỡ mất công tổng hợp.

+ TH2. Khi được giao thực hiện các công việc chung của lớp, T nhận thấy nhiệm vụ chưa phù hợp với bản thân.

+ TH3. P được giao khá nhiều nhiệm vụ học tập trong tuần này. Trong khi đó, P vẫn còn dự án học tập chưa hoàn thành.

Câu 2 (1,0 điểm). Tầm quan trọng của việc lập quỹ khẩn cấp trong ngân sách cá nhân là gì?

Đáp án đề thi Hoạt động trải nghiệm 9 học kì 1

A. TRẮC NGHIỆM

Đề

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

D

D

A

C

BBCDBDBD

Xem chi tiết đáp án trong file tải về

Ma trận đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 4: Sống có trách nhiệm

2

0

3

0

1

0

0

1

6

1

4,0

Chủ đề 5: Em và cộng đồng

2

0

3

0

1

1

0

0

6

1

6,0

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9

CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Chủ đề 4

2

1

Sống có trách nhiệm

Nhận biết

- Nhận diện được ngân sách cá nhân.

- Nhận diện được quy tắc T.Harv Eker.

2

C1, C2

Thông hiểu

- Nhận điện được ý không phải là một trong những lợi ích của việc xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí.

- Nhận diện được ý không phải là một trong những nội dung có trong quy tắc của Elizabeth Warren.

- Nhận diện được ý không phải là một trong những nội dung trong quy của T. Harv Eker.

C5, C6, C7

Vận dụng

- Nêu được ý không phải phải là một trong các bước quản lí tài chính cá nhân.

1

C11

Vận dụng cao

- Nêu được tầm quan trọng của việc lập quỹ cá nhân khẩn cấp trong ngân sách cá nhân.

1

C2 (TL)

Chủ đề 5

4

1

Em và cộng đồng

Nhận biết

- Nhận diện được có mấy giai đoạn tiến hành một đề tài khảo sát.

- Nhận diện được công cụ khảo sát.

2

C3, C4

Thông hiểu

- Nhận diện được nội dung không đúng khi nói về cáchphát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.

- Nhận diện được ý không phải là một cách để xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng.

- Nhận diện được ý không phải là phương tiện, thiết bị truyền thông.

3

C8, C9, C10

Vận dụng

- Chỉ ra được các chủ thể trong mạng lưới quan hệ cộng đồng trong tình huống sau: “Cán bộ xã tổ chức truyền thông về an toàn giao thông tại địa phương. Công tác tuyên truyền do Đoàn Thanh niên đảm nhận. Các trường lồng ghép vào nội dung giáo dục.

- Xác định và đề xuất được cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng trong trường hợp: “Trường THCS Bình Minh nằm gần bệnh viện huyện. Hằng ngày, Thư đi học qua nhìn thấy nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nên có ý tưởng lập nhóm tình nguyện nấu cháo từ thiện cho bệnh nhiên. Tuy nhiên, Thư chưa biết làm thế nào để thực hiện ý tưởng đó”.

2

C11

Vận dụng cao

........

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung đề thi

2. Đề thi cuối kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức

Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm) Chọn đáp án đúng (Mỗi câu trả lời đúng 0,5đ)

Câu 1: Hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô là:

A. Chấp nhận suy nghĩ, cách làm, tính cách hoặc phong cách ăn mặc khác với mình của các bạn.
B. Chỉ giúp đỡ bạn bè khi có sự đề nghị, yêu cầu của thầy cô, người lớn.
C. Giữ thái độ khiêm tốn, biết kiểm soát cảm xúc, không kiêu căng khi giao tiếp với các bạn giỏi hơn mình.
D. Chỉ hợp tác làm việc nhóm với các bạn khi được thầy cô phân công, yêu cầu.

Câu 2: Hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với thầy cô là:

A. Hợp tác với các bạn, thầy cô để thực hiện các hoạt động mà thầy cô giao khi bị bắt buộc.
B. So sánh, đánh giá sự khác biệt trong cách giao tiếp với học sinh của các thầy cô.
C. Lắng nghe góp ý, nhận xét của thầy cô về bản thân.
D. Khó chấp nhận sự khác biệt trong phong cách dạy học, làm việc của mỗi thầy cô.

Câu 3: Đâu là cách ứng xử thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô?

A. So sánh, đánh giá, chỉ trích và phán xét những điểm khác biệt.
B. Xa lánh và mỉa mai sự khác biệt.
C. Dùng ngôn ngữ cục cằn, thô lô để nhận xét về điểm khác biệt.
D. Chia sẻ cảm xúc tích cực của bản thân về sự khác biệt.

Câu 4: Đâu là một trong các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường?

A. Ưu tiên thời gian cho các hoạt động học tập thay vì các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
B. Tổ chức các diễn đàn, thi tìm hiểu, diễn tiểu phẩm,…về phòng chống bắt nạt học đường.
C. Xem các hình ảnh, video clip về bắt nạt học đường trên mạng xã hội.
D. Tổ chức tọa đàm về chủ đề Trường học xanh – sạch – đẹp.

Câu 5: Đâu là hoạt động lao động công ích ở trường?

a. Tổng vệ sinh trường lớp
b. Trồng cây xanh tại địa phương.
c. Tham gia tọa đàm Trường học xanh – sạch – đẹp.
d. Nhặt rác và túi ni-lông tại địa phương.

Câu 6: Nội dung nào không phải là một trong những mục tiêu của các hoạt động lao động công ích ở trường học?

A. Giáo dục tinh thần trách nhiệm của người học sinh đối với công việc chung.
B. Bồi dưỡng tình yêu lao động.
C. Phát triển kĩ năng hợp tác.
D. Giảm thời gian học bài và làm bài tập về nhà.

Câu 7: Đâu không phải là một trong những hoạt động khi thực hiện Kế hoạch chăm sóc cây xanh ở vườn trường?

A. Quét dọn, cắt tỉa cành lá, bắt sâu.
B. Nhổ cỏ, bón phân, tưới nước.
C. Xem đoạn phim ngắn về quá trình chăm sóc cây xanh ở vườn trường.
D. Làm hàng rào bảo vệ vườn trường.

Câu 8: Cách ứng xử đúng khi có người đóng góp ý kiến về điểm yếu của mình là

A. Trở nên tức giận
B. Lắng nghe để tự thay đổi.
C. Tự ái trước lời góp ý thiện chí.
D. Cho rằng họ là người xấu.

Câu 9: Đâu là cách ứng phó khi thay đổi chỗ ở?

A. Xác định trước những khó khăn, thách thức sẽ phải đối mặt khi sống ở nơi mới.
B. Chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài.
C. Chủ động học tập, tìm hiểu về bài học.
D. Tích cực giơ tay phát biểu.

Câu 10: Đâu là biểu hiện của khả năng thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống?

A. Buồn bã, chán nản trong học tập.
B. Căng thẳng, áp lực trong công việc.
C. Chấp nhận từ bỏ những quan điểm, thói quen cũ.
D. Cảm xúc thất thường.

Câu 11: Hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực là

A. Né tránh giao tiếp.
B. Không biết kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ khi giao tiếp.
C. Tạo được sự hiểu biết lẫn nhau.
D. Chỉ trích, phê phán người khác.

Câu 12: Hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực là

A. Thể hiện sự tôn trọng.
B. Thể hiện sự đồng cảm.
C. Chủ động giao tiếp
D. Coi thường, hạ thấp người khác.

II. TỰ LUẬN: (4 điểm).

Câu 1: (1 điểm) Viết 4 câu ca dao, tục ngữ nói về cách sống hài hòa với bạn bè là:

Câu 2: (2 điểm) . Cho biết điểm tích cực trong tình huống sau: “T xin phép bố đi chơi với các bạn vào cuối tuần nhưng bố không đồng ý vì đã lâu ông bà ở quê mới có dịp lên chơi. T đã thể hiện thái độ khó chịu và không nói chuyện với bố. Sau khi được chị gái trò chuyện, phân tích, T đã hiểu. T xin lỗi bố và quyết định cuối tuần sẽ ở nhà với ông bà”.

Câu 3: (1 điểm) Bản thân em có những điểm mạnh điểm yếu gì? Em phải làm gì để khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh đó?

------------------- Chúc các em làm bài thật tốt----------------

Đáp án đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9

Xem chi tiết, đầy đủ đáp án trong file tải về

Ma trận đề thi Hoạt động trải nghiệm 9 học kì 1

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 1:

Em với nhà trường

1

1

2

1,0

Chủ đề 2: Khám phá bản thân

1

1

1

2

1

2,0

Chủ đề 3:

Trách nhiệm với bản thân

1

1

1

1

1

4

1

3,0

Chủ đề 4:

Rèn luyện bản thân

1

1

1

1

1

4

1

4,0

Tổng số câu TN/TL

4

4

2

3

2

12

3

10,0

Điểm số

2,0

2,0

1,0

4,0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

2,0 điểm

20%

5,0 điểm

50%

1điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

.................

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9

3. Đề thi cuối kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm 9 học kì 1

TRƯỜNG THCS ………

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ
NĂM HỌC 2024 - 2025
MÔN HỌC: HĐTN -- LỚP 9

A. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1: Quyền và nghĩa vụ của con cái đối với ông bà, cha mẹ là gì?

A. Anh chị em yêu thương nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.
B. Trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi cháu chưa thành niên nếu cháu không có người nuôi dưỡng.
C. Con cháu có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ khi ốm đau, già yếu.
D. Con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ.

Câu 2: Đâu không phải cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình?

A. Vô tâm khi thấy mẹ ngồi một mình có vẻ mặt buồn.
B. Quan tâm đến người thân trong gia đình.
C. Thể hiện sự hài hước khi giao tiếp trong gia đình.
D. Tạo niềm vui bất ngờ cho người thân.

Câu 3: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến bất đồng trong quan hệ gia đình?

A. Bất đồng trong phân công công việc gia đình.
B. Không khí gia đình vui vẻ.
C. Sắp xếp công việc trong gia đình khoa học.
D. Nhường nhịn, yêu thương nhau.

Câu 4: Em có nhận xét gì về kĩ năng chăm sóc người thân trong trường hợp sau: “Mẹ bị đau bụng và đi ngoài, An vội tìm lọ thuốc kháng sinh đưa mẹ uống với hi vọng mẹ sẽ đỡ đau hơn trong khi chờ bố đi làm về”.

A. Chưa có chỉ định của bác sĩ mà tự ý uống thuốc kháng sinh là rất nguy hiểm, An nên cho mẹ ăn cơm để giảm cơn đau.
B. An cần đưa mẹ đi bệnh viện tránh nguy hiểm đến tính mạng.
C. An không nên cho mẹ uống thuốc, để mẹ nằm ngủ là hết đau bụng.
D. Chưa có chỉ định của bác sĩ mà tự ý uống thuốc kháng sinh là rất nguy hiểm, An nên để mẹ nghỉ ngơi, xoa dầu và ra tiệm thuốc hỏi bác sĩ trước khi cho mẹ uống thuốc.

Câu 5: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về tình cảm anh chị em trong gia đình?

A. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
B. Nước đổ đầu vịt.
C. Anh em như thể tay chân/Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
D. Con hơn cha là nhà có phúc.

Câu 6. Giang hứa với bạn rằng: Chủ nhật tuần tới đi chơi xa mà quên hôm đó là ngày bố mẹ tổ chức kỉ niệm 20 năm ngày cưới. Theo truyền thống của gia đình thì những dịp như thế này cả nhà đều có mặt đông đủ. Theo em, Giang nên làm gì trong trường hợp trên?

A. Hoãn đi và nói rõ lí do với bạn.
B. Ở nhà và không nói gì với bạn.
C. Trốn đi không báo bố mẹ.
D. Vẫn đi và mua quà về tặng bố mẹ sau.

Câu 7: Anh Khánh có khoản thu nhập là 10 triệu đồng, anh phân chia số tiền đó vào khoản chi cho sinh hoạt cuộc sống là 6 triệu, còn 4 triệu anh đưa vào khoản tiết kiệm để hai năm nữa anh mua xe. Trong trường hợp này anh Khánh đã sử dụng hình thức kế hoạch chi tiêu nào sau đây?

A. Ngắn hạn.
B. Trung hạn.
C. Dài hạn.
D. Vô thời hạn.

Câu 8: Hoạt động nào sau đây nhằm phát triển kinh tế gia đình trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản?

A. làm đất, làm cỏ, làm cây giống, thu hoạch, bảo quản,...
B. tìm kiếm thức ăn, cho ăn, vệ sinh chuồng trại,...
C. dệt vải, cắt chỉ, đóng gói,...
D. dọn phòng, tiếp tân, giặt giũ,...

Câu 9: Anh Phúc đi làm công ăn lương, anh muốn việc chi tiêu tiền của bản thân được hợp lí, đồng thời có thêm khoản tiết kiệm cho tương lai. Trong trường hợp này, anh Phúc cần phải làm gì sau đây?

A. Lập kế hoạch chi tiêu tài chính.
B. Nhờ người giữ hộ tiền lương.
C. Chi tiêu thoải mái số tiền kiếm được.
D. Lên kế hoạch gửi tiết kiệm ngân hàng.

Câu 10: Làm thế nào để giảm thiểu chi tiêu không cần thiết?

A. Mua sắm dựa trên cảm xúc.
B. Xác định ưu tiên và ưu tiên những nhu cầu thực sự.
C. Không cần quản lý chi tiêu.
D. Mua những thứ mình mong muốn.

Câu 11: Phương án nào sau đây không thuộc một trong những quy tắc của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?

A. Chi tiêu không vượt mức thu cho phép.
B. Tăng thu nhập đồng nghĩa với việc tăng chi tiêu hàng tháng.
C. Phân bổ thu nhập hợp lí sao cho không ảnh hưởng đến các khoản chi thiết yếu.
D. Tăng thu nhập nhưng không được ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Câu 12: Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư nhằm mục đích nào sau đây?

A. Lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu hợp lí.
B. Phân tích tài chính cá nhân chi tiết.
C. Thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân.
D. Phân chia sử dụng tài chính để thỏa mãn nhu cầu.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Xác định và xử lí tình huống về cách tạo động lực cho bản thân trong các tình huống sau:

+ TH1. G học khá tốt và đồng đều các môn. Tuy nhiên, dạo gần đây, G thấy có nhiều kiến thức mới và khó khăn ở một số môn, khiến G nản chí và không muốn học.

+ TH2. T có năng khiếu nhưng lại không muốn tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao ở trường. Vì vậy, T thường tìm lí do thoái thác.

+ TH3. N quyết tâm tập thể dục đều đặn hằng ngày để nâng cao sức khỏe và cải thiện vóc dáng của bản thân. Thời gian đầu, N thực hiện rất chăm chỉ. Nhưng sau một thời gian, N bắt đầu thấy chán và thường xuyên tìm lí do để trì hoãn việc tập luyện.

Câu 2 (1,0 điểm). Hãy nêu bốn lí do tại sao việc lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình là quan trọng.

Đáp án đề thi cuối kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9

A. TRẮC NGHIỆM

Đề

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

CAADCABBABBC

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Xem chi tiết đáp án trong file tải về

Ma trận đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9

CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 1)

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 4: Góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc

2

0

3

0

1

1

0

0

6

1

4,0


Chủ đề 5: Xây dựng ngân sách cá nhân và góp phần phát triển kinh tế gia đình

2

0

3

0

1

0

0

1

6

1

6,0


Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0


Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0


Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9

CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 1)

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Chủ đề 4

2

1

Góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc

Nhận biết

- Nhận điện được cách để thể hiện tình yêu thương trong gia đình.

- Nhận diện được việc nên làm khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm.

2

C1, C2

Thông hiểu

- Nhận diện được quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái.

- Nhận biết được lưu ý khi giải quyết bất đồng trong gia đình.

- Nhận diện được ý không phải là bước để giải quyết sự bất đồng.

3

C8, C9, C10

Vận dụng

- Nhận điện được câu ca dao nói về tình cảm gia đình.

- Xác định và xử lí được tình huống về cách tạo động lực cho bản thân trong các tình huống.

2

C11

C1 (TL)

Vận dụng cao

Chủ đề 5

4

1

Xây dựng ngân sách cá nhân và góp phần phát triển kinh tế gia đình

Nhận biết

- Gọi được đúng tên của những vấn đề về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm,... của mỗi người.

- Nhận điện được Bước thứ hai trong lập ngân sách cá nhân.

2

C3, C4

Thông hiểu

- Nhận diện ý không phải bước lập ngân sách cá nhân.

- Nhận diện được việc nên làm để thực hiện kiểm soát thu, chi cá nhân.

- Nhận điện được nội dung không phải tầm quan trọng của thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.

3

C5, C6, C7

Vận dụng

- Nhận diện được hoạt động phát triển kinh tế gia đình trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản.

1

C12

Vận dụng cao

- Nêu được bốn lí do tại sao việc lập kế hoạch công việc gia đình là quan trọng.

1

C2 (TL

........

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi 

Chia sẻ bởi: 👨 Thu Thảo
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm