Bộ đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 7 Đề kiểm tra cuối kì 1 Công nghệ 9 (Có ma trận, đáp án)

Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9 năm 2024 - 2025 gồm 7 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận. Đề kiểm tra học kì 1 Công nghệ 9 có đáp án kèm theo giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm.

Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9 được biên soạn với cấu trúc gồm đề 50% trắc nghiệm kết hợp 50% tự luận và 1 đề 70% trắc nghiệm + 30% tự luận, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo, Cánh diều và Kết nối tri thức. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 9 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9.

Bộ đề thi học kì 1 Công nghệ 9 năm 2024 - 2025

1. Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 9 Kết nối tri thức

UBND HUYỆN…..
RƯỜNG THCS……

KIỂM TRA CUỐI K I - NĂM HỌC 2024-2025
Môn: Công nghệ – Lớp 9
(Modul Định hướng nghề nghiệp)
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM. (5 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài.

Câu 1. Theo em, nghề nghiệp là gì?

A. Là tập hợp những việc làm, nhiệm vụ mà mình thực hiện.
B. Là tập hợp những việc làm theo sở thích cá nhân.
C. Là tập hợp các công việc được xã hội công nhận.
D. Là tập hợp những nhu cầu xã hội, mong cầu đáp ứng việc làm.

Câu 2. Yêu cầu chung về năng lực của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ là:

A. Có khả năng tự học, tự nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, học tập ngoại ngữ, tin học.
B. Chống chỉ định y học với những người bị có tật khúc xạ về mắt.
C. Có tính kỉ luật, ý thức tuân thủ các quy định, quy tắc trong quá trình làm việc.
D. Cần cù, chăm chỉ, chịu được áp lực công việc và nhiệm vụ được giao.

Câu 3. Giáo dục phổ thông có bao nhiêu thời điểm phân luồng?

A. Một thời điểm: Sau tốt nghiệp trung học cơ sở.
B. Một thời điểm: Sau tốt nghiệp trung học phổ thông.
C. Hai thời điểm: Sau tốt nghiệp trung học cơ sở; Sau tốt nghiệp trung học phổ thông.
D. Hai thời điểm: Sau tốt nghiệp trung học phổ thông; Sau tốt nghiệp đại học.

Câu 4. Khung cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam bao gồm hệ thống giáo dục nào?

A. Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
B. Giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông.
C. Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
D. Giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thị trường lao động?

A. Thị trường lao động là thị trường trao đổi hàng hóa, sức lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động.
B. Thị trường lao động là thị trường trao đổi sức lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động với nhau .
C. Thị trường lao động là thị trường trao đổi công việc lao động và hàng hóa giữa người mua và người bán.
D. Thị trường lao động là thị trường trao đổi hàng hóa, sức lao động giữa người mua và người bán.

Câu 6. Yếu tố nào sau đây sẽ ảnh hưởng đến thị trường lao động?

A. Sự phát triển của thị trường kinh tế.
B. Sự phát triển của thông tin văn hóa.
C. Sự phát triển của trình độ học vấn, giáo dục.
D. Sự phát triển của khoa học, công nghệ.

Câu 7. Xu hướng tuyển dụng trình độ đại học:

A.50,0%
B. 19,6%
C. 73,4%
D. 67,7%

Câu 8. Vì sao nguồn cung lao động lại ảnh hưởng đến thị trường lao động?

A. Vì nhu cầu thu hút nhân lực của người sử dụng lao động khác nhau.
B. Vì số việc làm và khả năng tạo việc làm luôn ổn định.
C. Vì nguồn cung lao động luôn thay đổi theo thời gian và không gian giữa các vùng, ngành.
D. Vì làm thay đổi cơ cấu nhu cầu lao lao động giữa các ngành, nghề.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây là chưa đúng khi nói về lựa chọn nghề nghiệp?

A. Chọn được nghề phù hợp với tính cách của mình dễ đem lại thành công.
B. Mỗi người chỉ có duy nhất một thiên hướng nghề nghiệp do sở thích quy định.
C. Người làm nghề nghiệp thuộc nhóm xã hội thường thích giúp đỡ người khác.
D. Cơ sở để định hướng chọn nghề nghiệp là phải nhận thức rõ đặc điểm tính cách bản thân.

Câu 10. Lí thuyết cây nghề nghiệp là một trong những lí thuyết cơ bản nhất dùng trong công tác hướng nghiệp.Vậy cây nghề nghiệp phản ánh nội dung nào sau đây?

A. Chọn nghề cần quan tâm tới “gốc rễ” của mô hình cây nghề nghiệp.
B. Chọn nghề phải theo nghề nghiệp của gia đình.
C. Chọn nghề cần quan tâm tới mức lương.
D. Chọn nghề cần quan tâm tới cơ hội và môi trường làm việc tốt

II. TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 11. ( 1,0 điểm)

Dựa vào quy trình chọn nghề, em hãy giải thích tại sao mình phải thực hiện theo thứ tự các bước đó?

Câu 12. (1,0 điểm)

Dựa vào đặc điểm, các yêu cầu của một số ngành nghề, em hãy tự đánh giá sự phù hợp của bản thân với một nghề cụ thể mà em mong muốn?

Câu 13. (2,0 điểm)

Theo em, một người khi lựa chọn nghề nghiệp thường dựa trên những yếu tố nào để có sự lựa chọn đúng đắn?

Câu 14. (1,0 điểm)

Một người bạn của em cho rằng, khi chọn nghề cứ chọn nghề dễ xin việc và kiếm được nhiều tiền, mà không quan tâm tới mình có thích nghề nghiệp đó hay không. Em hãy đưa ra những lời khuyên giúp bạn có những bước chọn nghề đúng đắn.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Công nghệ 9

I. TRẮC NGHIỆM. (5,00 điểm) Mỗi câu đúng 0,5 điểm.

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

A

C

A

A

D

A

C

B

A

II. TỰ LUẬN. (5,00 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

11

(1,0 điểm)

- Theo em, sở thích và năng lực là hai yếu tố gốc quyết định đến sự thành công của bản thân.

- Tiếp đến, trong các công việc phù hợp đó, đâu là ngành nghề cần nhiều nhân sự, ngành nghề có cơ hội phát triển ở hiện tại và tương lai, đòi hòi chúng ta bắt buộc phải tìm hiểu thị trường lao động.

=>Việc trải qua các bước trong quy trình chọn nghề sẽ giúp chúng ta tránh được rủi ro trong việc chọn nghề.

0,33đ

0,33đ

0,33đ

12

( 1,0 điểm)

HS tự trình bày sự phù hợp của bản thân với 1 nghề mình mong muốn, dựa trên các yêu cầu về:

+ Năng lực

+ Sở thích

+ Cá tính

+ Bối cảnh gia đình

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

13

( 2,0 điểm)

Theo em, khi lựa chọn nghề nghiệp thường dựa vào 2 yếu tố: yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan để có được sự lựa chọn đúng đắn nhất.

+ Yếu tố chủ quan: năng lực, sở thích, cá tính.

+ Yếu tố khách quan: Nhà trường, gia đình, xã hội, nhóm bạn.

1,0đ

0,5đ

0,5đ

14

(1,0 điểm)

Sau khi bạn học xong, nghề nghiệp là thứ vừa để nuôi sống bạn, vừa gắn bó lâu dài với bạn. Nếu bạn lựa chọn nghề không có sự yêu thích, bạn sẽ nhanh chán với công việc đó và không thể gắn bó lâu dài. Do đó, khi chọn việc, bạn nên ưu tiên những công việc mình thích và đồng thời cũng phải phù hợp với năng lực, phẩm chất của mình. Khi bạn chọn đúng nghề bạn sẽ yêu thích và đam mê với công việc đó, cơ hội thăng tiến cao hơn và tương lai rộng mở hơn.

1,0 đ

Ma trận đề thi học kì 1 môn Công nghệ 9

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1
MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 9

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối kì I.

- Thời gian làm bài: 45 phút.

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận).

- Cấu trúc:

- Mức độ đề: 40% nhận biết; 30% thông hiểu; 20% vận dụng; 10% vận dụng cao.

- Phần trắc nghiệm khách quan: 5,0 điểm, gồm 10 câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu.

- Phần tự luận: 5,0 điểm (Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm)

- Nội dung nửa đầu học kì 1: 30% (3 điểm)

- Nội dung nửa học kì sau: 70% (7 điểm)

STT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Số CH

Câu hỏi

Số CH

Câu hỏi

Số CH

Câu hỏi

Số CH

Câu hỏi

TN

TL

1

Bài 1. Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ

1.1. Nghề nghiệp đối với con người

1

C1

1

5%

1.2. Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật công nghệ

1

C2

1

5%

2

Bài 2. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân

2.1. Hệ thống giáo dục Việt Nam

1

C3

1

5%

2.2 Lựa chọn nghề trong hệ thống giáo dục

1

C4

1

5%

2.3. Định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi kết thúc THCS

3

Bài 3. Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam

3.1. Thị trường lao động

2

C5, C6

2

10%

3.2. Thị trường lao động trong lĩnh vực Kĩ thuật công nghiệp

2

C7, C8

2

1

10%

4

Bài 4. Quy trình lựa chọn nghề nghiệp

4.1. Lí thuyết chọn nghề

1

C9

1

5%

4.2. Quy trình chọn nghề nghiệp

2

C10

C11( 1,0đ)

1

1

15%

4.3 Đánh giá năng lực, sở thích bản thân

1

C12(1,0 đ)

1

C14 (1,0đ)

2

20%

4.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn nghề

1

C13 ( 2,0đ)

1

20%

Tổng

8 câu (4,0 đ)

4 câu (3,0 đ)

1 câu (2,0đ)

1 câu (1,0đ)

10 câu

( 5,0đ)

4 câu

( 5,0đ)

14 câu

( 10,0đ)

Tỉ lệ (%)

40%

30%

20%

10%

50%

50%

100%

Tỉ lệ chung (%)

70%

30%

100%

Bản đặc tả đề kiểm tra Công nghệ 9 KNTT học kì 1

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

I

ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

1

Chủ đề 1. Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ

1.1. Nghề nghiệp đối với con người

Nhận biết:

- Trình bày được khái niệm nghề nghiệp.

- Trình bày được tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội.

Thông hiểu:

- Phân tích được ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người.

Vận dụng:

- Phát biểu được quan điểm cá nhân về lựa chọn nghề nghiệp của bản thân.

1( C1)

1.2. Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ

Nhận biết:

- Kể tên được một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Trình bày được những đặc điểm của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Trình bày được những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

Thông hiểu:

- Phân tích được những đặc điểm của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Phân tích được những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

Vận dụng:

- Xác định được sự phù hợp của bản thân với ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

1(C2)

2

Chủ đề 2. Giáo

dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân

2.1. Hệ thống giáo dục Việt Nam

Nhận biết:

- Kể tên được những thành tố chính trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam.

- Nhận ra được các thời điểm có sự phân luồng trong hệ thống giáo dục.

Thông hiểu:

- Mô tả được cơ cấu hệ thống giáo dục tại Việt Nam.

- Giải thích được các thời điểm có sự phân luồng trong hệ thống giáo dục.

1 ( C3)

2.2. Lựa chọn nghề trong hệ

thống giáo dục

Nhận biết:

- Nhận ra được cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục.

Thông hiểu:

- Giải thích được cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục.

1 ( C4)

2.3. Định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi kết thúc THCS

Nhận biết:

- Trình bày được những hướng đi liên quan tới nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi kết thúc THCS.

Thông hiểu:

- Giải thích được những hướng đi liên quan tới nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi kết thúc THCS.

Vận dụng:

- Tìm hiểu được thông tin về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

3

Chủ đề 3. Thị trường

lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam

3.1. Thị trường lao động

Nhận biết:

- Trình bày được khái niệm về thị trường lao động.

- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường lao động.

- Trình bày được vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

Thông hiểu:

- Mô tả được những vấn đề cơ bản của thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay.

2

(C5,C6)

3.2. Thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ

Nhận biết:

- Trình bày được các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ.

Thông hiểu:

- Phân tích được các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ.

Vận dụng:

- Tìm kiếm được các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ.

2

(C7,C8)

4

Chủ đề 4. Lựa

chọn nghề nghiệp trong

lĩnhvực kĩ thuật, công nghệ

4.1 Lí thuyết chọn nghề

Nhận biết:

- Kể tên được một số lí thuyết lựa chọn nghề nghiệp.

Thông hiểu:

- Tóm tắt được một số lí thuyết cơ bản về lựa chọn nghề nghiệp.

1(C9)

4.2. Quy trình lựa chọn nghề nghiệp

Nhận biết:

- Trình bày được các bước trong quy trình lựa chọn nghề nghiệp.

Thông hiểu:

- Giải thích được các bước trong quy trình lựa chọn nghề nghiệp.

1(C10)

1 (C11)

4.3. Đánh giá năng lực, sở thích bản thân

Nhận biết:

- Kể tên được một số năng lực cá nhân phù hợp với một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Thông hiểu:

- Giải thích được sự phù hợp của cá nhân với một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

Vận dụng:

- Tự đánh giá được năng lực, sở thích, cá tính của bản thân về mức độ phù hợp với một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

Vận dụng cao:

- Tự đánh giá được năng lực, sở thích, cá tính của bản thân, bối cảnh của gia đình về mức độ phù hợp với một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

1 ( C12)

1 ( C14)

4.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn nghề

Nhận biết:

- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

Thông hiểu:

- Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

Vận dụng:

- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bản thân trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

1 (C13)

2. Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo

Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9

PHÒNG GD&ĐT.............

TRƯỜNG THCS............

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC: 2024 – 2025

MÔN: CÔNG NGHỆ 9

Thời gian làm bài: ... phút

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 Điểm)

Câu 1: Yếu tố nào dưới đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến sự thành công trong nghề nghiệp tương lai của mỗi người?

A. Công việc ổn định.
B. Được nhiều người tôn trọng.
C. Lương cao.
D. Giá trị nghề nghiệp.

Câu 2: Người có tính cách “xã hội” theo mật mã Holland thích làm việc gì?

A. Thực hiện các hoạt động nghệ thuật.
B. Thích làm việc cung cấp hoặc làm sáng tỏ thông tin.
C. Nghiên cứu và phân tích.
D. Lãnh đạo và quản lí.

Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây mô tả kiểu người “kĩ thuật”?

A. Thích làm việc có mục tiêu, có kế hoạch, thích các hoạt động ngoài trời.
B. Thích sự cải tiến, đổi mới, thích các hoạt động sáng tạo.
C. Thích thực hiện công việc theo hướng dẫn rõ ràng, hoạt động có tổ chức.
D. Tự tin, thích hùng biện và những hoạt động mang tính thuyết phục người khác.

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây mô tả kiểu người “nghệ thuật”?

A. Thích sự chính xác, các hoạt động nghiên cứu.
B. Thích thực hiện công việc theo hướng dẫn rõ ràng, hoạt động có tổ chức.
C. Tự tin, thích hùng biện và những hoạt động mang tính thuyết phục người khác.
D. Thích sự cải tiến, đổi mới, thích các hoạt động sáng tạo.

Câu 5: Chọn phát biểu nào dưới đây không phải là yếu tố khách quan ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

A. Truyền thống nghề nghiệp và điều kiện kinh tế của gia đình.
B. Xu hướng, lời khuyên lựa chọn nghề nghiệp của bạn bè.
C. Thích làm việc với máy móc, thiết bị, công cụ.
D. Nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động.

Câu 6: Cây nghề nghiệp mô tả gì?

A. Cây nghề nghiệp mô tả mối liên hệ giữa mức lương cá nhân với nghề nghiệp của mỗi người.
B. Cây nghề nghiệp mô tả mối liên hệ giữa đặc điểm cá nhân với nghề nghiệp của mỗi người.
C. Cây nghề nghiệp mô tả mối liên hệ giữa quan hệ cá nhân với nghề nghiệp của mỗi người.
D. Cây nghề nghiệp mô tả mối liên hệ giữa hình dáng cá nhân với nghề nghiệp của mỗi người.

Câu 7: Cây nghề nghiệp có mấy phần?

A. 1 phần.
B. 4 phần.
C. 2 phần.
D. 3 phần.

Câu 8: Phần nào của cây nghề nghiệp minh họa nền tảng lựa chọn nghề nghiệp?

A. Phần rễ.
B. Phần quả.
C. Phần lá.
D. Phần thân.

Câu 9: “Cơ hội việc làm, môi trường làm việc tốt, lương cao,…” thuộc phần nào của cây nghề nghiệp.

A. Phần lá.
B. Phần thân.
C. Phần quả.
D. Phần rễ.

Câu 10: Lí thuyết nào được miêu tả là một công cụ hỗ trợ cá nhân trong việc lựa chọn nghề nghiệp dựa trên kết quả trắc nghiệm đặc điểm, tính cách nghề nghiệp của cá nhân?

A. Lí thuyết quan điểm nghề nghiệp.
B. Lí thuyết sở thích nghề nghiệp.
C. Lí thuyết cây nghề nghiệp.
D. Lí thuyết mật mã Holland.

Câu 11: Lựa chọn nghề nghiệp dựa trên những yếu tố ở phần rễ của cây nghề nghiệp có ý nghĩa gì đối với người lao động?

A. Là cơ sở giúp họ có được thành công và sự hài lòng trong nghề nghiệp.
B. Tạo ra cơ hội thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp.
C. Đảm bảo họ sẽ có một môi trường làm việc tốt.
D. Giúp họ thu được mức lương cao hơn trong công việc.

Câu 12: Người thích làm việc với những người khác, có khả năng tác động, thuyết phục, thể hiện lãnh đạo hoặc quản lí các mục tiêu của tổ chức, các lợi ích kinh tế thuộc nhóm tính cách và kiểu người nào theo mật mã Holland?

A. Nhóm tính cách “Nguyên tắc”, kiểu người “Nghiệp vụ”.
B. Nhóm tính cách “Xã hội”, kiểu người “Xã hội”.
C. Nhóm tính cách “Doanh nhân”, kiểu người “Quản lí”.
D. Nhóm tính cách “Quản lí”, kiểu người “Doanh nhân”.

Câu 13: Theo mật mã Holland, người thích làm việc cung cấp hoặc làm sáng tỏ thông tin, thích giúp đỡ, huấn luyện, chữa trị hoặc chăm sóc sức khỏe cho người khác, có khả năng về ngôn ngữ thuộc nhóm tính cách và kiểu người nào?

A. Nhóm tính cách “Nguyên tắc”, kiểu người “Nghiệp vụ”.
B. Nhóm tính cách “Xã hội”, kiểu người “Xã hội”.
C. Nhóm tính cách “Điều tra”, kiểu người “Nghiên cứu”.
D. Nhóm tính cách “Nghiên cứu”, kiểu người “Điều tra”.

Câu 14: Các nghề nghiệp như “Kế toán, kiểm lâm, nhà ngoại giao,…” thuộc kiểu người nào theo mật mã Holland?

A. Nghiệp vụ.
B. Nghiên cứu.
C. Nghệ thuật.
D. Xã hội.

Câu 15: Bạn M thích làm việc với dữ liệu, con số, có khả năng thực hiện các công việc đòi hỏi chi tiết, tỉ mỉ, cẩn thận. Nghề nghiệp nào trong các nghề nghiệp dưới đây sẽ phù hợp với bạn M?

A. Giám đốc.
B. Nhà tâm lí học.
C. Công chứng viên.
D. Kỹ sư xây dựng.

Câu 16: Bạn N có khả năng nghệ thuật, sáng tác, trực giác và thích làm việc trong các tình huống không có kế hoạch trước như dùng trí tưởng tượng và sáng tạo. Nghề nghiệp nào dưới đây sẽ phù hợp với bạn N?

A. Nhà thiên văn học.
B. Nhà báo.
C. Nhà ngoại giao.
D. Nhà thiết kế thời trang.

Câu 17 (0,25 điểm). Đâu là yêu cầu kĩ sư cần đáp ứng trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

A. Có kiến thức chuyên môn, khả năng giao tiếp chuyên ngành kĩ thuật, công nghệ.
B. Buộc phải có khả năng làm việc độc lập, không yêu cầu về làm việc nhóm.
C. Có kĩ năng thực hành nghề cơ bản.
D. Không yêu cầu về sức khỏe, ai cũng có thể làm công việc ngành này.

Câu 18 (0,25 điểm). Theo em, yêu cầu trình độ chuyên môn của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ như thế nào?

A. Hiểu biết về các môn xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ.
B. Có khả năng sử dụng các thiết bị công nghệ.
C. Hiểu biết về các nguyên lí cơ bản của ngành kĩ thuật, công nghệ.
D. Khả năng tự học, tự nghiên cứu.

Câu 19 (0,25 điểm). Tại sao việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp lại mang lại ý nghĩa to lớn cho xã hội?

A. Vì mỗi cá nhân được làm công việc phù hợp với chuyên môn, đóng thuế nhiều cho xã hội.
B. Vì mỗi cá nhân có thể giúp tiết kiệm chi phí học tập, thiếu hụt ngân khố quốc gia.
C. Vì giúp hạn chế tình trạng thất nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.
D. Vì giúp tăng khả năng làm việc, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thịnh vượng đất nước.

Câu 20 (0,25 điểm). Nghề nghiệp nào sau đây chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì hạ tầng mạng trong một tổ chức?

A. Quản trị viên hệ thống.
B. Kỹ sư xây dựng.
C. Kỹ sư điện tử.
D. Chuyên viên tư vấn.

Câu 21 (0,25 điểm). Theo em, đâu không phải là yêu cầu cơ bản đối với kĩ sư kĩ thuật, công nghệ?

A. Có trình độ và kiến thức chuyên môn vững vàng.
B. Có kĩ năng thực hành nghề vững vàng.
C. Sử dụng thành thạo các phần mềm trong thiết kế và sản xuất.
D. Thông thạo ngoại ngữ và có khả năng giao tiếp chuyên ngành kĩ thuật công nghệ.

Câu 22 (0,25 điểm). Tuấn có sở thích công nghệ và mong ước sau này có thể làm được công việc chủ yếu liên quan đến việc phát triển mã nguồn cho ứng dụng và hệ thống. Theo em, Tuấn nên lựa chọn nghề nghiệp nào dưới đây để phù hợp với đam mê của bạn ấy?

A. Kỹ sư cầu nối.
B. Lập trình viên.
C. Chuyên viên phân tích số liệu.
D. Quản lý chất lượng.

Câu 23 (0,25 điểm). Công nghệ nào đang đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước?

A. Công nghệ điện tử.
B. Công nghệ điện toán đám mây.
C. Công nghệ AI.
D. Công nghệ vận hành máy.

Câu 24 (0,25 điểm). Theo em, ai là người chịu trách nhiệm thiết kế giao diện người dùng (UI) cho các sản phẩm công nghệ?

A. Chuyên gia trí tuệ nhân tạo.
B. Chuyên viên thiết kế UX/UI.
C. Kỹ sư điện tử.
D. Chuyên viên an toàn.

Câu 25 (0,25 điểm). Mục đích của sản phẩm kĩ thuật, công nghệ là gì?

A. Tạo ra sản phẩm phục vụ sản xuất và cuộc sống con người.
B. Tạo ra quy mô lớn về kĩ thuật, công nghệ phát triển xã hội.
C. Giải quyết vấn đề thất nghiệp cho người lao động.
D. Đáp ứng nhu cầu của Nhà nước về phát triển kinh tế.

Câu 26 (0,25 điểm). Đâu không phải môi trường làm việc của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

A. Môi trường năng động, hiện đại.
B. Môi trường ổn định, không áp lực.
C. Môi trường làm việc tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao.
D. Môi trường phải đối mặt với áp lực công việc lớn.

Câu 27 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không phải đặc điểm chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

A. Sản phẩm lao động
B. Đối tượng lao động.
C. Môi trường lao động.
D. Thu nhập lao động.

Câu 28 (0,25 điểm). Nhu cầu lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ hiện nay ra sao?

A. Ổn định.
B. Ngày càng lớn.
C. Ngày càng giảm.
D. Không xác định.

II. TỰ LUẬN (3 Điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày nội dung các bước của quy trình lựa chọn nghề nghiệp và nêu ví dụ.

Câu 2 (1,0 điểm).

Với lí thuyết mật mã Holland và lí thuyết cây nghề nghiệp, em hãy xác định những đặc điểm cơ bản về sở thích, năng lực, cá tính của bản thân.

Đáp án đề thi học kì 1 Công nghệ 9

Xem chi tiết đáp án trong file tải về

Ma trận đề thi học kì 1 Công nghệ 9

MÔN: CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 4. Lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ

8

1

12

0

8

0

0

1

28

2

10,0

Tổng số câu TN/TL

8

1

12

0

8

0

0

1

28

2

10,0

Điểm số

2,0

2,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

7,0

3,0

10,0

TRƯỜNG THCS . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Bài 4

28

2

Lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ

Nhận biết

- Nhận diện được ý nghĩa mật mã Holland trong việc chọn nghề.

- Nhận diện được lí thuyết cơ bản nhất dùng cho công tác hướng nghiệp cho học sinh.

- Nêu được ý nghĩa của cây nghề nghiệp.

- Nhận diện được điều phần rễ cây của cây nghề nghiệp thể hiện.

- Kể được tên các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bản thân trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Chỉ ra được yếu tố để lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn.

- Nhận diện được điều kiện quan trọng giúp chúng ta có thêm động lực để phát triển kĩ năng, vượt khó trên con đường chinh phục nghề nghiệp.

- Xác định được điều cần làm để tìm hiểu thị trường lao động.

- Nêu được yếu tố khách quan ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bản thân trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

8

1

C1, 3, 6, 7, 13, 14, 15, 16

C1

(TL)

Thông hiểu

- Nhận diện được nôi dung không phải là đặc điểm phẩm chất khi đánh giá mức độ phù hợp nghề nghiệp.

- Nhận điện được nghề phù hợp với người biết đọc các bản vẽ/bản vẽ thiết kế.

- Nhận diện được ý không phải là đặc điểm sở thích khi đánh giá mức độ phù hợp nghề nghiệp.

- Nhận diện được ý không phải là yêu cầu của nghề Công nghệ thông tin.

- Nhận diện được nội dung không phải là yêu cầu đối với một nhân viên kĩ thuật, công nghiệp.

- Chỉ ra được một số lí thuyết cơ bản về lựa chọn nghề nghiệp.

12

0

C2, 5, 8, 10, 12, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23

Vận dụng

- Nêu được lí do sở thích là yếu tố được quan tâm khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp.

- Nêu được khái niệm của nghề nghiệp lí tưởng.

- Nêu được ý nghĩa của lý thuyết Ikigai.

- Nêu được xu hướng tuyển dụng Theo Bảng tin thị trường lao động quý 1 năm 2022 do Cổng thông tin điện tử - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đăng tải.

- Kể được tên 4 yếu tố mà Ikigai cho rằng nếu như công việc của bạn hội tụ đủ sẽ giúp cho cuộc sống trở nên viên mãn hơn.

- Nêu được đất nước áp dụng tiết lí Ikigai.

8

0

C4, 9, 11, 24, 25, 26, 27, 28

Vận dụng cao

- Nêu được 4 yếu tố mà Ikigai cho rằng nếu như công việc của bạn hội tụ đủ sẽ giúp cho cuộc sống trở nên viên mãn hơn.

1

C2

(TL

..........

Tải file tài liệu để xem trọn bộ đề thi học kì 1 Công nghệ 9

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Tìm thêm: Công nghệ 9
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm