Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 9 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 2 Đề thi cuối kì 1 KHTN 9 (Có ma trận, đáp án)
Đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 gồm 2 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận. Đề kiểm tra học kì 1 Khoa học tự nhiên 9 có đáp án kèm theo giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm.
Đề thi cuối kì 1 KHTN 9 Kết nối tri thức được biên soạn với cấu trúc gồm 2 đề 50% trắc nghiệm kết hợp 50% tự luận bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa theo chương trình dạy song song. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 9 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 1 Toán 9 Kết nối tri thức.
Đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025
Đề thi cuối kì 1 KHTN 9
Phần 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 5 điểm
Câu 1(NB) Trong các công thức sau công thức nào là công thức tính động năng?
A. Wd = 1/2mv2
B. Wd = mv2
C. Wd = 1/2mv
D. Wd = P.h
Câu 2: (NB) Cơ năng của một vật được xác định bởi
A. tổng nhiệt năng và động năng.
B. tổng động năng và thế năng.
C. tổng thế năng và nhiệt năng.
D. tổng hoá năng và động năng.
Câu 3: (NB) Trong các đơn vị sau đơn vị nào là đơn vị của công suất?
A. Kg
B: W
C: J
D: V
Câu 4: (NB) Trong các đơn vị sau đơn vị nào là đơn vị của công ?
A. m
B: W
C: J
D: V
Câu 5: (NB) Để đo tiêu cự của thấu kính hội tụ ta cần thực hiện theo mấy bước?
A. 2 bước
B. 3 bước
C. 4 bước
D. 5 bước
Câu 6. (NB) Xoong, nồi dùng để đun nấu trong gia đình thường được sản xuất từ nhôm. Ứng dụng trên đã sử dụng tính chất vật lí nào của nhôm?
A. Tính dẫn điện.
B. Tính dẻo.
C. Ánh kim.
D. Tính dẫn nhiệt.
Câu 7. (NB) Kim loại nào sau đây không tác dụng được với khí oxi ở nhiệt độ cao?
A. Al.
B. Fe.
C. Cu.
D. Ag.
Câu 8. (NB) Kim loại không tác dụng với dung dịch HCl là:
A. Cu
B. Mg
C. Zn
D. Al
Câu 9: (NB) Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là phi kim?
A. F, O, Na, N.
B. O, Cl, Br, H.
C. H, N, O, K.
D. K, Na, Mg, Al.
Câu 10: (NB) Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CH4, C2H6, CO2.
B. C6H6, CH4, C2H5OH.
C. CH4, C2H2, CO.
D. C2H2, C2H6O, CaCO3.
Câu 11: (TH) Cho các phát biểu về đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ:
(1) Thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
(2) Có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
(3) Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
(4) Liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
(5) Dễ bay hơi, khó cháy.
(6) Phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Các phát biểu đúng là
A. (4), (5), (6).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (3), (5).
D. (2), (4), (6).
Câu 12 (NB) Đặc điểm nào sau đây là của Alkane?
A. Chỉ có liên kết đơn.
B. Chỉ có liên kết đôi.
C. Có ít nhất một vòng no.
D. Có ít nhất một liên kết đôi
Câu 13: (TH) Công thức phân tử nào sau đây không phải là công thức của một alkane?
A. C2H6.
B. C5H12.
C. C4H10.
D. C3H6
Câu 14: (NB) Đặc điểm chính nào của cây Đậu Hà Lan tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các quy luật di truyền của Mendel?
A. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt.
B. Sinh sản nhanh và phát triển mạnh.
C. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn không nghiêm ngặt.
D. Có hoa đơn tính, giao phấn nghiêm ngặt.
Câu 15: (NB) Mendel chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai vì:
A. thuận tiện cho việc lai các cặp bố mẹ với nhau.
B. thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng qua các thế hệ.
C. thuận tiện cho việc sử dụng toán thống kê để phân tích số liệu thu được.
D. thuận tiện cho việc chọn các dòng thuần chủng.
Câu 16: (NB) Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi thí nghiệm của Mendel là:
A. con lai phải luôn có hiên tượng đồng tính.
B. con lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu.
C. bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu.
D. cơ thể được chọn lai đều mang các tính trội.
Câu 17 (TH) Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình tái bản của phân tử DNA hình thành
A. cùng chiều tháo xoắn của DNA.
B. cùng chiều với mạch khuôn.
C. theo chiều 3’ đến 5’.
D. theo chiều 5’ đến 3’.
Câu 18: (NB) Trong các nhận định sau đây, nhận định nào không đúng?
1. Đột biến gene cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
2. Đột biến gene là đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.
3. Không phải loại đột biến gene nào cũng di truyền được qua quá trình sinh sản hữu tính.
4. Các đột biến gene biểu hiện ra kiểu hình ở cả thể đồng hợp và dị hợp.
5. Đột biến là sự biến đổi vật chất di truyền chỉ ở cấp độ phân tử.
A. 2, 4 và 5.
B. 4 và 5.
C. 1, 2 và 5.
D. 3, 4 và 5.
Câu 19: (NB) Trong quá trình phân bào, NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kì nào, vì sao?
A. Kì giữa, vì lúc này NST đóng xoắn tối đa.
B. Kì sau, vì lúc này NST phân ly nên quan sát được rõ hơn các kì sau.
C. Kì trung gian, vì lúc này ADN đã tự nhân đôi xong.
D. Kì trước vì lúc này NST đóng xoắn tối đa.
Câu 20 (TH) Nếu một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4 được kí hiệu là AaBb thì có thể tạo ra mấy loại giao tử khác nhau về kí hiệu bộ nhiễm sắc thể?
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Phần 2: Tự luận: (5 điểm)
Câu 21: (0,5 điểm)
a. Để quan sát được ảnh qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?
b. Vẽ ảnh của vật qua kính lúp khi ngắm chừng ở cực cận
Câu 22 (1 điểm) Xác định điện trở của một biến trở làm bằng dây nikelin cuốn thành 150 vòng quanh một lõi sứ hình trụ. Biết đường kính của trụ sứ bằng 4 cm; đường kính của dây bằng 1 mm, điện trở suất của nikelin ρ = 4.10-7 Ωm.
Câu 23 (0,5 điểm). Hai điện trở R1 và R2 được mắc song song với nhau, trong đó R1 = 6 , dòng điện mạch chính có cường độ I = 1,2A và dòng điện đi qua điện trở R2 có cường độ I2 = 0,4A. Tính R2.
Câu 24 (1 điểm): Những khí thải (CO2, SO2...) trong quá trình sản xuất gang thép có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh ? Dẫn ra một số phản ứng để giải thích. Thử nêu biện pháp để chống ô nhiễm môi trường ở khu dân cư gần cơ sở sản xuất gang thép.
Câu 25 (1 điểm) Các phi kim như carbon, lưu huỳnh hay chlorine là những chất không thể thiếu trong công nghiệp cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Tính chất của chúng có gì khác so với kim loại?
Câu 26 (1 điểm)
a. Mạch gốc của gen có trình tự các đơn phân 3’AAAATGXTAGXXX5’. Hãy xác định trình tự các đơn phân tương ứng trên đoạn mạch của phân tử mARN do gen này tổng hợp.
b. Cho sơ đổ về mối quan hệ giữa gen và tính trạng như sau:
Gen (một đoạn ADN) --- mARN ---Prôtêin ---Tính trạng
Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào tại vị trí số 1 và 2?
Đáp án đề thi học kì 1KHTN 9
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan: 5 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | A | B | B | C | B | D | D | A | B | B | B | A | D | C | D | C | D | B | A | C |
Phần 2: Tự luận: 5 điểm
Xem đầy đủ đáp án trong file tải về
Ma trận đề thi học kì 1 KHTN 9
Xem chi tiết trong file tải về
.............
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 KHTN 9