Đề thi học kì 1 môn Tin học 9 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo Đề kiểm tra học kì 1 Tin học lớp 9 (Có ma trận, đáp án)

Đề thi cuối kì 1 Tin học 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 gồm đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận. Đề kiểm tra học kì 1 Tin học 9 có đáp án kèm theo giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm.

Đề thi Tin học 9 Chân trời sáng tạo học kì 1 được biên soạn với cấu trúc gồm 60% trắc nghiệm kết hợp 40% tự luận bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 9 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề thi học kì 1 Tin học 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Đề thi học kì 1 Tin học lớp 9

PHÒNG GD&ĐT.............

TRƯỜNG THCS............

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC: 2024 – 2025

MÔN: TIN HỌC 9

Thời gian làm bài: ... phút

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Phương án nào sau đây không phải là ứng dụng của máy tính trong giải trí?

A. Chơi trò chơi.
B. Nghe nhạc.
C. Làm bánh.
D. Đọc sách.

Câu 2: Công nghệ thông tin có tác động tiêu cực như thế nào đến sức khoẻ thể chất của con người?

A. Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ bị rò rỉ.
B. Giảm tương tác giữa người với người.
C. Thúc đẩy giao lưu văn hoá, giáo dục.
D. Gây tổn hại thị lực.

Câu 3: Khi tìm kiếm thông tin về Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU năm học 2024 – 2025, bạn Minh đã không để ý đến thời hạn nộp bài dự thi nên đã bỏ lỡ cơ hội tham gia. Theo em, sơ suất này vi phạm tiêu chí nào về chất lượng thông tin?

A. Tính đầy đủ.
B. Tính chính xác.
C. Tính mới.
D. Tính sử dụng được.

Câu 4: Một công ty có kế hoạch đầu tư vào việc xây dựng khu chung cư nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở trong những năm tới. Các công ty này thường dựa vào những công bố về khảo sát nhu cầu nhà ở và một số dự báo liên quan. Nếu những thông tin như vậy không có nguồn gốc đáng tin cậy có thể dẫn đến hậu quả là

A. Người sống trong khu chung cư không có sự chia sẻ niềm vui, nỗi buồn
B. Người sống trong khu chung cư không sống hoà đồng
C. việc đầu tư của họ có thể sai mục tiêu dẫn đến thiệt hại cho công ty
D. Không quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

Câu 5: Ví dụ về việc con người quá lệ thuộc vào công nghệ kĩ thuật số để giải quyết những vấn đề nhỏ trong cuộc sống là

A. Việc lộ thông tin tài khoản ngân hàng có thể bị mất tiền trong tài khoản.
B. Lừa đảo qua mạng.
C. Học sinh lười suy nghĩ, nhờ trí tuệ nhân tạo làm bài tập về nhà.
D. Gia tăng ô nhiễm môi trường.

Câu 6: Biện pháp nào sau đây giúp hạn chế tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với con người?

A. Hạn chế hoặc tái sử dụng túi ni lông và vật dụng làm từ nhựa.
B. Ăn uống lành mạnh.
C. Dành nhiều thời gian để sinh hoạt chung với gia đình, chơi thể thao,…
D. Nằm khi dùng điện thoại.

Câu 7: Cho tình huống sau: “Do mâu thuẫn, bạn A tạo dựng sự việc không có thật rồi đưa lên internet nhằm xúc phạm danh dự, bôi nhọ bạn B. Do có nhiều bình luận với lời lẽ thô tục, ác ý nên bạn B xấu hổ, bỏ học.”

Tình huống trên thuộc hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Cung cấp, chia sẻ, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân
B. Cản trở trái pháp luật việc cung cấp, truy cập thông tin trên Internet của tổ chức, cá nhân
C. Sử dụng mật khẩu, thông tin, dữ liệu trên Internet của tổ chức, cá nhân khi chưa được phép
D. Tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, virus máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân

Câu 8: Nam chơi game rất nhiều. Đi học về là Nam ngồi ngay vào máy để chơi, nhiều lúc bỏ cả ăn uống, thậm chí chơi thâu đêm. Ngồi trong lớp, Nam chỉ mong sớm tan học để về chơi game. Đã nhiều lần Nam bỏ học để chơi game. Với kết quả học tập kém, Nam có nguy cơ bị ở lại lớp. Em hãy cho biết Nam đã bị ảnh hưởng bởi tác hại:

A. Máy tính bị lây nhiễm virus do truy cập vào những trang web lạ, tải về máy các tệp chưa được kiểm chứng độ tin cậy
B. Nghiện Internet đến mức không còn thời gian cho những hoạt động lành mạnh, xao nhãng học hành
C. Lười học tập, lười đọc sách, lười suy nghĩ, dần mất đi năng lực sáng tạo
D. Bị anh hưởng bởi nội dung xấu trên mạng, những thông tin độc hại, trái với thuần phong mĩ tục

Câu 9: Phần mềm nào sau đây được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục?

A. Phần mềm Virtual Chemistry Lab
B. Phần mềm SolidWords
C. Phần mềm Sim Traffic
D. Phần mềm Simcyp

Câu 10: Phần mềm nào sau đây được sử dụng trong lĩnh vực y học?

A. Phần mềm Virtual Chemistry Lab
B. Phần mềm SolidWords
C. Phần mềm Sim Traffic
D. Phần mềm Simcyp

Câu 11: Phần mềm nào sau đây được sử dụng trong lĩnh vực kĩ thuật?

A. Phần mềm Virtual Chemistry Lab
B. Phần mềm SolidWords
C. Phần mềm Sim Traffic
D. Phần mềm Simcyp

Câu 12: Khi trình bày về bàn thắng được bình chọn là đẹp nhất của World Cup vừa qua, em nên chọn phương tiện trực quan nào?

A. Hình ảnh
B. Video
C. Văn bản
D. Trang tính

Câu 13: Lợi ích chính của việc sử dụng Data Validation trong bảng quản lý chi tiêu là gì?

A. Tự động tính toán tổng chi tiêu.
B. Giảm thiểu lỗi sai khi nhập dữ liệu chi tiêu.
C. Tăng tính thẩm mỹ cho bảng tính.
D. Tạo các biểu đồ chi tiêu đẹp mắt.

Câu 14: Chọn phát biểu sai. Khi thực hành tạo Bảng tính khoản thu, chi cho Câu lạc bộ

A. Danh sách các khoản thu của câu lạc bộ: Khoản thu từ tiền góp các thành viên; chi cho mua giấy tờ, sổ sách; thu từ làm thêm.
B. Trang tính chi gồm các thông tin: STT, tên khoản chi, nội dung chi, ngày chi, số tiền, người chi.
C. Trên bảng tính "QuanLiTaiChinhCLB.xlsx", nhập dữ liệu thu và chi tương ứng vào các cột tương ứng.
D. Trang tính thu gồm các thông tin: STT, tên khoản thu, nội dung, ngày thu, số tiền, người thu.

Câu 15: Hàm nào không được sử dụng để tính tổng thu, chi theo tháng; hỗ trợ cân đối thu, chi?

A. MONTH
B. SUMIF.
C. MIN.
D. IF.

Câu 16: Để áp dụng Data Validation cho một ô, bạn thực hiện như thế nào?

A. Chọn ô, vào thẻ Data, chọn Data Validation.
B. Chọn ô, vào thẻ Review, chọn Protect Sheet.
C. Chọn ô, vào thẻ Formulas, chọn Name Manager.
D. Chọn ô, vào thẻ Home, chọn Format Cells.

Câu 17: Bảng tính hỗ trợ quản lí tài chính gia đình gồm mấy trang tính?

A. 1
B. 3
C. 2
D. 4

Câu 18: Để thống kê số lần thu, số lần chi theo từng khoản ta sử dụng hàm

A. COUNTIF.
B. SUMIF.
C. COUNT.
D. SUM

Câu 19: Để đếm các ô trống, ta dùng công thức nào sau đây?

A. =COUNTIF (A1:A10, “”) . blank
B. =COUNTIF (A1:A10, “”) // blank
C. =COUNTIF (A1:A10, “”) * blank
D. COUNTIF (A1:A10, “”) // blank

Câu 20: Để tính số lượng nhân viên Nam có 25 ngày công làm việc, ta sử dụng công thức nào sau đây?

A. =COUNTIFS(C2 - C7,"Nam",D2:D7,25)
B. =COUNTIFS(C2:C7,"Nam,D2:D7,25)
C. =COUNTI(C2:C7,"Nam",D2:D7,25)
D. =COUNTIFS(C2:C7,"Nam",D2:D7,25)

Câu 21: Để tính số nhân viên Nam đi làm, không nghie ngày nào trong tháng, em sử dụng công thức nào sau đây?

A. =COUNTIFS(C2:C7,"Nam",E2- E7,0)
B. =COUNTIFS(C2:C7,Nam",E2:E7,0)
C. =COUNTIFS(C2:C7,"Nam",E2:E7,0)
D. =COUNTIFS(C2:C7,Nam,”E2:E7,0”)

Câu 22: Trong công thức chung của COUNTIF, tham số criteria có ý nghĩa gì?

A. Điều kiện kiểm tra các ô tính trong phạm vi range.
B. Phạm vi chứa các ô tính cần kiểm tra để đếm.
C. Điều kiện xác thực dữ liệu để tạo bảng tính.
D. Phạm vi chứa các giá trị không hợp lệ.

Câu 23 Để đếm số ô có giá trị lớn hơn 10 trong phạm vi A1:A10, ta sử dụng công thức nào?

A. =COUNTIF(A1:A10, ">10")
B. =COUNTIF(A1:A10, "<10")
C. =COUNTIF(A1:A10, "=10")
D. =COUNTIF(A1:A10, ">=10")

Câu 24: Trong công thức chung của COUNTIF, tham số range có ý nghĩa gì?

A. Điều kiện kiểm tra các ô tính trong phạm vi criteria.
B. Phạm vi chứa các giá trị không hợp lệ.
C. Số lượng các ô tính thỏa mãn điều kiện kiểm tra.
D. Phạm vi chứa các ô tính cần kiểm tra để đếm.

PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu cách sử dụng trang web PhET để quan sát mô phỏng Tạo dựng hạt nhân (Build a Nucleus).

Câu 2 (2,0 điểm). Ghép mỗi công thức ở cột bên trái với một tính năng tương ứng ở cột bên phải

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu các bước sử dụng phần mềm PhET để mở cửa sổ mô phỏng lực hấp dẫn và quỹ đạo.

Câu 2 (2,0 điểm). Ghép mỗi công thức ở cột bên trái với một tính năng tương ứng ở cột bên phải

Công thức

Tính năng

1)

=COUNTIF(D3:D14,">10000")

a) Kiểm tra và đếm các ô tỉnh trong khối 6 tỉnh C3C14 mà dữ liệu trong ô tính có từ "Gạo" ở đầu.

2)

= COUNTIF(C3:C14,"Xang")

b) Kiểm tra và đếm các ô tỉnh trong khối ô tỉnh D3-D14 chứa dữ liệu lớn hơn 10000.

3)

= COUNTIF(C3:C14,"Gao*")

c) Kiểm tra và đếm các ô tỉnh trong khối ô tỉnh C3C14 chứa dữ liệu là từ Xăng”.

Đáp án đề thi học kì 1 Tin học 9

Xem chi tiết đáp án trong file tải về

Ma trận đề thi học kì 1 Tin học 9

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2024 - 2025)

MÔN: TIN HỌC 9 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 1. Vai trò của máy tính trong đời sống

2

2

0,5

Bài 2. Chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề

1

1

2

0,5

Bài 3. Tác động của công nghệ số đối với con người, xã hội

2

1

1

4

1

Bài 4. Phần mềm mô phỏng

2

1

1

3

1

2,75

Bài 5. Trình bày, trao đổi thông tin

1

1

1

3

0,75

Bài 6A. Tổ chức dữ liệu cho dự án quản lý tài chính gia đình

2

1

1

4

1,00

Bài 7A. Hàm đếm theo điều kiện COUNTIF

2

2

1

1

1

6

1

3,5

Tổng số câu TN/TL

12

0

7

1

3

1

2

0

24

2

10

Điểm số

3,0

0

1,75

2,0

0,75

2,0

2

0

6,0

4,0

10

Tổng số điểm

3,0 điểm

30%

3,75 điểm

37,5%

2,75 điểm

27,5%

0,5 điểm

5%

10 điểm

100%

100%

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2024 - 2025)

MÔN: TIN HỌC 9 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

TN

MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

0

2

Bài 1. Vai trò của máy tính trong đời sống

Nhận biết

-Nhận biết được các thiết bị có gắn bộ xử lý thông tin có mặt ở khắp nơi mọi trong mọi lĩnh vực, nêu được ví dụ minh họa

- Nêu được khả năng của máy tính và chỉ ra được một số ứng dụng thực tế của máy tính trong khoa học kỹ thuật và đời sống

2

C1

C5

TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

2

Bài 2. Chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề

Nhận biết

- Nêu được thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận và trao đổi thông tin.

- Nêu được ví dụ minh hoạ.

1

C2

Thông hiểu

Giải thích được sự cần thiết của phải quan tâm đến chất lượng thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận và trao đổi thông tiny

Giải thích được tính mới, tính chính xác, tính đầy đủ, tính sử dụng được của thông tin.

1

C10

ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

0

3

Bài 3. Tác động của công nghệ số đối với con người, xã hội

Nhận biết

Trình bày được một số tác động tiêu cực của công nghệ kỹ thuật số đối với đời sống con người và xã hội.

2

C7

C19

Thông hiểu

Tìm hiểu và nêu được một số nội dung liên quan đến Luật Công nghệ thông tin Nghị định để được sử dụng dịch vụ internet và các kế hoạch pháp lý về việc sở hữu sử dụng và trao đổi thông tin

1

C13

Vận dụng

Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học nêu được một số hành vi vi phạm pháp luật trái đạo đức thiếu văn hóa phi hoạt động trong môi trường sống

1

C20

ỨNG DỤNG TIN HỌC

Bài 4. Phần mềm mô phỏng

Nhận biết

- Nêu được ví dụ phần mềm mô phỏng. Nhận ra được ích lợi của phần mềm mô phỏng.

2

C3

C11

Thông hiểu

- Trình bày được những kiến thức đã thu nhận từ việc khai thác một vài phần mềm mô phỏng.

1

1

C1

C12

Bài 5. Trình bày, trao đổi thông tin

Nhận biết

Nêu được cách sử dụng hình ảnh biểu đồ Pixel một cách hợp lý

1

C4

Thông hiểu

Sử dụng được hình ảnh biểu đồ video một cách hợp lý

Biết được khả năng đính kèm văn bản hình ảnh video trang tính và sơ đồ tư duy

1

C18

Vận dụng cao

Sử dụng được bài trình chiếu và sơ đồ tư duy trong trao đổi thông tin và hợp tác

1

C22

Bài 6A. Tổ chức dữ liệu cho dự án quản lý tài chính gia đình

Nhận biết

- Nêu được mục tiêu nhiệm vụ thực hiện dự án quản lý tài chính Gia Đình

2

C6

C8

Thông hiểu

- Sử dụng được công cụ Data Validation để hỗ trợ nhập dữ liệu

1

C15

Vận dụng

Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học thực hành Tổ chức dữ liệu cho dự án quản lý tài chính gia đình

1

C21

Bài 7A. Hàm đếm theo điều kiện COUNTIF

Nhận biết

- Nêu được tính năng và cách viết hàm COUNTIF

2

C9

C14

Thông hiểu

- Sử dụng được hàm COUNTIF để tính số lần thu, chi từng khoản trong dự án theo các yêu cầu khác nhau

2

C16

C17

Vận dụng

Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học sử dụng hàm COUNTIF để tính số lần thu, chi từng khoản trong dự án theo các yêu cầu khác nhau

1

1

C2

C23

Vận dụng cao

Vận dụng kiến thức kĩ năng đã hàm COUNTIF để tính số lần thu, chi từng khoản trong dự án theo các yêu cầu khác nhau

1

C24

Chia sẻ bởi: 👨 Hàn Vũ
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm