Bộ đề thi học kì 1 môn Công nghệ 9 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 3 Đề kiểm tra học kì 1 Công nghệ 9 (Trồng cây ăn quả, Định hướng nghề nghiệp, Lắp đặt mạng điện)
Bộ đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 gồm 3 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận. Đề kiểm tra học kì 1 Công nghệ 9 có đáp án kèm theo giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm.
Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9 Kết nối tri thức được biên soạn với cấu trúc gồm đề trắc nghiệm kết hợp tự luận bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp, Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả và Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 9 sắp tới.
Bộ đề thi học kì 1 Công nghệ 9 Kết nối tri thức năm 2024
1. Đề thi học kì 1 Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả
Đề kiểm tra học kì 1 Công nghệ 9
PHÒNG GD-ĐT …….. TRƯỜNG THCS……….. | KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 Môn : Công nghệ 9 Thời gian: 45 phút (Kể cả phát đề) |
A.TRẮC NGHIỆM (7 điểm) chọ đáp án đúng, khoanh tròn vào đáp án đó?
Câu 1: (NB) Đặc điểm nào sau đây mô tả về bộ rễ của cây xoài?
A. Cây xoài có bộ rễ rất phát triển, mọc sâu và lan rộng nên có khả năng hút nước, chất dinh dưỡng.
B. Cây xoài có bộ rễ rất phát triển, mọc nông và lan rộng nên có khả năng hút nước, chất dinh dưỡng.
C. Cây xoài có bộ rễ rất phát triển, mọc sâu nên có khả năng hút nước, chất dinh dưỡng.
D. Cây xoài có bộ rễ rất phát triển, lan rộng nên có khả năng hút nước, chất dinh dưỡng.
Câu 2: (NB) Đặc điểm nào sau đây mô tả về lá của cây xoài?
A. Cây xoài có lá đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá thuôn hình mũi mác, nhẵn, có mùi thơm, bản lá nhỏ.
B. Cây xoài có lá đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá thuôn hình mũi mác, nhẵn, có mùi thơm, bản lá khá to.
C. Cây xoài có lá đơn, nguyên, mọc song song, phiến lá thuôn hình mũi mác, nhẵn, có mùi thơm, bản lá khá to.
D. Cây xoài có lá kép, nguyên, mọc so le, phiến lá thuôn hình mũi mác, nhẵn, có mùi thơm, bản lá khá to.
Câu 3: (NB) Cây xoài phát triển tốt nhất trong môi trường đất có độ pH là?
A. 3-5
B. 5-6
C. 5,5-7
D. 4-6
Câu 4: (TH) Khi cây đạt độ cao bao nhiêu (m) thì ta tiến hành tạo tán và cắt tỉa?
A. 1,0 m- 2,0 m
B. 1,5 m- 2,5 m
C. 2 m – 3 m
D. 1,0 m- 1,2 m
Câu 5: (NB) Hoa sầu riêng là loại hoa?
A. Hoa lưỡng tính.
B. Hoa đực.
C. Hoa cái
D. Hoa chùm.
Câu 6: (NB) Nhiệt độ thích hợp trồng cây sầu riêng là:
A. 10-150C
B. 16-230C
C. 30- 450C
D. 24-300C
Câu 7: (NB) Lượng mưa thích hợp để trồng cây sầu riêng là:
A. 1100-3000mm/năm.
B. 2500-3400mm/năm.
C. 1600-4000mm/năm.
D. 3400-4500mm/năm.
Câu 8: (NB) Độ pH thích hợp trồng cây sầu riêng là:
A. 4-5,7
B. 4,5-6
C. 5-6,4
D. 6-7,5
Câu 9: (TH) Khoảng cách thích hợp trồng cây sầu riêng là:
A. 3-5m
B. 5-7m
C. 6-8m
D. 10-12m
Câu 10: (TH) Đây là hình ảnh liên quan đến bệnh gì của cây sầu riêng?
A. Bệnh xì mủ, chảy nhựa.
B. Bệnh thán thư.
C. Bệnh thối quả.
D. Bệnh phấn trắng.
Câu 11: (TH) Có mấy thời kì bón phân thúc cho cây sầu riêng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 12: (TH) Thời vụ trồng cây sầu riêng là:
A. cuối tháng 3 đến đầu tháng 4.
B. cuối tháng 4 đến đầu tháng 5.
C. cuối tháng 5 đến đầu tháng 6.
D. cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.
........
Đáp án đề thi học kì 1 Công nghệ 9
Xem đầy đủ đáp án trong file tải về
Ma trận đề thi học kì 1 Công nghệ 9
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng | % tổng điểm | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Số câu hỏi | Thời gian (phút) | ||||||||||
Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | TN | TL | ||||||
1 |
Cây Ăn Quả | Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài
| 3 | 4,5 | 1 | 1,5 | 1 | 13 | 4 | 1 | 19 | 3,0 | |||
2 | Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng
| 4 | 6 | 5 | 7,5 | 9 | 13,5 | 4,5 | |||||||
3 | Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối
| 1 | 1,5 | 1 | 11 | 1 | 1 | 12,5 | 2,5 | ||||||
Tổng số câu | 8 | 12 | 6 | 9 | 1 | 11 | 1 | 13 | 14 | 2 | 45 | 10 | |||
Tổng số điểm | 4 | 3 | 2 | 1 | 7 | 3 | 10 | ||||||||
Tỉ lệ (%) | 40% | 30% | 20% | 10% | 100% |
Xem chi tiết bản đặc tả trong file tải về
2. Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp
Đề kiểm tra học kì 1 Công nghệ 9
UBND HUYỆN….. | KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2024-2025 |
I. TRẮC NGHIỆM. (5 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài.
Câu 1. Theo em, nghề nghiệp là gì?
A. Là tập hợp những việc làm, nhiệm vụ mà mình thực hiện.
B. Là tập hợp những việc làm theo sở thích cá nhân.
C. Là tập hợp các công việc được xã hội công nhận.
D. Là tập hợp những nhu cầu xã hội, mong cầu đáp ứng việc làm.
Câu 2. Yêu cầu chung về năng lực của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ là:
A. Có khả năng tự học, tự nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, học tập ngoại ngữ, tin học.
B. Chống chỉ định y học với những người bị có tật khúc xạ về mắt.
C. Có tính kỉ luật, ý thức tuân thủ các quy định, quy tắc trong quá trình làm việc.
D. Cần cù, chăm chỉ, chịu được áp lực công việc và nhiệm vụ được giao.
Câu 3. Giáo dục phổ thông có bao nhiêu thời điểm phân luồng?
A. Một thời điểm: Sau tốt nghiệp trung học cơ sở.
B. Một thời điểm: Sau tốt nghiệp trung học phổ thông.
C. Hai thời điểm: Sau tốt nghiệp trung học cơ sở; Sau tốt nghiệp trung học phổ thông.
D. Hai thời điểm: Sau tốt nghiệp trung học phổ thông; Sau tốt nghiệp đại học.
Câu 4. Khung cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam bao gồm hệ thống giáo dục nào?
A. Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
B. Giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông.
C. Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
D. Giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thị trường lao động?
A. Thị trường lao động là thị trường trao đổi hàng hóa, sức lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động.
B. Thị trường lao động là thị trường trao đổi sức lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động với nhau .
C. Thị trường lao động là thị trường trao đổi công việc lao động và hàng hóa giữa người mua và người bán.
D. Thị trường lao động là thị trường trao đổi hàng hóa, sức lao động giữa người mua và người bán.
Câu 6. Yếu tố nào sau đây sẽ ảnh hưởng đến thị trường lao động?
A. Sự phát triển của thị trường kinh tế.
B. Sự phát triển của thông tin văn hóa.
C. Sự phát triển của trình độ học vấn, giáo dục.
D. Sự phát triển của khoa học, công nghệ.
Câu 7. Xu hướng tuyển dụng trình độ đại học:
A.50,0%
B. 19,6%
C. 73,4%
D. 67,7%
Câu 8. Vì sao nguồn cung lao động lại ảnh hưởng đến thị trường lao động?
A. Vì nhu cầu thu hút nhân lực của người sử dụng lao động khác nhau.
B. Vì số việc làm và khả năng tạo việc làm luôn ổn định.
C. Vì nguồn cung lao động luôn thay đổi theo thời gian và không gian giữa các vùng, ngành.
D. Vì làm thay đổi cơ cấu nhu cầu lao lao động giữa các ngành, nghề.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là chưa đúng khi nói về lựa chọn nghề nghiệp?
A. Chọn được nghề phù hợp với tính cách của mình dễ đem lại thành công.
B. Mỗi người chỉ có duy nhất một thiên hướng nghề nghiệp do sở thích quy định.
C. Người làm nghề nghiệp thuộc nhóm xã hội thường thích giúp đỡ người khác.
D. Cơ sở để định hướng chọn nghề nghiệp là phải nhận thức rõ đặc điểm tính cách bản thân.
Câu 10. Lí thuyết cây nghề nghiệp là một trong những lí thuyết cơ bản nhất dùng trong công tác hướng nghiệp.Vậy cây nghề nghiệp phản ánh nội dung nào sau đây?
A. Chọn nghề cần quan tâm tới “gốc rễ” của mô hình cây nghề nghiệp.
B. Chọn nghề phải theo nghề nghiệp của gia đình.
C. Chọn nghề cần quan tâm tới mức lương.
D. Chọn nghề cần quan tâm tới cơ hội và môi trường làm việc tốt
II. TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 11. ( 1,0 điểm)
Dựa vào quy trình chọn nghề, em hãy giải thích tại sao mình phải thực hiện theo thứ tự các bước đó?
Câu 12. (1,0 điểm)
Dựa vào đặc điểm, các yêu cầu của một số ngành nghề, em hãy tự đánh giá sự phù hợp của bản thân với một nghề cụ thể mà em mong muốn?
Câu 13. (2,0 điểm)
Theo em, một người khi lựa chọn nghề nghiệp thường dựa trên những yếu tố nào để có sự lựa chọn đúng đắn?
Câu 14. (1,0 điểm)
Một người bạn của em cho rằng, khi chọn nghề cứ chọn nghề dễ xin việc và kiếm được nhiều tiền, mà không quan tâm tới mình có thích nghề nghiệp đó hay không. Em hãy đưa ra những lời khuyên giúp bạn có những bước chọn nghề đúng đắn.
Đáp án đề thi học kì 1 Công nghệ 9
I. TRẮC NGHIỆM. (5,00 điểm) Mỗi câu đúng 0,5 điểm.
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | A | C | A | A | D | A | C | B | A |
II. TỰ LUẬN. (5,00 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
11 (1,0 điểm) | - Theo em, sở thích và năng lực là hai yếu tố gốc quyết định đến sự thành công của bản thân. - Tiếp đến, trong các công việc phù hợp đó, đâu là ngành nghề cần nhiều nhân sự, ngành nghề có cơ hội phát triển ở hiện tại và tương lai, đòi hòi chúng ta bắt buộc phải tìm hiểu thị trường lao động. =>Việc trải qua các bước trong quy trình chọn nghề sẽ giúp chúng ta tránh được rủi ro trong việc chọn nghề. | 0,33đ 0,33đ 0,33đ |
12 ( 1,0 điểm) | HS tự trình bày sự phù hợp của bản thân với 1 nghề mình mong muốn, dựa trên các yêu cầu về: + Năng lực + Sở thích + Cá tính + Bối cảnh gia đình | 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ |
13 ( 2,0 điểm) | Theo em, khi lựa chọn nghề nghiệp thường dựa vào 2 yếu tố: yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan để có được sự lựa chọn đúng đắn nhất. + Yếu tố chủ quan: năng lực, sở thích, cá tính. + Yếu tố khách quan: Nhà trường, gia đình, xã hội, nhóm bạn. | 1,0đ 0,5đ 0,5đ |
14 (1,0 điểm) | Sau khi bạn học xong, nghề nghiệp là thứ vừa để nuôi sống bạn, vừa gắn bó lâu dài với bạn. Nếu bạn lựa chọn nghề không có sự yêu thích, bạn sẽ nhanh chán với công việc đó và không thể gắn bó lâu dài. Do đó, khi chọn việc, bạn nên ưu tiên những công việc mình thích và đồng thời cũng phải phù hợp với năng lực, phẩm chất của mình. Khi bạn chọn đúng nghề bạn sẽ yêu thích và đam mê với công việc đó, cơ hội thăng tiến cao hơn và tương lai rộng mở hơn. | 1,0 đ |
Ma trận đề thi học kì 1 môn Công nghệ 9
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1
MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 9
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối kì I.
- Thời gian làm bài: 45 phút.
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận).
- Cấu trúc:
- Mức độ đề: 40% nhận biết; 30% thông hiểu; 20% vận dụng; 10% vận dụng cao.
- Phần trắc nghiệm khách quan: 5,0 điểm, gồm 10 câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu.
- Phần tự luận: 5,0 điểm (Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm)
- Nội dung nửa đầu học kì 1: 30% (3 điểm)
- Nội dung nửa học kì sau: 70% (7 điểm)
STT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng | % tổng điểm | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Số CH |
| |||||||||
Số CH | Câu hỏi | Số CH | Câu hỏi | Số CH | Câu hỏi | Số CH | Câu hỏi | TN | TL |
| ||||
1 | Bài 1. Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ | 1.1. Nghề nghiệp đối với con người | 1 | C1 |
|
|
|
|
|
| 1 |
| 5% | |
1.2. Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật công nghệ | 1 | C2 |
|
|
|
|
|
| 1 |
| 5% | |||
2 | Bài 2. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân | 2.1. Hệ thống giáo dục Việt Nam | 1 | C3 |
|
|
|
|
|
| 1 |
| 5% | |
2.2 Lựa chọn nghề trong hệ thống giáo dục | 1 | C4 |
|
|
|
|
|
| 1 |
| 5% | |||
2.3. Định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi kết thúc THCS |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
3 | Bài 3. Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam | 3.1. Thị trường lao động | 2 | C5, C6 |
|
|
|
|
|
| 2 |
| 10% | |
3.2. Thị trường lao động trong lĩnh vực Kĩ thuật công nghiệp | 2 | C7, C8 |
|
|
|
|
|
| 2 | 1 | 10% | |||
4 | Bài 4. Quy trình lựa chọn nghề nghiệp | 4.1. Lí thuyết chọn nghề |
|
| 1 | C9 |
|
|
|
| 1 |
| 5% | |
4.2. Quy trình chọn nghề nghiệp |
|
| 2 | C10 C11( 1,0đ) |
|
|
|
| 1 | 1 | 15% | |||
4.3 Đánh giá năng lực, sở thích bản thân |
|
| 1 | C12(1,0 đ) |
|
| 1 | C14 (1,0đ) |
| 2 | 20% | |||
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn nghề |
|
|
|
| 1 | C13 ( 2,0đ) |
|
|
| 1 | 20% | |||
Tổng | 8 câu (4,0 đ) | 4 câu (3,0 đ) | 1 câu (2,0đ) | 1 câu (1,0đ) | 10 câu ( 5,0đ) | 4 câu ( 5,0đ) | 14 câu ( 10,0đ) | |||||||
Tỉ lệ (%) | 40% | 30% | 20% | 10% | 50% | 50% | 100% | |||||||
Tỉ lệ chung (%) | 70% | 30% |
|
| 100% |
Bản đặc tả đề kiểm tra Công nghệ 9
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
I | ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP | ||||||
1 | Chủ đề 1. Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ | 1.1. Nghề nghiệp đối với con người | Nhận biết: - Trình bày được khái niệm nghề nghiệp. - Trình bày được tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội. Thông hiểu: - Phân tích được ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người. Vận dụng: - Phát biểu được quan điểm cá nhân về lựa chọn nghề nghiệp của bản thân. | 1( C1) | |||
1.2. Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ | Nhận biết: - Kể tên được một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. - Trình bày được những đặc điểm của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. - Trình bày được những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Thông hiểu: - Phân tích được những đặc điểm của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. - Phân tích được những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Vận dụng: - Xác định được sự phù hợp của bản thân với ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. | 1(C2) | |||||
2 | Chủ đề 2. Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân | 2.1. Hệ thống giáo dục Việt Nam | Nhận biết: - Kể tên được những thành tố chính trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam. - Nhận ra được các thời điểm có sự phân luồng trong hệ thống giáo dục. Thông hiểu: - Mô tả được cơ cấu hệ thống giáo dục tại Việt Nam. - Giải thích được các thời điểm có sự phân luồng trong hệ thống giáo dục. | 1 ( C3) | |||
2.2. Lựa chọn nghề trong hệ thống giáo dục | Nhận biết: - Nhận ra được cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục. Thông hiểu: - Giải thích được cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục. | 1 ( C4) | |||||
2.3. Định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi kết thúc THCS | Nhận biết: - Trình bày được những hướng đi liên quan tới nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi kết thúc THCS. Thông hiểu: - Giải thích được những hướng đi liên quan tới nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi kết thúc THCS. Vận dụng: - Tìm hiểu được thông tin về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. | ||||||
3 | Chủ đề 3. Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam | 3.1. Thị trường lao động | Nhận biết: - Trình bày được khái niệm về thị trường lao động. - Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường lao động. - Trình bày được vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Thông hiểu: - Mô tả được những vấn đề cơ bản của thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay. | 2 (C5,C6) | |||
3.2. Thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ | Nhận biết: - Trình bày được các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ. Thông hiểu: - Phân tích được các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ. Vận dụng: - Tìm kiếm được các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ. | 2 (C7,C8) | |||||
4 | Chủ đề 4. Lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnhvực kĩ thuật, công nghệ | 4.1 Lí thuyết chọn nghề | Nhận biết: - Kể tên được một số lí thuyết lựa chọn nghề nghiệp. Thông hiểu: - Tóm tắt được một số lí thuyết cơ bản về lựa chọn nghề nghiệp. | 1(C9) | |||
4.2. Quy trình lựa chọn nghề nghiệp | Nhận biết: - Trình bày được các bước trong quy trình lựa chọn nghề nghiệp. Thông hiểu: - Giải thích được các bước trong quy trình lựa chọn nghề nghiệp. | 1(C10) 1 (C11) | |||||
4.3. Đánh giá năng lực, sở thích bản thân | Nhận biết: - Kể tên được một số năng lực cá nhân phù hợp với một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Thông hiểu: - Giải thích được sự phù hợp của cá nhân với một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Vận dụng: - Tự đánh giá được năng lực, sở thích, cá tính của bản thân về mức độ phù hợp với một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Vận dụng cao: - Tự đánh giá được năng lực, sở thích, cá tính của bản thân, bối cảnh của gia đình về mức độ phù hợp với một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. | 1 ( C12) | 1 ( C14) | ||||
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn nghề | Nhận biết: - Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Thông hiểu: - Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Vận dụng: - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bản thân trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. | 1 (C13) |
3. Đề thi học kì 1 Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà
Xem đầy đủ nội dung đề thi, đáp án, ma trận trong file tải về
..........
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Công nghệ 9