Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 9 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo 2 Đề kiểm tra học kì 1 GDCD 9 (Có ma trận, đáp án)
Đề thi cuối kì 1 GDCD 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 gồm 2 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận. Đề kiểm tra học kì 1 GDCD 9 có đáp án kèm theo giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm.
Đề thi học kì 1 môn GDCD 9 Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc đề gồm 60% trắc nghiệm kết hợp 40% tự luận và 1 đề 50% trắc nghiệm + 50% tự luận bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 9 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 2 đề thi học kì 1 GDCD 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Đề thi học kì 1 môn GDCD 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025
Đề thi Giáo dục công dân 9 học kì 1
PHÒNG GD&ĐT............. TRƯỜNG THCS............ | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2024 – 2025 MÔN: GDCD 9 Thời gian làm bài: ... phút |
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện của lí tưởng sống?
A. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
B. Cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động.
C. Trốn tránh trách nhiệm khi phạm phải sai lầm.
D. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện.
Câu 2. Hành động nào sau đây là biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp?
A. Trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
B. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện.
C. Ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.
D. Sống buông thả, không có mục đích, kế hoạch.
Câu 3. Vào các dịp hè, các bạn thanh niên thường đăng kí tham gia tình nguyện tại các vùng khó khăn để giúp đỡ các em nhỏ và bà con nhân dân tại đó. Việc làm đó thể hiện?
A. Lý tưởng sống của thanh niên.
B. Nhiệm vụ của thanh niên.
C. Trách nhiệm của thanh niên.
D. Mục đích của thanh niên.
Câu 4. Gia đình bà A luôn không tuân thủ các quy định chung của tập thể, hay to tiếng với mọi người trong khu phố. Mặc dù, tổ trưởng dân phố đã nhắc nhở nhiều lần nhưng gia đình bà A vẫn không thay đổi. Qua thời gian, bà A nhận thấy hàng xóm lạnh nhạt, xa lánh thì cảm thấy ngượng ngùng và hối lỗi. Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà A đã có lời xin lỗi với bà con tổ dân phố và hứa sẽ sửa đổi.
Nếu em là hàng xóm của bà A, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?
A. Đồng ý tha thứ nhưng sẽ thường xuyên càm ràm, nhắc lại lỗi của gia đình bà A.
B. Không tha thứ cho gia đình bà A vì cảm thấy lời xin lỗi của bà A thiếu chân thành.
C. Không quan tâm vì việc đó không liên quan, không ảnh hưởng gì đến mình.
D. Tha thứ và động viên gia đình bà A tuân thủ nghiêm túc các quy định của tập thể.
Câu 5. Người biết tha thứ cho chính mình và người khác là biểu hiện của:
A. giản dị
B. trung thực
C. khoan dung
D. khiêm tốn
Câu 6. Biểu hiện nào sau đây thể hiện người có lòng khoan dung?
A. Chấp nhận cá tính, sở thích của người khác.
B. Ích kỉ, hẹp hòi với người mình không thích.
C. Không bỏ qua lỗi lầm của người khác.
D. Phê phán tất cả những người mắc lỗi lầm.
Câu 7. Phương án nào sau đây là biểu hiện của khoan dung?
A. L thường xuyên nói xấu Q với các bạn trong lớp.
B. G luôn tận tình chỉ dạy học sinh và tha thứ những lỗi nhỏ cho các em.
C. V luôn tỏ ra cáu gắt khi người khác làm sai ý mình.
D. K che dấu lỗi lầm của M để bạn không bị phạt.
Câu 8. Loại hoạt động cộng đồng nào tập trung vào việc cải thiện môi trường?
A. Hoạt động văn hóa.
B. Hoạt động xã hội.
C. Hoạt động bảo vệ môi trường.
D. Hoạt động quyên góp tiền để hỗ trợ trẻ em vùng cao.
Câu 9. Những ai có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng?
A. Chỉ người từ 18 tuổi trở lên
B. Tất cả những ai có nhu cầu tham gia
C. Chỉ dành cho những người có chức quyền trong xã hội
D. Chỉ dành cho những người có kinh tế ổn định
Câu 10. Tại sao cần tích cực tổ chức hoạt động cộng đồng?
A. Để kiếm lợi nhuận.
B. Để tăng cường sự đoàn kết và cùng nhau giải quyết vấn đề.
C. Chỉ để giữ gìn truyền thống.
D. Mang lại lợi ích gì đó cho bản thân.
Câu 11. Đối với các hành vi thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng, chúng ta cần
A. thờ ơ, vô cảm.
B. học tập, noi gương.
C. phê phán.
D. tuyên dương, khen thưởng.
Câu 12. Trong trường hợp sau, chính quyền địa phương M đã tổ chức hoạt động cộng đồng nào sau đây?
Trường hợp. Chính quyền địa phương M thường tổ chức các chương trình tuyên truyền bảo vệ các loài động vật hoang dã; vận động người dân: phân loại rác thải tại nguồn, giữ gìn sạch đẹp đường làng, ngõ xóm,...
A. Bảo vệ môi trường.
B. Đền ơn đáp nghĩa.
C. Hiến máu nhân đạo.
D. Phong trào kế hoạch nhỏ.
Câu 13. Đoàn Thanh niên phát động phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” để dọn dẹp đường làng, ngõ xóm. Em muốn vận động người thân và bạn bè cùng tham gia. Đâu là cách vận động, thu hút các thành viên tham gia hoạt động xã hội trong tình huống trên?
A. Tuyên truyền mọi người tích cực tham gia để làm đẹp cho đường làng, ngõ xóm.
B. Động viên, tạo năng lực tích cực cho mọi người trong quá trình tham gia hoạt động.
C. Chuẩn bị đồ ăn, nước uống trong quá trình di chuyển.
D. Tìm hiểu trước địa điểm, hoàn cảnh của em nhỏ, chia sẻ với mọi người đầy đủ thông tin.
Câu 14. Khách quan được biểu hiện ở việc nhìn nhận sự vật, hiện tượng
A. theo những quan điểm, định kiến của bản thân.
B. chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị.
C. theo quan điểm của đa số mọi người trong xã hội.
D. một cách thiên vị theo chiều hướng có lợi cho bản thân.
Câu 15. Công bằng được biểu hiện ở việc
A. ứng xử theo quan điểm, định kiến của bản thân.
B. đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt.
C. kì thị, phân biệt, thiếu tôn trọng sự đa dạng văn hóa.
D. đối xử thiên vị theo chiều hướng có lợi cho bản thân.
Câu 16. Để thực hiện khách quan và công bằng, mỗi người cần
A. nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng một cách cảm tính cá nhân.
B. thể hiện định kiến, thiên vị khi nhận xét, đánh giá các sự vật, hiện tượng.
C. nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng theo chiều hướng có lợi cho bản thân.
D. rèn luyện thái độ nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng đúng như nó đang tồn tại.
Câu 17. Trong tình huống sau, nếu là người làm việc trong cùng phân xưởng với anh K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
Tình huống. Hai vợ chồng anh K làm cùng một phân xưởng của nhà máy. Phân xưởng của anh chị thường phải trực đêm. Anh K có nhiệm vụ phân công trực đêm cho mọi người. Khi thấy anh K thường không phân công trực đêm cho vợ, có người thắc mắc, anh K trả lời: “Tôi là người có quyền, tôi phân công thế nào là việc của tôi".
Câu hỏi. Nếu là người làm việc trong phân xưởng, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Im lặng, vì việc phân công trực đêm cho mọi người là nhiệm vụ của anh K.
B. Dùng lời nói và hành động tiêu cực để đáp trả sự thiếu công bằng của anh K.
C. Kiến nghị lên giám đốc: yêu cầu anh K thực hiện phân công trực đêm công bằng.
D. Lôi kéo công nhân khác trong công xưởng đình công, đập phá máy móc để phản đối.
Câu 18. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình?
A. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
B. Không thừa nhận khuyết điểm của mình.
C. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình.
D. Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác.
Câu 19. Bảo vệ hoà bình bằng cách dùng
A. uy lực để giải quyết mâu thuẫn.
B. quân sự để giải quyết mâu thuẫn.
C. sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn.
D. thương lượng để giải quyết mâu thuẫn.
Câu 20. Chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, vì mỗi dân tộc đều
A. giống nhau về văn hóa ẩm thực, trang phục.
B. có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng.
C. giống nhau về trang phục và lễ hội truyền thống.
D. có những nghề thủ công truyền thống giống nhau.
Câu 21. Là người yêu hoà bình, em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau trong lớp?
A. Đứng ngoài cỗ vũ bên mạnh hơn.
B. Tham gia đánh, cãi nhau để bênh vực lẽ phải.
C. Tránh đi không tham gia vào cuộc cãi nhau, đánh nhau đó.
D. Can ngăn một cách khôn khéo để giúp các bạn hoà giải.
Câu 22. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cách quản lí thời gian hiệu quả?
A. Xác định mục tiêu công việc cần hoàn thành.
B. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc.
C. Thực hiện kế hoạch một cách hời hợt.
D. Nghiêm túc thực hiện kế hoạch đề ra.
Câu 23. Phân bổ thời gian cụ thể để hoàn thành công việc theo thứ tự là nội dung của bước nào trong quá trình quản lí thời gian hiệu quả?
A. Xác định mục tiêu công việc.
B. Xác định thời gian cụ thể.
C. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc.
D. Thực hiện kế hoạch.
Câu 24. Chủ thể nào trong trường hợp dưới đây chưa biết cách quản lí thời gian?
Trường hợp. Trong tuần tới, P và bạn S phải hoàn thành sản phẩm tuyên truyền và thuyết trình trước lớp. Buổi họp nhóm nào P cũng hỏi S: “Bạn đã làm xong phần thiết kế sản phẩm của bạn chưa? Để tớ còn hoàn thiện nốt phần thuyết trình”. Bạn S thường xuyên trả lời: "Từ từ đã, đã đến hạn đâu mà phải vội, thiết kế sản phẩm thì cần phải có cảm hứng mới làm được".
A. Bạn P.
B. Bạn S.
C. Bạn P và S.
D. Không có bạn học sinh nào.
Phần 2. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Theo em, quản lí thời gian hiệu quả là gì? Em hãy nêu một số lợi ích khi học sinh biết sắp xếp, quản lí thời gian hiệu quả.
Câu 2: (2 điểm): Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Chủ nhật, T cùng bố mẹ tham gia nhóm từ thiện do Hội Chữ thập đỏ xã tổ chức, nấu những nồi cháo để tặng những bệnh nhân nghèo đang điều trị tại các bệnh viện đóng trên địa bàn. Mẹ nhắc em gái T (đang học lớp 7) cùng tham gia nhưng em từ chối vì muốn được nghỉ ngơi, vui chơi sau một tuần học tập.
Em có nhận xét gì về thái độ của em gái T? Hãy đưa ra lời khuyên cho em gái T.
Đáp án đề thi học kì 1 GDCD 9
Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
- Mỗi câu hỏi trả lời đúng, học sinh được 0,25 điểm
1-C | 2-B | 3-A | 4-D | 5-C | 6-A | 7-B | 8-C | 9-B | 10-B |
11-C | 12-A | 13-A | 14-B | 15-B | 16-D | 17-C | 18-C | 19-D | 20-B |
21-D | 22-C | 23-C | 24-A |
Phần 2. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Xem chi tiết đáp án trong file tải về
Ma trận đề thi học kì 1 GDCD 9
TT | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng | % Tổng | ||||||||||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||||||||||||
CH | Điểm | CH | Điểm | CH | Điểm | CH | Điểm | CH | Điểm | |||||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
1 | Bài 1: Sống có lí tưởng | 1 | 0,3 | 1 | 0,25 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | 0 | 5 | ||||||||||
2 | Bài 2: Khoan dung | 1 | 0,3 | 1 | 0,25 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | 0 | 5 | ||||||||||
3 | Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | 2 | 0,5 | 2 | 0,5 | 1 | 0,25 | 5 | 0 | 1,25 | 0 | 12,5 | ||||||||||
4 | Bài 4: Khách quan và công bằng | 3 | 0,8 | 2 | 0,5 | 1 | 0,25 | 6 | 0 | 1,5 | 0 | 15 | ||||||||||
5 | Bài 5: Bảo vệ hoà bình | 3 | 0,8 | 1 | 0,25 | 1 | 1 | 0,25 | 2 | 5 | 1 | 1,25 | 2 | 32,5 | ||||||||
6 | Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả | 2 | 0,5 | 1 | 0,25 | 1 | 0,25 | 1 | 2 | 4 | 1 | 1 | 2 | 30 | ||||||||
Tổng | 12 | 0 | 3 | 0 | 8 | 0 | 2 | 0 | 4 | 1 | 1 | 2 | 0 | 1 | 0 | 2 | 24 | 2 | 6 | 4 | 100 | |
Tỷ lệ % | 30 | 20 | 30 | 20 | 26 | 10 |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I
GDCD 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
TT | Nội dung | Mức độ đánh giá | Các mức độ nhận thức | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
1 | 1. Sống có lý tưởng | Nhận biết: - Nêu được khái niệm sống có lí tưởng. - Nêu được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam. Thông hiểu: Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng. Vận dụng: Xác định được lí tưởng sống của bản thân. Vận dụng cao: Học tập, rèn luyện theo lí tưởng đã xác định của bản thân. | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | 2. Khoan dung | Nhận biết: - Nêu được khái niệm khoan dung. - Liệt kê được các biểu hiện của khoan dung. Thông hiểu: Giải thích được giá trị của khoan dung. Vận dụng: - Phê phán các biểu hiện thiếu khoan dung. - Xác định được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. Vận dụng cao: Lựa chọn được cách thể hiện khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi và thực hiện theo cách đã chọn. | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
3 | 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | Nhận biết: - Nêu được thế nào là hoạt động cộng đồng. - Liệt kê được một số hoạt động cộng đồng. - Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Thông hiểu: Giải thích được sự cần thiết phải tham gia các hoạt động cộng đồng. Vận dụng: - Phê phán biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng. - Xác định được những hoạt động chung của cộng đồng mà học sinh có thể tham gia. Vận dụng cao: Lựa chọn được những việc làm phù hợp với lứa tuổi để tham gia tích cực, tự giác các hoạt động chung của cộng đồng và thực hiện những việc làm đã chọn. | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 |
4 | 4. Khách quan và công bằng | Nhận biết: Nêu được những biểu hiện khách quan, công bằng. Thông hiểu: - Giải thích được ý nghĩa của khách quan, công bằng. - Giải thích được tác hại của thiếu khách quan, công bằng. Vận dụng: Phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng. Vận dụng cao: Thể hiện được thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày. | 3 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 |
5 | 5. Bảo vệ hoà bình | Nhận biết: - Nêu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình. - Liệt kê được các biểu hiện của hòa bình. Thông hiểu: - Giải thích được vì sao phải bảo vệ hòa bình. - Phân tích được những biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hòa bình. Vận dụng: - Phê phán xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa. - Xác định được những hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với lứa tuổi. Vận dụng cao: Tham gia những hoạt động phù hợp để bảo vệ hòa bình. | 3 | 0 | 1 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 |
6 | 6. Quản lý thời gian hiệu quả
| Nhận biết: Nêu được thế nào là quản lý thời gian hiệu quả. Thông hiểu: - Giải thích được sự cần thiết phải quản lí thời gian hiệu quả. - Mô tả được cách quản lí thời gian hiệu quả. Vận dụng Thực hiện được kĩ năng quản lí thời gian hiệu quả. Vận dụng cao: Xây dựng được kế hoạch quản lý thời gian của bản thân một cách phù hợp | 2 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 |
Tổng |
| 12 | 0 | 8 | 0 | 4 | 1 | 0 | 1 |
.............
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 GDCD 9