Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 9 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 3 Đề thi cuối kì 1 KHTN 9 sách KNTT, CTST (Có ma trận, đáp án)

Đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 9 năm 2024 - 2025 gồm 3 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận. Đề kiểm tra học kì 1 Khoa học tự nhiên 9 có đáp án kèm theo giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm.

Đề thi cuối kì 1 KHTN 9 được biên soạn với cấu trúc gồm 3 đề 50% trắc nghiệm kết hợp 50% tự luận bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 9 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9.

Đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 9 năm 2024 - 2025

1. Đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức

Đề thi cuối kì 1 KHTN 9

Phần 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 5 điểm

Câu 1(NB) Trong các công thức sau công thức nào là công thức tính động năng?

A. Wd = 1/2mv2
B. Wd = mv2
C. Wd = 1/2mv
D. Wd = P.h

Câu 2: (NB) Cơ năng của một vật được xác định bởi

A. tổng nhiệt năng và động năng.
B. tổng động năng và thế năng.
C. tổng thế năng và nhiệt năng.
D. tổng hoá năng và động năng.

Câu 3: (NB) Trong các đơn vị sau đơn vị nào là đơn vị của công suất?

A. Kg
B: W
C: J
D: V

Câu 4: (NB) Trong các đơn vị sau đơn vị nào là đơn vị của công ?

A. m
B: W
C: J
D: V

Câu 5: (NB) Để đo tiêu cự của thấu kính hội tụ ta cần thực hiện theo mấy bước?

A. 2 bước
B. 3 bước
C. 4 bước
D. 5 bước

Câu 6. (NB) Xoong, nồi dùng để đun nấu trong gia đình thường được sản xuất từ nhôm. Ứng dụng trên đã sử dụng tính chất vật lí nào của nhôm?

A. Tính dẫn điện.
B. Tính dẻo.
C. Ánh kim.
D. Tính dẫn nhiệt.

Câu 7. (NB) Kim loại nào sau đây không tác dụng được với khí oxi ở nhiệt độ cao?

A. Al.
B. Fe.
C. Cu.
D. Ag.

Câu 8. (NB) Kim loại không tác dụng với dung dịch HCl là:

A. Cu
B. Mg
C. Zn
D. Al

Câu 9: (NB) Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là phi kim?

A. F, O, Na, N.
B. O, Cl, Br, H.
C. H, N, O, K.
D. K, Na, Mg, Al.

Câu 10: (NB) Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?

A. CH4, C2H6, CO2.
B. C6H6, CH4, C2H5OH.
C. CH4, C2H2, CO.
D. C2H2, C2H6O, CaCO3.

Câu 11: (TH) Cho các phát biểu về đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ:

(1) Thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
(2) Có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
(3) Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
(4) Liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
(5) Dễ bay hơi, khó cháy.
(6) Phản ứng hoá học xảy ra nhanh.

Các phát biểu đúng là

A. (4), (5), (6).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (3), (5).
D. (2), (4), (6).

Câu 12 (NB) Đặc điểm nào sau đây là của Alkane?

A. Chỉ có liên kết đơn.
B. Chỉ có liên kết đôi.
C. Có ít nhất một vòng no.
D. Có ít nhất một liên kết đôi

Câu 13: (TH) Công thức phân tử nào sau đây không phải là công thức của một alkane?

A. C2H6.
B. C5H12.
C. C4H10.
D. C3H6

Câu 14: (NB) Đặc điểm chính nào của cây Đậu Hà Lan tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các quy luật di truyền của Mendel?

A. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt.
B. Sinh sản nhanh và phát triển mạnh.
C. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn không nghiêm ngặt.
D. Có hoa đơn tính, giao phấn nghiêm ngặt.

Câu 15: (NB) Mendel chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai vì:

A. thuận tiện cho việc lai các cặp bố mẹ với nhau.
B. thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng qua các thế hệ.
C. thuận tiện cho việc sử dụng toán thống kê để phân tích số liệu thu được.
D. thuận tiện cho việc chọn các dòng thuần chủng.

Câu 16: (NB) Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi thí nghiệm của Mendel là:

A. con lai phải luôn có hiên tượng đồng tính.
B. con lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu.
C. bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu.
D. cơ thể được chọn lai đều mang các tính trội.

Câu 17 (TH) Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình tái bản của phân tử DNA hình thành

A. cùng chiều tháo xoắn của DNA.
B. cùng chiều với mạch khuôn.
C. theo chiều 3’ đến 5’.
D. theo chiều 5’ đến 3’.

Câu 18: (NB) Trong các nhận định sau đây, nhận định nào không đúng?

1. Đột biến gene cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
2. Đột biến gene là đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.
3. Không phải loại đột biến gene nào cũng di truyền được qua quá trình sinh sản hữu tính.
4. Các đột biến gene biểu hiện ra kiểu hình ở cả thể đồng hợp và dị hợp.
5. Đột biến là sự biến đổi vật chất di truyền chỉ ở cấp độ phân tử.

A. 2, 4 và 5.
B. 4 và 5.
C. 1, 2 và 5.
D. 3, 4 và 5.

Câu 19: (NB) Trong quá trình phân bào, NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kì nào, vì sao?

A. Kì giữa, vì lúc này NST đóng xoắn tối đa.
B. Kì sau, vì lúc này NST phân ly nên quan sát được rõ hơn các kì sau.
C. Kì trung gian, vì lúc này ADN đã tự nhân đôi xong.
D. Kì trước vì lúc này NST đóng xoắn tối đa.

Câu 20 (TH) Nếu một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4 được kí hiệu là AaBb thì có thể tạo ra mấy loại giao tử khác nhau về kí hiệu bộ nhiễm sắc thể?

A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.

Phần 2: Tự luận: (5 điểm)

Câu 21: (0,5 điểm)

a. Để quan sát được ảnh qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?

b. Vẽ ảnh của vật qua kính lúp khi ngắm chừng ở cực cận

Câu 22 (1 điểm) Xác định điện trở của một biến trở làm bằng dây nikelin cuốn thành 150 vòng quanh một lõi sứ hình trụ. Biết đường kính của trụ sứ bằng 4 cm; đường kính của dây bằng 1 mm, điện trở suất của nikelin ρ = 4.10-7 Ωm.

Câu 23 (0,5 điểm). Hai điện trở R1 và R2 được mắc song song với nhau, trong đó R1 = 6 , dòng điện mạch chính có cường độ I = 1,2A và dòng điện đi qua điện trở R2 có cường độ I2 = 0,4A. Tính R2.

Câu 24 (1 điểm): Những khí thải (CO2, SO2...) trong quá trình sản xuất gang thép có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh ? Dẫn ra một số phản ứng để giải thích. Thử nêu biện pháp để chống ô nhiễm môi trường ở khu dân cư gần cơ sở sản xuất gang thép.

Câu 25 (1 điểm) Các phi kim như carbon, lưu huỳnh hay chlorine là những chất không thể thiếu trong công nghiệp cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Tính chất của chúng có gì khác so với kim loại?

Câu 26 (1 điểm)

a. Mạch gốc của gen có trình tự các đơn phân 3’AAAATGXTAGXXX5’. Hãy xác định trình tự các đơn phân tương ứng trên đoạn mạch của phân tử mARN do gen này tổng hợp.

b. Cho sơ đổ về mối quan hệ giữa gen và tính trạng như sau:

Gen (một đoạn ADN) --- mARN ---Prôtêin ---Tính trạng

Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào tại vị trí số 1 và 2?

Đáp án đề thi học kì 1KHTN 9

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan: 5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

B

B

C

B

D

D

A

B

B

B

A

D

C

D

C

D

B

A

C

Phần 2: Tự luận: 5 điểm

Xem đầy đủ đáp án trong file tải về

Ma trận đề thi học kì 1 KHTN 9

Xem chi tiết trong file tải về

.............

2Đề thi cuối kì 1 KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 9

PHÒNG GD&ĐT.............

TRƯỜNG THCS............

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC: 2024 – 2025

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9

Thời gian làm bài: ... phút

I.Trắc nghiệm (5 Điểm)

Câu 1: Trong các biểu thức sau đâu là biểu thức tính động năng của vật:

A.Wđ = P.h
B. Wđ = P.t
C.Wđ = 1/2m.v2
D. Wđ = m.t

Câu 2: Trong các đơn vị sau đâu là đơn vị đo cơ năng:

A. Ampe
B. Vôn
C. Oát
D. Jun

Câu 3: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là

A. Ảnh thật, ngược chiều với vật;
C. Ảnh thật, cùng chiều với vật;
B. Ảnh ảo, ngược chiều với vật;
D. Ảnh ảo, cùng chiều với vật.

Câu 4: Thấu kính phân kỳ là loại thấu kính

A. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa
B. Có phần rìa dày hơn phần giữa
C. Biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia ló phân kỳ
D. Có thể làm bằng chất rắn không trong suốt.

Câu 5: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến chùm tia tới song song thành chùm tia gì?

A. Chùm tia phản xạ.
B. Chùm tia ló hội tụ.
C. Chùm tia ló phân kỳ.
D. Chùm tia ló song song khác.

Câu 6: Chiếu một tia sáng qua quang tâm của một thấu kính phân kì, theo phương không song song với trục chính. Tia sáng ló ra khỏi thấu kính sẽ đi theo phương nào?

A. Phương bất kì.
B. Phương lệch ra xa trục chính so với tia tới.
C. Phương lệch ra gần trục chính so với tia tới.
D. Phương cũ.

Câu 7: Một vật sáng dạng mũi tên được đặt trước thấu kính hội tụ. Ảnh của nó qua thấu kính hội tụ:

A. luôn nhỏ hơn vật.
B. luôn lớn hơn vật.
C. luôn cùng chiều với vật.
D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật.

Câu 8: Khi đặt một trang sách trước một thấu kính phân kỳ thì

A. ảnh của dòng chữ nhỏ hơn dòng chữ thật trên sách.
B. ảnh của dòng chữ bằng dòng chữ thật trên sách.
C. ảnh của dòng chữ lớn hơn dòng chữ thật trên sách.
D. ảnh của dòng chữ có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn dòng chữ thật trên sách.

Câu 9. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl loãng?

A. Na.
B. Cu.
C. Mg.
D. Zn.

Câu 10. Cho các kim loại sau: Ag, Cu, K, Pb. Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là

A. Ag, Cu, Pb, K.
B. K, Pb, Cu, Ag.
C. Pb, K, Ag, Cu.
D. Cu, K, Pb, Cu.

Câu 11. Kim loại nào sau đây có thể đẩy được copper ra khỏi dung dịch muối CuSO4?

A. Pt.
B. Al.
C. Ag.
D. Au.

Câu 12. Kim loại đứng trước H tác dụng với dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng,…) giải phóng khí

A. N2.
B. H2.
C. O2.
D. H2O.

Câu 13. Trong các hợp chất sau, chất nào là hợp chất hữu cơ?

A. CO2.
B.CH3COOH.
C. Na2CO3.
D. Al4C3.

Câu 14. Hydrocarbon là loại hợp chất hữu cơ mà thành phần phân tử có các nguyên tố nào sau đây?

A. C và H.
B. C, H và O.
C. C, H và N.
D. C, H, O và N.

Câu 15. Hiện tượng các cơ thể lai đồng tính là:

A. Các cơ thể lai biểu hiện tính trạng giống bố hoặc mẹ.
B. Các cơ thể lai đồng loạt biểu hiện một tính trạng.
C. Các cơ thể lai biểu hiện nhiều tính trạng khác bố và mẹ.
D. Các cơ thể lai biểu hiện nhiều loại tính trạng khác nhau.

Câu 16. Tính trạng lặn là

A. tính trạng biểu hiện ở kiểu gen dị hợp.
B. tính trạng biểu hiện ở kiểu gen đồng hợp lặn.
C. tính trạng không được biểu hiện ở F1.
D. tính trạng biểu hiện ở kiểu gen đồng hợp.

Câu 17. Trong quá trình tái bản DNA, quá trình nào sau đây KHÔNG xảy ra?

A. A của môi trường liên kết với T mạch gốc
B. T của môi trường liên kết với A mạch gốc
C. U của môi trường liên kết với A mạch gốc
D. X của môi trường liên kết với G mạch gốc

Câu 18. Mạch bổ sung của 1 gene có trình tự các đơn phân là 5’…ATGCAAx…3’. Trình tự các đơn phân tương ứng trên đoạn mạch của phân tử mRNA do gene này tổng hợp là

A. 3’…AUGXAAX…5’
B. 5’…AUGXAAX…3’
C. 5’…AUGAXAX…3’
D. 3’…AUGAXAX…5’

Câu 19. NST là cấu trúc có ở

A. Bên ngoài tế bào
B. Trong các bào quan
C. Trong nhân tế bào
D. Trên màng tế bào

Câu 20. Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là

A. Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ
B. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng
C. Luôn co ngắn lại
D. Luôn luôn duỗi ra

II.Tự luận (5 Điểm)

Câu 21.( 0,25 đ) Một người dùng kính lúp có tiêu cự 5 cm để quan sát vật nhỏ. Vật được đặt cách kính 3 cm. Dựng ảnh của vật qua kính và tính tỉ lệ giữa ảnh và vật.

Câu 22. ( 0,25đ) Trên hình vẽ, biết là trục chính của thấu kính, là ảnh của S qua thấu kính.

..........

Xem chi tiết đề thi trong file tải về

Đáp án đề thi học kì 1 KHTN 9

I.Trắc nghiệm (5 Điểm)

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
CDDBBDDABB
Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20
BBBABBCBCB

II. Tự luận (5 Điểm)

Câu 21

Câu 22: Vì nằm khác phía với s so với trục chính nên là ảnh thật.

Câu 23

a, Điện trở tương đương của đoạn mạch. Ta có: RAB = R1 + R2,3 (0,25 đ)

............

Tải file tài liệu để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ bởi: 👨 Tiêu Nại
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm