Bộ đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều 2 Đề thi Hoạt động trải nghiệm lớp 9 cuối kì 1 (Có ma trận, đáp án)
Đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm 9 học kì 1 Cánh diều năm 2024 - 2025 gồm 2 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận. Đề kiểm tra học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 có đáp án kèm theo giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm.
Đề thi cuối kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh diều được biên soạn với cấu trúc gồm 2 đề trắc nghiệm kết hợp tự luận bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 9 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 1 Toán 9 Cánh diều.
Đề kiểm tra học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh diều năm 2024
Đề kiểm tra học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9
TRƯỜNG THCS ……… | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ |
A. TRẮC NGHIỆM (6.0 điểm)
Câu 1: Vai trò của trách nhiệm là gì?
A. Làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
B. Làm cho bản thân được người khác ngưỡng mộ và đề cao.
C. Làm cho con người trưởng thành hơn.
D. Làm cho bản thân tự tin phát triển và sẵn sàng chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm.
Câu 2: Lí do phải sống có trách nhiệm là gì?
A. Làm cho bản thân học giỏi hơn.
B. Làm cho bản thân sống có ích hơn.
C. Làm cho bản thân thấy mình trưởng thành hơn.
D. Làm cho bản thân có được sự tin tưởng của mọi người.
Câu 3: Thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao là tiền đề của:
A. thành công.
B. trưởng thành.
C. ý thức.
D. giáo dục.
Câu 4: Đâu được xem là biểu hiện của người sống có trách nhiệm?
A. Đùn đẩy, ỷ lại khi có nhiệm vụ.
B. Bỏ dở công việc.
C. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
D. Không hợp tác khi làm việc.
Câu 5: Cách xây dựng ngân sách cá nhân là:
A. Không cắt giảm chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu.
B. Phân bổ ngân sách hợp lí cho các khoản chi thường xuyên (ăn uống, học tập), chi phí phát sinh (cho, tặng) và chi tiết kiệm.
C. Theo dõi quá trình chi tiêu không nhất quán, không thường xuyên.
D. Không nắm rõ các khoản chi tiêu hàng tháng.
Câu 6: Chỉ ra những khoản thu, chi, tiết kiệm, cho tặng của nhân vật trong trường hợp sau:
Ngọc tính toán và lên kế hoạch cho các khoản thu chi trong năm nay. Mỗi tháng, mẹ cho Ngọc 200 000 đồng để ăn sáng và tiêu vặt. Thu nhập từ cộng tác bán hàng trên mạng mỗi tháng được thêm 200 000 đồng. Cuối năm học, ông bà và bố mẹ thưởng cho Ngọc 500 000 đồng vì có thành tích tốt trong học tập. Ngọc định dành 60% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu như ăn sáng, uống nước; 10% cho việc mua quà sinh nhật, quà tặng; 5% để làm từ thiện; 5% chi cho sở thích cá nhân như đi chơi hoặc đi xem phim với bạn bè…; còn lại 20% Ngọc để dành tiết kiệm.
A. Thu từ việc ông bà bố mẹ thưởng; chi 70% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu; cho, tặng 20% cho việc mua quà tặng, làm từ thiện, sở thích cá nhân; tiết kiệm 10%.
B. Thu từ việc bán hàng qua mạng; chi 20% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu; cho, tặng 60% cho việc mua quà tặng, làm từ thiện, sở thích cá nhân; tiết kiệm 20%.
C. Thu từ việc mẹ cho để ăn sáng, tiêu vặt; chi 20% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu; cho, tặng 20% cho việc mua quà tặng, làm từ thiện, sở thích cá nhân; tiết kiệm 60%.
D. Thu từ việc mẹ cho để ăn sáng, tiêu vặt, bán hàng qua mạng, ông bà bố mẹ thưởng; chi 60% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu; cho, tặng 20% cho việc mua quà tặng, làm từ thiện, sở thích cá nhân; tiết kiệm 20%.
Câu 7: Vai trò của việc xây dựng một mạng lưới quan hệ cộng đồng là gì?
A. Điều chỉnh các vai trò của cá nhân một cách linh hoạt.
B. Tạo ra một tổ chức có tính thống nhất và liên kết.
C. Tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức phát huy hết vai trò đối với cộng đồng.
D. Giúp cho nhân dân có được những sợi dây liên kết chặt chẽ với nhau.
Câu 8: Là học sinh lớp, em có thể tham gia các hoạt động cộng đồng không? Vì sao?
A. Không, vì các hoạt động không phù hợp với lứa tuổi học sinh
B. Không, vì các hoạt động cộng đồng chỉ dành cho người lớn.
C. Có, vì các hoạt động cộng đồng khá đơn giản, dễ dàng thực hiện
D. Có, miễn là em biết lựa chọn những hoạt động phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian cá nhân.
Câu 9: Chỉ ra cách tham gia hoạt động phát triển cộng đồng trong trường hợp sau:
Cứ sau 3 tháng theo điều kiện có thể hiến máu lại, Hiếu lại đến bệnh viện Huyết học máu TW để hiến máu với mong muốn có thể cứu giúp được nhiều người bệnh.
A. Hiếu đã cho đi lượng máu không cần đến của mình cho người đang cần hơn.
B. Hiếu đã cho đi lượng máu của mình để cung cấp cho những người đang cần máu.
C. Hiếu làm việc giúp lan tỏa tình yêu thương đến những người đang cần máu.
D. Hiếu đã trao đổi lượng máu của mình cho các bệnh nhân đang cần điều trị.
Câu 10: Chỉ ra các chủ thể trong mạng lưới quan hệ cộng đồng trong tình huống sau:
Cán bộ xã tổ chức truyền thông về an toàn giao thông tại địa phương. Công tác tuyên truyền do Đoàn Thanh niên đảm nhận. Các trường lồng ghép vào nội dung giáo dục.
A. Đoàn Thanh niên – các trường học.
B. Cán bộ - Đoàn Thanh niên – các trường học – học sinh.
C. Đoàn Thanh niên – các trường học – học sinh.
D. Cán bộ - Đoàn Thanh niên – các trường học.
Câu 11: Chỉ các chủ thể trong mạng lưới cộng đồng trong tình huống sau: Tổ chức chương trình Trung thu cho các em nhỏ.
A. Đoàn Thanh niên – em nhỏ.
B. Đoàn Thanh niên – tổ trưởng dân phố - em nhỏ.
C. Đoàn Thanh niên – tổ trưởng dân phố.
D. Tổ trưởng dân phố - em nhỏ
Câu 12: Đâu không phải là một cách để xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng?
A. Bất kì tổ chức hay cá nhân nào cũng có thể tham gia vào và đóng vai trò nhất định.
B. Duy trì sự tham gia của các cá nhân và tổ chức trong mạng lưới đó.
C. Xác định hoạt động cộng đồng cần xây dựng.
D. Liệt kê các việc làm cần thực hiện trong hoạt động.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
Thể hiện cách làm việc có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao nếu em là nhân vật trong các tình huống sau:
+ TH1. H là nhóm trưởng nhưng thường ít phân công công việc cho các bạn trong nhóm và nhận hết nhiệm vụ vì cho rằng làm vậy đỡ mất công tổng hợp.
+ TH2. Khi được giao thực hiện các công việc chung của lớp, T nhận thấy nhiệm vụ chưa phù hợp với bản thân.
+ TH3. P được giao khá nhiều nhiệm vụ học tập trong tuần này. Trong khi đó, P vẫn còn dự án học tập chưa hoàn thành.
Câu 2 (1,0 điểm). Tầm quan trọng của việc lập quỹ khẩn cấp trong ngân sách cá nhân là gì?
Đáp án đề thi Hoạt động trải nghiệm 9 học kì 1
A. TRẮC NGHIỆM
Đề | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
D | D | A | C | B | B | C | D | B | D | B | D |
Xem chi tiết đáp án trong file tải về
Ma trận đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Chủ đề 4: Sống có trách nhiệm | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 4,0 | |
Chủ đề 5: Em và cộng đồng | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 6 | 1 | 6,0 | |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 12 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9
CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Chủ đề 4 | 2 | 1 | ||||
Sống có trách nhiệm | Nhận biết | - Nhận diện được ngân sách cá nhân. - Nhận diện được quy tắc T.Harv Eker. | 2 | C1, C2 | ||
Thông hiểu | - Nhận điện được ý không phải là một trong những lợi ích của việc xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí. - Nhận diện được ý không phải là một trong những nội dung có trong quy tắc của Elizabeth Warren. - Nhận diện được ý không phải là một trong những nội dung trong quy của T. Harv Eker. | C5, C6, C7 | ||||
Vận dụng | - Nêu được ý không phải phải là một trong các bước quản lí tài chính cá nhân. | 1 | C11 | |||
Vận dụng cao | - Nêu được tầm quan trọng của việc lập quỹ cá nhân khẩn cấp trong ngân sách cá nhân. | 1 | C2 (TL) | |||
Chủ đề 5 | 4 | 1 | ||||
Em và cộng đồng | Nhận biết | - Nhận diện được có mấy giai đoạn tiến hành một đề tài khảo sát. - Nhận diện được công cụ khảo sát. | 2 | C3, C4 | ||
Thông hiểu | - Nhận diện được nội dung không đúng khi nói về cáchphát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng. - Nhận diện được ý không phải là một cách để xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng. - Nhận diện được ý không phải là phương tiện, thiết bị truyền thông. | 3 | C8, C9, C10 | |||
Vận dụng | - Chỉ ra được các chủ thể trong mạng lưới quan hệ cộng đồng trong tình huống sau: “Cán bộ xã tổ chức truyền thông về an toàn giao thông tại địa phương. Công tác tuyên truyền do Đoàn Thanh niên đảm nhận. Các trường lồng ghép vào nội dung giáo dục. - Xác định và đề xuất được cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng trong trường hợp: “Trường THCS Bình Minh nằm gần bệnh viện huyện. Hằng ngày, Thư đi học qua nhìn thấy nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nên có ý tưởng lập nhóm tình nguyện nấu cháo từ thiện cho bệnh nhiên. Tuy nhiên, Thư chưa biết làm thế nào để thực hiện ý tưởng đó”. | 2 | C11 | |||
Vận dụng cao |
........
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung đề thi