Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 108 - Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 108 sách Cánh diều tập 1

Download.vn sẽ giới thiệu bài Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt trang 108, thuộc sách Cánh diều, tập 1.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 108)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 108)

Tài liệu vô cùng hữu ích cho các bạn học sinh lớp 7 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Mời tham khảo ngay sau đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 108)

Câu 1. Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm danh từ đó.

a. Với hai lần bật cung liên tiếp, chú đã bắn gục hai tên địch. (Bùi Hồng)

b. Sau nghi lễ bái tổ, hai đô thực hiện nghi thức xe đài. (Phi Trường Giang)

c. Sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, giần, sàng. (Hội thi thổi cơm)

Gợi ý:

a.

  • Trạng ngữ là cụm danh từ: Với hai lần bật cung liên tiếp
  • Danh từ trung tâm: cung
  • Các thành tố phụ: hai lần bật, liên tiếp

b.

  • Trạng ngữ là cụm danh từ: Sau nghi lễ bái tổ
  • Danh từ trung tâm: nghi lễ
  • Các thành tố phụ: sau, bái tổ

c.

  • Trạng ngữ là cụm danh từ: sau hồi trống lệnh
  • Danh từ trung tâm: hồi trống lệnh
  • Các thành tố phụ: sau

Câu 2. Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm danh từ đó.

a. Từ ngày công chúa bị mất tích, nhà vua vô cùng đau đớn. (Thạch Sanh)

b. Khi tiếng trống chầu vang lên, hai đô vật “mình trần đóng khố”, chân quỳ vai sánh, hai tay chắp sườn. (Phi Trường Giang)

Gợi ý:

a.

  • Trạng ngữ là cụm danh từ: Từ ngày công chúa bị mất tích
  • Danh từ trung tâm: ngày
  • Các thành tố phụ là cụm chủ vị: công chúa/ bị mất tích

b.

  • Trạng ngữ là cụm danh từ: Khi tiếng trống chầu vang lên
  • Danh từ trung tâm: khi
  • Các thành tố phụ: tiếng trống chầu/ vang lên

Câu 3. Tìm trạng ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây. Chỉ ra các kết từ được dùng để nối trạng ngữ với vị ngữ.

a. Tôi cũng đỡ phần nào áy náy vì chắc Trũi được vô sự. (Tô Hoài)

b. Dù có vấp phải cái gì, ta cũng không ngại vì tàu đang đỗ ở chỗ nước trong. (Véc-nơ)

c. Khi ấy, nhất thiết hai đô phải dùng trận đấu để cụ cầm chầy phân xử theo đúng luật lệ của vật dân tộc. (Phí Trường Giang)

Gợi ý:

a.

  • Trạng ngữ là cụm chủ vị: vì chắc Trũi được vô sự.
  • Kết từ: vì

b.

  • Trạng ngữ là cụm chủ vị: vì tàu đang đỗ ở chỗ nước trong
  • Kết từ: vì

c.

  • Trạng ngữ: để cụ cầm chầy phân xử theo đúng luật lệ của vật dân tộc
  • Kết từ: để

Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị.

Gợi ý:

Mẫu 1

Bài viết Ca Huế đã cung cấp cho tôi những kiến thức hữu ích. Mở đầu, tác giả đã làm rõ về nguồn gốc của Ca Huế. Loại hình nghệ thuật này được khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Thời gian dần trôi qua, lối hát thính phòng này dần được dân gian hóa để phù hợp với tầng lớp công chúng. Tiếp đến, nhà văn nêu ra môi trường diễn xướng của ca Huế thường là trong không gian hẹp. Số lượng người trình diễn khoảng từ 8 đến 10 người, trong đó số lượng nhạc công từ 5 đến 6 người. Số lượng nhạc cụ sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc trong dàn ngũ tuyệt cổ điển hoặc có thể sử dụng đàn tứ tuyệt. Ca Huế có hai loại hình nghệ thuật là biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. Những kiến thức được tác giả giới thiệu vô cùng đầy đủ, giá trị. Ở đoạn cuối, nhà văn còn khẳng định lại giá trị của ca Huế, từ đó bộc lộ niềm tự hào về loại hình nghệ thuật này. Có thể thấy rằng, bài viết Ca Huế tuy ngắn gọn, dễ hiểu nhưng đầy đủ thông tin.

Câu văn: Thời gian/ dần trôi qua, lối hát thính phòng này dần được dân gian hóa để phù hợp với tầng lớp công chúng.

Mẫu 2

Khi đọc văn bản Ca Huế, người đọc hiểu hơn về loại hình nghệ thuật này. Ca Huế được khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường trong không gian hẹp. Số lượng người trình diễn khoảng từ 8 đến 10 người, trong đó số lượng nhạc công từ 5 đến 6 người. Số lượng nhạc cụ sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc trong dàn ngũ tuyệt, tứ tuyệt cổ điển. Ca Huế biểu diễn bằng hai phong cách: biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. Ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Câu văn: Khi đọc văn bản Ca Huế, người đọc hiểu hơn về loại hình nghệ thuật này.

Mẫu 3

Văn bản “Ca Huế” đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Mở đầu bài viết nói về nguồn gốc của ca Huế, loại hình nghệ thuật được bắt nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, được dành cho giới thượng lưu. Theo thời gian, lối hát thính phòng này đã được dân gian hóa để phù hợp với nhiều tầng lớp công chúng hơn. Tiếp đến, tác giả nói về môi trường diễn xướng của ca Huế cùng với đầy đủ thông tin về số lượng nhạc công, nhạc cụ được sử dụng. Không chỉ vậy, chúng ta còn nắm rõ hai phong cách biểu diễn truyền thống và cho du khách với sự khác biệt. Có thể nói rằng, ca Huế chính là một di sản văn hóa quý giá của con người Việt Nam, đất nước Việt Nam.

Câu văn: Mở đầu bài viết/ nói về nguồn gốc của ca Huế, loại hình nghệ thuật được bắt nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, được dành cho giới thượng lưu.

* Bài tập ôn luyện:

Đề bài: Viết một đoạn văn với chủ đề tự chọn có sử dụng trạng ngữ.

Gợi ý:

Việt Nam vốn là một dân tộc có truyền thống đoàn kết. Trong quá khứ, nhân dân ta đã từng đoàn kết chống lại biết bao nhiêu kẻ thù xâm lược để giành lại nền hòa bình. Đến hôm nay, tinh thần đoàn kết ấy lại một nữa chứng tỏ sức mạnh to lớn của nó để giúp Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19. Ngay từ khi nước ta có ca nhiễm đầu tiên cho đến thời điểm số người nhiễm bệnh lên tới hàng chục, hàng trăm người. Cả chính quyền lẫn người dân đều thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng. Những quy định nghiêm ngặt của Nhà nước về việc phòng chống dịch bệnh lập tức được ban hành. Những người dân từ người già đến trẻ nhỏ đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định: như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, hạn chế đi ra nơi đông người… Đặc biệt, trong thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã hội, đa số người dân đều nghiêm chỉnh chấp hành. Nhiều bác sĩ dù còn trẻ hay đã về hưu đều sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu chống dịch, thậm chí còn có cả những sinh viên của ngành y cũng sẵn sàng giúp sức. Những cây ATM gạo, thực phẩm, khẩu trang... được tạo ra không chỉ chứng tỏ tấm lòng tương thân tương ái mà còn là sự đoàn kết của toàn dân quyết đẩy lùi đại dịch… Tuy còn một bộ phận không nhỏ những người vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích dân tộc. Nhưng tựu chung lại, dân tộc Việt Nam vẫn thể hiện được một tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng chống lại dịch bệnh Covid-19. Ai cũng hiểu đây là một cuộc chiến dài ngày và cần phải có sự đoàn kết mới có thể chiến thắng được trận chiến này.

Trạng ngữ: Trong quá khứ, Đến hôm nay

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 37
  • Lượt xem: 10.200
  • Dung lượng: 149,9 KB
Sắp xếp theo