Soạn bài Tiếng gà trưa - Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 49 sách Cánh diều tập 1

Download.vn muốn cung cấp bài Soạn văn 7: Tiếng gà trưa, thuộc sách Cánh diều, tập 1.

Soạn bài Tiếng gà trưa
Soạn bài Tiếng gà trưa

Các bạn học sinh lớp 7 hãy cùng tham khảo để có thể chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách nhanh chóng và đầy đủ. Nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.

1. Soạn bài Tiếng gà trưa siêu ngắn

Câu 1. (trang 51 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Cảm xúc nào là cảm xúc xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa? Cảm xúc đó được khơi gợi từ điều gì? Em hiểu người xưng “cháu” trong bài thơ là ai?

Hướng dẫn giải: 

  • Cảm xúc: nỗi nhớ
  • Khơi gợi từ: tiếng gà trưa
  • “Cháu”: người chiến sĩ xa nhà

Câu 2. (trang 51 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần trong bài thơ? “Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ? Em ấn tượng với hình ảnh hoặc kỷ niệm nào nhất? Vì sao?

Hướng dẫn giải: 

- Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại ba lần.

- Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ: con gái mái mơ, con gà mái vàng, bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả, cháu tò mò xem gà đẻ trứng bị bà mắng.

- Ấn tượng với hình ảnh bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả. Vì hình ảnh thể hiện được sự tần tảo, hy sinh của người bà.

Câu 3. (trang 51 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết nào? Qua đó, em có cảm nhận như thế nào về người bà và những tình cảm người cháu dành cho bà?

Hướng dẫn giải: 

- Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết: bà mắng khi cháu xem trộm gà đẻ trứng, tay khum soi trứng, cái quần chéo go rộng dài quét đất, cái áo cánh trúc bâu đi qua nghe sột soạt.

- Người bà giản dị, tần tảo và giàu đức hình sinh.

- Tình cảm bà cháu vô cùng cảm động.

Câu 4. (trang 51 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Theo em, vì sao chúng ta luôn nghĩ về những người thân yêu trong gia đình mỗi khi xa nhà hoặc gặp khó khăn?

Hướng dẫn giải:

Nguyên nhân: họ là điểm tựa vững chắc, luôn yêu thương và bao dung chúng ta.

2. Soạn bài Tiếng gà trưa chi tiết

2.1 Chuẩn bị

- Tác giả Xuân Quỳnh:

  • Xuân Quỳnh sinh năm 1942 và mất năm 1988, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.
  • Quê ở làng An Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
  • Bà là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam.
  • Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.
  • Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2011.
  • Một số tác phẩm tiêu biểu: Các tập thơ: Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lời ru trên mặt đất (1978), Chờ trăng (1981), Tự hát (1984); Một số tác phẩm viết cho thiếu nhi: Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982)...

- Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, được in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh.

- Một số kỉ niệm với người thân như đi du lịch cùng nhau, bữa cơm đoàn viên ngày Tết…

2.2 Đọc hiểu

Câu 1. (trang 49 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đọc lướt bài thơ, chỉ ra dòng nào không đủ năm tiếng. Số dòng trong mỗi khổ có giống nhau không?

Hướng dẫn giải:

  • Dòng thơ không đủ năm tiếng: “Tiếng gà trưa”.
  • Số dòng trong mỗi khổ không giống nhau.

Câu 2. (trang 49 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Xác định vần và nhịp của bài thơ.

Hướng dẫn giải:

  • Cách gieo vần linh hoạt: xa - ta, trắng - nắng, tới - mới, quốc - thuộc
  • Nhịp thơ: chủ yếu là 2/3 hoặc 3/2

Câu 3. (trang 50 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Những hình ảnh và kỉ niệm được gợi lại từ “tiếng gà trưa”.

Hướng dẫn giải:

- Hình ảnh:

  • Con gà mái mơ - mình hoa đốm trắng, con gà mái vàng - lông óng như màu nắng.
  • Bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả để đem bán lấy tiền mua quần áo mới cho cháu.
  • Mùa đông tới, trời trở lạnh, bà lại lo lắng đàn gà sẽ chết.

- Kỉ niệm: Người cháu tò mò xem gà đẻ trứng, bị bà mắng “Gà đẻ mà mày nhìn/Rồi sau này lang mặt” khiến đứa cháu lo lắng.

Câu 4. (trang 51 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Từ diễn tả cảm xúc của người cháu.

Hướng dẫn giải:

Từ diễn tả cảm xúc của người cháu: hạnh phúc, yêu.

Câu 5. (trang 51 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Những dòng thơ có cấu trúc giống nhau trong khổ thơ cuối.

Hướng dẫn giải:

  • Vì lòng yêu Tổ quốc
  • Vì xóm làng thân thuộc
  • Vì tiếng gà cục tác

3.3 Trả lời câu hỏi

Câu 1. (trang 51 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Cảm xúc nào là cảm xúc xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa? Cảm xúc đó được khơi gợi từ điều gì? Em hiểu người xưng “cháu” trong bài thơ là ai?

Hướng dẫn giải:

  • Cảm xúc xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa: nỗi nhớ
  • Cảm xúc đó được khơi gợi từ tiếng gà trưa.
  • Người xưng “cháu” trong bài thơ là người chiến sĩ đã nhiều năm xa nhà.

Câu 2. (trang 51 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần trong bài thơ? “Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ? Em ấn tượng với hình ảnh hoặc kỷ niệm nào nhất? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

- Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại ba lần.

- Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ:

  • Hình ảnh: Con gà mái mơ - mình hoa đốm trắng, con gà mái vàng - lông óng như màu nắng; Bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả để đem bán lấy tiền mua quần áo mới cho cháu; Mùa đông tới, trời trở lạnh, bà lại lo lắng đàn gà sẽ chết.
  • Kỉ niệm: Người cháu tò mò xem gà đẻ trứng, bị bà mắng “Gà đẻ mà mày nhìn/Rồi sau này lang mặt” khiến đứa cháu lo lắng.

- Ấn tượng với hình ảnh bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả để đem bán lấy tiền mua quần áo mới cho cháu. Vì hình ảnh trên đã thể hiện được tình yêu thương sâu sắc của bà dành cho cháu, đó cũng là sự tần tảo hy sinh của bà.

Câu 3. (trang 51 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết nào? Qua đó, em có cảm nhận như thế nào về người bà và những tình cảm người cháu dành cho bà?

Hướng dẫn giải:

- Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết:

Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!

Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu

Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt

- Qua đó, người bà hiện lên với vẻ đẹp giản dị, tần tảo và giàu đức hình sinh. Tình cảm bà cháu vô cùng chân thành, cảm động.

Câu 4. (trang 51 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Theo em, vì sao chúng ta luôn nghĩ về những người thân yêu trong gia đình mỗi khi xa nhà hoặc gặp khó khăn?

Hướng dẫn giải:

Chúng ta luôn nghĩ về những người thân yêu trong gia đình mỗi khi xa nhà hoặc gặp khó khăn bởi họ chính là điểm tựa vững chắc - những người gắn bó nhất, luôn yêu thương và chia sẻ trong mọi hoàn cảnh.

3. Soạn bài Tiếng gà trưa - Mẫu 2

3.1 Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

- Bài thơ được in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh.

2. Thể thơ

  • Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (mỗi câu có 5 chữ).
  • Vần được sử dụng linh hoạt.
  • Hình ảnh chân thực, bình dị.

3. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “ Nghe gọi về tuổi thơ ”. Những rung cảm ban đầu của cháu khi nghe tiếng gà trưa.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “ Đi qua nghe sột soạt ”. Tiếng gà trưa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ.
  • Phần 3. Còn lại. Những suy tư của người cháu từ tiếng gà trưa.

3.2 Đọc hiểu

1. Những rung cảm ban đầu của cháu khi nghe tiếng gà trưa

- Hoàn cảnh: Người cháu đang trên đường hành quân, nhìn thấy xóm làng liền ghé vào nghỉ ngơi.

- Âm thanh: tiếng gà “cục tác cục ta”.

- Tâm trạng: điệp từ “nghe” kết hợp với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “xao động nắng trưa”, “bàn chân đã mỏi”, “trở về tuổi thơ.

=> Tiếng gà trưa trở thành âm thanh gọi về những kỉ niệm tuổi thơ.

2. Tiếng gà trưa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ

- Kỉ niệm tuổi thơ bên người bà lần lượt hiện ra qua dòng hồi tưởng của người cháu:

- Hình ảnh: con gà mái mơ - mình hoa đốm trắng, con gà mái vàng - lông óng như màu nắng. Đó là hình ảnh thân thuộc, gần gũi với nông thôn.

- Kỉ niệm: người cháu tò mò xem gà đẻ trứng, bị bà mắng “Gà đẻ mà mày nhìn/Rồi sau này lang mặt” khiến đứa cháu lo lắng. Đó là những nỗi lo âu hồn nhiên rất con trẻ.

- Hình ảnh:

  • Bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả để đem bán lấy tiền mua quần áo mới cho cháu.
  • Mùa đông tới, trời trở lạnh, bà lại lo lắng đàn gà sẽ chết.

=>Thể hiện tình cảm của bà dành cho đứa cháu đầy yêu thương, lo lắng.

3. Những suy tư của người cháu từ tiếng gà trưa

- Ý nghĩa của tiếng gà trưa: mang bao nhiêu hạnh phúc, kỉ niệm về người bà.

- Nghệ thuật điệp từ “vì”:

  • “lòng yêu tổ quốc”: lòng yêu nước
  • “xóm làng thân thuộc”: yêu quê hương
  • “bà ơi cũng vì bà”: tình cảm gia đình

=> Mục đích chiến đấu cao cả, thiêng liêng.

4. Dàn ý bài Tiếng gà trưa

(1) Mở bài

Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh, bài thơ “Tiếng gà trưa”.

(2) Thân bài

a. Những rung cảm ban đầu của cháu khi nghe tiếng gà trưa

- Hoàn cảnh: Người cháu đang trên đường hành quân, nhìn thấy xóm làng liền ghé vào nghỉ ngơi.

- Âm thanh: tiếng gà “cục tác cục ta”.

- Tâm trạng: điệp từ “nghe” kết hợp với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “xao động nắng trưa”, “bàn chân đã mỏi”, “trở về tuổi thơ.

=> Tiếng gà trưa trở thành âm thanh gọi về những kỉ niệm tuổi thơ.

b. Tiếng gà trưa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ

- Kỉ niệm tuổi thơ bên người bà lần lượt hiện ra qua dòng hồi tưởng của người cháu:

- Hình ảnh: con gà mái mơ - mình hoa đốm trắng, con gà mái vàng - lông óng như màu nắng. Đó là hình ảnh thân thuộc, gần gũi với nông thôn.

- Kỉ niệm: người cháu tò mò xem gà đẻ trứng, bị bà mắng “Gà đẻ mà mày nhìn/Rồi sau này lang mặt” khiến đứa cháu lo lắng. Đó là những nỗi lo âu hồn nhiên rất con trẻ.

- Hình ảnh:

  • Bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả để đem bán lấy tiền mua quần áo mới cho cháu.
  • Mùa đông tới, trời trở lạnh, bà lại lo lắng đàn gà sẽ chết.

=>Thể hiện tình cảm của bà dành cho đứa cháu đầy yêu thương, lo lắng.

c. Những suy tư của người cháu từ tiếng gà trưa

- Ý nghĩa của tiếng gà trưa: mang bao nhiêu hạnh phúc, kỉ niệm về người bà.

- Nghệ thuật điệp từ “vì”:

  • “lòng yêu tổ quốc”: lòng yêu nước
  • “xóm làng thân thuộc”: yêu quê hương
  • “bà ơi cũng vì bà”: tình cảm gia đình

=> Mục đích chiến đấu cao cả, thiêng liêng.

(3) Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm