Soạn bài Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động - Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 118 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Nhằm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nói và nghe, Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 1.

Soạn bài Giải thích quy tắc hoặc luật lệ
Soạn bài Giải thích quy tắc hoặc luật lệ

Các bạn học sinh lớp 7 tham khảo để chuẩn bị bài. Nội dung chi tiết được giới thiệu ngay sau đây.

Soạn văn 7: Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động

Giải thích quy tắc hoặc luật lệ 

1. Hướng dẫn

- Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian, thời gian nói.

  • Có thể sử dụng đề tài trong bài viết.
  • Xác định rõ người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.

Sử dụng các ý chính trong bài thuyết minh về một quy tắc hay một luật lệ hoạt động.

- Bước 3: Luyện tập và trình bày

  • Lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp.
  • Dùng những câu phù hợp văn nói để khích lệ người nghe thực hiện trò chơi hay hoạt động được giới thiệu.
  • Chuẩn bị phần mở đầu, kết thúc cho hấp dẫn.

Bước 4: Trao đổi, đánh giá

  • Lắng nghe ý kiến, câu hỏi của người nghe.
  • Trả lời, giải thích rõ ràng câu hỏi, ý kiến của người nghe.
  • Tiếp tục trao đổi với người nghe những điều còn thắc mắc…

2. Thực hành

* Gợi ý:

- Trò chơi dân gian: Cướp cờ

- Luật chơi:

  • Số lượng người tham gia chơi có thể từ tám đến mười người được chia làm hai đội. Sẽ có một người được gọi là quản trò.
  • Mỗi người chơi ở hai đội sẽ được đánh số thứ tự từ một đến hết. Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.
  • Nếu người cắm cờ bị đội bạn vỗ vào người sẽ thua cuộc. Nếu người chơi lấy được cờ và chạy về vạch xuất phát của đội mình mà không bị đội bạn vỗ vào người sẽ chiến thắng.

* Bài mẫu:

Mẫu 1

Xin kính chào thầy cô và các bạn, sau đây tôi sẽ giải thích các luật lệ trong trò chơi cướp cờ. (tên của trò chơi).

Trò chơi cướp cờ có quy tắc, luật chơi khá đơn giản. Về số lượng người, trò chơi này không hạn chế. Tuy nhiên, người chơi phải chia làm hai đội nên tổng số người chơi phải là chẵn. Mỗi đội thường có từ ba đến năm thành viên. Một người sẽ được cử làm quản trò.

Không gian chơi thường ở những nơi rộng rãi, thoáng mát và bằng phẳng như sân trường, nhà thể chất… Đầu tiên, người chơi sẽ phải chọn vật làm “cờ”. Đây là vật mà hai bên đội sẽ phải cạnh tranh để giành được. Người chơi thể sử dụng khăn đỏ, cành cây… làm “cờ”. Tiếp đến, người chơi sẽ phải kẻ sân chơi. Giữa sân chơi vẽ một vòng tròn có đường kính khoảng 20 - 25cm. Ở giữa vòng tròn, đặt vật làm cờ. Ở mỗi đầu sân, kẻ hai đường thẳng song song, đối xứng với nhau qua vòng tròn, cách vòng tròn khoảng 6 đến 7m. Đây là vị trí đứng của mỗi đội.

Sau khi chuẩn bị xong, trò chơi sẽ được bắt đầu. Mỗi đội sẽ đứng theo đường đã kẻ. Các thành viên lần lượt điểm danh từ một đến hết và phải nhớ chính xác số của mình. Quản trò đứng giữa sân chơi, là người có vai trò điều khiển, sẽ lần lượt hô các số của các người chơi. Khi quản trò hô tới số nào, thành viên nào ở hai đội có số tương ứng sẽ là được quyền chạy qua vạch tới đường tròn giữa sân để giành lấy “cờ”. Quản trò có thể được phép gọi nhiều số cùng lên. Hoặc gọi hai ba số cùng về. Người đầu tiên cướp được “cờ” phải nhanh chóng chạy lại về vạch xuất phát của đội mình. Người chơi còn lại phải tìm cách đuổi theo và chạm vào người đang cầm “cờ”. Nhưng đảm bảo chỉ được người chơi cùng số mới được chạm vào nhau. Nếu chạm được vào người đó, điểm sẽ thuộc về đội của người chơi đuổi theo. Còn không, để cho đội cướp cờ về đích an toàn, đội cướp cờ giành được điểm. Quản trò tiếp tục tiến hành các lượt chơi tiếp theo. Số lượt chơi sẽ được giới hạn nhất định. Sau một số lượt nhất định, cộng điểm thắng mỗi đội lại. Đội nào giành được nhiều điểm hơn là đội chiến thắng chung cuộc.

Một số lưu ý khi chơi cướp cờ như: Chỉ có người chơi được gọi số đúng với số của mình mới được chạy lên cướp cờ. Người chơi chạy sai số sẽ trừ một điểm vào điểm của đội mình. Nếu người chơi đã qua vạch đích, không được tiến hành đập vào người nữa…

Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn.

Mẫu 2

- Mở đầu: Xin chào thầy cô và các bạn, sau đây tôi sẽ giải thích về…

- Nội dung chính:

Những trò chơi giúp con người thư giãn, giải trí. Mỗi trò chơi đều có những quy tắc và luật lệ riêng, trò chơi chuyền cũng vậy.

Chơi chuyền, hay còn gọi là đánh chắt, đánh thẻ là một trò chơi dân gian phổ biến với trẻ em, nhưng chủ yếu là các bạn nữ. Trò chơi này xuất hiện từ rất lâu về trước và có luật chơi khá đơn giản.

Số lượng người chơi có thể là một người, hoặc có thể từ hai đến năm người chơi thay phiên nhau. Để chơi chuyền cần chuẩn bị dụng chơi bao gồm mười que nhỏ gọi là que chuyền và một quả nặng. Que chuyền có thể được vót bằng tre hoặc nứa, thân nhỏ và dài. Quả nặng để chơi chuyền ngày xưa được sử dụng bằng quả cà, quả bưởi còn nhỏ...

Người chơi chuyền chỉ cần ngồi tại chỗ không cần di chuyển. Vì vậy, trò chơi ở bất cứ đâu như trong nhà, lớp học hoặc sân trường… Tuy nhiên trò chơi chuyền có hành động tung và đỡ bóng nên cần tránh các không gian bị vướng ở phía trên, để bóng không đánh trúng.

Trò chơi chuyền gắn liền với bài đồng dao cùng tên với lời thơ khá dài. Vì vậy trước khi chơi, người chơi nên được học thuộc trước lời đồng dao. Khi chơi, chúng ta sẽ oẳn tù tì để sắp xếp thứ tự chơi. Ở mỗi lượt, người chơi cần trải qua mười bàn chuyền một tay và mười bàn chuyền hai tay.

Mỗi bàn chuyền một tay cần tiến hành hai hành động là giải que truyền xuống chân và nhặt que truyền. Giải que chuyền là hành động đầu tiên của mỗi bàn. Người chơi sẽ duỗi thẳng một chân, dùng tay ngược lại với chân cầm cả quả nặng và mười que chuyền. Sau đó, người chơi sẽ tung quả nặng lên cao (nhưng không làm rơi que chuyền). Trong lúc quả nặng bay lên không trung, người chơi nhanh chóng dùng tay chải mười que chuyền dọc ống chân đang duỗi. Khi quả nặng rơi xuống, lại nhanh tay dùng chính tay ban đầu để đỡ quả nặng. Tiếp đến, người chơi cần tiến hành nhặt que chuyền. Quả nặng được cầm ở một tay, sau đó tung lên không trung. Trong lúc quả nặng trên không trung, người chơi nhanh chóng dùng chính tay vừa cầm để lấy số que cần nhặt ở mỗi bàn. Sau khi hết mười bàn chuyền một tay, người chơi sẽ chuyển sang chuyền bằng hai tay cũng bằng cách tung quả năng lên cao, đồng thời dùng hai tay nắm mười que chuyền ở giữa và xoay một đến hai vòng tại chỗ. Bàn chuyền này cũng sẽ thực hiện mười lần.

Trò chơi chuyền giúp rèn luyện trí nhớ, tư duy và cùng với đó mang đến cho trẻ sự nhanh nhẹn, dẻo dai, khéo léo. Có thể khẳng định, chơi chuyền là một trò chơi bổ ích, thú vị.

- Kết thúc: Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm