Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 62 - Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 62 sách Cánh diều tập 2

Đến với chương trình học của môn Ngữ văn lớp 7, học sinh sẽ được hướng dẫn ôn tập lại kiến thức về phần tiếng Việt.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 62
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 62

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt trang 62, sẽ vô cùng hữu ích trong quá trình học tập môn Ngữ văn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 62)

Câu 1. Tìm từ Hán Việt trong những câu dưới đây (trích tuỳ bút Cây tre Việt Nam của Thép Mới). Xác định nghĩa của các từ Hán Việt đã tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó.

a. Tre ấy trông thanh cao, giản dị... như người.

b. Dưới bóng tre xanh,... người dân cày ... dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

c. Tre là cánh tay của người nông dân.

d. Tre là thẳng thắn, bất khuất.

Gợi ý:

a.

  • Từ Hán Việt: thanh cao
  • Nghĩa của từ: trong sạch và cao thượng.
  • Nghĩa của mỗi yếu tố: thanh là trong sạch; cao là hơn hẳn bậc thường

b.

  • Từ Hán Việt: khai hoang
  • Nghĩa của từ: Khai phá vùng đất hoang
  • Nghĩa của mỗi yếu tố: khai là mở ra, hoang là vùng đất xa xôi, không có người.

c.

  • Từ Hán Việt: nông dân
  • Nghĩa của từ: người lao động sản xuất nông nghiệp
  • Nghĩa của mỗi yếu tố: nông là nghề làm ruộng, dân là người

d.

  • Từ Hán Việt: bất khuất
  • Nghĩa của từ: không chịu khuất phục
  • Nghĩa của mỗi yếu tố: bất là không, khuất là chịu

Câu 2. Phân biệt nghĩa của các yếu tố cấu tạo Hán Việt đồng âm trong các từ Hán Việt sau:

a. giác: tam giác, tứ giác, ngũ giác, đa giác/khứu giác, thị giác, thính giác, vị giác.

b. lệ: luật lệ, điều lệ, ngoại lệ, tục lệ/diễm lệ, hoa lệ, mĩ lệ, tráng lệ.

c. thiên: thiên lí, thiên lí mã, thiên niên kỉ/thiên cung, thiên nga, thiên đình, thiên tư/thiên cư, thiên đô.

d. trường: trường ca, trường độ, trường kì, trường thành/chiến trường, ngư trường, phi trường, quang trường.

Gợi ý:

a.

  • giác (1): góc
  • giác (2): thấy, cảm nhận

b.

  • lệ (1): quy tắc
  • lệ (2): đẹp đẽ

c.

  • thiên (1): nghìn
  • thiên (2): trời

d.

  • trường (1): dài
  • trường (2): vùng, sân bãi

Câu 3. Chọn các từ trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống:

  • Tham dự buổi chiêu đãi còn có ngài đại sứ và phu nhân
  • Về nhà, ông lão đem câu chuyện kể cho vợ nghe.
  • Phụ nữ Việt Nam anh hùng, trung hậu, bất khuất, đảm đang.
  • Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.

Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre được tác giả Thép Mới thể hiện trong bài tùy bút Cây tre Việt Nam, trong đó có sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt. Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt đó.

Gợi ý:

- Mẫu 1:

Cây tre chính là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Cây tre chính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh.Tre mang những vẻ đẹp phẩm chất mà con người Việt Nam có được. Dù ở trong quá khứ hay hiện tại, cây tre cũng gắn bó vô cùng với con người Việt Nam. Qua văn bản “Cây tre Việt Nam”, người đọc thêm yêu mến hình ảnh cây tre.

Từ Hán Việt: hiện tại (bây giờ); đồng chí (người cùng chí hướng)

- Mẫu 2:

Hình cây tre trong bài “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Tre mang những vẻ đẹp phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam: “Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt…”. Chỉ với vài câu văn ngắn mà tác giả đã khẳng định được vẻ đẹp cả về sức vóc và phẩm chất của tre đầy đúng đắn, thể hiện được sự tinh tế trong cách quan sát và cảm nhận của tác giả. Cây tre trở thành một đại diện cho vẻ đẹp, những phẩm chất đầy cao quý của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, tre gắn bó mật thiết trong cuộc sống hằng ngày của con người. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Cây tre vất vả mãi với người cối xay tre nặng nề quay. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”. Từ đó, chúng ta thêm yêu quý và trân trọng loài cây này.

Từ Hán Việt:

  • phẩm chất: tính chất tốt xấu của từng người hay vật
  • cao quý: có giá trị lớn về mặt tinh thần, rất đáng quý trọng
Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 36
  • Lượt xem: 11.824
  • Dung lượng: 137 KB
Sắp xếp theo