Bộ đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023 - 2024 9 Đề kiểm tra cuối kì 2 Hóa học 12 (Có đáp án)
Đề thi học kì 2 Hóa học 12 năm 2023 - 2024 tổng hợp 9 đề có đáp án chi tiết kèm theo. TOP 9 đề kiểm tra cuối kì 2 Hóa học 12 được biên soạn nhằm giúp học sinh ôn lại kiến thức và rèn kĩ năng giải bài tập để các em đạt kết quả cao hơn trong kì thi kiểm tra học kì 2 sắp tới.
Với 9 đề kiểm tra học kì 2 Hóa học lớp 12 được biên soạn đầy đủ, nội dung sát với chương trình sách giáo khoa hiện hành. Đây cũng là tài liệu vô cùng hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các bạn học sinh. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi học kì 2 tiếng Anh 12, đề thi học kì 2 Toán 12, đề thi học kì 2 môn Lịch sử 12.
Bộ đề thi học kì 2 Hóa học 12 năm 2023 - 2024
1. Đề thi học kì 2 Hóa học 12 - Đề 1
1.1 Đề thi cuối kì 2 Hóa 12
Câu 1: Cho các phát biểu:
(1) Sắt có tính khử trung bình.
(2) Sắt bị thụ động bởi HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
(3) Sắt tồn tại trong tự nhiên chỉ ở dạng sắt nguyên chất.
(4) Thành phần chính của quặng xiđerit là FeCO3.
(5) Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính khử.
(6) Kim loại sắt có tính nhiễm từ.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 4.
C. 6.
D. 3.
Câu 2: Điện phân NaCl nóng chảy với cường độ dòng điện I=1,93A trong thời gian 6 phút 40 giây thì thu được 0,1472 gam Na. Hiệu suất phản ứng điện phân là
A. 80%.
B. 90%.
C. 75%.
D. 100%.
Câu 3: Cho 100 ml dung dịch FeSO4 0,5M tác dụng với NaOH dư. Lọc lấy kết tủa nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 5,35 gam.
B. 4,0 gam.
C. 3,6 gam.
D. 4,5 gam.
Câu 4: Kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng cả ba phương pháp: nhiệt luyện, thủy luyện, điện phân?
A. Mg.
B. Al.
C. Na.
D. Cu.
Câu 5: Cho các phát biểu sau:
(1) Hợp chất Na2Cr2O7 có tính oxi hóa mạnh.
(2) Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.
(3) CrO3 là một oxit lưỡng tính.
(4) Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH loãng.
(5) Crom là kim loại cứng nhất.
Các phát biểu sai là
A. (3);(4).
B. (1);(2);(5).
C. (2);(3);(4);(5).
D. (3).
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
(1) Niken thuộc ô 28, nhóm VIIIB, chu kỳ 4.
(2) Sắt tây là hợp kim của sắt và thiếc .
(3) Xăng pha chì gây hại đối với sức khỏe con người và môi trường.
(4) Kẽm không tác dụng với dung dịch HCl loãng.
Phát biểu nào sai?
A. (1);(3);(4).
B. (4)
C. (1);(2);(3);(4).
D. (1);(2).
Câu 7: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm đứng kế tiếp nhau trong nước tạo ra dung dịch Y và thoát ra 0,12 mol hiđro. Thể tích dung dịch H2SO4 1M cần trung hòa dung dịch Y là
A. 240 ml.
B. 120 ml.
C. 210 ml.
D. 60 ml.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Các nguyên tử kim loại kiềm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1.
B. Các kim loại kiềm đều có tính khử mạnh.
C. Các kim loại kiềm đều mềm và nhẹ.
D. Các kim loại kiềm đều có nhiệt độ nóng chảy rất cao.
Câu 9: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ
A. không màu sang màu vàng.
B. màu da cam sang màu vàng.
C. màu vàng sang màu da cam.
D. không màu sang màu da cam.
Câu 10: Cho một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hòa tan quặng này trong dung dịch HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra; dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng (không tan trong axit mạnh). Loại quặng đó là
A. xiđerit.
B. pirit sắt.
C. manhetit.
D. hematit.
Câu 11: Dung dịch X chứa 0,1 mol Mg2+; 0,1 mol Al3+; 0,6 mol Cl- và a mol Cu2+. Cho 650 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 19,5.
B. 14,6.
C. 20,6.
D. 15,25.
Câu 12: Hòa tan hết 5,00 gam hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại kiềm và một muối cacbonat của kim loại kiềm thổ bằng dung dịch HCl thu được 1,68 lít CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ thu được một hỗn hợp muối khan nặng bao nhiêu gam?
A. 11,100 gam.
B. 7,800 gam.
C. 8,900 gam.
D. 5,825 gam.
Câu 13: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó sắt (Fe) đều bị ăn mòn trước là
A. I, III và IV.
B. I, II và IV.
C. II, III và IV.
D. I, II và III.
Câu 14: Dãy nào sau đây được xếp đúng theo thứ tự tính khử tăng dần?
A. Pb, Ni, Sn, Zn,Cr, Fe.
B. Pb, Sn, Fe, Cr, Ni, Zn.
C. Pb, Sn, Ni, Fe, Cr, Zn.
D. Ni, Fe, Zn ,Pb, Al, Cr.
Câu 15: Cho hỗn hợp X gồm 0,6 mol Fe và 0,2 mol Mg vào một dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 loãng thu được dung dịch Y. Cho tiếp vào dung dịch Y hỗn hợp 0,15 mol HNO3 và 0,05 mol HCl sau phản ứng thu được dung dịch Z và khí NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho dung dịch Ba(OH)2 lấy dư vào dung dịch Z thì khối lượng kết tủa tạo ra có giá trị là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A. 246,4 gam.
B. 172,3 gam.
C. 280,4 gam.
D. 184,0 gam.
Câu 16: Cho a gam bột Fe vào 400 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,4M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,8a gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của a và V lần lượt là
A. 17,8 và 4,48.
B. 20,8 và 4,48.
C. 35,6 và 2,2
D. 30,8 và 2,24.
Câu 17: Các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3 dư.
(2) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(3) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.
(4) Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
Số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 18: Cho 0,54 gam Al vào dung dịch KOH dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn thể tích khí hiđro thu được (ở đktc) là
A. 4,48 lít.
B. 0,224 lít.
C. 0,448 lít.
D. 0,672 lít.
Câu 19: Khi phân tích một muối M, người ta làm các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch muối M chỉ thấy xuất hiện một kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch muối M thấy có khí thoát ra.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch muối M thấy có kết tủa keo.
Vậy muối M là
A. (NH4)2CO3.
B. (NH4)2SO4.
C. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
D. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 20: Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là
A. Ca.
B. Be.
C. Na.
D. Ba.
Câu 21: Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO4 x mol/l. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt khỏi dung dịch, rửa sạch sấy khô thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8 gam. Giá trị của x là
A. 0,15.
B. 0,05.
C. 0,5.
D. 0,0625.
...................
1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Hóa 12
Câu | ĐA |
1 | B |
2 | A |
3 | B |
4 | D |
5 | A |
6 | B |
7 | B |
8 | D |
9 | C |
10 | B |
11 | B |
12 | D |
13 | A |
14 | C |
15 | C |
16 | C |
17 | C |
18 | D |
19 | D |
20 | B |
21 | C |
22 | D |
23 | C |
24 | C |
25 | A |
26 | C |
27 | D |
28 | A |
29 | A |
30 | A |
2. Đề thi học kì 2 Hóa học 12 - Đề 2
2.1 Đề thi học kì 2 môn Hóa học 12
PHÒNG GD&ĐT…………. TRƯỜNG THPT ………… | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023– 2024 MÔN HÓA HỌC 12 (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề) |
Cho biết: Na: 24; Cu: 64; Zn: 65, Mg: 24; Cl: 35,5; S: 32; Fe: 56; O: 16; Al: 27; K: 39; Ca: 40; Ba: 137; Sr: 88. Thể tích chất khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. Cấu hình electron đúng của Fe là
A. [Ar]3d64s2.
B. [Ar]4s23d6.
C. [Ar]3d6.
D. [Ar]3d5
Câu 2. Natri hidroxit hay xút ăn da là chất rắn không màu dễ nóng chảy, tan nhiều trong nước có CTHH là
A. NaOH
B. Na2CO3
C. NaHSO3
D. NaNO3
Câu 3. Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là
A. H2
B. N2
C. O2
D. CO2
Câu 4. Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là
A. Cu + dung dịch FeCl3.
B. Fe + dung dịch HCl.
C. Fe + dung dịch FeCl3.
D. Cu + dung dịch FeCl2.
Câu 5. Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm
A. Cu, Fe, Al, Mg.
B. Cu, FeO, Al2O3, MgO.
C. Cu, Fe, Al2O3, MgO.
D. Cu, Fe, Al, MgO.
Câu 6. Cho khí CO khử hoàn toàn Fe2O3 thấy tạo thành 8,4 gam kim loại. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 1,12 lít.
B. 5,04 lít.
C. 2,24 lít.
D. 3,36 lít.
Câu 7. Natri hidroxit hay xút ăn da là chất rắn không màu dễ nóng chảy, tan nhiều trong nước có CTHH là
A. NaOH
B. Na2CO3
C. NaHSO3
D. NaNO3
Câu 8. Trường hợp nào sau đây không tạo thành hợp chất Fe(III)
A. Nhiệt phân Fe(NO3)2.
B. Cho Fe vào dung dịch HCl đặc dư.
C. Cho FeCO3 vào dung dịch HNO3 loãng.
D. Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 9. Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất:
A. Au
B. Ag
C. Cu
D. Al
Câu 10. Cho dãy các kim loại: Na, Ba, Al, K, Mg. Số kim loại trong dãy phản ứng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kết tủa là
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 11. Cho 6 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 7,0.
B. 6,8.
C. 6,4.
D. 12,4.
Câu 12. Cho 16,2g kim loại M tác dụng với 0,15 mol oxi, chất rắn thu được cho tác dụng với HCl tạo ra 0,6 mol H2 Kim loại M là:
A. Fe
B. Al
C. Ca
D. Mg
Câu 13. Những chất nào sau đây có thể dùng làm mềm nước cứng vĩnh cữu?
A. NaCl
B. Ca(OH)2
C. H2SO4
D. Na2CO3
Câu 14. Cho các chất sau chất nào không có tính lưỡng tính:
A. ZnSO4
B. NaHCO3
C. Al2O3
D. Al(OH)3
Câu 15. Cho từ từ Na vào dung dịch CuCl2 ta thấy hiện tượng là:
A. Có khí thoát ra
B. Có kết tủa màu xanh
C. Có khí thoát ra và có kết tủa xanh
D. Không có hiện tượng
Câu 16. Để phân biệt các chất sau rắn: Mg, Al, Al2O3 ta dùng thuốc thử nào sau đây:
A. Dung dịch NaOH
B. HCl
C. H2O
D. Dung dịch NH3
Câu 17. Hoà tan hoàn toàn 9,14g hỗn hợp gồm Cu, Mg, Fe vào dd HCl dư thu được 7,84 lít khí (đktc) và 2,54 g chất rắn B và dd C , cô cạn dd C thu được m (g) muối. Giá trị m là:
A. 31,45 gam
B. 40,59 gam
C. 18,92 gam
D. 28,19 gam
Câu 18. Cho 5,6 lit CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 1 lit dung dịch NaOH 0,6M, số mol các chất trong dung dịch sau phản ứng là
A. 0,25 mol Na2CO3; 0,1 mol NaHCO3.
B. 0,5 mol Na2CO3; 0,1 mol NaOH.
C. 0,25 mol Na2CO3; 0,1 mol NaOH.
D. 0,5 mol Na2CO3; 0,5 mol NaHCO3.
Câu 19. Hoà tan 5.4 gam bột Al vào 150 ml dung dịch A chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam rắn. Giá trị của m là
A. 10.95
B. 13.20
C. 13.80
D. 15.20
Câu 20. Kim loại nào sau đây cứng nhất?
A. Na.
B. Cr.
C. Al.
D. Fe.
Câu 21. Chất có tính oxi hoá nhưng không có tính khử là
A. Fe.
B. FeO.
C. FeCl2.
D. Fe2O3.
Câu 22. Thành phần chính của quặng Hematit là:
A. Fe2O3
B. Fe3O4
C. FeCO3
D. FeO
Câu 23. Cho dung dịch KOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng hơi xanh sau chuyển dần sang màu nâu đỏ. Chất X là
A. FeCl2.
B. MgCl2.
C. CuCl2.
D. FeCl3.
Câu 24. Cho các chất sau: CrO3, Fe, Cr(OH)3, Cr. Số chất tan được trong dung dịch NaOH là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 25. Cho sơ đồ chuyển hóa sau Fe \(\overset{X}{\rightarrow}\) Fe2(SO4)3 \(\overset{Y}{\rightarrow}\) FeCl3 \(\overset{Z}{\rightarrow}\) Fe(OH)3. X, Y, Z lần lượt là:
A. H2SO4 (đ), BaCl2, dd NH3
B. H2SO4(đ), MgCl2, dd NaOH
C. H2SO4 (l), BaCl2, dd NaOH
D. CuSO4, BaCl2, dd NaOH
Câu 26. Phản ứng nào sau đây sai?
A. Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
B. 2Fe + 3Cl2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2FeCl3
C. 2Fe + 3H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + 3H2
D. 4CO + Fe3O4 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 3Fe + 4CO2
Câu 27. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính oxi hóa.
B. tính axit.
C. tính bazơ.
D. tính khử.
Câu 28. Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch
A. Na2SO4, KOH.
B. KCl, NaNO3.
C. NaOH, HCl.
D. NaCl, H2S
Câu 29. Cho 9,12g hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dd Y. Cô cạn Y thu được 7,62g FeCl2 và m g FeCl3. Giá trị của m là?
A. 9,75g
B. 8,75g
C. 7,8g
D. 6,5g
Câu 30. Cho hỗn hợp X gầm 0,12 mol CuO; 0,1 mol Mg và 0,05 mol Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa đồng thời 0,15 mol H2SO4 (loãng) và 0,55 mol HCl, thu được dung dịch Y và khí H2. Nhỏ từ từ dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,6M vào Y đến khi thu được khối lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 48,54
B. 52,52.
C. 43,45.
D. 38,72.
2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Hóa học 12
1A | 2A | 3D | 4D | 5C | 6B | 7A | 8B | 9B | 10D |
11B | 12B | 13D | 14A | 15C | 16A | 17A | 18C | 19C | 20B |
21D | 22A | 23A | 24B | 25A | 26C | 27D | 28C | 29A | 30A |
..............
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Hóa học 12