Giáo án Tin học lớp 3 (Sách mới) Kế hoạch bài dạy Tin học 3 KNTT, CTST, Cánh diều (Cả năm)

Giáo án Tin học lớp 3 mang tới Kế hoạch bài dạy sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều trọn bộ cả năm, giúp thầy cô soạn giáo án môn Tin học lớp 3 theo chương trình mới.

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 3 của mình. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án trọn bộ môn Đạo đức 3 sách mới. Vậy chi tiết mời thầy cô tải miễn phí giáo án Tin học lớp 3 sách mới trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giáo án Tin học lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 1
THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng

  • Trong bài học này học sinh được học về thông tin và quyết định, ba dạng thông tin cơ bản: chữ, hình ảnh, âm thanh.

2. Phát triển năng lực, phẩm chất

2.1. Năng lực chung

  • Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.
  • Hình thành năng lực giải quyết vấn đề thông qua tình huống thực tiễn

2.2. Năng lực đặc thù

  • Nêu được ví dụ đơn giản minh họa cho vai trò quan trọng của thông tin thu nhận hằng ngày đối với việc đưa ra quyết định của con người.
  • Nhận biết được thông tin và quyết định trong ví dụ cụ thể.
  • Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp là chữ, âm thanh, hình ảnh.

2.3. Phẩm chất

  • HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên thông tin, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử,...

Học sinh: SGK, SBT, đồ dùng học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

  • Yêu cầu cần đạt: Đặt HS vào ngữ cảnh nhận biết được thông tin trong hoạt động quen thuộc hàng ngày
  • Năng lực
  • Phẩm chất

GV tổ chức hoạt động

Hoạt động của học sinh

Kết quả/sản phẩm
học tập

- GV đưa ra nội dung khi có tiếng chuông đồng hồ thì Minh sẽ quyết định thế nào?

- Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá.

- GV chốt dẫn vào bài

- Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

- Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

- Khi tiếng chuông đồng hồ reo lên, Minh sẽ quyết định thức dậy, rời khỏi giường để đi vệ sinh cá nhân, ăn sáng và đi học.

2. Hoạt động 2: THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH

Mục tiêu:

- Yêu cầu cần đạt.

  • Học sinh nhận biết được thông tin trong hoạt động quen thuộc hàng ngày, qua đó đưa ra quyết định hợp lý.

- Năng lực

  • Nhận biết được thông tin và quyết định trong ví dụ cụ thể.

- Phẩm chất

  • HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên thông tin, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.

GV tổ chức hoạt động

Hoạt động của học sinh

Kết quả/sản phẩm
học tập

- GV đưa ra nội dung khi có tiếng chuông đồng hồ thì Minh sẽ quyết định thế nào?

- GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận,

- GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

- Câu hỏi củng cố:

- HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

- Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

- HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

- Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

- HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

Tiếng chuông báo thức mỗi sáng nhắc bạn Minh sắp đến giờ đi học. Đó là thông tin giúp bạn Minh đưa ra các quyết định thức dậy, rời khỏi giường, vệ sinh cá nhân, ăn sáng và đi học.

· Trả lời câu hỏi SGK (trang 6)

1. A. Minh thấy An cởi mở, dễ nói chuyện. => Thông tin

B. Minh muốn kết bạn với An => Quyết định

2. Điều Khoa biết như “mẹ chuẩn bị đi làm”, “trời đang mưa” là thông tin. Khoa “đưa áo mưa cho mẹ” là một quyết định dựa trên thông tin có được.

3. Hoạt động 3: VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN TRONG QUYẾT ĐỊNH

Mục tiêu:

- Yêu cầu cần đạt.

  • Học sinh nhận biết được thông tin trong hoạt động quen thuộc hàng ngày có vai trò như thế nào, qua đó đưa ra quyết định hợp lý.

- Năng lực

  • Nêu được ví dụ đơn giản minh họa cho vai trò quan trọng của thông tin thu nhận hằng ngày đối với việc đưa ra quyết định của con người.

- Phẩm chất

  • HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên thông tin, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.

GV tổ chức hoạt động

Hoạt động của học sinh

Kết quả/sản phẩm
học tập

- GV đưa ra nội dung khi tiết giáo dục thể chất thì Minh sẽ quyết định thế nào?

- GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận,

- GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

- GV nêu câu hỏi củng cố, chỉ định HS trả lời và tổ chức đánh giá.

- HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

- Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

- HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

- Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

- HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

- HS trình bày câu trả lời.

- Thông tin "hôm nay có tiết Giáo dục thể chất" đã đưa tới quyết định của Minh "đi học bằng đôi giày thể thao". Thông tin giúp Minh ra quyết định.

- Trả lời câu hỏi SGK (trang 7)

Minh có hai quyết định dựa trên hai nguồn thông tin.

Ban đầu, Minh ra quyết định “mở truyện ra đọc”. Sau khi nghe mẹ nhắc nhở, Minh có quyết định thứ hai: “Minh nằm và nhắm mắt lại”.

Quyết định đầu tiên dựa trên thông tin về sự xuất hiện cuốn truyện mà Minh yêu thích. Quyết định thứ hai có được nhờ lời nhắc nhở của mẹ: “Hãy ngủ đi một lát…”.

Quyết định thứ hai đúng hơn vì có thông tin bổ sung. Đó là thông tin tốt vì đó là lời nhắc nhở của mẹ, một người đáng tin cậy

2. Em hãy nêu một ví dụ về quyết định của mình. Thông tin nào giúp em có quyết định đó?

- Trời hôm nay có mưa => Mang áo mưa

4. Hoạt động 4: BA DẠNG THÔNG TIN THƯỜNG GẶP

Mục tiêu:

- Yêu cầu cần đạt.

  • Học sinh nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp là chữ, âm thanh, hình ảnh trong ngữ cảnh cụ thể.

- Năng lực

  • Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp là chữ, âm thanh, hình ảnh.

- Phẩm chất

  • HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên thông tin, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.

GV tổ chức hoạt động

Hoạt động của học sinh

Kết quả/sản phẩm học tập

- GV đưa ra nội dung An và Minh trên đường đi đến trường có thể nhìn thấy, nghe thấy những gì?

- GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận,

- GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

- Câu hỏi củng cố:

- HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

- Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

- HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

- Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác.

- HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

· Hai bạn học sinh nhìn thấy tên trường (thông tin dạng chữ), bức tranh về an toàn giao thông (thông tin dạng hình ảnh) và nghe thấy tiếng chim hót (thông tin dạng âm thanh).

Trả lời câu hỏi củng cố trong SGK (trang 8)

· Thông tin em nhận được từ tấm biển là một lời khuyên, lời nhắc nhở em chủ động trong học tập.

· Đó là thông tin dạng chữ.

5. Hoạt động 5: LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Yêu cầu cần đạt.

  • Khái quát lại các kiến thức đã học thông qua các bài luyện tập, qua đó vận dụng vào thực tiễn.

- Năng lực

- Phẩm chất

  • HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên ba dạng thông tin thường gặp, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.

GV tổ chức hoạt động

Hoạt động của học sinh

Kết quả/sản phẩm
học tập

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

- GV thu phiếu 1 số nhóm, chiếu lên máy chiếu vật thể

- Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá

- GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

- HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

- Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

- HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

- Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

- HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

1. Đi học về, An xem trước bài hôm sau để đến lớp hiểu bài tốt hơn. Câu nào sau đây là thông tin, câu nào là quyết định?

A. Xem trước bài cho ngày hôm sau sẽ giúp em hiểu bài tốt hơn.=> Thông tin

B. An xem trước bài hôm sau khi đi học về.=> Quyết định

2. Ba thùng rác với ba màu sắc khác nhau, được ghi chữ và vẽ hình trên đó khác nhau thể hiện loại rác của mỗi thùng.

a) Ba loại thùng rác với chữ và hình trên thùng cho em biết mỗi loại rác nên được bỏ vào thùng nào.

b) Thông tin trên thùng thuộc dạng chữ và dạng hình ảnh.

6. Hoạt động 6: VẬN DỤNG

Mục tiêu

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn

- Yêu cầu:

Hãy nghĩ về thời gian sau khi tan học của ngày mai, khi đó em dự kiến làm việc gì? Hãy mô tả việc em định làm và cho biết thông tin nào giúp em đưa ra quyết định đó.

Sản phẩm

- Bản mô tả của HS về việc em định làm và cho biết thông tin nào giúp em đưa ra quyết định đó.

Tổ chức hoạt động

- Giao nhiệm vụ: Học sinh thực hiện hoạt động vào ngoài giờ lên lớp: Hãy nghĩ về thời gian sau khi tan học của ngày mai, khi đó em dự kiến làm việc gì? Hãy mô tả việc em định làm và cho biết thông tin nào giúp em đưa ra quyết định đó.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

Những điều GV đã thực hiện chưa thành công:

..................................................................................................

..................................................................................................

Những điều GV muốn thay đổi:

..................................................................................................

..................................................................................................

Kế hoạch bài dạy Tin học lớp 3 sách Chân trời sáng tạo

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

CHỦ ĐỀ A: ỨNG DỤNG TIN HỌC

Môn học/hoạt động giáo dục TIN HỌC; lớp 3

Tên bài học: THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH số tiết: 1

Thời gian thực hiện: ngày 23 tháng 04 năm 2022 (hoặc từ ........... đến ..........)

GV thực hiện:.........................................

A. Yêu cầu cần đạt:

  • HS nhận biết được đâu là thông tin, đâu là quyết định trong các tình huống cụ thể trong cuộc sống.
  • HS nêu được ví dụ về vai trò quan trọng của thông tin đối với việc đưa ra quyết định của con người.

1. Năng lực:

  • Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.

2. Phẩm chất:

  • Chăm chỉ, trách nhiệm.

B. Đồ dùng dạy học:

1. GV: SGK Tin học 3, SGV Tin học 3, máy chiếu, máy tính GV, phiếu bài tập.

2. HS: SGK Tin học 3, đồ dùng học tập.

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

TIẾT 1

Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo hứng thú và HS trước khi bước vào làm quen với môn học mới, môn tin học.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV đặt câu hỏi, giới thiệu về môn học. Dẫn dắt vào bài.

- GV cho HS xem tranh trả lời câu hỏi 1: “Em hãy quan sát Hình 1 và cho biết những người và phương tiện tham gia giao thông nào đang dừng lại? Tại sao?”

- GV mời 1 HS trả lời câu hỏi.

- GV mời 1 HS nhận xét câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét.

- HS lắng nghe, phát biểu.

- HS quan sát tranh.

- HS giơ tay phát biểu.

Hoạt động 2: KHÁM PHÁ

Mục tiêu:

- Nhận biết được đâu là thông tin, đâu là quyết định trong các ví dụ.

- Biết được thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của con người.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

* GV chia lớp thành các nhóm 6, cho HS xem Hình 2, đặt câu hỏi và phát phiếu bài tập số 2 cho các nhóm ghi câu trả lời:

- Trên tivi đang dự báo thời tiết như thế nào?

- Bạn HS đang làm gì?

- Tại sao bạn HS lại để áo mưa vào cặp sách để đi học?

- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày câu trả lời.

- GV mời đại diện 1 nhóm nhận xét.

- GV nhận xét.

* GV tiếp tục đặt câu hỏi phụ, mời đại diện các nhóm đứng dậy lần lượt trả lời các câu hỏi GV đặt ra (mỗi nhóm/câu).

- Nếu trên tivi dự báo ngày mai trời nắng (hình mặt trời ở bên phải màn hình tivi) thì bạn HS có để áo mưa vào cặp đi học không? Tại sao?

- Em hãy cho biết trong tình huống của Hình 2 đâu là thông tin, đâu là quyết định?

- Theo em, quyết định của An phụ thuộc vào thông tin nào?

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng dựa theo kết quả HS trình bày trước đó.

* HS quan sát, thảo luận nhóm và ghi câu trả lời vào phiếu bài tập.

- Trên tivi phát thanh viên đang chỉ vào hình ảnh thể hiện trời mưa.

- Bạn HS đang xem dự báo thời tiết và đang để áo mưa vào cặp.

- Bạn để áo mưa vào cặp vì tivi dự báo trời mưa.

- Đại diện nhóm chia sẻ câu trả lời của nhóm mình.

- HS giơ tay phát biểu.

- Các nhóm lắng nghe, thảo luận và giơ tay phát biểu.

- Nếu dự báo mai trời nắng thì bạn HS không để áo mưa vào cặp, vì trời nắng không cần dùng áo mưa.

- Trong tình huống Hình 2, dự báo trời mưa là thông tin, mang áo mưa là quyết định.

- Quyết định của An phụ thuộc vào thông tin thời tiết.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV phát phiếu học tập số 2 và hướng dẫn HS thực hiện trả lời câu hỏi ở tình huống của Hình 3.

- GV gợi ý cho HS:

● Ở Hình 3a (hoặc 3b, 3c) con người nghe thấy (hay đọc được, nhìn thấy) gì?

● Khi nhìn (hoặc nghe) thấy thì con người đã làm gì?

● Những gì con người nhìn thấy, nghe thấy, đọc được là thông tin, những gì con người làm là quyết định.

- GV quan sát các nhóm hoạt động, hướng dẫn cho các nhóm chưa nắm rõ yêu cầu.

- GV cho các nhóm trao đổi phiếu bài tập để nhận xét.

- GV mời đại diện 1 nhóm trình chia sẻ.

- GV cùng HS nhận xét, GV chiếu bảng kết quả đúng.

- GV nhận xét.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc nội dung trong hộp ghi nhớ.

- GV chốt kiến thức như nội dung tại hộp ghi nhớ.

- Các nhóm nhận phiếu bài tập và lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm và thực hiện ghi câu trả lời vào phiếu học tập.

- Các nhóm trao đổi phiếu bài tập và thảo luận, nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.

- Đại diện nhóm chia sẻ câu trả lời của nhóm bạn và nhận xét của nhóm mình dành cho câu trả lời của nhóm bạn.

- Các nhóm có câu trả lời khác với kết quả sẽ chia sẻ câu trả lời của nhóm.

- HS phát biểu.

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP

Mục tiêu: Giúp HS chỉ ra được thông tin, quyết định, vai trò của thông tin trong các tình huống trong SGK.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. GV đặt câu hỏi “Em hãy chỉ ra được thông tin, quyết định, vai trò của thông tin trong tình huống ở Hình 1”.

2. GV giới thiệu trò chơi “Nhóm nào nhanh hơn?” và phát phiếu bài tập số 3.

- GV hướng dẫn HS thực hiện trả lời câu hỏi ở tình huống của Hình 4.

- GV quan sát các nhóm hoạt động, hướng dẫn cho các nhóm chưa nắm rõ yêu cầu.

- GV cho các nhóm trao đổi phiếu bài tập để nhận xét.

- GV mời đại diện 1 nhóm trình chia sẻ.

- GV cùng HS nhận xét, GV chiếu bảng kết quả đúng.

- GV nhận xét.

- HS lắng nghe, quan sát và phát biểu.

- HS thảo luận và hoàn thành phiếu bài tập.

- Các nhóm trao đổi phiếu bài tập và thảo luận, nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.

- Đại diện nhóm chia sẻ câu trả lời của nhóm bạn và nhận xét của nhóm mình dành cho câu trả lời của nhóm bạn.

- Các nhóm có câu trả lời khác với kết quả sẽ chia sẻ câu trả lời của nhóm.

Hoạt động 4: VẬN DỤNG

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được đâu là thông tin, đâu là quyết định trong các tình huống cụ thể trong cuộc sống.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, nêu ví dụ thực tiễn về vai trò của thông tin đối với việc ra quyết định của bản thân và chỉ ra thông tin, quyết định trong tình huống đó.

- GV gợi ý HS lấy ví dụ thực tiễn, gần gũi với HS.

Ví dụ:

- Xem thời khoá biểu để chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập cho buổi học sau.

- Thấy trời nắng thì đội mũ khi đi ra ngoài.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.

- GV chốt kiến thức bài học.

- HS làm việc nhóm, thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày ví dụ của nhóm mình.

Kế hoạch bài dạy môn Tin học 3 sách Cánh diều

CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ EM
CHỦ ĐỀ A1. KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
BÀI 1: CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng:

  • Nhận ra và phân biệt được các thành phần cơ bản của máy tính: thân máy, bàn phím, chuột và màn hình.
  • Nêu được chức năng của bàn phím, chuột, màn hình và loa.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Phẩm chất:

  • Nhân ái: Yêu thương đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ bạn trong học tập.
  • Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình giơ tay phát biểu bài.
  • Trung thực: Sẵn sàng nói lên ý kiến của mình khi bạn học sử dụng sai mục đích của máy tính.
  • Trách nhiệm: Có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn máy tính.

b. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự học tập, nghiên cứu bài học và trả lời các yêu cầu của GV.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác, trao đổi với bạn trong học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết suy luận trả lời các câu hỏi mà thầy giao.

Năng lực riêng:

  • Qua bài này học sinh nắm được các bộ phận của máy tính và chức năng của từng bộ phận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS

- Nhận xét, nhắc nhở học sinh.

- Cho HS xem hình. GV hỏi: Đố các em tại sao các bạn trong hình lại vui và hứng thú như thế?

Tin học

- GV nhận xét.

- Hôm nay, chúng ta sẽ học bài mới “Các thành phần của máy tính”.

- Học sinh sắp xếp đồ dùng học tập.

- HS: Vì các bạn đang chơi với máy tính.

- Lắng nghe. Ghi vở.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Máy tính sử dụng ở đâu

Máy tính sử dụng ở đâu

YC học sinh quan sát hình trong sách hình 2, 3 4 trang 5 SGK

- Hình 2, 3, 4 được sử dụng ở đâu?

- Giáo viên nhận xét.

Hoạt động 2: Các thành phần của máy tính

- Quan sát hình và cho biết thành phần, chức năng của các bộ phận của máy tính?

Các thành phần của máy tính

- Quan sát.

- Ở gia đình, văn phòng, trường học.

- Hs quan sát trả lời:

Trả lời

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

- YC Hs trả lời các câu hỏi sau:

Khi máy tính hoạt động:

a) Thành phần nào giúp hiện ra hình ảnh?

b) Thành phần nào giúp xử lí thông tin?

c) Thành phần nào dùng để gõ chữ và số nhập vào máy tính?

d) Thành phần nào giúp điều khiển máy tính thuận tiện?- GV chốt – nhận xét – tuyên dương.

- HS trả lời:

- Màn hình

- Thân máy.

- Bàn phím.

- Chuột máy tính

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM

Trong các câu sau, câu nào đúng?

1) Loa là một thành phần cơ bản của máy tính.

2) Nhờ có màn hình, to nghe được nhạc phát ra từ máy tính.

3) Nhờ có bàn phím, ta có thể nhập các chữ, số và kí hiệu vào máy tính.

- GV nhận xét chốt.

- YC học sinh đọc phần em cần ghi nhớ.

- Hs trả lời.

- Sai.

- Sai

- Đúng

- Hs đọc.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

...

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Tin học 3 Cả năm!

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 25.628
  • Lượt xem: 83.722
  • Dung lượng: 51,9 MB
Liên kết tải về
Tìm thêm: Giáo án lớp 3
Sắp xếp theo