Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử 11 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 3 Đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử 11 (Cấu trúc mới + 3 Sách)

Đề thi học kì 2 Lịch sử 11 năm 2025 gồm 3 đề có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua đề kiểm tra Lịch sử 11 học kì 2 giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.

TOP 3 Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 năm 2025 được biên soạn gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức theo Công văn 7991 với cấu trúc đề gồm trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận. Hi vọng qua đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử 11 sẽ giúp các em học sinh lớp 11 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề tốt hơn. Bên cạnh đề thi học kì 2 môn Lịch sử 11 các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 2 môn Toán lớp 11.

1. Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều 

1.1 Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử 11 

TRƯỜNG THPT…..

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2024 - 2025
MÔN: LỊCH SỬ 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)

Phần A. Trắc nghiệm (7 điểm)

I.CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN.

Câu 1: Một trong những điểm mới của bộ Quốc triều hình luật là

A. có sự gia tăng hình phạt đối với người phạm tội nếu đã đến tuổi trưởng thành
B. có sự phân biệt hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc còn nhỏ
C. đề cao quyền lợi và địa vị của nam giới, quy định cụ thể về tố tụng
D. xóa bỏ hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc còn nhỏ

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là những giá trị cơ bản mà cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông thế kỉ XV mang lại?

A. Không để quyền lực tập trung quá nhiều vào một cơ quan, để ngăn chặn sự lộng quyền.
B. Xây dựng quy chế vận hành bộ máy nhà nước trên nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân.
C. Các cơ quan Nhà nước giảm sát lẫn nhau để hạn chế sự lạm quyền và nâng cao trách nhiệm.
D. Thanh lọc, tỉnh giản một số chức quan, cơ quan và các cấp chính quyền trung gian.

Câu 3: Phân chia ruộng công ở các làng xã cho quan lại từ tam phẩm trở xuống đến các tầng lớp nhân dân là nội dung chủ yếu của chính sách cải cách nào sau đây của vua Lê Thánh Tông?

A. Quân điền
B. Hạn điền
C. Hạn nô
D. Lộc điền

Câu 4. Sau khi lên ngôi và lập ra nhà Hồ, Hồ Quý Ly đã tiếp tục

A. tổ chức kháng chiến chống quân Xiêm.
B. tổ chức kháng chiến chống quân Thanh
C. mở rộng lãnh thổ về phía Nam.
D. tiến hành cuộc cải cách sâu rộng.

Câu 5. Công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều đại nhà Hồ không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?

A. Văn hoá - giáo dục.
B. Chính trị - quân sự.
C. Kinh tế - xã hội.
D. Thể thao - du lịch.

Câu 6. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly tiến hành trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?

A. Nước Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
B. Nhà Trần đang trong giai đoạn phát triển thịnh đạt.
C. Giặc Tống sang xâm lược nước ta lần thứ nhất.
D. Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đỉnh cao.

Câu 7. Về kinh tế - xã hội, nhằm hạn chế sự phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất lớn trong các điền trang, thái ấp của quý tộc, Hồ Quý Ly đã

A. cho phát hành tiền giấy.
B. ban hành chính sách hạn điền.
C. cải cách chế độ giáo dục.
D. thống nhất đơn vị đo lường.

Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải là cải cách hành chính ở cấp trung ương của vua Lê Thánh Tông?

A. Chia đất nước thành 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
B. Xóa bỏ hầu hết các chức quan đại thần có quyền lực lớn.
C. Giữ lại một số ít quan đại thần cùng vua bàn việc khi cần.
D. Tổ chức hoàn thiện cơ cấu, chức năng của Lục Bộ, Lục khoa

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phải là cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực hành chính?

A. Thành lập Lục bộ đảm nhiệm công việc chủ yếu của quốc gia
B. Tăng cường chế độ kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan
C. Chia cả nước từ 5 đạo thành 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô
D. Đề cao Nho giáo, đưa Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn

Câu 10: Nội dung nào sau đây là cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục?

A. Quy định chặt chẽ chế độ khoa cử
B. Thành lập Lục khoa giám sát Lục bộ
C. Ban hành chế độ lộc điền và quân điền
D. Hạn chế quyền lực của vương hầu, quý tộc

Câu 11: Nội dung nào sau đây là cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực quân đội, quốc phòng?

A. Bãi bỏ hầu hết các chức quan đại thần có quyền lực lớn
B. Chú trọng xây dựng đội ngũ quan lại có phẩm chất tốt
C. Chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý đất nước
D. Tổ chức các kì thi khảo võ nghệ để tuyển chọn tướng sĩ

.............

II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Đại Nam nhất thống toàn đồ là bản đồ Việt Nam dưới thời Nguyễn, được vẽ vào khoảng năm 1838, ghi rõ “Hoàng Sa”, “Vạn Lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam, phía ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam thuộc lãnh thổ Việt Nam. Trong bài “Địa lý Vương quốc Cô – chin – chi – na” (Tạp chí Hội Địa lí Hoàng gia Luân Đôn, Tập 19, 1849, tr.93) của Gút – láp, có đoạn ghi rõ Pa – ra – xeo (tức Hoàng Sa) thuộc lãnh thổ Việt Nam và chú thích cả tên Việt Nam là “Cát Vàng”.

(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.86)

a. Đại Nam nhất thống toàn đồ là bản đồ Việt Nam dưới thời Nguyễn, được vẽ vào thế kỉ XVIII.

b. Đại Nam nhất thống toàn đồ là một tài liệu, căn cứ để khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa trong lịch sử thuộc chủ quyền của Việt Nam.

c. Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa còn được ghi chép trong các tài liệu của người nước ngoài.

d. Đại Nam nhất thống toàn đồ là tấm bản đồ duy nhất của Việt Nam hiện nay thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

..........

Tải file để xem thêm đề thi

1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử 11

Xem đầy đủ đáp án đề thi trong file tải 

................

Xem đầy đủ đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử 11 trong file tải về

2. Đề thi học kì 2 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo

2.1 Đề thi học kì 2 môn Lịch sử 11 

TRƯỜNG THPT…..

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2024 - 2025
MÔN: LỊCH SỬ 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)

Phần A. Trắc nghiệm (7 điểm)

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng kết quả cuộc cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?

A. Góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng.
B. Giúp nông dân có thêm ruộng đất để sản xuất.
C. Văn hoá dân tộc, nhất là chữ Nôm được đề cao.
D. Giữ vững nền độc lập dài lâu cho dân tộc.

Câu 2: Tình trạng nào sau đây thể hiện sự suy yếu về chính trị của nhà Trần nửa sau thế kỉ XIV?

A. Tầng lớp quý tộc suy thoái, xuất hiện các cuộc khởi nghĩa của nô lệ
B. Chính quyền địa phương khủng hoảng; hạn hán, mất mùa diễn ra thường xuyên
C. Quan hệ với Chăm – pa và nhà Minh căng thẳng, mất mùa diễn ra thường xuyên
D. Triều chính bị gian thần lũng đoạn, việc nước không còn được quan tâm

Câu 3: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ được tiến hành

A. từ những năm 80 của thế kỉ XIV đến trước khi quân Minh xâm lược
B. từ những năm 70 của thế kỉ XIV đến trước khi quân Minh xâm lược
C. từ khi Hồ Quý Ly trở thành một đại thần đến khi ông qua đời
D. từ khi Hồ Quý Ly lên làm vua đến trước khi quân Minh xâm lược

Câu 4: Trong phương thức tuyển chọn quan lại, Hồ Quý Ly và nhà Hồ tăng cường

A. mở các khoa thi
B. bổ sung tầng lớp quý tộc
C. Thải hồi những người già yếu
D. Bổ sung những người khỏe mạnh

Câu 5: Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách nào sau đây trong lĩnh vực sở hữu ruộng đất?

A. Giảm thiểu sở hữu ruộng đất quy mô lớn của quý tộc
B. Tăng cường sở hữu ruộng đất quy mô lớn của quan lại
C. Hạn chế sở hữu ruộng đất quy mô lớn của tư nhân
D. Khuyến khích sử hữu ruộng đất của địa chủ và tư nhân

Câu 6: Trong lĩnh vực văn hóa, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã

A. đề cao Nho giáo, hạn chế Phật giáo và Đạo giáo
B. Chủ trọng Nho giáo và Phật giáo, hạn chế Đạo giáo
C. Khuyến khích Phật giáo, hạn chế Nho giáo
D. Hạn chế Nho giáo và Phật giáo, đề cao Đạo giáo

Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về chức năng của Lục bộ dưới thời vua Lê Thánh Tông?

A. Cơ quan giúp việc cho Lục Tự, Lục khoa
B. Theo dõi, giám sát hoạt động của Lục khoa.
C. Cơ quan cao cấp chủ chốt trong triều đình.
D. Phụ trách hoạt động quân sự của nhà nước.

Câu 8: “Coi trọng biên soạn quốc sử” là nội dung cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực nào sau đây?

A. Quân đội
B. Văn hóa
C. Luật pháp
D. Kinh tế

Câu 9: Trong nội dung cải cách, Hồ Quý Ly và vua Lê Thánh Tông đều

A. bãi bỏ nhiều cơ quan, chức quan cũ có nhiều quyền lực
B. khuyến khích và đề cao sử dụng chữ Nôm trong thi cử
C. hạn chế sỡ hữu ruộng đất quy mô lớn của quý tộc tôn thất
D. tăng cường cơ chế giám sát, ràng buộc nhau giữa các cơ quan

.............

II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 25: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Biển Đông là tên do người Việt Nam đặt từ xa xưa cho vùng biển nằm ở phía đông đất nước (Dư địa chí của Nguyễn Trãi năm 1435). Tên tiếng Anh của Biển Đông là South China Sea, do tổ chức Thủy đạc quốc tế đặt theo thông lệ quốc tế dựa vào tên địa danh của một quốc gia ven biển có diện tích lãnh thổ đất liền lớn nhất nhưng tên gọi này không hàm ý về chủ quyền. Người Trung Quốc gọi là Nam Hải, người Phi – lip – pin gọi là Biển Tây”

(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ chân trời sáng tạo, tr.77)

a. Biển Đông có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo cách gọi của từng quốc gia.

b. Tổ chức Thủy đạc quốc tế đặt tên cho Biển Đông là South China Sea (tức là vùng biển phía Nam Trung Quốc) vì Trung Quốc là quốc gia ven Biển Đông có diện tích lớn nhất.

c. Theo tổ chức Thủy đạc quốc tế, Biển Đông là vùng biển thuộc chủ quyền duy nhất của Trung Quốc.

d. Biển Đông là tên do người Việt Nam đặt do vùng biển này nằm ở phía đông đất nước ta, nhưng người Phi – lip – pin lại gọi là Biển Tây vì vùng biển này nằm ở phía tây đất nước Phi – lip – pin.

Phần B. Tự luận (3 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

a. Giải thích tầm quan trọng chiến lược của các đảo, quần đảo ở Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

b. Theo em, những nguồn tài nguyên nào ở Biển Đông được xem là lợi thế rất quan trọng để các nước trong khu vực hợp tác phát triển?

2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử 11

Xem đầy đủ đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử 11 trong file tải về

3. Đề thi học kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức 

3.1 Đề thi cuối kì 2 Lịch sử lớp 11

TRƯỜNG THPT…….

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2024 - 2025

MÔN: LỊCH SỬ 11

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.

Câu 1. Nhằm tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã tiến hành

A. cải cách văn hoá, xã hội, giáo dục.
B. xây dựng toà thành Tây Đô kiên cố.
C. buộc vua Trần nhường ngôi cho mình.
D. ban hành chính sách hạn điền, hạn nô.

Câu 2. Nửa sau thế kỉ XIV, cuộc khởi nghĩa nông dân nào sau đây đã diễn chống lại nhà Trần?

A. Khởi nghĩa Ngô Bệ (Hải Dương).
B. Khởi nghĩa Phan Bá Vành (Thái Bình).
C. Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang).
D. Khởi nghĩa Lam Sơn (Thanh Hoá).

Câu 3. Năm 1400, Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi và lập ra triều đại

A. nhà Lê sơ.
B. nhà Nguyễn.
C. nhà Hồ.
D. nhà Lý.

Câu 5: Ban cấp ruộng đất ruộng đất cho quý tộc, quan lại cao cấp từ nhất phẩm đến tứ phẩm là nội dung chủ yếu của chính sách cải cách nào sau đây của vua Lê Thánh Tông?

A. Quân điền
B. Hạn điền
C. Hạn nô
D. Lộc điền

Câu 6: Ruộng đất công ở các làng xã thời Lê Thánh Tông được phân chia theo chế độ nào sau đây?

A. Điền trang.
B. Lộc điền.
C. Quân điền.
D. Hạn điền

Câu 7: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, hệ thống cơ quan phụ trách đạo thừa tuyên có tên gọi là

A. Tam ty
B. Lục bộ
C. Lục khoa
D. Thông chính ty

Câu 8. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông cho lập thêm đạo thừa tuyên thứ 13 có tên gọi là

A. Hà Nội.
B. Phú Xuân.
C. Quảng Nam.
D. Tây Đô.

Câu 9: Trong cuộc cải cách thế kỉ XV, dưới đạo thừa tuyên, vua Lê Thánh Tông thiết lập hệ thống

A. phủ, huyện/châu, xã.
B. tỉnh/thành phố, huyện, xã
C. lộ, trấn, phủ, huyện/châu
D. tỉnh, phủ, huyện, slàng.

Câu 10: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, hệ thống quan lại được tuyển chọn chủ yếu thông qua

A. dòng dõi tôn thất
B. tiến cử
C. giáo dục – khoa cử
D. đề cử

...........

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Các nước giáp Biển Đông có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, In – đô – nê – xi – a và Phi – lip – pin.

Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Biển Đông là vùng biển có sản lượng đánh bắt hải sản hàng đầu thế giới với khoảng 6 triệu tấn, chiếm 10% tổng khối lượng toàn thế giới, riêng sản lượng cá xếp thứ 4/19 thế giới.

(Sách giáo khoa Lịch sử 11, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tr.76)

a. Những dẫn chứng được đưa ra trong đoạn tư liệu cho thấy Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược về kinh tế, chính trị - an ninh với nhiều quốc gia.

b. Theo tổ chức UNESCO, Biển Đông là vùng biển có sản lượng đánh bắt hải sản hàng đầu thế giới.

c. Việt Nam là một trong những quốc gia ven Biển Đông có sản lượng đánh bắt hải sản đứng hàng đầu thế giới

d. Biển Đông là vùng biển có sản lượng đánh bắt hải sản chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối trên toàn thế giới.

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau:

“Năm 1401, mùa hạ, tháng 4, Hán Thương sai làm sổ hộ tịch trong cả nước,…. Biên hết vào sổ những nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên và lấy sổ hiện tại làm thực số, không cho phép người lưu vong mà vẫn biên tên trong sổ. Yết thị cho các phiên trấn hễ có người Kinh nào trú ngụ thì đuổi về nguyên quán…. Trước đây Quý Ly có lần nói với các quan: “làm thế nào để có được 100 vạn quân để chống giặc Bắc?” Đồng tri khu mật sứ Hoàng Hối Khanh dâng kế sách này.”

(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử kí toàn thư, NXB Khoa học xã hội, HN, 1998, tr.201)

a. Đoạn trích đề cập đến cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng

b. Việc làm sổ hộ tịch trong cả nước đã chấn chỉnh tình trạng khai man hoặc ẩn lậu dân đinh ở làng xã

c. Chính sách cải cách trên đã giúp nhà Hồ có thể tuyển lựa quân với số lượng lớn

d. Việc làm sổ hộ tịch trong cả nước vừa phục vụ yêu cầu an sinh xã hội vừa phục vụ nhu cầu quốc phòng

...........

Tải file về để xem đầy đủ đề thi học kì 2 Lịch sử 11

3.2 Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử 11

Xem đầy đủ đáp án đề thi trong file tải về

3.3 Ma trận đề thi học kì 2 Lịch sử 11

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

 

PHẦN I

PHẦN II

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử

6

3

 

1

4

 

Nhận thức và tư duy lịch sử

6

5

 

2

4

 

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

 

1

3

 

 

5

TỔNG

12

9

3

3

8

5

 

24

16

.....

Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
Đóng