Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Soạn văn 9 tập 1 bài 5 (trang 60)

Qua "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" trích trong Vũ trung tùy bút đã thể hiện trình trạng đất nước ta vào thời vua Lê - chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII. Văn bản sẽ được tìm hiểu trong chương trình Ngữ Văn lớp 9.

Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. Bạn đọc hãy cùng tham khảo ngay sau đây.

Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Mẫu 1

Soạn văn Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh chi tiết

I. Tác giả

- Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) tên chữ là Tùng Niên hoặc Bỉnh Trực hiệu Đông Dã Tiều, tục gọi là Chiêu Hổ, người làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương (nay là xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương).

- Ông sống vào thời buổi đất nước loạn lạc nên muốn ẩn cư. Đến thời Minh Mạng nhà Nguyễn, vua vời ông ra làm quan. Tuy nhiều lần ông đã từ chức nhưng lại bị triệu ra.

- Phạm Đình Hổ để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc đủ các lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sử… đều bằng chữ Hán.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Vũ Trung tùy bút (Tùy bút viết trong những ngày mưa) là một tác phẩm đặc sắc của Phạm Đình Hổ, được viết vào khoảng đầu đời Nguyễn (đầu thế kỉ XIX).

- Tác phẩm trên gồm 88 mẩu chuyện nhỏ viết theo thể tùy bút, hiểu theo nghĩa là ghi chép tản mạn, tùy hứng không theo hệ thống kết cấu gì.

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”. Cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh.
  • Phần 2. Còn lại. Bọn hoạn quan mượn danh chúa để vơ vét của dân.

3. Tóm tắt

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh kể về cháu Trịnh Sâm. Sau khi dẹp hết bè phái trong ngoài muốn tranh giành quyền lực thì ra sức ăn chơi trác tán. Trịnh Sâm thường có thú vui là thưởng ngoạn Tây Hồ. Binh lính, quan lại theo hầu đông vui không khác gì mở hội. Chúa đi đến đâu cũng đem hết những thứ quý giá đem về phủ, không thiếu một thứ gì. Bọn quan lại trong cùng thường mượn gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm dân thường để vơ vét những đồ quý giá đem vào dân chúa.

III. Đọc - hiểu văn bản

1. Cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh

Cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của chúa Trịnh được tác giả ghi chép một cách chân thực, tỉ mỉ:

- Thời gian: Khoảng năm Giáp Ngọ, Ất Mùi (1774 - 17750) trong nước vô sư.

- Chúa Trịnh Sâm cho xây dựng đền đài liên miên để thỏa mãn thú ăn chơi, hưởng lạc.

- Mỗi tháng ba lần đều ra cung Thụy Liên trên Tây Hồ dạo chơi, mỗi cuộc đều đem theo nhiều binh lính tùy tùng.

- Đặc biệt là, thuyền đi đến đâu cũng ghé vào các cửa hàng trong chợ, vơ vét những sản vật quý trong thiên hạ đem về phủ không thiếu một thứ gì.

- Nhà văn tập trung miêu tả khung cảnh tùy tung đem một cây đa về phủ chúa để cho thấy sự kỳ công, sa hoa và tốn kém của chúa.

=> Khắc họa chân thực thói ăn chơi hưởng lạc của người đứng đầu đất nước, từ đó cho thấy một điềm báo trước về sự sụp đổ của một vương triều.

2. Bọn hoạn quan mượn danh chúa để vơ vét của dân

Thói ăn chơi hưởng lạc của người đứng đầu đất nước đã tạo cơ hội cho bọn hoạn quan mượn gió bẻ mang, ra ngoài dọa dẫm dân lành.

- Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh… thì biên lai hai chữ “phụng thủ” (lấy để dâng lên chúa) nhưng thực chất là đêm đến sai lính đến lấy đi rồi buộc tội cho người chủ là giấu vật cung phụng để lấy tiền của họ.

=> Vừa ăn cướp vừa la làng.

- Câu chuyện của chính gia đình ông: trước tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc hoa nở trắng xóa thơm lừng và cây lựu trắng, lựu đó lúc ra quả trông rất đẹp nhưng đều phải chặt đi cũng vì tránh tai họa như vậy.

=> Cách kể đầy thuyết phục khi chính tác giả cũng là người phải trải qua câu chuyện ấy.

Tổng kết: 

- Nội dung: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh đã phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh.

- Nghệ thuật: Lối văn ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động.

Soạn văn Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan hầu cận được miêu tả thông qua những chi tiết nào? Hãy nhận xét về lời văn ghi chép sự việc của các tác giả. Tại sao kết thúc đoạn văn miêu tả này, tác giả lại nói: “kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”?

- Những chi tiết cho thấy thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan hầu cận:

  • Chúa cho xây dựng cung đình, đền đài ở khắp nơi.
  • Thường xuyên tổ chức các cuộc dạo chơi ở Tây Hồ: mỗi tháng đến ba bốn lần. Huy động nhiều kẻ hầu người hạ, bày trò giải trí lố lăng.
  • Việc tìm vật “phụng thủ” diễn ra thực chất là để cướp đoạt những đồ quý trong thiên hạ và bóc lột tiền của.

- Lý do tác giả nói “kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”: giống như một lời dự báo về một thảm họa sắp xảy ra.

Câu 2. Bọn quan lại hầu cần trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn văn cuối bài: “Nhà ta ở phường Hà Khẩu cũng vì cớ ấy”.

- Bọn quan lại trong phủ chúa đã nhũng nhiều dân bằng những thủ đoạn: Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh… thì biên lai hai chữ “phụng thủ” (lấy để dâng lên chúa) nhưng thực chất là đêm đến sai lính đến lấy đi rồi buộc tội cho người chủ là giấu vật cung phụng để lấy tiền của họ.

- Ý nghĩa của đoạn cuối bài: Lời minh chứng khẳng định cho những chi tiết ở trên thêm thuyết phục hơn vì đó là câu chuyện xảy ra trong chính gia đình tác giả.

Câu 3. Theo em, có thể văn tùy bút trong bài có gì khác so với thể truyện mà các em đã học ở bài trước?

- Truyện: có cốt truyện cụ thể, rõ ràng và nhân vật được khắc họa với những nét ngoại hình, tính cách.

- Tùy bút: ghi chép các sự việc một cách tùy hứng, không theo một trình tự nào và nhân vật thì ít được khắc họa ngoại hình, tính cách.

II. Luyện tập

Căn cứ vào Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh và cả bài đọc thêm dưới đây, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày những điều em nhận thức được về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê - chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII.

Gợi ý:

  • Hiện thực đất nước ta trong thời kỳ vua Lê - chúa Trịnh: mục nát, hỗn loạn.
    Vua chúa ăn chơi hưởng lạc, không quan tâm đến việc triều chính.
  • Quan lại không khuyên can mà còn ỷ vào điều đó để lũng loạn thêm
  • Cuộc sống của nhân dân nghèo khổ, bị áp bức và bóc lột.

Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Mẫu 2

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan hầu cận được miêu tả thông qua những chi tiết nào? Hãy nhận xét về lời văn ghi chép sự việc của các tác giả. Tại sao kết thúc đoạn văn miêu tả này, tác giả lại nói: “kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”?

- Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan hầu cận được miêu tả thông qua:

  • Chúa Trịnh Sâm cho xây dựng đền đài liên miên để thỏa mãn thú ăn chơi, hưởng lạc.
  • Mỗi tháng ba lần đều ra cung Thụy Liên trên Tây Hồ dạo chơi, mỗi cuộc đều đem theo nhiều binh lính tùy tùng.
  • Đặc biệt là, thuyền đi đến đâu cũng ghé vào các cửa hàng trong chợ, vơ vét những sản vật quý trong thiên hạ đem về phủ không thiếu một thứ gì.

- Lý do tác giả nói “kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”: giống như một lời dự báo về một thảm họa sắp xảy ra.

Câu 2. Bọn quan lại hầu cần trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn văn cuối bài: “Nhà ta ở phường Hà Khẩu cũng vì cớ ấy”.

- Bọn quan lại hầu cần trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn: Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh… thì biên lai hai chữ “phụng thủ” (lấy để dâng lên chúa) nhưng thực chất là đêm đến sai lính đến lấy đi rồi buộc tội cho người chủ là giấu vật cung phụng để lấy tiền của họ.

- Ý nghĩa của đoạn cuối bài: Lời minh chứng khẳng định cho những chi tiết ở trên thêm thuyết phục hơn vì đó là câu chuyện xảy ra trong chính gia đình tác giả.

Câu 3. Theo em, có thể văn tùy bút trong bài có gì khác so với thể truyện mà các em đã học ở bài trước?

- Truyện: có cốt truyện cụ thể, rõ ràng và nhân vật được khắc họa với những nét ngoại hình, tính cách.

- Tùy bút: ghi chép các sự việc một cách tùy hứng, không theo một trình tự nào và nhân vật thì ít được khắc họa ngoại hình, tính cách.

II. Luyện tập

Căn cứ vào Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh và cả bài đọc thêm dưới đây, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày những điều em nhận thức được về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê - chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII.

Gợi ý:

Qua Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh trích trong Vũ trung tùy bút đã thể hiện trình trạng đất nước ta vào thời vua Lê - chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII đã được phản ánh chân thực. Vua chúa thì chỉ biết ăn chơi hưởng lạc, không quan tâm đến việc triều chính. Còn quan lại không khuyên can mà còn ỷ vào điều đó để lũng loạn thêm. Tình trạng đất nước trở nên rối ren, hỗn loạn. Điều đó khiến cho đời sống nhân dân ngày càng khổ cực, bị áp bức và bóc lột đến tận xương tủy. Thật là căm giận thay cho một chính quyền mục nát.

Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Mẫu 3

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1.

- Thói ăn chơi xa xỉ của các chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả qua các chi tiết:

  • Xây dựng nhiều cung điện, đình đài liên miên.
  • Mỗi tháng ba bốn lần, Vương ra cung Thụy Liên trên bờ Tây Hồ, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ, các nội thần đều bịt khăn, mặc áo đàn bà, bày bách hóa chung quanh bờ hồ để bán.
  • Bao nhiêu loại trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu một thứ gì.

- Lời văn ghi chép sự việc của tác giả: Khách quan, chân thực với những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng.

- Nguyên nhân: Tác giả dự báo về tai họa có thể xảy ra trong tương lai.

Câu 2.

- Những trò nhũng nhiễu dân của bọn quan lại, hầu cận: Nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm; Họ dò xét nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân đem lính đến lấy phăng đi, rồi buộc tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền.

- Ý nghĩa của đoạn cuối: Tác giả ghi lại những việc xảy ra trong chính gia đình của mình nhằm làm tăng tính chân thực.

Câu 3.

- Truyện:

  • Cốt truyện được trình bày có mở đầu, diễn biến, kết thúc
  • Nhân vật được xây dựng có đặc điểm ngoại hình, chi tiết miêu tả nội tâm, diễn biến tâm lí.

- Tuỳ bút:

  • Là sự ghi chép tuỳ hứng, có khi tản mạn, không theo một cốt truyện nào mà chủ yếu nhằm bộc lộ tình cảm, thái độ của tác giả.
  • Nhân vật ít được miêu tả ngoại hình, tâm lí.

II. Luyện tập

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được trích trong Vũ trung tùy bút của nhà văn Phạm Đình Hổ đã cho thấy thực trạng đất nước ta vào thời vua Lê - chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII. Vua chúa thì chỉ biết ăn chơi hưởng lạc, không quan tâm đến việc triều chính. Tiêu biêu là chúa Trịnh Sâm, quanh năm cho xây dựng đền đài liên miên để thỏa mãn thú ăn chơi, hưởng lạc. Mỗi tháng ba lần đều ra cung Thụy Liên trên Tây Hồ dạo chơi, mỗi cuộc đều đem theo nhiều binh lính tùy tùng. Đặc biệt là, thuyền đi đến đâu cũng ghé vào các cửa hàng trong chợ, vơ vét những sản vật quý trong thiên hạ đem về phủ không thiếu một thứ gì. Còn quan lại không khuyên can mà còn ỷ vào điều đó để lũng loạn thêm. Bọn quan lại hầu cần trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh… thì biên lai hai chữ “phụng thủ” (lấy để dâng lên chúa) nhưng thực chất là đêm đến sai lính đến lấy đi rồi buộc tội cho người chủ là giấu vật cung phụng để lấy tiền của họ. Từ đó dẫn đến tình trạng đất nước trở nên rối ren, hỗn loạn. Đời sống nhân dân ngày càng khổ cực, bị áp bức và bóc lột đến tận xương tủy. Thật là căm giận thay cho một chính quyền mục nát.

Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Mẫu 4

(1) Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.

(2) Thân bài

a. Cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh

Cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của chúa Trịnh được tác giả ghi chép một cách chân thực, tỉ mỉ:

- Thời gian: Khoảng năm Giáp Ngọ, Ất Mùi (1774 - 17750) trong nước vô sư.

- Chúa Trịnh Sâm cho xây dựng đền đài liên miên để thỏa mãn thú ăn chơi, hưởng lạc.

- Mỗi tháng ba lần đều ra cung Thụy Liên trên Tây Hồ dạo chơi, mỗi cuộc đều đem theo nhiều binh lính tùy tùng.

- Đặc biệt là, thuyền đi đến đâu cũng ghé vào các cửa hàng trong chợ, vơ vét những sản vật quý trong thiên hạ đem về phủ không thiếu một thứ gì.

- Nhà văn tập trung miêu tả khung cảnh tùy tung đem một cây đa về phủ chúa để cho thấy sự kỳ công, sa hoa và tốn kém của chúa.

=> Khắc họa chân thực thói ăn chơi hưởng lạc của người đứng đầu đất nước, từ đó cho thấy một điềm báo trước về sự sụp đổ của một vương triều.

b. Bọn hoạn quan mượn danh chúa để vơ vét của dân

Thói ăn chơi hưởng lạc của người đứng đầu đất nước đã tạo cơ hội cho bọn hoạn quan mượn gió bẻ mang, ra ngoài dọa dẫm dân lành.

- Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh… thì biên lai hai chữ “phụng thủ” (lấy để dâng lên chúa) nhưng thực chất là đêm đến sai lính đến lấy đi rồi buộc tội cho người chủ là giấu vật cung phụng để lấy tiền của họ.

=> Vừa ăn cướp vừa la làng.

- Câu chuyện của chính gia đình ông: trước tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc hoa nở trắng xóa thơm lừng và cây lựu trắng, lựu đó lúc ra quả trông rất đẹp nhưng đều phải chặt đi cũng vì tránh tai họa như vậy.

=> Cách kể đầy thuyết phục khi chính tác giả cũng là người phải trải qua câu chuyện ấy.

(3) Kết bài

Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 46
  • Lượt xem: 15.398
  • Dung lượng: 52 KB
Liên kết tải về
Tìm thêm: Soạn Văn 9
Sắp xếp theo