Văn mẫu lớp 9: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ Văn mẫu 9 Chân trời sáng tạo

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ gồm 2 mẫu hay nhất, giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới cho đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Quê hương, bài thơ Nhớ rừng.

Tám chữ

Nhờ đó, các em dễ dàng trả lời câu hỏi tiết Viết - Bài 1: Thương nhớ quê hương (Thơ) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 25. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn, viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ tám chữ thật hay.

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Quê hương

Bài thơ Quê hương của Tế Hanh gợi cho tôi nhiều cảm xúc, ấn tượng. Những câu thơ mở đầu là lời giới thiệu hết sức đơn giản về quê hương của nhân vật trữ tình. Đó là một làng chài có truyền thống lâu đời, nằm gần biển. Sau đó, tác giả tiếp tục khắc họa công việc quen thuộc của người dân quê hương đó là ra khơi đánh bắt cá. Hình ảnh con thuyền ra khơi đầy dũng mãnh, hứa hẹn về một vụ mùa bội thu. Nhưng có lẽ với tôi, ấn tượng nhất phải là khung cảnh đoàn thuyền khi trở về. Bến đỗ trở nên tấp nập, sôi động cho thấy một chuyến ra khơi bội thu. Người dân chài lưới đầy khỏe khoắn đang làm công việc thu hoạch cá. Con thuyền thì trở về nằm nghỉ ngơi sau hành trình lao động vất vả. Đến khổ thơ cuối, Tế Hanh đã bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ quê hương khi phải xa cách. Tác giả nhớ những hình ảnh quen thuộc của quê hương “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”, “con thuyền rẽ sóng”… Câu thơ cuối thốt lên gửi gắm tình cảm, nỗi nhớ da diết: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”. Tác phẩm có âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động cùng với ngôn từ giản dị. Tôi thực sự yêu thích bài thơ Quê hương.

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Nhớ rừng

Ở trong Nhớ Rừng, Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng tha thiết qua lời mượn của con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước. Nỗi lòng của hổ là tâm sự của chàng thanh niên Thế Lữ mơ về cuộc sống tươi đẹp đã qua trong quá khứ. Đó cũng là tinh thần chung của hầu hết các bài thơ của Thế Lữ cũng như trong phong trào Thơ Mới, mang theo khát khao của con người muốn được sống chính là mình. Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, “tâm bệnh của thời đại” bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hòa bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng. Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan tỏa một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tưởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨