-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Soạn bài Thúy Kiều báo ân, báo oán Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 131 sách Chân trời sáng tạo tập 1
Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du thể hiện được ước mơ công lí, chính nghĩa của nhân dân “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo".

Download.vn mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn bài Thúy Kiều báo ân, báo oán Chân trời sáng tạo.
Soạn văn 9: Thúy Kiều báo ân, báo oán
Soạn bài Thúy Kiều báo ân, báo oán
Chuẩn bị đọc
Đọc nhan đề văn bản và quan sát tranh minh họa, dự đoán nội dung văn bản.
Hướng dẫn giải:
Dự đoán: Từ Hải giúp Thúy Kiều trả ân, báo oán.
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Xác định những từ ngữ dùng để miêu tả khung cảnh Kiều thực hiện việc báo ân, báo oán.
Hướng dẫn giải:
Từ ngữ dùng để miêu tả khung cảnh Kiều thực hiện việc báo ân, báo oán: trướng hùm, trung quân, cửa viên, tiên nghiêm
Câu 2. Tóm tắt nội dung cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều (từ dòng 2319 đến dòng 2323).
Hướng dẫn giải:
Thúy Kiều nói với Từ Hải rằng sẽ xử quyết báo đền ân tình, trả thù với những kẻ giúp đỡ, gây hại nàng.
Câu 3. Đọc đoạn thơ từ dòng 2327 đến dòng 2332, em hình dung như thế nào về tâm trạng, giọng điệu của Kiều?
Hướng dẫn giải:
Tâm trạng, giọng điệu: thân mật, biết ơn
Câu 4. Cách dùng từ tiểu thư để xưng hô trong lời thoại thể hiện thái độ gì của người nói đối với người nghe?
Hướng dẫn giải:
Thái độ: mỉa mai, chì chiết
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Xác định các sự kiện chính được kể trong văn bản trên và những nhân vật gắn liền với các sự kiện ấy. Từ đó, tìm bố cục và nêu nội dung bao quát của văn bản.
Hướng dẫn giải:
- Từ Hải mở “trướng hùm” và trao toàn quyền báo ân, báo oán cho Thúy Kiều (Từ Hải, Thúy Kiều)
- Kiều báo ân Thúc Sinh và một số người khác (Thúy Kiều, Thúc Sinh,...)
- Kiều báo oán Hoạn Thư và những kẻ khác (Thúy Kiều, Hoạn Thư,...)
- Lời bình của người kể chuyện
- Bố cục:
- Phần 1. Từ đầu đến “Việc ấy để cho mặc nàng”: Từ Hải mở “trướng hùm” và trao toàn quyền báo ân, báo oán cho Thúy Kiều
- Phần 2. Tiếp theo đến “ Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa ”: Thúy Kiều báo ân Thúc Sinh.
- Phần 3. Tiếp theo đến “cứ sao gia hình”: Thúy Kiều báo oán Hoạn Thư.
- Phần 4. Còn lại: lời của người kể chuyện
- Nội dung bao quát: Thúy Kiều báo ân, báo oán
Câu 2. Nhận xét về khung cảnh nơi Thúy Kiều thực hiện việc báo ân, báo oán. Việc khắc họa khung cảnh đó có ý nghĩa gì đối với cuộc đời nàng Kiều?
Hướng dẫn giải:
- Nhận xét về khung cảnh nơi Thúy Kiều thực hiện việc báo ân, báo oán: uy nghi, trang trọng, thiêng liêng
- Việc khắc họa khung cảnh đó có ý nghĩa thể hiện sự thay đổi đối với cuộc đời nàng Kiều: sau cuộc đời bất hạnh, chìm nổi thì nàng đã có được vị trí trang trọng, cao quý
Câu 3. Tìm một số chi tiết miêu tả hành động, ngôn ngữ của Thúy Kiều được thể hiện trong văn bản. Những chi tiết ấy cho thấy Thuý Kiều là người như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Kiều nhớ ơn Thúc Sinh thoát khỏi lầu xanh, gọi Thúc Sinh là “cố nhân”, “chàng” và tự nhận là “người cũ”
- Kiều vẫn “chào thưa”, gọi Hoạn Thư là “tiểu thư”...
- Sau khi nghe lời lẽ của Hoạn Thư, Kiều buộc phải khen: “Khen cho: Thật đã nên rằng,/Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời.”
- Cuối cùng, nàng còn tha bổng cho Hoạn Thư: “Đã lòng tri quá thì nên,/Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.”
=> Thúy Kiều: một người phụ nữ trọng tình nghĩa, giàu lòng vị tha.
Câu 4. Em có suy nghĩ gì về việc Thuý Kiều tha bổng Hoạn Thư? Sự việc ấy thể hiện nét tính cách gì của nhân vật Thúy Kiều?
Hướng dẫn giải:
- Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư vì bản tính nhân hậu, khoan dung của nàng.
- Việc làm ấy là hợp lý vì phù hợp với tính cách của Thúy Kiều.
- Những lời cuối cùng Kiều nói cho thấy nàng là người có tấm lòng vị tha.
Câu 5. Hành động, lời nói của Hoạn Thư thể hiện điều gì về tính cách nhân vật này? Theo em, nhân vật Hoạn Thư, Từ Hải có vai trò gì trong việc thể hiện chân dung nhân vật Thúy Kiều?
Hướng dẫn giải:
- Hoạn Thư là một người phụ nữ khôn ngoan, có tâm địa và thủ đoạn. Trong hoàn cảnh “hồn lạc phách xiêu” những được những lí lẽ chặt chẽ để thuyết phục Kiều tha cho mình.
- Hoạn Thư chính là nguyên nhân dẫn đến những đau khổ của Kiều. Còn Từ Hải đem đến công bằng, hạnh phúc cho Thúy Kiều, giúp nàng báo ân, báo oán.
Câu 6. Xác định chủ đề của văn bản. Căn cứ vào đâu em có thể xác định như vậy.
Hướng dẫn giải:
- Chủ đề: Hành động báo ân, báo oán nhân danh công lý, ân nghĩa của Thúy Kiều và Từ Hải.
- Căn cứ vào nhan đề của văn bản; cách khắc họa khung cảnh báo ân, báo oán; cách khắc họa tính cách nhân vật; lời đối thoại; cách xây dựng nhân vật trong tính chỉnh thể của văn bản;...
Câu 7. Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện bằng thơ lục bát trong văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu) và văn bản Thúy Kiều báo ân, báo oán (Nguyễn Du)?
Hướng dẫn giải:
Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện bằng thơ lục bát trong văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu) và văn bản Thúy Kiều báo ân, báo oán (Nguyễn Du):
- Giàu nhạc điệu, ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật giàu cảm xúc, các yếu tố thanh điệu, vần, nhịp góp phần khắc họa nhân vật,...
- Những dòng thơ lục bát kết hợp khéo léo giữa kể chuyện và miêu tả, giữa lời người kể chuyện với lời nhân vật, giữa hành động lời nói với miêu tả tâm lí,...
- Xây dựng đối thoại của nhân vật qua câu thơ lục bát uyển chuyển, biến hóa,...
Câu 8. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về cách Thúy Kiều báo ân, báo oán trong văn bản trên so với cách một nhân vật trong truyện cổ dân gian (mà em biết) ứng xử với những ân oán của họ.
Hướng dẫn giải:
- Lựa chọn nhân vật trong truyện cổ dân gian
- So sánh Thúy Kiều với nhân vật đó về cách báo ân, báo oán

Chọn file cần tải:
-
Soạn văn 9: Thúy Kiều báo ân báo oán 197,5 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
-
Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Cánh diều
-
Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài Chân trời sáng tạo
-
Soạn bài Ngọ Môn Chân trời sáng tạo
-
Soạn bài Cảnh ngày xuân Cánh diều
-
Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích Cánh diều
-
Soạn bài Tiếng đàn giải oan Chân trời sáng tạo
-
Đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán
-
Soạn bài Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì Chân trời sáng tạo
-
Văn mẫu lớp 9: Đóng vai Thúy Kiều kể lại việc báo ân báo oán (Dàn ý + 6 Mẫu)
Lớp 9 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Mầm non
50.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về vấn đề rác thải nhựa (Dàn ý + 6 Mẫu)
50.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Tổng hợp mở bài về tác phẩm Rừng Xà Nu hay nhất (76 mẫu)
100.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Cảm nhận về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
100.000+ -
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
100.000+ -
Công thức tính đường cao trong tam giác
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Tổng hợp mở bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt (42 mẫu)
100.000+ -
Các công thức mở bài Ngữ Văn 9 (30 mẫu)
100.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt (3 Dàn ý + 11 mẫu)
100.000+ -
Thuyết minh về Cố đô Huế (Dàn ý + 11 Mẫu)
100.000+
Mới nhất trong tuần
-
Ngữ Văn 9 - Tập 1
- Bài 1: Thương nhớ quê hương (Thơ)
-
Bài 2: Giá trị của văn chương (Văn bản nghị luận)
- Soạn Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ
- Soạn Ý nghĩa văn chương
- Soạn Thơ ca
- Thực hành tiếng Việt (trang 42)
- Soạn Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước
- Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
- Nói và nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến
- Ôn tập (trang 54)
- Phiếu bài tập chủ đề 2 - Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
-
Bài 3: Những di tích lịch sử và danh thắng (Văn bản thông tin)
- Soạn Vườn quốc gia Cúc Phương
- Soạn Ngọ Môn
- Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng Thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận
- Thực hành tiếng Việt (trang 71)
- Soạn Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
- Nói và nghe: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
- Ôn tập (trang 86)
- Phiếu bài tập chủ đề 3 - Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
-
Bài 4: Con người trong thế giới kì ảo (Truyện truyền kì)
- Soạn Chuyện người con gái Nam Xương
- Soạn Truyện lạ nhà thuyền chài
- Soạn Sơn Tinh - Thủy Tinh
- Thực hành tiếng Việt (trang 109)
- Bài tập về Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Soạn Dế chọi
- Nói và nghe: Kể một câu chuyện tưởng tượng
- Ôn tập (trang 121)
- Phiếu bài tập chủ đề 4 - Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 5: Khát vọng công lí (Truyện thơ Nôm)
-
Ngữ Văn 9 - Tập 2
-
Bài 6: Những vấn đề toàn cầu (Văn bản nghị luận)
- Soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Soạn Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
- Soạn Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng
- Thực hành tiếng Việt (trang 15)
- Soạn Bản sắc dân tộc: cái gốc của mọi công dân toàn cầu
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một việc có tính thời sự
- Ôn tập (trang 29)
- Bài 7: Hành trình khám phá sự thật (Truyện trinh thám)
- Bài 8: Những cung bậc tình cảm (Thơ song thất lục bát)
- Bài 9: Những bài học từ trải nghiệm đau thương (Kịch - Bi kịch)
- Bài 10: Những tiếng vọng ngày qua (Thơ)
-
Bài 6: Những vấn đề toàn cầu (Văn bản nghị luận)
- Không tìm thấy