Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 126 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho học sinh tham khảo khi tìm hiểu về tác phẩm.

Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 9: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, giúp chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Hãy cùng tham khảo ngay sau đây.

Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Chuẩn bị đọc

Em nghĩ gì về những người sẵn sàng cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn?

Hướng dẫn giải:

Những người sẵn sàng cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn: tốt bụng, giàu lòng nhân ái, đáng khâm phục,...

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Em hình dung ra sao về cảnh “tả đột hữu xung” của Lục Vân Tiên trong đoạn thơ này?

Hướng dẫn giải:

Hình dung: Lục Vân Tiên chỉ có một mình, không có vũ khí nhưng vẫn đánh bại bọn cướp.

Câu 2. Việc Vân Tiên bảo Nguyệt Nga “khoan khoan ngồi đó chớ ra...” cho thấy chàng là người như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Chàng là người coi trọng lễ giáo, sống chuẩn mực.

Câu 3. Hai dòng thơ cuối của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?

Hướng dẫn giải:

Hai câu cuối gợi cho em về lí tưởng của người anh hùng.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Theo em, nhan đề Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga có thể hiện được nội dung bao quát của văn bản không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Nhan đề Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga có thể hiện được nội dung bao quát của văn bản vì văn bản trên kể về sự việc Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga.

Câu 2. Tóm tắt các sự việc được kể và xác định bố cục của văn bản.

Hướng dẫn giải:

- Sự việc được kể:

  • Vân Tiên tả xung hữu đột, đánh bọn cướp Phong Lai
  • Kiều Nguyệt Nga muốn đền ơn, Vân Tiên từ chối.

- Bố cục:

  • Phần 1: Từ đầu đến “Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”. Lục Vân Tiên đánh bọn cướp.
  • Phần 2. Còn lại. Lục Vân Tiên cứu được Kiều Nguyệt Nga và cuộc trò chuyện của cả hai.

Câu 3. Nhân vật Lục Vân Tiên hiện lên với những phẩm chất nào? Đó có phải là phẩm chất của người anh hùng không? Vì sao? Phân tích một số chi tiết miêu tả hành động, lời nói của Lục Vân Tiên để làm rõ ý kiến của em.

Hướng dẫn giải:

- Lục Vân Tiên là một chàng trai tài giỏi, trượng nghĩa.

  • Đánh bại bọn cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga: “Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô” thể hiện sự nhanh trí, gan dạ của Lục Vân Tiên; Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ/Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” thể hiện bản lĩnh của một người quân tử, trước khi ra tay chàng đã nêu rõ lý do là vì chính nghĩa, không phải là hành vi đánh lén; Trận đánh diễn ra cay cấn: “bốn phía phủ vây bịt bùng” vô cùng nguy hiểm đối với Lục Vân Tiên nhưng chàng vẫn “tả xung hữu đột” chẳng khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
  • Khi nghe Kiều Nguyệt Nga bày tỏ mong muốn Lục Vân Tiên cùng đi đến gặp cha để đền ơn, Lục Vân Tiên nghe vậy từ chối: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn… Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

- Lục Vân Tiên là một con người có học thức, trọng lễ giáo phong kiến:

  • Khi nghe tiếng khóc ở trong xe, Lục Vân Tiên hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này?”
  • Người bên trong trả lời rõ sự tình: “Tôi thiệt người ngay/Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ”.
  • Lục Vân Tiên ngăn không cho hai cô gái ra ngoài: “Khoan khoan ngồi đó chớ ra/Nàng là phận gái ta là phận trai”: giữ đúng chuẩn mực đạo đức, nam nữ thụ thụ bất thân.
  • Lục Vân Tiên hỏi thăm tên tuổi, xuất thân và lý do vì sao gặp nạn trên đường.

=> Những phẩm chất của Lục Vân Tiên đều là phẩm chất của người anh hùng.

Câu 4. Phân tích đặc điểm của nhân vật Kiều Nguyệt Nga (lưu ý những cử chỉ, lời nói của nàng khi đáp lời Lục Vân Tiên).

Hướng dẫn giải:

- Gia giáo, lễ phép thể hiện qua hành động đoan trang, khuôn phép: “Thưa rằng: “Tôi thiệt người ngay…”; “Trước xe quân tử tạm ngồi/Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa”.

- Hiếu thảo: nàng cùng với tì tất tên là Kim Liên, quê ở quận Tây Xuyên, cha là tri phủ miền Hà Khê nhận được bức thư của cha đến đó để định việc hôn nhân, khẳng định “làm con đâu dám cãi cha”

- Ân nghĩa, thủy chung: Kiều Nguyệt Nga còn bộc lộ mong muốn Lục Vân Tiên đi cùng mình đến gặp cha để đền tạ công ơn: “Gẫm câu báo đức thù công/Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”

=> Kiều Nguyệt Nga là con người biết trước sau, hiếu nghĩa.

Câu 5. Xác định chủ đề của văn bản và phân tích các căn cứ giúp em xác định chủ đề đó.

Hướng dẫn giải:

  • Chủ đề: Tinh thần xả thân đánh cướp cứu người, không màng nguy hiểm của người anh hùng Lục Vân Tiên.
  • Căn cứ: hành động, lời nói của Lục Vân Tiên cho thấy chàng sẵn sàng dẹp bọn cướp, không màng ơn nghĩa và câu nói cuối bài: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn… Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”

Câu 6. Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua văn bản? Ngày nay, thông điệp ấy có còn giá trị không? Vì sao?

Câu 7. Tìm hiểu sự nghiệp, quá trình sáng tác thơ văn của tác giả Nguyễn Đình Chiểu và chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt (nếu có) giữa:

a. Hoàn cảnh, mục đích sáng tác Truyện Lục Vân Tiên và các tác phẩm khác của ông như Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,...

b. Tình cảm, cảm xúc của tác giả khi kể lại hành động Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên và khi nhắc đến “trang dẹp loạn” trong bài thơ Chạy giặc (xem thêm Ngữ văn 8, tập hai, bộ sách Chân trời sáng tạo).

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨

    Tài liệu tham khảo khác

    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm