Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt 2 sách Chân trời sáng tạo Phiếu bài tập Tiếng Việt lớp 2 năm 2024 - 2025 (Cả năm)
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt 2 sách Chân trời sáng tạo là tài liệu bao gồm các bộ đề bài tập cuối tuần.
Tài liệu dưới đây sẽ giúp chọc sinh củng cố kiến thức trong tuần học thật tốt. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây. Để nhận file cả năm, vui lòng liên hệ SĐT: 0936120169.
Tài liệu bao gồm:
- Bộ số 1 gồm: 36 đề của HK1 (cơ bản +nâng cao, có đáp án, cập nhật theo từng tuần); 22 đề của HK2 ( cơ bản + nâng cao, từ tuần 19 - 29, có đáp án)
- Bộ số 2 bao gồm: 35 đề, 76 trang của cả năm học
- File Word có thể chỉnh sửa.
- File PDF thuận tiện in trên Mobile.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt 2 sách Chân trời sáng tạo
1. Phiếu bài tập Tiếng Việt 2 CTST (bộ số 1)
Tuần 1 - Đề cơ bản
I. Đọc hiểu văn bản
ĐÔI BÀN TAY BÉ
“Đôi bàn tay bé xíu
Lại siêng năng nhất nhà
Hết xâu kim cho bà
Lại nhặt rau giúp mẹ
Đôi bàn tay be bé
Nhanh nhẹn ai biết không?
Chiều tưới cây cho ông
Tối chép thơ tặng bố
Đôi bàn tay bé nhỏ
Bế em (mẹ vắng nhà)
Đôi tay biết nhường quà
Dỗ dành khi em khóc
Đôi bàn tay bé nhóc
Điểm mười giành lấy ngay
Phát biểu xây dựng bài
Và nổi danh múa dẻo
Đôi bàn tay bé khéo
Mười ngón mười bông hoa.”
(Nguyễn Lãm Thắng)
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi:
Câu 1. Các từ ngữ miêu tả đôi bàn tay của bé là gì?
A. Bé xíu, be bé, bé nhóc, bé khéo
B. Bé xíu, be bé, bé nhóc, bé nhỏ
C. Bé xíu, be bé, bé nhóc, bé xinh
D. Bé xíu, be bé, bé nhóc, bé ngoan
Câu 2. Đôi bàn tay của bé đã làm những công việc gì?
A. Xâu kim cho bà, nhặt rau giúp mẹ
B. Tưới cây cho ông, chép thơ tặng bố
C. Bế em, nhường quà và dỗ dành khi em khóc
D. Giành lấy điểm mười, phát biểu xây dựng bài, múa dẻo
E. Cả bốn đáp án trên đều đúng
Câu 3. Mười ngón tay của bé là?
A. Mười bông hoa
B. Mười cái kẹo
C. Mười quyển sách
D. Mười búp măng
Câu 4. Theo em, bạn nhỏ trong bài thơ có tính cách như thế nào?
A. Chăm chỉ
B. Ngoan ngoãn
C. Biết nhường nhịn, yêu thương
D. Cả ba đáp án đều đúng
Câu 5. Qua bài thơ, em rút ra được bài học gì?
A. Cần siêng năng làm việc nhà, giúp đỡ bố mẹ
B. Hãy chăm chỉ học tập, rèn luyện
C. Luôn yêu thương, giúp đỡ bạn bè
D. Cả A, B đều đúng
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Chọn tên gọi cho mỗi vật trong bức tranh:
Bài 2. Điền c hoặc k?
con ...iến
quả ...à
...ông an
..iên trì
Bài 3. Đặt câu với các từ: khôn lớn, ngoan ngoãn
III. Viết
Bài 1. Viết chính tả:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu về bản thân.
Xem thử Phiếu BTCT Tiếng Việt lớp 2 CTST
2. Phiếu bài tập Tiếng Việt 2 CTST (bộ số 2)
Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 1
I. Luyện đọc văn bản sau:
TÔI LÀ HỌC SINH LỚP HAI
Ngày khai trường đã đến.
Sáng sớm, mẹ mới gọi một câu mà tôi đã vùng dậy, khác hẳn mọi ngày. Loáng
một cái, tôi đã chuẩn bị xong mọi thứ. Bố ngạc nhiên nhìn tôi, còn mẹ cười tủm tỉm. Tôi
rối rít: “Con muốn đến lớp sớm nhất”.
Tôi háo hức tưởng tượng ra cảnh mình đến đầu tiên, cất tiếng chào thật to những bạn đến sau. Nhưng vừa đến cổng trường, tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp đang ríu rít nói cười ở sân. Thì ra, không chỉ mình tôi muốn đến sớm nhất. Tôi chào mẹ, chạy ào vào cùng các bạn.
Chúng tôi tranh nhau kể về chuyện ngày hè. Ngay cạnh chúng tôi, mấy em lớp 1 đang rụt rè níu chặt tay bố mẹ, thật giống tôi năm ngoái. Trước các em, tôi cảm thấy mình lớn bổng lên. Tôi đã là học sinh lớp 2 rồi cơ mà.
Văn Giá
II. Đọc – hiểu:
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Chi tiết bạn nhỏ “vùng dậy”, “chuẩn bị xong mọi thứ” cho thấy:
A. Bạn nhỏ rất buồn ngủ.
B. Bạn nhỏ rất háo hức đến trường.
C. Bạn nhỏ rất chăm ngoan.
2. Bố và mẹ cảm thấy thế nào trước hành động khác hẳn mọi ngày của bạn nhỏ?
A. ngạc nhiên, thích thú
B. kì lạ
C. khó hiểu
3. Khi thấy các bạn cùng lớp, bạn nhỏ đã làm gì?
A. ngạc nhiên vì các bạn cùng đến sớm
B. ríu rít chuyện trò cùng các bạn.
C. chào mẹ, chạy ào vào chỗ các bạn.
4. Ngày Khai giảng hàng năm của nước ta thường diễn ra vào ngày nào?
A. Ngày 2 tháng 2
B. Ngày 1 tháng 6
C. Ngày 5 tháng 9
III. Luyện tập:
5. Nối từ ngữ với hình.
6. Viết 1 câu có từ ngữ ở bài tập 5.
M: Bé Mai đang quét nhà.
......................................................................................................................................
7. Điền c/k/q vào chỗ chấm:
- con … ò - con … uạ | - con … iến - cây … ầu | - con … ông - cái … ìm |
8. Viết 2-3 từ ngữ:
a. Chỉ tính nết của trẻ em: M : ngoan ngoãn
......................................................................................................................................
b. Chỉ hoạt động của trẻ em: M : đọc truyện
......................................................................................................................................
9. Đặt 1 câu có chứa từ em tìm được ở bài 8.
Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 2
I. Luyện đọc văn bản sau:
NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG
Khi cơn mưa vừa dứt, hai anh em Bi và Bống chợt thấy cầu vồng.
- Cầu vồng kìa! Em nhìn xem. Đẹp quá! Bi chỉ lên bầu trời và nói tiếp:
- Anh nghe nói dưới chân cầu vồng có bảy hũ vàng đấy. Bống hưởng ứng:
- Lát nữa, mình sẽ đi lấy về nhé! Có vàng rồi, em sẽ mua nhiều búp bê và quần áo đẹp.
- Còn anh sẽ mua một con ngựa hồng và một cái ô tô.
- Bỗng nhiên, cầu vồng biến mất. Bi cười:
- Em ơi! Anh đùa đấy! Ở đấy không có vàng đâu. Bống vui vẻ:
- Thế ạ? Nếu vậy, em sẽ lấy bút màu để vẽ tặng anh ngựa hồng và ô tô.
- Còn anh sẽ vẽ tặng em búp bê và quần áo đủ các màu sắc.
Không có bảy hũ vàng dưới chân cầu vồng, hai anh em vẫn cười vui vẻ.
(Theo 108 truyện mẹ kể con nghe)
II. Đọc – hiểu:
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Khi cơn mưa vừa dứt, Bi và Bống nhìn thấy gì?
A. nước
B. đá
C. cầu vồng
2. Nếu có bảy hũ vàng Bống sẽ làm gì?
A. ngựa hồng và ô tô.
B. túi xách, đồng hồ
C. búp bê và quần áo đẹp.
3. Nếu có bảy hũ vàng Bi sẽ làm gì?
A. ngựa hồng và một cái ô tô.
B. túi xách, đồng hồ
C. búp bê và quần áo đẹp.
4. Khi không có bảy hũ vàng, hai anh em làm gì?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
III. Luyện tập:
5. Gạch dưới từ chỉ sự vật có trong câu sau:
Bé không đi giày của mẹ, không buộc tóc giống cô, không đeo đồng hồ.
6. Gạch dưới từ chỉ hoạt động có trong câu sau:
Em đang học bài. Em giúp mẹ nhặt rau.
7. Điền g/gh vào chỗ chấm:
…. ế gỗ, ….ồ ghề, ….ắn liền, ….ê gớm
8. Viết tên các bạn dưới đây theo thứ tự trong bảng chữ cái:
9. Viết 3-4 câu tự giới thiệu theo gợi ý sau:
Gợi ý: - Em tên là gì?
- Em học lớp nào, trường nào?
- Em có sở thích gì?
- Ước mơ của em là gì?
. Luyện đọc văn bản sau:
Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 3
EM CÓ XINH KHÔNG?
Voi em thích mặc đẹp và thích được khen xinh. Ở nhà, voi em luôn hỏi anh:
“Em có xinh không?”. Voi anh bao giờ cũng khen: “Em xinh lắm!”
Một hôm, gặp hươu, voi em hỏi:
- Em có xinh không?
Hươu ngắm voi rồi lắc đầu:
- Chưa xinh lắm vì em không có đôi sừng giống anh.
Nghe vậy, voi nhặt vài cành cây khô, gài lên đầu rồi đi tiếp.
Gặp dê, voi hỏi:
- Em có xinh không?
- Không, vì cậu không có bộ râu giống tôi. Voi liền nhổ một khóm cỏ dại bên đường, gắn vào cằm rồi về nhà. Về nhà với đội sừng và bộ râu giả, voi em hớn hở hỏi anh:
- Em có xinh hơn không?
Voi anh nói:
- Trời ơi, sao em lại thêm sừng và râu thế này? Xấu lắm!
Voi em ngắm mình trong gương và thấy xấu thật. Sau khi bỏ sùng và râu đi, voi em thấy mình xinh đẹp hẳn lên. Giờ đây, voi em hiểu rằng mình chỉ xinh đẹp khi đúng là voi.
(Theo Voi em đi tìm tự tin)
II. Đọc hiểu:
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Những từ nào dưới đây chỉ hành động của voi em?
A. nhặt cành cây
B. nhổ khóm cỏ dại
C. lắc đầu
D. ngắm mình trong gương
2. Voi em hỏi anh điều gì?
A. Em mặc có đẹp không?
B. Em xinh lắm.
C. Em có tốt không?
3. Anh khen voi em điều gì?
A. Em ngoan lắm.
B. Em có xinh không?
C. Em chăm chỉ lắm.
4. Nếu là voi anh, em sẽ nói gì sau khi voi em đã bỏ sừng và râu?
III. Luyện tập:
5. Gạch dưới những từ không cùng nhóm với mỗi dòng sau:
a. bạn bè, kết bạn, bạn thân, bạn học.
b. ngoan ngoãn , chạy bộ , bơi , múa hát, chơi cầu lông.
6. Khoanh vào chữ cái trước dòng có tiếng viết sai chính tả s/x:
a. sim, sông, suối, chim sẻ
b. xem xét, mùa xuân, xấu xa, xa xôi
c. quả sung, chim xáo, sang sông
d. đồng xu, xem phim, hoa xoan
7. Viết các từ chỉ hoạt động của người, con vật có trong tranh:
8. Viết câu hỏi và câu trả lời về con người, con vật ở bài tập 7.
M: - Ai đang thả diều?
Bạn trai đang thả diều.
Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 4
A. Đọc – hiểu
I. Đọc thầm văn bản sau:
Em mơ | ||
Em mơ làm mây trắng Bay khắp nẻo trời cao, Nhìn non sông gấm vóc Quê mình đẹp biết bao! | Em mơ làm gió mát Xua bao nỗi nhọc nhằn Bác nông dân cày ruộng Chú công nhân chuyên cần. | |
Em mơ làm nắng ấm Đánh thức bao mầm xanh Vươn lên từ đất mới Đem cơm no áo lành. | Em còn mơ nhiều lắm: Mơ những giấc mơ xanh... Nhưng bây giờ còn bé. Nên em chăm học hành Mai Thị Bích Ngọc |
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Bạn nhỏ mơ làm những gì?
A. mơ làm mây trắng
B. mơ làm nắng ấm
C. mơ làm gió mát
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
2. Bạn nhỏ mơ làm nắng ấm để làm gì?
A. để bay khắp nẻo trời cao
B. để đánh thức mầm xanh
C. để đem cơm no áo lành cho mọi người
3. Bạn nhỏ mơ làm gió mát để xua tan nỗi nhọc nhằn cho những ai?
A. chú công nhân
B. bác nông dân
C. chú công an
4. Những giấc mơ của bạn nhỏ cho ta thấy điều gì?
A. Bạn nhỏ ngủ rất nhiều.
B. Bạn nhỏ thích khám phá nhiều điều mới lạ.
C. Bạn nhỏ rất yêu quê hương, đất nước và mọi người.
III. Luyện tập:
5. Viết họ và tên 2 bạn trong tổ em.
6. Viết từ ngữ có tiếng chứa vần ai/ay để gọi tên các hoạt động, sự vật trong tranh:
7. Viết lời cảm ơn của em trong trường hợp sau:
a. Bạn cho em đi chung ô khi trời mưa.
a. Bạn tặng quà sinh nhật cho em.
8. Viết 2-3 câu về một việc em thích làm giúp mẹ khi đi học về.
Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 5
I. Luyện đọc văn bản sau:
CÁNH ĐỒNG CỦA BỐ
Bố tôi vẫn nhớ mãi cái ngày tôi khóc, tức cái ngày tôi chào đời. Khi nghe tiếng tôi khóc, bố thốt lên sung sướng “Trời ơi, con tôi!". Nói rồi ông áp tai vào cạnh cái miệng đang khóc của tôi, bố tôi nói chưa bao giờ thấy tôi xinh đẹp như vậy. Bố còn bảo ẵm một đứa bé mệt hơn cày một đám ruộng. Buổi tối, bố phải đi nhẹ chân. Đó là một nỗi khổ của bố. Bố tôi to khoẻ lắm. Với bố, đi nhẹ là một việc cực kì khó khăn. Nhưng vì tôi, bố đã tập dần. Bố nói, giấc ngủ của đứa bé đẹp hơn một cánh đồng. Đêm, bố thức để được nhìn thấy tôi ngủ - cánh đồng của bố.
Theo Nguyễn Ngọc Thuần
II. Đọc – hiểu
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Bố vẫn nhớ mãi ngày nào?
A. Ngày bạn nhỏ trong đoạn văn khóc.
B. Ngày bạn nhỏ chào đời.
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng.
2. Khi nghe tiếng bạn nhỏ khóc, người bố đã làm gì?
A. Người bố đã thốt lên sung sướng.
B. Người bố đã khóc vì sung sướng.
C. Người bố đã rất vui.
D. Người bố đã áp tai vào cạnh cái miệng đang khóc của bạn nhỏ.
3. Ban đêm người bố đã thức để làm gì?
A. Làm ruộng
B. Để canh chừng bạn nhỏ ngủ
C. Để được nhìn thấy bạn nhỏ ngủ đ
4. Vì sao bố bạn nhỏ phải đi nhẹ chân? Hành động đó nói lên điều gì?
Bố bạn nhỏ phải đi nhẹ chân vì không gây tiếng động để cho bạn nhỏ ngủ ngon
Hành động đó nói lên: Bố bạn nhỏ rất thương yêu, chiều chuộng bạn nhỏ.
III. Luyện tập
5. Điền ng / ngh vào chỗ chấm
Sóc Nâu mải chơi quá nên lạc mất mẹ. Sóc bèn …. ĩ ra cách vẽ hình mẹ nhờ các bạn trong khu rừng tìm giúp. Gặp ai đi …. ang qua Sóc cũng hỏi. Trời đã tối, nhưng Sóc Nâu vẫn chưa tìm được mẹ nên …. ồi xuống đất rồi òa lên khóc nức nở.
6. Viết 3- 5 từ ngữ chỉ những người trong gia đình em.
7. Viết 2 -3 câu giới thiệu về người thân trong gia đình em (theo mẫu).
Ai (cái gì, con gì) | là gì? |
Bé Na | là em gái của mình. |
8. Viết vào phiếu những điều em muốn chia sẻ về một cuốn truyện về gia đình em đã đọc.
- Tên truyện:
- Nhân vật:
- Chi tiết em thích nhất:
.............Xem chi tiết và đầy đủ tại file tải dưới đây............