Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 34 Bài tập cuối tuần lớp 2
Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt - Tuần 34 sách Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu giúp các em học sinh ôn tập, hệ thống lại toàn bộ kiến thức Tiếng Việt đã học trong tuần 34. Mời tham khảo chi tiết ngay sau đây.
Đáp án Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Tuần 34
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 34
I. Luyện đọc văn bản sau:
Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác…
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện
Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất...
Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo…
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người” trước nhất.
(Trích Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh)
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
Câu 2. Bà xuất hiện để làm gì?
Câu 3. Tại sao bố xuất hiện?
III. Luyện tập
Câu 1. Sắp xếp các từ vào nhóm sau:
con đường, xinh đẹp, cây cối, tốt bụng, rộng lớn, xe đạp, trái cam, to béo.
a. Từ ngữ chỉ sự vật
b. Từ ngữ chỉ đặc điểm
Câu 2. Đặt câu với các từ: quê hương, tự hào
Câu 3. Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã?
a. nga ba
b. chăm chi
c. điêm thi
d. chư viết
Câu 4. Viết những điều em biết về công việc của một người giáo viên.
Đáp án Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 34
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ: năm chữ
Câu 2. Bà xuất hiện để kể những câu chuyện cho trẻ con nghe.
Câu 3. Bố xuất hiện để dạy cho trẻ con hiểu biết, ngoan ngoãn.
III. Luyện tập
Câu 1. Sắp xếp các từ vào nhóm sau:
a. Từ ngữ chỉ sự vật: con đường, cây cối, xe đạp, trái cam.
b. Từ ngữ chỉ đặc điểm: xinh đẹp, tốt bụng, rộng lớn, to béo.
Câu 2.
- Quê hương của em thật xinh đẹp biết bao.
- Em rất tự hào về đất nước Việt Nam.
Câu 3. Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã?
a. ngã ba
b. chăm chỉ
c. điểm thi
d. chữ viết
Câu 4.
- Mẫu 1: Bố của em là một giáo viên dạy môn Toán. Mỗi ngày, bố đến trường dạy học từ sớm. Bố còn làm giáo viên chủ nhiệm. Nên công việc khá bận rộn. Đến tối, bố lại cặm cụi ngồi chấm bài, soạn giáo án. Em rất kính trọng và yêu mến bố của mình.
- Mẫu 2: Nghề giáo viên thật cao quý. Công việc của họ khá vất vả. Hằng ngày, họ đến trường dạy học. Đến tối, họ lại ngồi soạn giáo án, chấm bài. Họ không chỉ truyền đạt kiến thức, mà còn dạy dỗ học trò nên người. Bởi vậy, họ luôn được kính trọng và yêu mến.
- Lượt tải: 29
- Lượt xem: 583
- Dung lượng: 145,6 KB