Đề cương ôn thi học kì 1 môn Khoa học lớp 4 năm 2023 - 2024 Ôn tập học kì 1 lớp 4 môn Khoa học

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Khoa học lớp 4 năm 2023 - 2024 có đáp án kèm theo, giúp thầy cô tham khảo các bài tập theo 3 mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng cho từng bài học trong học kì 1 năm 2023 - 2024 của bộ sách Cánh diều.

Qua đó, còn giúp các em học sinh luyện tập, nắm chắc kiến thức môn Khoa học lớp 4 Cánh diều, để ôn thi học kì 1 năm 2023 - 2024 hiệu quả. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kì 1 năm 2023 - 2024:

Bài tập ôn thi học kì 1 môn Khoa học 4 Cánh diều theo mức độ

CHỦ ĐỀ 1: CHẤT
BÀI 1: TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC

I. NHẬN BIẾT:

Câu 1: Điền từ thích hợp vào "….." : "…..chiếm phần lớn cơ thể sinh vật"

A. Thức ăn
B. Không khí
C. Nước ngọt
D. Nước

Câu 2: Người ta thường xây mái nhà như hình dưới đây với mục đích dễ thoát nước khi trời mưa. Hãy cho biết việc làm trên dựa vào tính chất nào của nước?

Bài tập ôn thi học kì 1 môn Khoa học 4 Cánh diều

A. Nước chảy từ thấp lên cao
B. Nước chảy từ cao xuống thấp
C. Nước có thể đọng lại ở trên mái nhà
D. Không dựa vào bất kì tính chất nào

Câu 3: Nước có mùi gì?

A. Không mùi
B. Mùi hoa quả.
C. Mùi khói.
D. Mùi hóa chất.

Câu 4: Nước có thể dùng để

A. Tắm, gội
B. Giặt quần áo
C. Khai thác và cung cấp điện năng
D. Cả A, B, C

Câu 5: Em có thể sử dụng nước để

A. Rửa mặt.
B. Tập bơi.
C. Uống.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Nước có màu

A. Đỏ.
B. Xanh.
C. Trắng.
D. Trong suốt.

Câu 7: Hướng nước chảy là

A. Từ nơi thấp đến nơi cao.
B. Từ nơi cao xuống nơi thấp.
C. Từ chỗ gồ ghề đến chỗ bằng phẳng.
D. Từ chỗ bằng phẳng đến chỗ gồ ghề.

Câu 8: Hình dưới đây thể hiện ứng dụng tính chất nào của nước?

Bài tập ôn thi học kì 1 môn Khoa học 4 Cánh diều

A. Nước lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật
B. Nước không có hình dạng nhất định
C. Nước có xu hướng chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp
D. Nước có thể hòa tan một số chất

Câu 9: Hình dưới đây thể hiện ứng dụng tính chất nào của nước?

Bài tập ôn thi học kì 1 môn Khoa học 4 Cánh diều

A. Nước lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật
B. Nước có xu hướng chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp
C. Nước không có hình dạng nhất định
D. Nước có thể hòa tan một số chất

Câu 10: Nước có hình gì?

A. Nước có hình tròn
B. Nước có hình vuông
C. Nước có hình của vật chứa
D. Nước có hình chữ nhật

Câu 11: Vì sao các loại bát, đĩa bằng thủy tinh, sứ…có thể đựng đồ ăn có chứa nước?

A. Vì nước dễ dàng ngấm qua các vật làm bằng thủy tinh, sứ…
B. Vì nước có thể hòa tan các chất có trong thủy tinh, sứ…khiến món ăn ngon hơn
C. Vì nước không thấm qua các vật làm bằng thủy tinh, sứ….
D. Vì nước có thể hòa tan các chất có trong thủy tinh, sứ…khiến món ăn đẹp hơn

Câu 12: Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?

A. Không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp
B. Thức ăn
C. Nước uống
D. Tất cả các ý trên

Câu 13: Khi bơm nước vào ruộng lúa, người ta thường đặt máy bơm ở một vị trí mà không đặt nhiều máy bơm ở các vị trí khác nhau là do

A. Nước có thể chảy lan ra khắp mọi phía
B. Nước chảy cố định ở một chỗ
C. Chỗ đặt máy bơm là chỗ thiếu nước nhất trong ruộng lúa
D. Cả A, B, C

Câu 14: Khi bị đổ nước ra bàn, ta thường lấy khăn để lau nước. Việc làm trên dựa vào tính chất nào sau đây của nước?

A. Nước không có màu
B. Nước không có vị
C. Nước không có hình dạng nhất định
D. Nước có thể thấm qua một số vật

Câu 15: Nước có vị gì?

A. Hơi ngọt.
B. Hơi mặn.
C. Không vị.
D. Hơi chua.

II. THÔNG HIỂU:

Câu 16: Hình dưới đây thể hiện ứng dụng tính chất nào của nước?

Bài tập ôn thi học kì 1 môn Khoa học 4 Cánh diều

A. Nước lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật 
B. Nước có xu hướng chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp
C. Nước không có hình dạng nhất định
D. Nước có thể hòa tan một số chất

Câu 17: Nước có thể sử dụng trong các ngành nào sau đây?

A. Nông nghiệp
B. Công nghiệp
C. Nuôi trồng thủy, hải sản
D. Cả A, B, C

Câu 18: Nước có thể thấm qua

A. Tấm kim loại
B. Ni lông.
C. Vải bông.
D. Cao su.

Câu 19: Nước cần cho …(1)… của sinh vật. Nước có vai trò …(2)… trong đời sống, sinh hoạt và sản xuất của con người.” (1) và (2) lần lượt là

A. (1) sự sống, (2) quan trọng.
B. (1) sinh trưởng, (2) quan trọng
C. (1) điều hòa sinh sản, (2) quan trọng.
D. (1) sự lớn lên, (2) quan trọng.

Câu 20: Nếu trời mưa em sẽ chọn đi

A. Giày vải.
B. Ủng cao su.
C. Giày da.
D. dép xốp.

Câu 21: Nước có thể hòa tan được nhiều chất, tính chất này có thể được ứng dụng trong việc

A. Pha nước chanh
B. Pha nước muối khi rửa rau
C. Pha C sủi
D. Cả A, B, C

III. VẬN DỤNG:

Câu 22: Người ta làm ruộng bậc thang tránh đọng nước quá nhiều trên ruộng là ứng dụng tính chất nào của nước?

A. Nước chảy từ trên xuống dưới và lan ra khắp mọi phía.
B. Tính chất hòa tan của nước.
C. Tính thấm của nước.
D. Hình dạng của nước.

Câu 23: Nước có thể thấm qua một số chất như vải, giấy,.…Tuy nhiên nước lại không thấm qua một số vật được làm bằng nilon hoặc một số chất khác. Tính chất này có thể ứng dụng trong việc

A. Sản xuất giấy ăn
B. Làm quần áo bằng vải
C. Làm áo mưa
D. Cả A và B

Câu 24: Vai trò của nước là

A. Là môi trường sống cho các loài sinh vật biển.
B. Cung cấp thức ăn cho các loài sinh vật.
C. Điều hòa nhiệt độ.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 25: Nước có thể hòa tan được

A. Sỏi.
B. Cát.
C. Muối ăn
D. Đất.

Câu 26: Mái nhà được làm nghiêng như trong hình dưới đây có ích lợi gì khi trời mưa?

TL: Độ dốc mái nghiêng giúp việc thoát nước diễn ra nhanh chóng, hạn chế tình trạng ùn ứ nước mưa trên mái nhà trong một khoảng thời gian dài làm cho mái bị dột.

Câu 27: Nếu em có một đôi giày vải và một đôi ủng bằng cao su thì khi trời mưa, em sẽ chọn đi đôi nào? Vì sao?

TL: Em sẽ chọn đôi ủng cao su vì nước mưa không thấm được qua cao su nên chân sẽ không bị ướt.

Câu 28: Nêu thêm ví dụ về ứng dụng tính chất của nước ở gia đình và địa phương em.

TL: - Gia đình em thường đựng nước trong bình thủy tinh hoặc bình nhựa vì nước không thấm được qua thủy tinh hoặc nhựa.

- Mọi người thường dùng nước để pha sữa, trộn vữa trong xây dựng.

Câu 29: Kể thêm vai trò của nước trong đời sống sinh hoạt và sản xuất mà em biết?

TL: - Nước được dùng trong nấu ăn, giặt quần áo, vệ sinh nhà cửa..

- Nước được dùng cho mục đích giải trí: hồ bơi, công viên nước...

- Nước giữ sống cho cây trồng, vật nuôi...

BÀI 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Nước trong hình sau tồn tại ở thể nào?

Bài tập ôn thi học kì 1 môn Khoa học 4 Cánh diều

A. Rắn.
B. Lỏng.
C. Khí.
D. Li tử.

Câu 2: Quá trình nước ở thể lỏng chuyển sang thể khí gọi là

A. Sự ngưng tụ.
B. Sự bay hơi.
C. Sự đông đặc.
D. Sự nóng chảy.

Câu 3: Nước đọng trên nắp vung khi nấu ăn là hiện tượng

A. Ngưng tụ
B. Bay hơi
C. Đông đặc
D. Nóng chảy

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự chuyển thể của nước?

A. Đông đặc
B. Bay hơi
C. Thăng hoa
D. Nóng chảy

Câu 5: Quá trình nước ở thể hơi chuyển sang thể lỏng gọi là

A. Sự ngưng tụ.
B. Sự bay hơi.
C. Sự đông đặc.
D. Sự nóng chảy.

Câu 6: Mặt trời có thể làm nước ở sông hồ nóng lên và … vào không khí. Từ điền vào “…” là

A. Ngưng tụ
B. Bay hơi
C. Đông đặc
D. Nóng chảy

Câu 7: Nước ở thể lỏng đông đặc thành thể

A. Rắn.
B. Lỏng.
C. Khí.
D. Li tử.

Câu 8: Tuyết tan là hiện tượng

A. Ngưng tụ
B. Bay hơi
C. Đông đặc
D. Nóng chảy

Câu 9: Những đám mây hình thành do nước xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Ngưng tụ
B. Bay hơi
C. Đông đặc
D. Nóng chảy

Câu 10: Quá trình nước ở thể rắn chuyển sang thể lỏng gọi là

A. Sự ngưng tụ.
B. Sự bay hơi.
C. Sự đông đặc.
D. Sự nóng chảy.

Câu 11: Có nước đọng bên ngoài cốc nước đá do hiện tượng nào?

A. Nóng chảy.
B. Đông đặc.
C. Bay hơi.
D. Ngưng tụ.

Câu 12: Hình ảnh sau ứng với hiện tượng nào?

A. Nóng chảy.
B. Đông đặc.
C. Bay hơi.
D. Ngưng tụ.

Câu 13: Sự chuyển thể của nước có thể ứng dụng trong việc

A. Phơi nước biển dưới nắng để thu được muối.
B. Phơi quần áo sau khi giặt dưới nắng.
C. Phơi cá dưới ánh nắng để thu được cá khô.
D. Cả A, B và C

Câu 14: Nước không thể trực tiếp chuyển từ

A. Thể rắn sang thể lỏng
B. Thể lỏng sang thể rắn
C. Thể lỏng sang thể khí
D. Thể rắn sang thể khí

Câu 15: Nước ở thể lỏng bay hơi thành thể

A. Rắn.
B. Lỏng.
C. Khí.
D. Li tử.

II. THÔNG HIỂU:

Câu 16: Máy sấy tóc làm tóc khô nhanh hơn vì sao?

A. Vì máy sấy tóc đẩy nhanh quá trình bay hơi.
B. Vì máy sấy tóc đẩy nhanh quá trình ngưng tụ.
C. Vì máy sấy tóc đẩy nhanh quá trình đông đặc.
D. Vì máy sấy tóc đẩy nhanh quá trình nóng chảy.

Câu 17: Quá trình nước ở thể lỏng chuyển sang thể rắn gọi là

A. Sự ngưng tụ.
B. Sự bay hơi.
C. Sự đông đặc.
D. Sự nóng chảy.

Câu 18: Hơi nước khi gặp lạnh sẽ…thành những giọt nước li ti. Từ điền vào “….” là

A. Ngưng tụ
B. Bay hơi
C. Đông đặc
D. Nóng chảy

...........

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
343
  • Lượt tải: 9.746
  • Lượt xem: 90.739
  • Dung lượng: 2,6 MB
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ha Le
    Ha Le

    lúc đầu tui cứ tưởng thi trên máy tính lun ai nghờ phải tải về nhưng đề cx hay tốt


    Thích Phản hồi 04/03/22
    • Ha Le
      Ha Le

      nói chung là tui cực kì thích


      Thích Phản hồi 04/03/22
      • Ha Le
        Ha Le

        đề cx cực kì bổ ích

        Thích Phản hồi 04/03/22