Bộ đề thi học kì 1 lớp 4 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều 19 Đề kiểm tra cuối kì 1 lớp 4 (Có ma trận + Đáp án)
TOP 19 Đề thi học kì 1 lớp 4 Cánh diều năm 2023 - 2024 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi cuối học kì 1 năm 2023 - 2024 cho học sinh theo chương trình mới.
Với 19 Đề học kì 1 lớp 4 môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Công nghệ, Tin học, Lịch sử - Địa lí, giúp các em học sinh lớp 4 luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để ôn thi học kì 1 hiệu quả. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi học kì 1 lớp 4 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều
1. Đề thi học kì 1 môn Toán 4 Cánh diều
1.1. Đề thi học kì 1 môn Toán 4
Trường Tiểu học…… | KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2023 - 2024 Môn: TOÁN (Thời gian làm bài 40 phút) |
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1 (M1 – 0,5 điểm): Số: “Năm triệu không trăm bảy mươi nghìn sáu trăm”, được viết là:
A. 5 070 060
B. 5 070 600
C. 6 700 600
Câu 2 (M1 – 0,5 điểm): Chữ số 8 trong số 587 564 thuộc hàng nào?
A.Hàng trăm
B. Hàng nghìn
C. Hàng chục nghìn
Câu 3 (M3 – 0,5 điểm): Trung bình cộng của hai số là 46, số thứ nhất là 45. Số còn lại là:
A. 92
B. 47
C. 48
Câu 4 (M1 – 0,5 điểm): Kết quả của phép chia: 18 000 : 100 là
A. 180 000
B. 18 000
C. 180
Câu 5 (M1 – 0,5 điểm) :Chu vi của hình vuông là 16cm thì diện tích của hình vuông sẽ là:
A. 16cm
B. 32cm
C. 16cm2
Câu 6 (M3 – 0,5 điểm): Tổng hai số là 45, hiệu hai số là 9. Số lớn là:
A. 27
B. 54
C. 34
Câu 7 (M2 – 0,5 điểm): Giá trị của ? trong: 19 x ? = 76
A. 3
B. 4
C. 4
Câu 8 (M1 – 0,5 điểm): 10dm2 2cm2 =……..cm2
A. 1002
B. 102
C. 120
II. Phần tự luận
Câu 9 (M2 – 2 điểm) Tính
a) 296 809 + 652 411
b) 70 890 – 1798
c) 459 x 35 d)855 : 45
Câu 10 (M2 – 3,0 điểm): Cuối tuần Long được bố dẫn đi chơi tại một khu du lịch. Long thấy bố trả tiền vé của hai người là 500 000 đồng. Bạn hỏi bố vé vào cửa của mỗi người là bao nhiêu tiền. Bố nói, vé của trẻ em trong ngày cuối tuần rẻ hơn của người lớn 100 000 đồng. Tính giá vé ngày cuối tuần của mỗi người.
Câu 11 (M3 – 1,0 điểm): Tính nhanh
a) 490 x 365 - 390 x 365
b) 24 x 6 + 6 x 70 + 36
1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Toán 4
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
B | C | B | C | C | A | B | B |
Câu 9: Tính đúng mỗi phép cho 0,5 điểm
Câu 10: 3đ
Bài giải
Giá vé ngày cuối tuần của người lớn là:
(500 000 + 100 000) : 2 = 300 000 (đồng) 1,25 đ
Giá vé ngày cuối tuần của trẻ em là:
500 000 – 300 000 = 100 000 (đồng) 1,25 đ
Đáp số: Vé người lớn: 300 000 đồng 0,5 đ
Vé trẻ em: 200 000 đồng
Câu 11: Tính đúng mỗi phép cho 0,5 điểm
a) 490 x 365 - 390 x 365
= 365 x ( 490 – 390 )
= 365 x 100
= 36500
b) 24 x 6 + 6 x 70 + 36
= 24 x 6 + 6 x 70 + 6 x 6
= 6 x (24 + 70 + 6)
= 6 x 100
= 600
1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Toán 4
Mạch kiến thức | Yêu cầu cần đạt |
câu | Hình thức | Mức |
Điểm | |||
TN | TL | 1 | 2 | 3 | ||||
Số và phép tính 75% | - Đọc, viết được các số trong phạm vi 1000 000. |
1 |
0.5
|
|
0.5
|
|
|
0,5 |
- Nhận biết được giá trị của chữ số trong số | 2 | 0,5 |
| 0.5
|
|
| 0,5 | |
- Nhận biết được dạng toán TBC và tìm được số còn lại | 3 | 0.5 |
|
|
| 0.5 | 0,5 | |
- Thực hiện được phép cộng các số có đến 6 chữ số (có nhớ không quá 2 lượt và không liên tiếp). - Thực hiện được phép trừ các số có đến 6 chữ số (có nhớ không quá 2 lượt và không liên tiếp). | 9 |
|
|
|
| 1 | 1 | |
- Thực hiện được phép nhân với số có 2 chữ số (có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp). - Thực hiện được phép chia cho số có 2 chữ số (chia hết). - Thực hiện được cộng, trừ, nhân, chia nhẩm trong những trường hợp đơn giản. |
|
| 1 | 1 |
|
| 1 | |
- Tính nhanh được giá trị của biểu thức số | 11 |
| 1 | 1 |
|
| 1 | |
|
|
|
|
|
|
| ||
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán tìm hai số khi biết tổng hiệu của hai số đó | 10 |
|
|
|
| 3 | 3 | |
HĐ thực hành và trải nghiệm 5% | - Thực hành các hoạt động liên quan đến đo lường | 8 | 0.5 |
|
| 0.5 |
| 0,5 |
2. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 4 sách Cánh diều
2.1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
TRƯỜNG TH&THCS…… | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I |
A. KIỂM TRA ĐỌC:
Đọc thầm và làm bài tập:
MÙA THU
Mùa thu, những khu vườn đầy lá vàng xao động, trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ. Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông.
Đêm xuống, mảnh trăng nhẹ tênh, mỏng manh trôi bồng bềnh trên nền trời chi chít ánh sao. Rồi trăng không còn khuyết và tròn vành vạnh khi đến giữa mùa thu.
Mùa thu, tiết trời trong thanh dịu nhẹ, con đường làng bỗng như quen, như lạ. Mỗi sớm đến trường, bước chân chợt ngập ngừng khi đánh thức những bụi cây non vẫn còn đang ngái ngủ. Tia nắng ban mai nghịch ngợm xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn làm cho chú chim non bừng tỉnh giấc, bay vút lên trời rồi cất tiếng hót líu lo.
Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc đến nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ.
Theo: Huỳnh Thị Thu Hương
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 6):
Câu 1. Bài văn tả mùa nào trong năm?
A. Mùa Xuân.
B. Mùa Đông.
C. Mùa Thu.
Câu 2. Hình ảnh nào không miêu tả mùa thu?
A. Những khu vườn đầy lá vàng xao động.
B. Trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ.
C. Tiết trời lạnh, sương giá phủ khắp vùng.
Câu 3. Từ ngữ tả vẻ đẹp của vầng trăng là:
A. Nhẹ tênh; mỏng manh; trôi bồng bềnh; tròn vành vạnh.
B. Nhẹ tênh; mỏng manh; khuyết.
C. Trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ.
Câu 4. Vì sao con đường làng vào mùa thu bỗng “như quen, như lạ”?
A. Vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường.
B. Vì tiết trời mùa thu trong xanh dịu nhẹ và cảnh vật mùa thu trở nên sống động và khác biệt hơn.
C. Con đường bị lá cây phủ kín sắc vàng không nhìn ra được.
Câu 5. Nội dung của bài văn nói về điều gì?
A. Cảm nhận sự vui tươi háo hức của bạn nhỏ khi tới ngày khai trường.
B. Tả hoa, lá mùa thu.
C. Bạn nhỏ say đắm trước những sự thay đổi mà mùa thu đem tới cho cuộc sống.
Câu 6. Câu nào có sử dụng biện pháp nhân hóa?
A. Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông.
B. Tia nắng ban mai nghịch ngợm xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn làm cho chú chim non bừng tỉnh giấc.
C. Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường.
Câu 7. Xác định từ loại của các từ được gạch chân trong câu “Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ”.
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 8. Chủ ngữ trong câu “Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường.” là:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 9. Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tác phẩm.
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 10. Em thích điều gì về mùa thu được tả trong bài? Vì sao?
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
B. KIỂM TRA VIẾT
Đề bài viết: Viết bài văn tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây cảnh...) mà em yêu thích.
2.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 4
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
I . Đọc thành tiếng : 2 điểm
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu (80 - 85 tiếng/phút): 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, đúng từ; giọng đọc có biểu cảm (không đọc sai quá 5 tiếng) : 0,5 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 0,5 điểm
(Tuỳ theo từng trường hợp học sinh đọc sai mà ghi điểm cho phù hợp)
* Lưu ý: Điểm đọc thành tiếng: Có thể cho điểm thập phân đến 0,25
Nội dung bài KT đọc: Các bài đọc SGK TV4 tập 1, câu hỏi sau bài đọc
2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (8 điểm):
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Ý đúng | C | C | A | B | C | B | ||||
Điểm | 0,5 | 1 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
Câu 7.
Giọt nắng là DT; đậu là ĐT
mới là TT; ước mơ là DT
Câu 8: Chủ ngữ là: “Vạt hoa cúc dại”
Câu 10. HS nêu câu văn: 0,5 điểm
Giải thích được lí do: 0,5 điểm
VD: Về mùa thu được tả trong bài, em thích vầng trăng nhất. Vầng trăng tròn là dịp mừng đêm Trung thu. Nhìn trăng to và rõ, em thấy trăng đẹp hơn bao giờ hết….
B. KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm):
I- Chữ (2 điểm):
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, chữ viết đẹp, đúng cỡ: 1 điểm
- Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, … trừ 1 điểm toàn bài.
II- Nội dung bài viết (8 điểm):
+ Mở bài (1 điểm): Giới thiệu cây định tả.
+ Thân bài (6 điểm): Tả được chi tiết về hình dáng, đặc điểm của cây được tả.
+ Kết bài (1 điểm): Nêu cảm nghĩ của mình về cây được tả theo cách kết bài đã học.
Đảm bảo các yêu cầu sau thì được 8 điểm:
- Bố cục đầy đủ 3 phần.
- Nội dung đầy đủ: tả bao quát cây, cụ thể từng phần của cây, có lợi ích cây......
- Biết dùng từ, đặt câu đúng. Biết dùng từ gợi tả, gợi cảm.
- Thân bài chia thành các đoạn nhỏ (0,5 điểm)
- Đoạn văn có câu chủ đề (0,5 điểm)
- Biết kết hợp một số hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa (1 điểm)......
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
* Tùy theo mức độ sai sót về dùng từ, về câu, … có thể cho các mức điểm: 8; 7,5; 7; 6,5; ....
2.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 4
Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | ||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
1. Đọc hiểu văn bản | Câu số | 1; 2 | 3;4;5 | 10 | 5 | 1 | |||
Số điểm | 1.5 | 1.5 | 1.0 | 3,0 | 1,0 | ||||
2. Kiến thức Tiếng Việt | Câu số | 6 | 7 | 8; 9 | 3 | 1 | |||
Số điểm | 1.0 | 1.0 | 2.0 | 2,5 | 1,5 | ||||
Tổng điểm phần đọc hiểu | Số câu | 3 | 1 | 3 | 2 | 1 | 6 | 4 | |
Số điểm | 2.5 | 1.0 | 1.5 | 2.0 | 1.0 | 4,0 | 4,0 |
3. Đề thi học kì 1 môn Tin học 4 Cánh diều
3.1. Đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 4
UBND THỊ XÃ……
| ĐỀ THI CUỐI KỲ I |
I. LÝ THUYẾT: (4 điểm)
Câu 1. Những thiết bị phần cứng trong phần thân máy:
A. Bộ nhớ trong (Ram); Nguồn; Bộ nhớ ngoài; Bảng mạch chính...
B. Chuột; bàn phím; Bộ xử lý (CPU); Bộ nhớ trong (Ram); Loa..
C. Bộ xử lý (CPU); Bộ nhớ trong (Ram); Nguồn; Bộ nhớ ngoài; Bảng mạch chính...
D. Bộ xử lý (CPU); Bộ nhớ trong (Ram); Nguồn, màn hình, thân máy.
Câu 2. Việc gõ bàn phím đúng cách giúp em:
A. Gõ nhanh và chính xác hơn.
B. Tạo thói quen nhận biết đúng vị trí của các phím .
C. Tăng khả năng tập trung và ghi nhớ.
D. Cả A, B và C đúng.
Câu 3. Khi em truy cập vào các trang Web, em gặp các loại thông tin chính là:
A. Văn bản, hình ảnh, video
B. Văn bản, hình ảnh, âm thanh
C. Hình ảnh, âm thanh, video, Siêu liên kết, văn bản.
C. Âm thanh, video
Câu 4. Để tìm kiếm thông tin về Hội thi Tin học trẻ trên Internet, em chọn biểu tượng phần mềm:
Câu 5. Lệnh giúp em sao chép một thư mục:
A. Move to
B. Copy to
C. Delete
D. Rename
Câu 6. Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến vấn đề:
A. Các từ khoá liên quan đến thông tin cần tìm.
B. Các từ khoá liên quan đến trang web.
C. Địa chỉ của trang web.
D. Bản quyền.
Câu 7. Khi sao chép một thư mục đến vị trí khác thì tất cả tệp và thư mục con trong thư mục đó sẽ:
A. Tồn tại ở cả vị trí mới và vị trí cũ
B. Chỉ tồn tại ở vị trí cũ
C. Chỉ tồn tại ở vị trí mới
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 8. Dải lệnh nào để tạo hiệu ứng chuyển trang trình chiếu.
A. Animation
B. Transition
C. Design
D. Insert
II. TỰ LUẬN – THỰC HÀNH: (6 ĐIỂM)
Câu 9. Em hãy cho biết phần mềm và phần cứng có mối quan hệ phụ thuộc với nhau như thế nào? Cho ví dụ? (2 điểm)
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 10: (4 điểm) Khởi động phần mềm trình chiếu PowerPoint và thực hiện yêu cầu bên dưới :
Chủ đề: An toàn giao thông
Yêu cầu:
Trang 1: Giới thiệu chủ đề - Tên người soạn
Trang 2: Nêu 3 nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông (Chèn hình ảnh minh họa – Tạo hiệu ứng cho đối tượng trên trang chiếu).
Trang 3: Nêu 3 biện pháp của em để giúp giảm thiểu tai nạn giao thông (Chèn hình ảnh minh họa – Tạo hiệu ứng cho đối tượng trên trang chiếu).
Trang 4: Lời cảm ơn – tạm biệt
Khi thực hiện bài trình chiếu, chú ý định dạng nội dung văn bản phù hợp. Chọn phông nền cho bài trình chiếu. Chèn hình ảnh, tạo hiệu ứng cho các đối tượng trên trang chiếu.
Lưu tên tệp: Baithi1.pptx vào thư mục của em.
3.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Tin học 4
Từ câu 1 đến câu 8 mỗi câu 0.5 điểm
1.C | 2.D | 3.C | 4.A | 5.B | 6.D | 7.A | 8.B |
9. (2 điểm) HS trả lời đầy đủ, có thể cho ví dụ ngoài |
Câu 10. Thực hiện đầy đủ yêu cầu của đề thực hành. Tạo bài trình chiếu gồm 5 trang theo yêu cầu. (4 điểm)
Nếu HS làm được phần nào sẽ chấm điểm phần đó theo các thang điểm dưới:
- Hoàn thành yêu cầu Slide 1:0.5 điểm
- Hoàn thành yêu cầu Slide 2: 1.5 điểm
- Hoàn thành yêu cầu Slide 3: 1.5 điểm
- Hoàn thành yêu cầu Slide 5: 0,5 điểm
- Bài thi không chèn hình ảnh theo yêu cầu: -0,5 điểm /5 slide (Tùy vào nội dung của các trang mà GV linh động).
- Bài thi không tạo hiệu ứng cho các đối tượng trên trang chiếu, hiệu ứng chuyển trang chiếu: -0,5 điểm
- Thiếu tên và lớp người thực hiện: - 0,25 điểm
GV linh động chấm bài thi HS theo thang điểm và nội dung cụ thể của từng bài thi HS. (Ưu tiên sự sáng tạo trong bài thi thực hành)
3.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Tin học 4
Nội dung/ Mạch kiến thức | Số câu và số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng điểm và tỷ lệ % | ||||
TN | TL/TH | TN | TL/TH | TN | TL/TH | Tổng | Tỷ lệ | ||
CĐA. Máy tính và em (A1 & A2) | Số câu | 1 | 1 | 1 | 3 | ||||
Số điểm | 0.5 | 0.5 | 2.0 | 3.0 | 30% | ||||
CĐB. Mạng máy tính và Internet | Số câu | 1 | 1 | 2 | |||||
Số điểm | 0.5 | 0.5 | 1.0 | 10% | |||||
CĐC. Tổ chức lưu trữ và Trao đổi thông tin (C1 & C2) | Số câu | 1 | 1 | 1 | 3 | ||||
Số điểm | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 1.5 | 15% | ||||
CĐE. Ứng dụng Tin học (E1) | Số câu | 1 | 1 | 2 | |||||
Số điểm | 0.5 | 4.0 | 4.5 | 45% | |||||
Tổng | Số câu | 4 | 0 | 3 | 1 | 1 | 1 | 10 | |
Số điểm | 2.0 | - | 1.5 | 4.0 | 0.5 | 2.0 | 10.0 | 100% | |
Tỷ lệ % | 20% | 0% | 15% | 40% | 5% | 20% | 100% | ||
Tỷ lệ theo mức | 20% | 55% | 25% |
Đề | Số câu | Điểm | Tỷ lệ |
Lí thuyết (15') | 8 | 4 | 30% |
Thực hành (20') | 2 | 6 | 70% |
Tổng đề lí thuyết và thực hành (35') | 10 | 10 | 100% |
4. Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 4 sách Cánh diều
4.1. Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 4
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 7 điểm Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: (M1-1 điểm) Khoanh tròn và phương án không đúng khi nói về lợi ích của hoa, cây cảnh.
A. Làm đẹp cảnh quan, làm sạch không khí
B. Thể hiện tình cảm, trang trí lễ hội
C. Làm hương liệu, làm thực phẩm
D. Làm đồ dùng học tập
Câu 2 (M1-1 điểm): Đây là đặc điểm của hoa nào?
Hoa nở quanh năm, có nhiều màu sắc khác nhau (trắng, đỏ, vàng, xanh,...); Hoa có nhiều cánh xếp thành vòng, thường có hương thơm.
A. Hoa đào
B. Hoa cúc
C. Hoa hồng
D. Hoa sen
Câu 3 (M1-1 điểm): Đâu là đặc điểm của chậu nhựa dùng để trồng hoa, cây cảnh?
A. Nhẹ, cứng, nhiều màu sắc, không bị phai màu
B. Nhẹ, mềm, nhiều màu sắc, dễ bị phai màu
C. Nặng, cứng, ít màu sắc, không bị phai màu
D. Nặng, mềm, nhiều màu sắc, dễ bị phai màu
Câu 4 (M1-1 điểm): Loại giá thể nào có nguồn gốc từ vỏ hạt thóc được đốt thành than nhưng còn nguyên hình dạng?
A. Giá thể xơ dừa
B. Giá thể than củi
C. Giá thể trấu hun
D. Giá thể đá trân châu
Câu 5 (M2-1 điểm): Cây nào sau đây có đặc điểm: Cây thân gỗ nhỏ, cành mềm. Quả tròn, khi chín có màu vàng.
A. Cây lưỡi hổ
B. Cây quất
C. Cây thiết mộc lan
D. Cây kim phát tài
Câu 6 (M2- 1 điểm): Có 3 thao tác trồng cây con trong chậu bao gồm:
-Thao tác 1: Đặt cây con đứng thẳng vào hốc, dùng xẻng nhỏ xúc giá thể lấp vừa kín gốc và rễ.
-Thao tác 2: Dùng hai tay ấn nhẹ giá thể xung quanh gốc cây cho chắc chắn.
-Thao tác 3: Dùng xẻng nhỏ tạo hốc giữa chậu.
Em hãy khoanh tròn phương án sắp xếp đúng thứ tự các thao tác trồng cây con trong chậu.
A. Thao tác 1 - Thao tác 2 - Thao tác 3
B. Thao tác 2 - Thao tác 3 - Thao tác 1
C. Thao tác 3 - Thao tác 2 - Thao tác 1
D. Thao tác 3 - Thao tác 1 - Thao tác 2
Câu 7 (M2-1 điểm): Khoanh tròn vào phương án đúng về tác dụng của việc cho sỏi dăm xuống đáy chậu.
A. Giữ cho chậu không bị đổ.
B. Giữ cho giá thể không bị lọt qua lỗ dưới đáy chậu.
C. Giúp cây đứng vững trong chậu.
D. Giúp giá thể trong chậu được thông thoáng
II. Phần tự luận: 3 điểm
Câu 8 (M1-1 điểm): Em hãy mô tả các thao tác cho giá thể vào chậu để trồng hoa, cây cảnh?
Câu 9 (M2-1 điểm): Để trồng cây hoa trong chậu, em cần chuẩn bị những vật liệu, vật dụng và dụng cụ gì?
Câu 10 (M3-1 điểm): Em hãy nêu các công việc cần làm và không nên làm khi bón phân cho cây cảnh trong chậu.
4.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Công nghệ 4
I. Phần trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Đáp án | D | C | B | C | B | D | B |
II. Phần tự luận
Câu 8 (M1-1 điểm): Em hãy mô tả các thao tác cho giá thể vào chậu để trồng hoa, cây cảnh?
Mô tả các thao tác cho giá thể vào chậu để trồng hoa, cây cảnh:
- Rải một lớp sỏi dăm hoặc đá dăm dưới đáy chậu dày khoảng 2 cm.
- Dùng xẻng nhỏ xúc giá thể đổ ngang miệng chậu.
- Nén nhẹ giá thể xuống dưới cách miệng chậu khoảng 2 cm – 3 cm
- San phẳng giá thể.
Câu 9 (M2-1 điểm): Để trồng cây hoa trong chậu, em cần chuẩn bị những vật liệu, vật dụng và dụng cụ gì?
Để trồng và chăm sóc cây hoa trong chậu, em cần chuya63n bị những vật liệu, vật dụng và dụng cụ gì?
- Vật liệu cây con, phân bón, giá thể, sỏi dăm
- Vật dụng: chậu và đĩa lót
- Dụng cụ xẻng nhỏ, bình tưới cây, kéo cắt cảnh, găng tay.
Câu 10 (M3-1 điểm): Em hãy nêu các công việc cần làm và không nên làm khi bón phân cho cây cảnh trong chậu.
Các công việc cần làm và không nên làm khi bón phân cho cây cảnh trong chậu:
- Công việc cần làm:
- Nhặt sỏi trên bề mặt giá thể để vào khay.
- Lấy khoảng 2 thìa cà phê phân bón rắc đều xung quanh gốc.
- Dùng xẻng nhỏ trộn đều phân bón với lớp giá thể phía trên và lấp kín phân bón.
- Rải lại sỏi lên trên che kín giá thể
- Bón phân định kì 1 tháng 1 lần.
- Công việc không nên làm
- Không bón phân sát gốc cây.
4.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Công nghệ 4
Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 (Nhận biết) | Mức 2 (Kết nối) | Mức 3 (Vận dụng) | Tổng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Hoa và cây cảnh trong đời sống. - Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống. - Nhận biết được một số loại hoa và cây cảnh phổ biến. - Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh. | Số câu | 2 | 1 | 3 | |||||
Câu số | 1,2 | 5 | 1,2,5 | ||||||
Số điểm | 2,0 | 1,0 | 3,0 | ||||||
Trồng hoa và cây cảnh trong chậu - Trình bày được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh. - Nêu một số loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu. - Tóm tắt được nội dung các bước gieo hạt, trồng cây con trong chậu. - Mô tả được các công việc chủ yếu để chăm sóc một số loại hoa và cây cảnh phổ biến. - Thực hiện được việc gieo hạt trong chậu. - Sử dụng được một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh đơn giản. - Trồng và chăm sóc được một số loại hoa và cây cảnh trong chậu. | Số câu | 2 | 1 | 2 | 1 | 1 | 4 | 3 | |
Câu số | 3,4 | 8 | 6,7 | 9 | 10 | 2,4,6,7 | 8,9,10 | ||
Số điểm | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 4,0 | 3,0 | ||
Tổng | Số câu | 4 | 1 | 3 | 1 | 1 | 7 | 3 | |
Số điểm | 4,0 | 1,0 | 3,0 | 1,0 | 1,0 | 7.0 | 3,0 |
5. Đề thi học kì 1 môn Khoa học 4 sách Cánh diều
5.1. Đề thi học kì 1 môn Khoa học 4
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2023 - 2024
MÔN KHOA HỌC 4 CÁNH DIỀU
Câu 1. (0,5đ): Thành phần chính của không khí gồm:
A. Khí ni-tơ, hơi nước và bụi.
B. Khí ô-xi và khí các-bô-níc.
C. Khí ni-tơ và khí ô-xi.
D. Khí ni-tơ, khí ô-xi và các chất khí khác.
Câu 2. (0,5đ): Vì sao phải cung cấp không khí để duy trì sự cháy?
A. Vì trong không khí có chứa khí ni-tơ.
B. Vì trong không khí có chứa khí ô-xi.
C. Vì trong không khí có chứa khí các-bô-níc.
Câu 3. (2 đ- mỗi ý đúng: 0,5đ): Nối mỗi hiện tượng ở cột bên trái với một sự chuyển thể của nước ở cột bên phải sao cho phù hợp.
Hiện tượng |
| Sự chuyển thể |
1. Nước đóng thành băng | a. Nước ở thể lỏng chuyển sang thể khí | |
2. Băng bị tan | b. Nước ở thể khí chuyển sang thể lỏng | |
3. Mùa hè, trời nắng làm hồ nước khô cạn | c. Nước ở thể lỏng chuyển sang thể rắn | |
4. Sự tạo thành các giọt sương | d. Nước ở thể rắn chuyển sang thể lỏng |
Câu 4. (0,5đ): Khi ánh nắng mặt trời chiếu từ bên phải em, bóng của em sẽ ở phía nào?
A. Phía sau em.
B. Phía bên phải em.
C. Phía bên trái em.
D. Phía trước mặt em
Câu 5. (0,5đ): Ý kiến nào sau đây không đúng?
Đổ nước nóng từ phích nước ra cốc:
A. Có sự truyền nhiệt từ nước ra cốc.
B. Có sự truyền nhiệt từ cốc ra nước.
C. Có sự truyền nhiệt từ nước ra không khí.
D. Có sự truyền nhiệt từ cốc ra không khí.
Câu 6. (0,5đ): Quá trình cây hút khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc được gọi là gì?
A. Thoát hơi nước.
B. Quang hợp.
C. Hô hấp
Câu 7. (0,5đ): Cho đường vào cốc nước ta nhìn thấy các hạt đường. Kết quả quan sát này cho thấy nước có tính chất nào sau đây?
A. Nước không có hình dạng nhất định.
B. Nước có thể thấm qua một số vật.
C. Nước trong suốt.
D. Nước có thể hoà tan một số chất.
Câu 8. (0,5đ): Khuấy cốc nước đã cho đường. Một lúc sau, ta không nhìn thấy các hạt đường nữa. Kết quả quan sát này cho thấy nước có tính chất nào sau đây?
A. Nước không có hình dạng nhất định.
B. Nước có thể thấm qua một số vật.
C. Nước trong suốt.
D. Nước có thể hoà tan một số chất
Câu 9. (0,5đ): Bạn An tiến hành thí nghiệm như sau. Bạn đặt một tờ bìa đen có lỗ thủng chắn giữa mắt và một ngọn nến sao cho mắt nhìn thấy ngọn nến. Sau đó bạn lại đặt tiếp 2 tờ bìa đen khác (cũng có lỗ thủng) trong khoảng giữa mắt và ngọn nến (hình vẽ), di chuyển các tấm bìa này và thấy rằng chỉ khi 3 lỗ thủng thẳng hàng thì bạn mới nhìn thấy ngọn nến. Thí nghiệm này cho thấy ánh sáng:
A. truyền qua được 1 hoặc 3 tấm bìa
B. truyền thẳng
C. chỉ truyền qua các tấm bìa trắng
D. có tính chất B và C
Câu 10. (0,5đ): Thi nghiệm đặt cây đậu được trồng trong đất có đủ chất khoáng vào trong
phòng tối rồi tưới nước thường xuyên nhằm chứng minh điều gì?
A. Cây cần nước
B. Cây cần ánh sáng
C. Cây cần chất khoáng
D. Cây cần không khí.
Câu 11. (0,5đ): Thả hòn đá nhỏ xuống suối. Sau đó ta nghe tiếng hòn đá chạm vào đá ở dưới suối. Hiện tượng này cho thấy rằng âm thanh đã lan truyền qua:
A. Chất lỏng
B. Chất khí
C. Chất rắn
D. Cả chất lỏng và chất khí
Câu 12. (1 đ): Có hai chiếc cốc có cùng hình dạng, kích thước nhưng làm từ hai chất khác nhau. Nêu cách làm để tìm hiểu chiếc cốc nào dẫn nhiệt kém hơn.
Câu 13. (1đ): Vì sao khi trời rét ta mặc áo bông hoặc áo lông lại thấy ấm?
Câu 14. (1 đ): Khi trời rét đậm người nông dân thường sử dụng tấm ni lông trắng để che cho mạ. Việc làm đó nhằm đáp ứng yếu tố nào cần cho sự sống của cây?
5.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Khoa học 4
Câu | Hình thức | TPNL | Điểm | Nội dung đánh giá | Đáp án |
1 | TNKQ | 1 | 0,5 | Biết được thành phần chính của không khí | C |
2 | TNKQ | 1 | 0,5 | Biết được ô- Xi cần cho sự cháy | B |
3 | TNKQ | 1 | 2 (mỗi ý đúng 0,5đ) | Biết được sự chuyển thể của nước | 1-c; 2-d; 3-a; 4-b |
4 | TNKQ | 1 | 0,5 | Biết được sự tạo thành bóng của vật | C |
5 | TNKQ | 1 | 0,5 | Biết được sự truyền nhiệt | B |
6 | TNKQ | 1 | 0,5 | Biết được khí ô- xi cần cho quá trình hô hấp của cây | C |
7 | TNKQ | 2 | 0,5 | Biết cách làm thí nghiệm tìm hiểu tính chất của nước | C |
8 | TNKQ | 2 | 0,5 | Biết cách làm thí nghiệm tìm hiểu tính chất của nước | D |
9 | TNKQ | 2 | 0,5 | Biết cách làm thí nghiệm tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng. | B |
10 | TNKQ | 2 | 0,5 | Thí nghiệm tìm hiểu về nhu cầu ánh sáng của thực vật. | B |
11 | TNKQ | 2 | 0,5 | Thí nghiệm tìm hiểu sự an | D |
truyền của âm thanh | |||||
12 | TL | 2 | 1,0 | Thí nghiệm tìm hiểu vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém | Đổ 1 lượng nước nóng hoặc lạnh như nhau vào 2 cốc; sau cùng 1 khoảng thời gian đo em nhiệt độ của nước ở cốc nào thay đổi ít hơn cốc còn lại chứng tỏ cốc đó dẫn nhiệt kém hơn. |
13 | TL | 3 | 1,0 | Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt kém | Vì bông hoặc ông dẫn nhiệt kém |
14 | TL | 3 | 1,0 | Vận dụng kiến thức về nhu cầu sống của thực vật để giải thích việc làm chăm sóc cây trồng | Để đảm bảo yếu tố ánh sáng, nhiệt |
5.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Khoa học 4
Mạch nội dung | Tên bài | TPNL 1 | TPNL 2 | TPNL3 | Tổng |
Chất | Nước | Câu 1,2,3 | Câu 7, 8 | 5 | |
Không khí | |||||
Năng lượng | Ánh sáng | Câu 9, 11, 12 | Câu 13 | 6 | |
Âm thanh | Câu 4, 5, | ||||
Nhiệt | |||||
Thực vật và động vật | Nhu cầu sống của thực vật và động vật | Câu 6 | Câu 10 | Câu 14 | 3 |
Ứng dụng thực tiễn về nhu cầu sống của thực vật và động vật trong chăm sóc cây trồng và vật nuôi | |||||
Tổng | Số câu | 6 | 6 | 2 | 14 |
Số điểm | 3,5 | 4,5 | 2 | 10 |
6. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 4 Cánh diều
6.1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 4
TRƯỜNG TH …………................. Lớp:…………… | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I |
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm):
Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng của mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Địa điểm chính tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương là? (1 điểm)
A. Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)
B. Đền Hùng (Phú Thọ)
C. Đền Trần (Nam Định)
D. Đền Quán Thánh (Hà Nội)
Câu 2. Hà Nội có tên gọi khác nào dưới đây? (1 điểm)
A. Hoa Lư
B. Tây Đô
C. Sài Gòn
D. Đại La
Câu 3: Điền các từ “ Canh Phục, Đại Thành, tường bao, phòng học” vào chỗ chấm. (1 điểm)
Dưới thời vua Lê Thánh Tông, Văn Miếu- Quốc Tử Giám được trùng tu và mở rộng: Làm điện ……….……….ở Văn Miếu cùng nhà đông vu, tây vu, điện……………….….kho chứa ván in và đồ tế lễ, nhà Minh Luân, giảng đường đông tây, nhà bia đông tây, ……………….của học sinh, xung quanh xây…………………………..
Câu 4. Ý nào dưới đây là đặc điểm khí hậu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (1 điểm)
A. Mùa hạ nóng và ít mưa
B. Mùa đông lạnh và mưa nhiều.
C. Có mùa đông lạnh nhất cả nước.
D. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt.
Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng về đặc điểm sông ngòi ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ (1 điểm)
A. Sông có nhiều phù sa và nhiều nước quanh năm.
B. Nhiều sông ngòi, sông có nhiều phù sa.
C. Hai sông lớn của vùng là sông Hồng và sông Thái Bình.
D. Nước sông có sự chênh lệch lớn giữa hai mùa.
Câu 6: Khí hậu của Địa phương em có mấy mùa ? (1 điểm)
A. Có 4 mùa (Xuân, hạ, thu, đông).
B. Có 2 mùa (mùa khô và mùa mưa).
C. Có 2 mùa (mùa nắng và mùa lũ)
D. Có 3 mùa (mùa nắng, mùa mưa và mùa gặt)
II. Phần tự luận.( 4 điểm):
Câu 7. Lễ giỗ Tổ Hùng Vương gợi cho em nghĩ đến truyền thống nào của dân tộc Việt Nam? Hãy cho biết cảm nghĩ của em về truyền thống đó. (1 điểm)
Câu 8: Em hãy trình bày tóm tắt về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972? (1 điểm)
Câu 9. Em hãy trình bày những thành tựu của nền văn minh sông Hồng? (1 điểm)
Câu 10. Tại sao ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ lại phát triển các hoạt động sản xuất như: làm ruộng bậc thang, xây dựng các công trình thủy điện, khai thác khoáng sản? (1 điểm)
6.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 4
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm):
Câu | Câu 1 | Câu 2 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | B | A | B | A | B |
Điểm | 1 điểm | 1 điểm | 1 điểm | 1 điểm | 1 điểm |
Câu 3: Điền đúng mỗi từ ghi 0,25 điểm.
Dưới thời vua Lê Thánh Tông, Văn Miếu- Quốc Tử Giám được trùng tu và mở rộng: Làm điện Đại Thành ở Văn Miếu cùng nhà đông vu, tây vu, điện Canh Phục kho chứa ván in và đồ tế lễ, nhà Minh Luân, giảng đường đông tây, nhà bia đông tây, phòng học của học sinh, xung quanh xây tường bao.
II. Phần tự luận. (4 điểm)
Câu 7 (1 điểm): Lễ giỗ Tổ Hùng Vương gợi cho em nghĩ đến truyền thống nào của dân tộc Việt Nam? Hãy cho biết cảm nghĩ của em về truyền thống đó.
Lễ giỗ Tổ Hùng Vương gợi cho em nghĩ đến truyền thống văn hóa và tôn giáo của dân tộc Việt Nam. Đây là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng và lâu đời nhất của Việt Nam, được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ và tôn vinh Tổ Hùng Vương - người được coi là vị vua đầu tiên và là tổ tiên của dân tộc Việt. (0,5 điểm)
Em cảm thấy truyền thống lễ giỗ Tổ Hùng Vương rất đáng tự hào và tôn trọng. Nó không chỉ giúp tôn vinh tổ tiên và gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống, mà còn là một dịp để cảm nhận sự đoàn kết và yêu nước của dân tộc Việt Nam. (0,5 điểm)
Câu 8 (1 điểm): Em hãy trình bày tóm tắt về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
Từ ngày 18-12-1972, Mỹ huy động hàng chục tốp máy bay B-52 và các loại máy bay khác ném bom vào Hà Nội làm cho hàng nghìn người chết và bị thương. Quân dân miền Bắc trong đó có Hà Nội đã kiên cường đánh trả máy bay Mỹ, trong 12 ngày đêm (từ ngày 18-12-1972 đến ngày 29-12-1972) đã bắn rơi 81 máy bay của Mỹ, trong đó có 34 máy bay B-52. Thắng lợi này buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, kí Hiệp định Pa-ri (Paris) năm 1973, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Câu 9. Em hãy trình bày những thành tựu của nền văn minh sông Hồng? (1 điểm)
+ Một số thành tựu tiêu biểu là: sự ra đời của Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc, trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ (0,5 điểm)
+ Thời Âu Lạc, người Việt cổ đã xây dựng được thành Cổ Loa và biết chế tạo nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên đồng. (0,5 điểm)
Câu 10. Tại sao ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ lại phát triển các hoạt động sản xuất như: làm ruộng bậc thang, xây dựng các công trình thủy điện, khai thác khoáng sản? (1 điểm)
+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình dốc, gây khó khăn cho việc canh tác, nhất là trồng lúa nước. Người dân nơi đây đã khắc phục bằng cách làm ruộng bậc thang. (0,5 điểm)
+ Nhờ đặc điểm sông dốc, nhiều nước,… vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện thuận lợi để xây dựng các công trình thủy điện. (0,25 điểm)
+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có nhiều loại khoáng sản nhất Việt Nam, nên hoạt động khai thác khoáng sản ở khu vực này rất phát triển. (0,25 điểm)
6.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 4
Mạch kiến thức kỹ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | |||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |||
1. Địa phương em | Số câu | 1(6) | 1 | |||||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | ||||||||
2. Đền Hùng và Lễ giỗ Tổ Hùng Vương | Số câu | 1(1) | 1 (7) | 1 | 1 | |||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | ||||||
3. Thăng Long - Hà Nội | Số câu | 1(2) | 1 (8) | 1 | 1 | |||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | ||||||
4. Văn Miếu- Quốc Tử Giám | Số câu | 1(3) | 1 | |||||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | ||||||||
5. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ | Số câu | 1(4) | 1(10) | 1 | 1 | |||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | ||||||
6.Vùng đồng bằng Bắc Bộ | Số câu | 1(5) | 1(9) | 1 | 1 | |||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | ||||||
Tổng | Số câu | 4 | 2 | 2 | 0 | 2 | 6 | 4 | ||
Số điểm | 4,0 | 2,0 | 2,0 | 0 | 2,0 | 6,0 | 4,0 | |||
- Trắc nghiệm khách quan 60%, tự luận 40%. | ||||||||||
- Mức độ 1: 40%. Mức độ 2: 40%. Mức độ 3: 20%. |
Ghi chú:
Mức độ 1: Câu 1, 2, 4, 6
Mức độ 2: Câu 3, 5, 8, 9
Mức độ 3: Câu 7, 10
....
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi!