Bộ đề đọc hiểu Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Bộ đề đọc hiểu Tiếng Việt 4

Bộ đề đọc hiểu Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo cung cấp các đề đọc hiểu được biên soạn dựa trên chương trình học của môn Tiếng Việt lớp 4, sách Chân trời sáng tạo.

Với tài liệu này, học sinh có thể ôn tập và củng cố lại kiến thức của môn học. Nội dung chi tiết sẽ được đăng tải ngay sau đây.

Tài liệu bao gồm:

  • 8 đề đọc hiểu Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo (Có đáp án)
  • 37 trang tài liệu
  • File Word có thể chỉnh sửa.
  • File PDF thuận tiện in trên Mobile

Các bài đọc hiểu Tiếng Việt lớp 4

SOI GƯƠNG

Bé đứng trước gương
Mắt tròn xoe ngắm
Một đứa ở trong
Giống mình ghê lắm

Miệng cười răng sún
Tóc lại vàng hoe
Cũng lồi lỗ rốn
Giống như mình nè!

Đưa mặt sát gương
Bé hôn một cái
Hắn cũng vội vàng
Hôn môi bé vậy

Bé cười khúc khích
Nghịch ngợm đủ tuồng
Vừa quay lưng lại
Hắn cũng quay luôn.

(Nguyễn Lãm Thắng)

Chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:

Câu 1. Bé đang làm gì?

A. soi gương

B. học bài

C. đọc truyện

D. xem phim

Câu 2. Tìm từ ngữ miêu tả đôi mắt của bé?

A. nhỏ xíu

B. tròn xoe

C. long lanh

D. đen huyền

Câu 3. Tóc của bé có màu gì?

A. đen láy

B. đỏ rực

C. vàng hoe

D. màu nâu

Câu 4. Trong câu thơ “Đưa mặt sát gương” có mấy danh từ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5. Từ “” chỉ gì?

A. chỉ người

B. chỉ đồ vật

C. chỉ con vật

D. chỉ hiện tượng tự nhiên

Câu 6. Chọn từ ngữ miêu tả tiếng cười của bé?

A. khanh khách

B. khúc khích

C. ha ha

D. hi hi

Câu 7. Theo em, nhân vật bé trong bài thơ có tính cách như thế nào?

A. hồn nhiên, nghịch ngợm

B. tốt bụng, hiền lành

C. hung dữ, khó gần

D. Không có đáp án đúng

Câu 8. Em hãy nhận xét về tâm trạng của nhân vật bé trong bài thơ trên?

NÓI LỜI CỔ VŨ

Một cậu bé người Ba Lan muốn học đàn dương cầm, thế nhưng cha cậu lại bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá, không thể nào chơi đàn hay được. Ông khuyên cậu hãy thử học chơi kèn, thế rồi sau đó một nhạc công chuyên nghiệp lại nói rằng cậu không có được đôi môi thích hợp.

Một ngày kia, cậu được gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên. Con người nổi tiếng này đã trao cho cậu một lời khích lệ mà trước đây cậu chưa từng được nghe: “Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta nghĩ là chú có thể chơi được… nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.”

Ôi chao, đó mới thực sự là nguồn cổ vũ lớn lao mà cậu cần đến. Ru-bin-xtên vĩ đại đã bảo là cậu có thể chơi đàn được! Cậu sẽ phải bỏ rất nhiều thời gian để luyện tập nếu muốn chơi đàn, nhưng mà cậu có thể chơi được! Thậm chí có thể chơi giỏi! An-tôn Ru-bin-xtên đã nói như vậy mà!

Cậu bé về miệt mài tập luyện, cậu bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày, và sau nhiều năm, công lao khó nhọc của cậu đã được tặng thưởng: Gian Pa-đơ-riêu-xki trở thành một trong những nghệ sĩ dương cầm lừng danh nhất thời bấy giờ. Một lời động viên đơn giản đã mang đến nội lực làm bừng lên ngọn lửa đam mê trong lòng một cậu bé, ngọn lửa ấy vẫn cháy sáng mãi trong nhiều năm trời.

Hãy nhớ rằng những lời động viên mà bạn đang trao gửi hôm nay đôi khi làm thay đổi được mãi mãi cuộc đời của người đã đón nhận nó.

(Theo Thu Hà)

Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:

Câu 1. Cậu bé người Ba Lan muốn học loại nhạc cụ nào?

A. dương cầm

B. kèn

C. trống

D. ghi ta

Câu 2. Cha của cậu bé người Ba Lan đã KHUYÊN cậu điều gì?

A. Hãy thử học chơi trống

B. Hãy thử học chơi kèn

C. Hãy thử học chơi bóng rổ

D. Hãy thử học bơi lội

Câu 3. Ai là người đã động viên cậu bé chơi đàn pi-a-nô?

A. Cha của cậu bé

B. Bạn học cùng lớp

C. Nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên

D. Không có ai cả

Câu 4. Câu văn thể hiện thông điệp của câu chuyện?

A. Ông khuyên cậu hãy thử học chơi kèn, thế rồi sau đó một nhạc công chuyên nghiệp lại nói rằng cậu không có được đôi môi thích hợp.

B. Một lời động viên đơn giản đã mang đến nội lực làm bừng lên ngọn lửa đam mê trong lòng một cậu bé, ngọn lửa ấy vẫn cháy sáng mãi trong nhiều năm trời.

C. Hãy nhớ rằng những lời động viên mà bạn đang trao gửi hôm nay đôi khi làm thay đổi được mãi mãi cuộc đời của người đã đón nhận nó.

D. Cả B, C đều đúng

Câu 5. Xác định trạng ngữ trong câu văn: “Một ngày kia, cậu được gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên.”?

A. Một ngày kia

B. cậu

C. cậu được gặp gỡ

D. nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên.

Câu 6. Dấu ngoặc kép trong câu: “Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta nghĩ là chú có thể chơi được… nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.” có tác dụng gì?

A. Đánh dấu tên tác phẩm

B. Đánh dấu lời đối thoại

C. Đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp

D. Không có đáp án đúng

Câu 7. Cho đoạn văn:

Cậu bé về miệt mài tập luyện, cậu bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày, và sau nhiều năm, công lao khó nhọc của cậu đã được tặng thưởng: Gian Pa-đơ-riêu-xki trở thành một trong những nghệ sĩ dương cầm lừng danh nhất thời bấy giờ. Một lời động viên đơn giản đã mang đến nội lực làm bừng lên ngọn lửa đam mê trong lòng một cậu bé, ngọn lửa ấy vẫn cháy sáng mãi trong nhiều năm trời.

Sắp xếp các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng sau:

Danh từ

Động từ

Tính từ

Câu 8. Theo em, câu chuyện trên gửi gắm bài học gì?

Xem thử Bộ đề đọc hiểu Tiếng Việt 4 CTST

.........Xem thêm tài liệu tại file tải dưới đây.........

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Tải nhanh tài liệu Bộ đề đọc hiểu Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tài liệu này không áp dụng tải nhanh miễn phí cho thành viên gói Pro