Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 4 sách Cánh diều Ôn thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lý lớp 4 năm 2024 - 2025

Đề cương học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 4 sách Cánh diều năm 2024 - 2025 mang tới các câu hỏi ôn tập học kì 1, giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi học kì 1 cho học sinh của mình.

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 4 hệ thống lại những câu hỏi lý thuyết trọng tâm, cùng các dạng bài tập, giúp các em nắm chắc kiến thức, ôn thi học kì 1 năm 2024 - 2025 hiệu quả. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương môn Công nghệ, Khoa học. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề cương học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 4 sách Cánh diều

I. TỰ LUẬN

Câu 1: Để học tập tốt môn môn lịch sử và địa lí, các em có thể dùng các phương tiện học tập nào?

Trả lời:

- Để học tập tốt môn lịch sử và địa lí, em có thể dùng các phương tiện học tập là: bản đồ, lược đồ; biểu đồ; bảng số liệu; tranh ảnh; hiện vật, …

Câu 2: Tại sao hiện vật được coi là bằng chứng quan trọng để tìm hiểu về quá khứ?

Trả lời:

- Vì hiện vật lịch sử là những di tích, đồ vật, ... của người xưa còn được lưu giữ tới ngày nay. Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các hiện vật lịch sử người ta có thể đưa ra những phán đoán, khôi phục hiện thực cũng như tìm hiểu về quá khứ, hiểu rõ hơn về cuộc sống, các sự kiện lịch sử, ... đã từng xảy ra rất lâu về trước.

Câu 3: Em hãy cho biết đỉnh núi nào cao nhất nước ta. Đỉnh núi đó thuộc vùng nào của Việt Nam?

Trả lời:

- Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là: Phan-xi-păng.

- Đỉnh núi Phan-xi-păng thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 4: Cho biết Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với những vùng nào, quốc gia nào?

Trả lời:

- Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với: Vùng Duyên hải miền Trung và Đồng bằng Bắc Bộ (ở phía nam). Vịnh Bắc Bộ (ở phía đông nam).

+ Giáp với nước Lào và Trung Quốc (ở phía tây và phía bắc).

Câu 5: Mô tả địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều dạng địa hình khác nhau như: núi, đồi, cao nguyên; Có vùng trung du với các đồi dạng bát úp và các cao nguyên nổi tiếng như: cao nguyên Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), cao nguyên Mộc Châu (tỉnh Sơn La).

Câu 6: Nêu một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

- Nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai.

- Tích cực trồng rừng, bảo vệ rừng và sử dụng đất hợp lí.

- Tổ chức định canh, định cư, ổn định và nâng cao đời sống cho người dân.

- Tập huấn kĩ năng phòng chống thiên tai cho người dân.

Câu 7: Kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

- Một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: Kinh, Mường, Tày, Nùng, Thái, Mông, Dao, ...

Câu 8: Lễ giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra ở đâu và vào thời gian nào. Trong lễ hội Đền Hùng, phần hội thường diễn ra những hoạt động gì?

Trả lời: Lễ giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra ở tại Đền Hùng (Phú Thọ) vào ngày 10/3 âm lịch hằng năm.

Trong lễ hội Đền Hùng, phần hội gồm có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao, tổ chức các trò chơi dân gian, ...

Câu 9: Nêu một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Trả lời:

- Chống bạc màu đất bằng cách tăng cường sử dụng phân hữu cơ hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học; ....

- Thoát lũ vào mùa mưa và phát triển sản xuất cho phù hợp ở vùng trũng;

- Trồng và bảo vệ rừng ngập mặn để giữ đất, bảo vệ đa dạng sinh học ở khu vực ven biển.

- Xử lí rác thải, nước thải từ sinh hoạt, sản xuất, ... để bảo vệ nguồn nước và đất khỏi bị ô nhiễm.

Câu 10: Vì sao Đồng bằng Bắc Bộ trở thành vùng sản xuất lúa nước lớn thứ hai của Việt Nam?

Trả lời:

- Vì nơi đây có diện tích lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân nhiều kinh nghiệm trồng trọt.

Câu 11: Nêu giá trị của sông Hồng.

Trả lời:

- Sông Hồng mang lại nhiều giá trị cho phát triển kinh tế và đời sống dân cư như: Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất; giao thông đường thuỷ; nuôi trồng và khai thác thuỷ sản; phát triển du lịch, ....

Câu 12: Kể tên những địa danh, di tích, thắng cảnh của Hà Nội.

Trả lời:

- Một số địa danh, di tích, thắng cảnh của Hà Nội là: chùa Thầy; chùa Hương; phố Cổ; hồ Hoàn Kiếm; khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ....

Câu 13: Nêu một số biện pháp giữ gìn khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Trả lời:

- Trùng tu, tôn tạo các công trình trong khu di tích.

- Tiến hành nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền đến khách tham quan về trách nhiệm bảo vệ môi trường, không xâm phạm hiện vật, tổ chức các chương trình giáo dục di sản.

II. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bản đồ thể hiện thông tin gì?

A. Về cuộc sống hàng ngày của con người
B. Về địa hình, môi trường, và vị trí địa lý
C. Về ngày tháng và thời gian
D. Về các công trình kiến trúc nổi tiếng

Câu 2: Văn hóa là

A. Là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được con người tạo dựng cùng với bề dài lịch sử dân tộc, văn hóa là một khái niệm rộng, liên quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của mỗi con người
B. Những gì có mặt trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta
C. Là những điều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta
D.Là những gì mà con người chúng ta trải qua

Câu 3: Phan-xi-păng nằm ở biên giới tỉnh

A. Lào Cai và Lai Châu
B. Lào Cai và Thanh Hóa
C. Lào Cai và Điện Biên
D. Lào Cai và Sơn La

Câu 4: Những thiên tai thường xuyên xảy ra ở trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Hạn hán, khô cằn
B. Giá rét, lũ quét, sạt lở đất
C. Lốc xoáy
D. Bão

Câu 5: Lễ hội Lồng Tồng còn được gọi với tên gọi nào

A. Thi thổi cơm
B. Phá cỗ
C. Xuống đồng
D. Gặt lúa

Câu 6: Xòe Thái là loại hình múa của dân tộc nào?

A. Nùng
B. Thái
C. Kinh
D. Tày

Câu 7: Phần lễ quan trọng nhất của Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là gì?

A. Thi gói bánh
B. Diễn xướng hát Xoan
C. Hội thi thể thao
D. Lễ rước kiệu và lễ dâng hương

Câu 8: Các truyền thuyết về thời vua Hùng góp phần

A. Làm giàu cho kho tàng truyện kể
B. Làm đẹp cho các câu chuyện nước ta
C. Làm phong phú các câu chuyện kể nước ta
D. Làm phong phú truyền thuyết nước ta, có vai trò như một sự kiện lịch sử

Câu 9: Đồng bằng Bắc bộ tiếp giáp với vùng biển nào?

A.Vịnh Ba Lan
B. Vịnh Bắc Bộ
C. Vịnh Nam bộ
D.Vịnh Trung bộ

Câu 10: Vì sao nhiều loài động vật, thực vật tự nhiên được bảo toàn trong các khu bảo tồn thiên nhiên?

A. Vì chịu sự tác động của đất phèn
B. Vì chịu sự tác động của con người
C. Vì chịu sự tác động của ô nhiễm môi trường
D. Vì chịu sự tác động của biển

Câu 11: Đồng bằng Bắc Bộ là vùng trồng lúa lớn

A. Thứ nhất của nước ta
B. Thứ hai của nước ta
C. Thứ ba của nước ta
D. Thứ tư của nước ta

Câu 12: Làng nghề nào chuyên sản xuất gốm sứ truyền thống?

A. Làng Vạn Phúc
B. Làng Kim Sơn
C. Làng Bát Tràng
D. Làng Đại Lải

Câu 13: Các lễ hội thường cầu mong

A. Sức khỏe, ăn ngon mặc đẹp
B. Sức khỏe, xinh đẹp
C. Sức khỏe, mùa màng bội thu
D. Sức khỏe, tiền tài

Câu 14: Văn minh sông Hồng là

A. Sự phát triển về mặt văn hóa của sông Hồng
B. Sự phát triển kiến trúc của sông Hồng
C. Sự phát triển lịch sử của Sông Hồng
D. Sự phát triển hạ tầng của sông Hồng

Câu 15: Trang phục của nam mình trần trong đời sống vật chất của người Việt cổ là gì?

A. Áo dài
B. Đóng khố
C. Áo măng tô
D. Áo gấm

....

>> Tải file để tham khảo toàn bộ Đề cương học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 4 sách Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm