KHTN Lớp 6 Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo trang 92

Giải KHTN 6 Bài 19 Chân trời sáng tạo giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào thuộc Chủ đề 7: Từ tế bào đến cơ thể.

Soạn KHTN 6 Chân trời sáng tạo trang 92, 93 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Vậy sau đây là Soạn Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 19 mời các bạn theo dõi nhé.

Câu hỏi mở đầu Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 19

Thế giới tự nhiên rất kì diệu, có những loài sinh vật với kích thước khổng lồ như cá voi xanh, chiều dài có thể lên tới 30 m. Bên cạnh đó, có những sinh vật vô cùng nhỏ bé, rất khó để quan sát bằng mắt thường mà phải nhờ đến sự phóng đại của kính hiển vi như vi khuẩn Escherichia coli với kích thước chỉ khoảng 1 µm (bằng khoảng 1/10000 kích thước đầu một cái ghim giấy). Tại sao chúng có sự khác biệt về kích thước lớn đến như vậy?

Trả lời:

Có sự khác biệt về kích thước lớn là do sự khác biệt trong cấu tạo cơ thể của từng loài sinh vật:

  • Cá voi xanh là cơ thể đa bào (cơ được cấu tạo từ rất nhiều tế bào). Các tế bào phân hóa tạo thành các cơ quan, bộ phận của cơ thể cá voi xanh.
  • Vi khuẩn E.coli là cơ thể đơn bào (cơ thể chỉ được cấu tạo từ một tế bào). Tất cả hoạt động sống của vi khuẩn E.coli đều diễn ra trong một tế bào đó.

Câu hỏi luyện tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 19

Luyện tập 1

Hãy kể tên một số cơ thể đơn bào trong tự nhiên.

Trả lời:

Tên một số cơ thể đơn bào trong tự nhiên: trùng roi xanh, trùng giày, trùng sốt rét, trùng biến hình, vi khuẩn lao, vi khuẩn lactic, tảo lục, tảo silic,…

Luyện tập 2

Xác định các cơ thể đơn bào, đa bào bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Lời giải:

Cơ thểSố tế bào cấu tạo nên cơ thểLà cơ thể
Đơn bàoĐa bào
Vi khuẩn E.coliMột tế bào
Cây bưởiNhiều tế bào
Trùng roi???
Con ếch???

Trả lời:

Cơ thểSố tế bào cấu tạo nên cơ thểLà cơ thể
Đơn bàoĐa bào
Vi khuẩn E.coliMột tế bào
Cây bưởiNhiều tế bào
Trùng roiMột tế bào
Con ếchNhiều tế bào

Câu hỏi Vận dụng Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 19

Kể tên một số cơ thể sinh vật mà em không nhìn thấy được bằng mắt thường.

Trả lời:

Một số cơ thể sinh vật không thể nhìn được bằng mắt thường: nấm, vi khuẩn lao, vi khuẩn E.coli, tảo,...

Câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 19

Câu 1

Hãy chỉ ra đặc điểm chung nhất của các cơ thể trong hình 19.1a, 19.1b.

Hình 19.1a, 19.1b

Trả lời:

Trong hình 19.1a, 19.1b, đặc điểm chung nhất của các cơ thể đơn bào đó là được tạo nên từ một tế bào.

Câu 2

Trong thực tế, em có quan sát được trùng roi và vi khuẩn bằng mắt thường không? Tại sao?

Trả lời:

Trong thực tế, không thể quan sát được trùng roi hay vi khuẩn bằng mắt thường bởi vì nó chỉ có kích thước bé như một tế bào. Trùng roi có kích thước ≈ 0,05mm, Phần lớn các vi khuẩn có kích thước là 1 Micromet.

Câu 3

Em hãy nêu điểm khác về số lượng tế bào giữa cơ thể sinh vật trong hình 19.1 và hình 19.2. Từ đó hãy cho biết cơ thể đa bào là gì?

Hình 19.1a, 19.1b

Hình 19.1

Trả lời:

Hình 19.1: Chỉ có duy nhất 1 tế bào cấu tạo nên cơ thể sinh vật.

Hình 19.2: Cơ thể sinh vật được cấu tạo nên từ nhiều tế bào khác nhau.

Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo nên từ nhiều tế bào khác nhau, mỗi tế bào đó thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 19

Bài 1

Vẽ lại hình bên và hoàn thành các yêu cầu:

- Điền những điểm giống nhau vào phần giao nhau của 2 hình

- Điền những điểm khác nhau vào phần riêng của mỗi hình

Cơ thể đa bào

Đáp án:

Điểm giống nhau: Cấu tạo nên từ tế bào

Điểm khác nhau là:

  • Cơ thể đa bào: cấu tạo nên từ nhiều tế bào khác nhau, mỗi tế bào có các chứng năng khác nhau của cơ thể sống
  • Cơ thể đơn bào: cấu tạo nên từ một tế bào, tế bào đó thực hiện tất cả các chức năng của cơ thể sống

Bài 2

Cho các sinh vật sau: trùng roi, cây bắp cải, cây ổi, con rắn, trùng giày, con báo gấm. con ốc sên, con cua đỏ, tảo lam, con ngựa vằn, vi khuẩn đường ruột, cây lúa nước, cây dương xỉ.

Sắp xếp các sinh vật trên thành hai nhóm: cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

Đáp án:

Nhóm cơ thể đơn bào: trùng roi, trùng giày, tảo lam, vi khuẩn đường ruột.

Nhóm cơ thể đa bào: cây bắp cải, cây ổi, con rắn, con báo gấm. con ốc sên, con cua đỏ, con ngựa vằn, cây lúa nước, cây dương xỉ.

Lý thuyết Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

1. Cơ thể đơn bào

Cơ thể đơn bào là gì và có cấu tạo như thế nào?

- Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào đó thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống.

Cơ thể đơn bào

2. Cơ thể đa bào

Cơ thể đa bào là gì và có cấu tạo như thế nào?

- Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào, các tế bào khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể.

Cơ thể đa bào

Chia sẻ bởi: 👨 Hàn Vũ
274
  • Lượt tải: 384
  • Lượt xem: 79.215
  • Dung lượng: 267,7 KB
6 Bình luận
Sắp xếp theo
  • LoanT47 Nhật
    LoanT47 Nhật

    Mik  đc 1₫ vì thầy biết mik chép bài trên mạng ༎ຶ‿༎ຶ(╯︵╰,)

    Thích Phản hồi 18/10/22
    • Trang Trang
      Trang Trang

      Cho mình hỏi là cơ thể cong ngườu có cơ thể đơn bào hay đa bào đk

      Thích Phản hồi 04/10/22
      • Tiểu Ngọc
        Tiểu Ngọc

        đa bào nhé

        Thích Phản hồi 05/10/22
    • hong nguyen
      hong nguyen

      hay quá


      Thích Phản hồi 12/10/22
      • Minh Anh
        Minh Anh

        Sợ bị 1đ, tại chép bài trên mạng -)

        Thích Phản hồi 20:21 10/11
        • Gia Linh
          Gia Linh

          Vậy cần làm gì để bảo vệ cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

          Thích Phản hồi 21:23 24/10
          • Trần Hữu Hoàng Anh
            Trần Hữu Hoàng Anh

            vậy con kiến là cơ thể đon bào hay đa bào


            Thích Phản hồi 24/11/22
            • Tiêu Nại
              Tiêu Nại

              đa bào nha

              Thích Phản hồi 24/11/22