Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 6 Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 7 (Có đáp án + Ma trận)

Đề thi cuối kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 mang đến 6 đề kiểm tra học kì 2 có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.

TOP 9 Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 7 tập 2. Với 6 đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án kèm theo sẽ giúp các bạn so sánh được kết quả sau khi hoàn thành bài tập. Đây là tài liệu hỗ trợ học sinh lớp 7 trong quá trình học tập, ôn luyện tại nhà được tốt hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 2 môn Toán 7 Chân trời sáng tạo, đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo.

1. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề 1

1.1 Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn 7

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Ca dao.
B. Tục ngữ.
C. vè.
D. câu đố .

Câu 2. Hãy xác định thể thơ của văn bản?

A. Thơ tự do.
B. Thơ ngũ ngôn.
C. Thơ lục bát.
D. Thơ song thất lục bát.

Câu 3. Nội dung của văn bản là gì?

A. Ca ngợi công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
B. Ca ngợi công sinh thành dưỡng dục trời biển của cha mẹ, nhắc nhở mỗi người con phải sống có hiếu.
C. Nhắc tới công ơn sinh thành của cha mẹ.
D. Nhắc nhở người làm con phải có hiếu với cha mẹ .

Câu 4. Văn bản trên viết về chủ đề gì ?

A. Tình cảm gia đình
B. Tình yêu quê hương đất nước.
C. Tình yêu đôi lứa.
D. Tình yêu thương con người.

Câu 5. Địa danh được nhắc đến trong văn bản là gì?

A. Núi Tản Viên.
B. Biển Đông .
C. Núi Thái Sơn.
D. Núi Hồng Lĩnh.

Câu 6. Theo em, trong các từ sau từ nào là từ Hán Việt?

A. Công cha.
B. Nghĩa mẹ.
C. Thờ mẹ.
D. Thái sơn.

Câu 7. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong hai câu đầu văn bản?

A. Liệt kê.
B. So sánh.
C. Hoán dụ.
D. Ẩn dụ.

Câu 8. Văn bản đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào??

A. Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao.
B. Âm điệu nhịp nhàng như lời tâm tình nhắn nhủ.
C. Sử dụng thế thơ truyền thống của vãn học dân tộc.
D. Tất cả đều đúng

Câu 9. Hãy kể thêm một văn bản mà em biết có cùng chủ đề với văn bản trên?

Câu 10 . Qua văn bản em rút ra được bài học gì cho bản thân ?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?

1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Văn 7

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B

0,5

2

C

0,5

3

B

0,5

4

A

0,5

5

C

0,5

6

D

0,5

7

B

0,5

8

D

0,5

9

- HS kể được : (Giáo viên linh hoạt chấm cho học sinh)

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.

1,0

10

Bài học rút ra:

- Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn trời biển cha mẹ dành cho ta rất lớn.

- Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về tinh thần tự học

0,25

c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận

HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

3,0

- Nêu được vấn đề cần nghị luận: Có rất nhiều con đường để tích lũy tri thức: thụ động; chủ động; đối phó; qua nhiều phương tiện khác nhau. Tự học là cách hữu hiệu nhất để tiếp thu tri thức.

- Giải thích khái niệm tự học:

+ Tự học là quá trình bản thân chủ động tích lũy tri thức, không ỷ lại phụ thuộc vào các yếu tố tác động bên ngoài.

+ Quá trình tự học diễn ra xuyên suốt trong quá trình học tập như tìm tòi, trau dồi, tích lũy đến khắc sâu và áp dụng tri thức.

- Biểu hiện của người có tinh thần tự học:

+ Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi.

+ Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình.

+ Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở.

- Vai trò, ý nghĩa của việc tự học:

+ Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

+ Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác.

+ Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn.

- Phên phán một số người không có tinh thần tự học.

- Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình.

- Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.

0,25

1.3 Ma trận đề thi cuối kì 2 Văn 7

TT

Kĩ năng

Nội

dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Ca dao

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Ca dao

Nhận biết:

- Nhận biết được thể loại và thể thơ của văn bản.

- Nhận biết được nội dung của văn bản.

- Xác định được các biện pháp tu từ có trong văn bản và từ loại trong văn bản.

Thông hiểu:

- Hiểu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

Vận dụng:

- Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm.

- Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

Nhận biết:

- Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về vấn đề nghị luận.

- Xác định được cách thức trình bày đoạn văn.

Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…)

Vận dụng:

Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để làm bài.

Vận dụng cao:

Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.

1TL*

Tổng

3TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

2. Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề 2

2.1 Đề thi cuối kì 2 Văn 7

TRƯỜNG THCS ………..

LỚP: 7……….

HỌ VÀ TÊN:

SBD: ……………………….

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - Năm học: 2023 -2024

MÔN: NGỮ VĂN 7

THỜI GIAN: 90 phút (Không tính thời gian phát đề)

* Lưu ý: HS làm bài trực tiếp trên giấy này

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm):

Đọc ngữ liệu sau:

[…] Tàu No-ti-lớt lặn xuống sâu hai, ba ngàn mét và ngày 20 tháng 4 lại nổi lên cách mặt biển một ngàn năm trăm mét. […] Khoảng 11 giờ trưa, Nét Len lưu ý tôi giữa đám tảo đó có một con vật gì đó rất đáng sợ.

[…] Tôi cũng đưa mắt nhìn qua ô cửa và bất giác lùi lại. Trước mắt tôi, một quái vật đang bơi tới. Đó là một con bạch tuộc dài chừng tám mét. Nó bơi lùi rất nhanh về phía tàu. Mắt nó màu xanh xám, nhìn thẳng không động đậy. Tám cánh tay, hay đúng hơn, tám chân từ đầu mọc dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn cong. Nhìn thấy rõ hai trăm rưỡi cái giác ở phía trong vòi. Hai hàm răng bạch tuộc giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra, khép lại. Lưới nó cũng bằng chất sừng, hàm răng nhọn, rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm. Thân nó hình thoi phình ở giữa, là một khối thịt nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn. Màu sắc nó thay đổi rất nhanh từ màu xám chì sang màu nâu đỏ.

Vì sao con bạch tuộc tức giận? Hẳn là vì sự xuất hiện của tàu No-ti-lớt to lớn hơn nó và vì vòi cũng như hai hàm răng của nó chẳng làm nên chuyện gì…

[…] Cuộc chiến đấu kéo dài mười lăm phút. Lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương, cuối cùng phải bỏ chiến trường mà lẩn xuống biển sâu. Thuyền trưởng Nê-mô, mình nhuốm đầy máu, đứng lặn người bên chiếc đèn pha mà nhìn xuống biển cả vừa nuốt mất một người đồng hương của mình. Mắt Nê-mô ứa lệ.

(Trích Hai vạn dặm dưới đáy biển, Giuyn Véc-nơ)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là?

A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận

Câu 2. Thể loại của đoạn trích trên là?

A. Truyện cổ tích
B. Truyền thuyết
C. Truyện cười
D. Truyện khoa học viễn tưởng.

Câu 3. Đề tài của văn bản là

A. phát minh khoa học, công nghệ.
B. khám phá thế giới bí ẩn dưới đáy đại dương.
C. chế tạo dược liệu.
D. du hành vũ trụ.

Câu 4. Không gian trong đoạn trích trên là ở đâu?

A. Vũ trụ.
B. Lòng đất.
C. Biển cả.
D. Âm phủ.

Câu 5. Nê-mô ứa lệ vì lí do gì?

A. Bạch tuộc nuốt mất người đồng hương của mình.
B. Lũ bạch tuộc chiến bại.
C. Anh ta nhìn thấy con quái vật đáng sợ.
D. Bạch tuộc bỏ chiến trường mà lẩn xuống biển sâu.

Câu 6. Có thể đặt tên cho đoạn trích là

A. Dòng Sông Đen.
B. Xưởng Sô-cô-la.
C. Một ngày của Ích-chi-an.
D. Bạch tuộc.

Câu 7.Trong câu Mắt Nê-mô ứa lệ, từ “lệ” có nghĩa là gì?

A. Bạch tuộc.
B. Thuyền trưởng.
C. Chảy nước mắt.
D. Nước mắt.

Câu 8. Thành phần nào được mở rộng trong câu sau là gì?

Tám cánh tay, hay đúng hơn, tám chân từ đầu mọc dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn cong.

A. Chủ ngữ.
B. Vị ngữ.
C. Chủ ngữ và vị ngữ.
D. Trạng ngữ.

Câu 9. Trong câu “Vì sao con bạch tuộc tức giận?” có sử dụng phép tu từ nhân hóa. Đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 10. Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) về sự kì diệu của trí tưởng tượng.

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một thầy cô mà em yêu quý.

2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Văn 7

PhầnCâuNội dungĐiểm
IĐỌC HIỂU6.0
1A0.5
2D0.5
3B0.5
4C0.5
5A0.5
6D0.5
7D0.5
8A0.5
9A0.5

10

- Hình thức: đúng thể thức một đoạn văn (0,25 điểm)

- Nội dung: Đảm bảo các ý cơ bản sau: (0,75 điểm)

Sự kì diệu của trí tưởng tượng: Trí tưởng tượng đưa chúng ta đến với những thế giowid không có trong đời thực, hấp dẫn, độc đáo. Trí tưởng tượng là động lực thúc đẩy sự sáng tạo trong lao động theo sự hình dung, mơ ước của mình. Trí tưởng tượng giúp con người hình dung hoặc đưa ra dự báo về sự thay đổi của thế giới trong tương lai.

- Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp (0,25 điểm).

- Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, đọc đáo (0,25 điểm)

1.5

II

VIẾT

4.0

a. Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Biểu cảm về một thầy cô giáo mà em yêu quý.

0,25

c. Các phần của bài viết

*Mở bài

- Giới thiệu thầy cô mà mình muốn bộc lộ cảm xúc.

- Giới thiệu được cảm xúc sâu sắc của mình dành cho thầy cô.

*Thân bài

Giải thích câu tục ngữ

- Biểu cảm được những đặc điểm nổi bật của thầy cô.

- Biểu cảm được vai trò của thầy cô đối với bản thân.

*Kết bài

- Khẳng định được tình cảm, cảm xúc dành cho thầy cô.

- Rút ra được điều đáng nhớ đối với bản thân.

3,0

0,5

2,0

0.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo: Sử dụng sáng tạo các chi tiết miêu tả, tự sự khi bộc lộ cảm xúc.

0.25

2.3 Ma trận đề thi học kì 2 Văn 7

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

- Truyện khoa học viễn tưởng

- Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ

- Ngữ cảnh

- Phép tu từ

4

0

4

0

0

2

0

60

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

3. Đề thi cuối kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề 3

3.1 Đề thi cuối kì 2 Văn 7

PHÒNG GD&ĐT……..

TRƯỜNG THPT …………

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024

MÔN: NGỮ VĂN 7 SÁCH CTST

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

(1) Cỏ dại quen nắng mưa
Làm sao mà giết được
Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước
Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên..
[..]

(2) Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió..

(3) Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.

(Cỏ dại – Xuân Quỳnh )

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

A. Ngũ ngôn
B. Lục ngôn
C. Thất ngôn
D. Tự do

Câu 2. Hình ảnh cỏ dại xuất hiện trong:

A. Cả bài thơ
B. Khổ 1
C. Khổ 3
D. Khổ 1 và 3

Câu 3. Theo đoạn trích, lúc đi xa, con người thường nhớ về những gì?

A. Cây lúa, vườn quả, dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương
B. Cỏ dại
C. Nắng mưa, nước dâng, nước rút
D. Con đường, gốc đa, giếng nước, cánh đồng, ngọn núi, dòng sông..

Câu 4. Sự xuất hiện của những hình ảnh trong khổ 2 có ý nghĩa như thế nào?

A. Nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương của tác giả;
B. Nhấn mạnh sự nhỏ nhoi của cỏ khiến không mấy ai để ý, không ai nhớ đến;
C. Nhấn mạnh sức sống của cỏ;
D, Nhấn mạnh sự vô tình của con người đối với cây cỏ.

Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ: Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây - Một làn khói, một mùi hương trong gió..

A. Liệt kê
B. Điệp
C. Nhân hóa
D. Liệt kê và điệp.

Câu 6. Hình ảnh "cỏ dại" trong bốn dòng thơ sau gợi lên điều gì?

Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước
Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên..

A. Gợi lên sự nhỏ bé, bình dị của cỏ;
B. Gợi lên sức sống mãnh liệt, bền bỉ của cỏ;
C. Gợi lên sự nhỏ bé của những kiếp người dưới đáy xã hội;
D. Gợi lên sự cuồng loạn của nước lũ.

Câu 7. Hình tượng trung tâm được khắc họa trong đoạn thơ trên là:

A. Chủ thể trữ tình - tác giả
B. Cây lúa
C. Cỏ dại
D. Nước lũ

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Nêu hai đặc điểm của thể thơ được sử dụng trong bài thơ trên.

Câu 9. Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh cỏ dại được khắc họa trong bài thơ. Em có thể dẫn 1 - 2 câu thơ cùng viết về vẻ đẹp đó của cỏ?

Câu 10. Thông điệp ý nghĩa rút ra từ đoạn trích là gì?

Phần 2: Viết (5 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

3.2 Đáp án đề thi Văn lớp 7 học kì 2

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu Đáp án Điểm
Câu 1 D0,5 điểm
Câu 2 D0,5 điểm
Câu 3 A0,5 điểm
Câu 4 B0,5 điểm
Câu 5 D0,5 điểm
Câu 6 B0,5 điểm
Câu 7 C0,5 điểm

Câu 8

Hai đặc điểm của thể thơ được sử dụng trong bài thơ trên:

- Số tiếng trong các dòng thơ không giống nhau;

- Số câu thơ không hạn định.

- Cách gieo vần tự do..

0,5 điểm

Câu 9

Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh cỏ dại được khắc họa trong bài thơ:

Hình ảnh cỏ dại trong bài thơ mang vẻ đẹp của sức sống bền bỉ, mãnh liệt. Dù cỏ nhỏ nhoi, không ai chú ý, không ai nhớ đến nhưng cỏ vẫn âm thầm tồn tại từ xa xưa và đến mãi về sau. Dù gió mưa, dù nước lũ, cỏ vẫn là loài cây không thể bị tiêu diệt. Sức sống của cỏ trong đoạn trích trên khiến ta nhớ đến những câu thơ của Thanh Thảo trong bài Đàn ghita của Lorca: Không ai chôn cất tiếng đàn - Tiếng đàn như cỏ mọc hoang..

1,0 điểm

Câu 10

Thông điệp ý nghĩa rút ra từ đoạn trích:

- Dù nhỏ bé nhưng luôn kiên cường.

- Trước khó khăn không bao giờ được gục ngã.

- Cần phải biết trân trọng những điều bình dị.

1,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghị luận bàn về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

1. Mở bài

Giới thiệu câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

2. Thân bài

a. Giải thích câu tục ngữ:

- Quả là sản phẩm ngọt lành và là kết tinh tuyệt vời nhất của cây, tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất.

- Muốn có được quả ngọt thì phải có "kẻ trồng cây", người đã dành công sức trồng trọt, chăm bón. Chính vì thế khi ta ăn một thứ quả ngọt lành thì trước tiên phải nghĩ đến người tạo ra nó đã phải vất vả, dãi nắng dầm sương bao lâu, phải nhớ đến công sức mà những người trồng đã bỏ ra.

=> Câu tục ngữ chính là lời khuyên dạy sâu sắc của cha ông ta đối với mỗi con người về lòng biết ơn, nhắc nhở chúng ta rằng mỗi một thành quả mà chúng ta hưởng dụng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà xuất hiện. Mà nó là cả một quá trình phấn đấu, gây dựng của những người đi trước.

b. Biểu hiện:

- Biết ơn cha mẹ, những người có công sinh thành nuôi dưỡng.

- Biết ơn thầy cô những người đã truyền đạt cho ta kiến thức bước vào đời.

- Biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh xương máu để cho chúng ta một cuộc sống hòa bình.

c. Ý nghĩa của lòng biết ơn:

- Việc sống với tấm lòng biết ơn sâu sắc khiến cho bạn trở nên hiền hòa, tình cảm, tâm hồn ngày càng trở nên trong sáng, bạn sẽ được mọi người xung quanh yêu quý tín nhiệm vì lối sống tình nghĩa, được bạn bè coi trọng và tin tưởng.

- Việc sống ân tình, ân nghĩa sẽ là tấm gương sáng cho con cái và các thế hệ tiếp nối.

- Nêu cảm nhận chung.

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận cá nhân.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

3.3 Ma trận đề kiểm tra học kì 2 Văn 7

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

4

0

3

1

0

2

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

15

20

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

..............

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Ngữ văn 7

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 2.369
  • Lượt xem: 35.649
  • Dung lượng: 105,7 KB
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Thanh Hiển Nguyễn
    Thanh Hiển Nguyễn

    Hình như câu 4 đề 2 sai thì phải

    Thích Phản hồi 16:00 07/05
    • Lâm Phạm
      Lâm Phạm

      Đúng r mak

      Thích Phản hồi 21:28 08/05