Bài tập cuối khóa Mô đun 3 môn Ngữ văn THCS Bài thu hoạch môn Ngữ văn THCS
Bài tập cuối khóa Mô đun 3 môn Ngữ văn THCS mang tới kế hoạch bài dạy chủ đề Thơ mới, bài Nhớ rừng của Thế Lữ - Ngữ văn 8, với thời lượng 2 tiết. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo, có thêm kinh nghiệm viết bài tập cuối khóa tập huấn Mô đun 3 trong chương trình GDPT 2018 mới.
Đồng thời, còn có cả bảng ma trận kế hoạch kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn 8. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3, bài tập cuối khóa Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Bài tập cuối khóa Mô đun 3 môn Ngữ văn THCS
Họ và tên giáo viên:……………………….
Trường THCS……………………………..
Phòng GD&ĐT …………………………..
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ: THƠ MỚI
Môn học: Ngữ văn Lớp: 8
Thời gian thực hiện: 2 Tiết
Nội dung kiến thức: Thơ mới
Ngữ liệu: Nhớ rừng – Thế Lữ
Thời lượng: 2 tiết Đọc – Hiểu
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Năng lực, phẩm chất | YÊU CẦU CẦN ĐẠT | STT của YCCĐ |
1.1 Năng lực đặc thù (Đọc) | ||
Đọc hiểu nội dung | - Nêu được ấn tượng chung về bài thơ Nhớ rừng - Hiểu được thông điệp, tư tưởng, tình cảm, và thái độ của tác giả - Hiểu được chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do. | (1) (2) (3) |
Đọc hiểu hình thức | Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật của thể loại thơ trữ tình, biết được hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng. | (4) |
Liên hệ, so sánh, kết nối | + Nêu được những trải nghiệm của bản thân khi đọc, tìm hiểu những văn bản thơ mới khác của các tác giả khác +Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày ý tưởng + Thể hiện sự đồng tình với tác giả, nêu lí do | (5) (6) (7) |
Mở rộng | + Đọc một đến ba bài thơ có dung lượng tương đương, học thuộc lòng một bài thơ, một khổ thơ yêu thích nhất | (8) |
1.2 Năng lực chung: | ||
- Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác | + Đọc trước tác phẩm; tìm ngữ liệu, thông tin liên quan đến tác phẩm + Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý. + Làm việc nhóm, trao đổi, trình bày ý kiến của cá nhân + Nhận xét phiếu bài tập đã hoàn thành, câu trả lời của nhóm bạn | (9) (10) (11) (12) |
1.3 Phẩm chất chủ yếu - Yêu nước - Trách nhiệm | - Biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước. - Biết nhường nhịn, vị tha; biết yêu mến cảm thông, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, tình yêu thương đối với những người xung quanh cũng như với các nhân vật trong tác phẩm, tôn trọng sự khác biệt về hoàn cảnh, văn hóa, biết tha thứ, độ lượng với người khác. Biết tôn trọng những giá trị văn hoá tinh thần cao đẹp của dân tộc. Có trách nhiệm, nghiêm túc trong tìm hiểu, học tập. | (13) (14) |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương tiện: Máy tính, điện thoại kết nối internet, máy chiếu, micro, bảng, phấn, giấy A0, bút lông.
2. Học liệu: Bài thơ “Nhớ rừng”, một số đoạn thơ tám chữ.
- Bài viết về nhà thơ Thế Lữ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. BẢNG TÓM TẮT TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học (thời gian) | Mục tiêu | Nội dung dạy học trọng tâm | Phương pháp/kĩ thuật dạy học | Phương án đánh giá |
ĐỌC HIỂU | ||||
Hoạt động 1 Khởi động (5 phút) | - (9) Đọc trước tác phẩm ; tìm ngữ liệu, thông tin liên quan đến tác phẩm - (1) Nêu được ấn tượng chung về bài thơ Nhớ rừng - (13) Biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước. - (14) Biết nhường nhịn, vị tha; biết yêu mến cảm thông, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, tình yêu thương đối với những người xung quanh cũng như với các nhân vật trong tác phẩm, tôn trọng sự khác biệt về hoàn cảnh, văn hóa, biết tha thứ, độ lượng với người khác. Biết tôn trọng những giá trị văn hoá tinh thần cao đẹp của dân tộc. Có trách nhiệm, nghiêm túc trong tìm hiểu, học tập. | Chuẩn bị tâm thế tiếp nhận kiện thức mới | Trực quan Đàm thoại gợi mở Kĩ thuật KWL | Đánh giá qua hỏi đáp với công cụ là rubric, đánh giá qua viết với công cụ là phiếu KWL, do GV đánh giá. |
Hoạt động 2 Khám phá kiến thức (40 phút) | - (4) Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật của thể loại thơ trữ tình, biết được hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng + (2) Hiểu được thông điệp, tư tưởng, tình cảm, và thái độ của tác giả + (3) Hiểu được chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do. - (10) Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý. - (11)Làm việc nhóm, trao đổi, trình bày ý kiến của cá nhân - (12) Nhận xét phiếu bài tập đã hoàn thành, câu trả lời của nhóm bạn | Tìm hiểu đặc điểm của thể thơ 5 chữ, nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Mùa uân nho nhỏ” | - Dạy học hợp tác - Đàm thoại gợi mở - Kĩ thuật động não | Sử dụng rubric đánh giá trực tiếp phần phát biểu và phiếu học tập của học sinh |
Hoạt động 3 Luyện tập (20 phút) | - (10) Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý - (6) Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày ý tưởng - (11) Làm việc nhóm, trao đổi, trình bày ý kiến của cá nhân. - (12) Nhận xét phiếu bài tập đã hoàn thành, câu trả lời của nhóm bạn | - Tổng kết những vấn đề trọng tâm tác phẩm | - Kĩ thuật dạy học hợp tác, sơ đồ tư duy | Học sinh tự đánh giá sơ đồ tư duy dưới sự hướng dẫn của giáo viên |
Hoạt động 4 Vận dụng (25 phút) | - (5) Nêu được những trải nghiệm của bản thân khi đọc, tìm hiểu những văn bản thơ năm chữ khác của các tác giả khác - (7) Thể hiện được đồng tình với tình cảm và thông điệp của tác giả, nêu được lí do - (8) Đọc mở rộng một bài thơ với dụng lượng tương đương, học thuộc lòng một khổ thơ yêu thích | - Liên hệ với thực tế đời sống để làm rõ thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm - Liên hệ mở rộng với những tác phẩm khác để củng cố, hệ thống hóa kiến thức trong chương trình | - Dạy học giải quyết vấn đề - Dạy học hợp tác - Đàm thoại gợi mở | Sử dụng rubric đánh giá trực tiếp phần phát biểu của học sinh |
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: (9), (1), (13), (14) b. Nội dung: Chuẩn bị tâm thế tiếp nhận kiến thức mới c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị trình chiếu trò chơi đuổi hình bắt chữ - Giáo viên chuẩn bị rubric đánh giá kết quả Chuyển giao nhiệm vụ học tập: * Trực quan: Gv tổ chức trò chơi: Đuổi hình bắt chữ. Có 4 hình ảnh tương ứng với 4 câu chuyện/ tác phẩm. Em hãy đoán đó là tác phẩm nào? - Thực hiện nhiệm vụ học tập: * Động não: HS quan sát, đoán tên văn bản tương ứng với các hình ảnh ? ? Văn học Việt Namm từ đầu TK 20 đến năm 1945 có gì đặc biệt? - ? Nhìn những hình ảnh sau em có cảm nhận gì Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Giáo viên gọi học sinh bất kì để trả lời câu hỏi - Giáo viên nhận xét, bổ sung ý kiến Phương án đánh giá: đánh giá qua hỏi đáp với công cụ là rubric, do GV đánh giá
• GV dẫn dắt vào bài: Những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt giai đoạn (1932 – 1942) xuất hiện 1 phong trào thơ với sự cách tân về nội dung và nghệ thuật, làm say lòng người - đó là phong trào thơ mới. Nó như 1 luồng gió thổi mát cả 1 nền văn học. Và nói đến phong trào thơ mới ta không thể không kể đến tên tuổi của nhà thơ Thế Lữ - người đã góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang cho thơ mới. Bài thơ tiêu biểu của ông mà chúng ta học hôm nay là bài thơ Nhớ rừng, tác giả đã mượn lời của con hổ ở vườn bách thú để bộc lộ rõ tâm trạng của mình và tâm trạng đó như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. - GV phát phiếu học tập (theo kĩ thuật KWL), yêu cầu HS điền thông tin vào cột thứ nhất và cột thứ hai, lưu ý HS chỉ điền thông tin vào cột thứ ba sau khi đã đọc hiểu văn bản. Phiếu học tập số 1
HOẠT ĐỘNG 2. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC (40 phút) HOẠT ĐỘNG 2.1 GVHDHS đọc hiểu nội dung khái quát văn bản “Nhớ rừng” a. Mục tiêu: 2, 3,4 - Nhận biết được đề tài (thông qua việc tìm hiểu nhan đề), tìm hiểu một số thông tin về tác giả, tác phẩm - Nhận biết được thể thơ, chỉ ra những đặc điểm về số câu, số chữ, vần, nhịp, hình ảnh, giọng điệu của bài thơ b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, đọc bài thơ, tìm hiểu một số thông tin về tác giả, tác phẩm, đặc điểm của thể thơ. c. Sản phẩm học tập: Phiếu bài tập đã hoàn thành của HS d. Tổ chức thực hiện: Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị phiếu bài tập theo nhóm - Giáo viên chuẩn bị rubric đánh giá kết quả Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GVHDHS đọc hiểu nội dung khái quát văn bản “Nhớ rừng”. 1. Trưc quan: HS xem, nghe bài giới thiệu về nhà thơ Thế Lữ 2. Dạy học hợp tác: HS thảo luận nhóm (5 phút), đọc bài thơ, tìm hiểu một số thông tin về tác giả, tác phẩm. - Gv chiếu chân dung Thế Lữ và yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi: Giới thiệu vài nét về nhà thơ Thế Lữ? - Hs quan sát, thảo luận và báo cáo kết quả - GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt các ý sau: - Thế Lữ ( 1907 - 1989) - Tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ - Quê ở Bắc Ninh. - Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới. - Hồn thơ dồi dào, giàu cảm xúc lãng mạn. => Thế Lữ là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho thơ mới. Gv tổ chức cho học sinh tìm hiểu về tác phẩm Nhớ rừng thông qua: PHT số 1 Phiếu học tập số 2 Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh suy nghĩ theo những câu hỏi gợi mở của giáo viên và hoàn thành phiếu bài tập theo từng nội dung cụ thể HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV trình chiếu kết quả phiếu học tập - GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt các ý sau: * Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời - Viết năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” xuất bản 1935. - Bài thơ được khơi nguồn từ 1 lần đi chơi vườn bách thú (HN). Tác giả mượn lời con Hổ bị nhốt trong vườn bách thú để nói đầy đủ tam sự u uất của 1 lớp người, 1 thế hệ những năm 1930, bất hòa với cuộc sống thực tại -> Là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ, góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới. - PTBĐ: biểu cảm - Thể thơ: 8 chữ Phương án đánh giá: đánh giá qua hỏi đáp với công cụ là rubric, do GV đánh giá
HOẠT ĐỘNG 2.2 GVHDHS đọc hiểu nội dung chi tiết văn bản “Nhớ rừng” a. Mục tiêu: - (2) Nhận biết được thông điệp mà bài thơ muốn gửi đến người đọc - (3) Nhận biết được tình cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ bài thơ b. Nội dung: Tìm hiểu nội dung bài thơ và nghệ thuật của bài thơ. c. Sản phẩm học tập: Phiếu bài tập đã hoàn thành của HS, câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị phiếu bài tập theo nhóm - Giáo viên chuẩn bị rubric đánh giá kết quả Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Dạy học hợp tác: Gv yêu cầu Hs đọc lại đoạn 1 + 4 và hướng dẫn học sinh đọc hiểu bằng câu hỏi gợi mở: - Đoạn thơ thể hiện điều gì? Gv tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm bàn: Nhóm 1: Đọc hai câu thơ đầu và hoàn thành PHT số 3 Phiếu học tập số 3
Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh suy nghĩ theo những câu hỏi gợi mở của giáo viên và hoàn thành phiếu bài tập theo từng nội dung cụ thể HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV trình chiếu kết quả phiếu học tập - GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt các ý sau: - NT: đối lập giọng điệu chán chường, sử dụng ĐT mạnh, danh từ hóa tính từ => - Hoàn cảnh: bị giam cầm trong cũi sắt. - Tâm trạng: uất ức, sự buông xuôi, bất lực. Thấy khinh ghét, nhục nhã, đau xót. Phương án đánh giá: đánh giá qua sản phẩm khăn trải bàn với công cụ là rubric, do GV đánh giá
- Dạy học hợp tác, đàm thoại gợi mở: GV yêu cầu học sinh đọc tiếp đoạn 4 làm việc nhóm để thực hiện các yêu cầu sau: Phiếu học tập số 4 Điền từ ngữ phù hợp chỉ đặc điểm của cảnh vật trong vườn bách dưới mắt của con hổ:
Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh suy nghĩ theo những câu hỏi gợi mở của giáo viên và hoàn thành phiếu bài tập theo từng nội dung cụ thể HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV trình chiếu kết quả phiếu học tập - GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt các ý sau: + Giọng giễu nhại, cách ngắn nhịp ngắn, dồn dập, từ ngữ liệt kê liên tiếp. => + Cảnh vườn bách thú: đơn điệu, nhàm tẻ, tầm thường, giả dối, tù túng. + Sự khinh ghét, chán chường thực tại đến mức cao độ. Phương án đánh giá: đánh giá qua hỏi đáp với công cụ là rubric, do GV đánh giá
- GV yêu cầu học sinh đọc đoạn 2, hoạt động cá nhân, nhóm để thực hiện các yêu cầu: ? Trong hoàn cảnh bị nhốt ở vườn bách thú, con hổ nhớ tới điều gì? ? Cảnh sơn lâm được gợi tả qua những chi tiết nào? ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và nghệ thuật của tác giả? Tác dụng của nghệ thuật (Cảnh thiên nhiên hiện lên ntn)? ? Giữa không gian hoang vu, hùng vĩ ấy hình ảnh chúa tể của muôn loài hiện lên ntn? ? Em hiểu từ “quắc” như thế nào? (từ lọai, tác dụng) ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật và cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu của khổ thơ? Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh suy nghĩ theo những câu hỏi gợi mở của giáo viên và trả lời cá nhân, nhóm – cặp đôi HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt các ý sau: - Sử dụng: động từ, tính từ, danh từ, điệp ngữ “với” => Cảnh đại ngàn xưa kia lớn lao, phi thường, mạnh mẽ và hoang vu, bí ẩn. - NT: so sánh, từ ngữ gợi tả hả, nhịp thơ…, động từ mạnh. -> Chúa sơn lâm oai phong, lẫm liệt. Phương án đánh giá: đánh giá qua hỏi đáp với công cụ là rubric, do GV đánh giá
Dạy học hợp tác, đàm thoại gợi mở : GV yêu cầu học sinh theo dõi khổ 3 làm việc nhóm để thực hiện các yêu cầu sau: ? Ở đoạn thơ này con hổ nhớ lại những kỉ niệm gì về chốn rừng xưa ? THẢO LUẬN NHÓM (5’) ? Có ý kiến cho rằng đoạn thơ như “bộ tranh tứ bình độc đáo” về chúa sơn lâm? Ý kiến của em ntn? ? Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong khổ thơ? ? Các biện pháp nghệ thuật đó góp phần diễn tả tâm trạng của con hổ ntn? Phiếu bài tập số 5 Bức tranh tứ bình Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh suy nghĩ theo những câu hỏi gợi mở của giáo viên và hoàn thành phiếu bài tập theo từng nội dung cụ thể HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV trình chiếu kết quả phiếu học tập - GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt các ý sau: - Giọng điệu hùng tráng, tha thiết, dồn dập. Điệp ngữ: “Đâu”, “nào đâu”, “ta”; ẩn dụ, câu hỏi tu từ => Diễn tả thấm thía nỗi nuối tiếc quá khứ vàng son. Phương án đánh giá: đánh giá qua hỏi đáp với công cụ là rubric, do GV đánh giá
Giáo viên Yêu cầu hs đọc đoạn 4, 5, hoạt động cá nhân, thực hiện các yêu cầu sau: ? Tìm chi tiết miêu tả tâm trạng con hổ ? Vì sao hổ lại có tâm trạng như vậy ? Đoạn cuối con hổ nhắn gửi tới ai ? Qua lời nhắn gửi em hiểu được điều gì về mãnh hổ Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh suy nghĩ theo những câu hỏi gợi mở của giáo viên và trả lời cá nhân HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt các ý sau: - Mở đầu và kết thúc bằng hai câu cảm thán, bắt đầu bằng từ “hỡi”. -> Bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nhớ cuộc sống chân thật, tự do. Đó là một bi kịch lớn. => Thể hiện khát vọng được sống chân thật cuộc sống của mình, trong xứ sở của mình. Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP (20 phút) a. Mục tiêu: - (10) Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý - (6) Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày ý tưởng - (11) Làm việc nhóm, trình bày ý kiến của cá nhân b. Nội dung: - Tổng kết những vấn đề trọng tâm tác phẩm (nội dung và nghệ thuật) c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy đã hoàn chỉnh và phần thuyết trình của học sinh d. Tổ chức hoạt động: Chuẩn bị: - Giấy A0, bút lông - Giáo viên chuẩn bị rubric đánh giá kết quả Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giải quyết vấn đề: GV yêu cầu các nhóm học sinh (4-5 HS) dùng sơ đồ tư duy để tổng kết những vấn đề trọng tâm tác phẩm (nội dung và nghệ thuật) Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh tổng hợp phần kiến thức trọng tâm và những biện pháp nghệ thuật đặc sắc thể hiện qua sơ đồ tư duy Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Giáo viên gọi 1- 2 nhóm để trình bày kết quả - GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau và tự nhận xét - Giáo viên bổ sung hướng dẫn học sinh chốt ý Phương án đánh giá: đánh giá qua hỏi đáp với công cụ là rubric, (HS đánh giá HS, HS tự đánh giá, GV đánh giá bổ sung)
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG (25 phút) a. Mục tiêu: - (5) Nêu được những trải nghiệm của bản thân khi đọc, tìm hiểu những văn bản thơ mới khác của các tác giả khác - (7) Thể hiện được đồng tình với tình cảm và thông điệp của tác giả, nêu được lí do - (8) Đọc mở rộng một bài thơ với dụng lượng tương đương, học thuộc lòng một khổ thơ yêu thích. b. Nội dung: - Liên hệ với thực tế đời sống để làm rõ thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm - Liên hệ mở rộng với những tác phẩm khác để củng cố, hệ thống hóa kiến thức trong chương trình. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Chuẩn bị: - Bài thơ Tràng giang của Huy Cận - Video ngâm thơ Tràng Giang - Giáo viên chuẩn bị rubric đánh giá kết quả Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Dạy học hợp tác, trực quan: - GV cho HS nghe video ngâm thơ bài thơ Tràng Giang, chiếu bài thơ và yêu cầu các nhóm học sinh (4-5 HS) đọc bài thơ Tràng giang của Huy Cận - Về nhà sưu tầm thêm những bài thơ mới về tình yêu quê hương đất nước Thực hiện nhiệm vụ học tập: ? Em hãy nhận xét điểm giống và khác nhau giữa hai bài thơ Nhớ rừng (Thế Lữ) và Tràng giang (Huy Cận). Em thích đoạn thơ nào? Vì sao? ? Ngoài việc bộc lộ nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn và tình yêu nước thầm kín, nhà thơ còn nhắn gửi khát vọng gì? Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Giáo viên gọi 1- 2 nhóm để trình bày kết quả - GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau và tự nhận xét - Giáo viên bổ sung hướng dẫn học sinh chốt ý • Giống: cùng nói về tình yêu nước thầm kín, tha thiết. • Khác: + Tâm trạng u uất, bất hòa với thực tại xã hội giả dối, tù túng, ngột ngạt đương thời và niềm khao khát được khẳng định và sống trong cuộc sống tự do. + Nỗi buồn cô độc, hiu quạnh, vô định trước không gian tịch liêu hoang vu… - (HS lí giải được cảm xúc của bản thân, trình bày phù hợp) • Ngoài nỗi cô đơn, nỗi buồn vô định, bài thơ còn thắm đượm tình đời, tình người, đặc biệt là tình yêu quê hương đất nước sâu nặng, tha thiết, thầm kín của Huy Cận. Phương án đánh giá: đánh giá qua hỏi đáp với công cụ là rubric, (HS đánh giá HS, HS tự đánh giá, GV đánh giá bổ sung)
|
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
THƠ MỚI
Ngữ liệu đọc: Nhớ rừng – Thế Lữ
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ THƠ
- Giải phóng triệt để khỏi các phép tác tu từ, thanh vận chặt chẽ của các thể thơ truyền thống.
- Số câu không hạn định
- Ngôn ngữ hàng ngày trong đời sống được nâng lên thành ngôn từ nghệ thuật
- Nội dung đa diện, phức tạp, không bị gò ép trong những đề tài phong hoa tuyết nguyệt kinh điển.
2. ỨNG DỤNG THƠ MỚI
- Thơ mới góp phần đưa thơ ca Việt Nam từ loại hình cổ điển bước vào loại hình hiện đại góp phần đạt nền móng cho thơ ca hiện nay. Thơ mới góp phần giải phóng bản ngã, mở rộng thế giới bên trong con người, khẳng định cái tôi như bản lĩnh tích cực trong cuộc sống, như một chủ thể sang tạo độc đáo trong nghệ thuật.
3. CHỦ ĐỀ, THÔNG ĐIỆP, NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT BÀI THƠ NHỚ RỪNG
- Chủ đề: Mượn lời con hổ ở vườn bách thú, tác giả đã thể hiện tâm sự u uất và niềm khao khát tự do mãnh liệt, cháy bỏng cùa con người bị giam cầm, nô lệ. Bài thơ đã khơi dậy tình cảm yêu nước, niềm uất hận và lòng khát tự do của con người Việt Nam khi đang bị ngoại bang thống trị.
- Thông điệp: Nỗi niềm uất ức và tình yêu nước tha thiết của những người dân mất nước thuở bấy giờ, đồng thời, tác giả cũng diễn tả tâm trạng của con hổ giống tâm trạng của người dân mất nước, đó là sự căm hờn và phẫn uất trong cảnh đời tối tăm.
- Nội dung: Nhớ rừng của Thế Lữ đã khơi gợi lòng yêu nước sâu sắc của người dân mất nước thuở ấy. Thế Lữ đã mượn lời của con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn.
- Nghệ thuật: Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm; Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa; Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình; Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm
4. VẬN DỤNG, LIÊN HỆ:
- Tình yêu nước thầm kín luôn thường trực trong lòng mỗi con người VN.
- Trách nhiệm: biết giữ gìn, phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc.
B. CÁC HỒ SƠ KHÁC
1. Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP THEO NHÓM : PHIẾU SỐ 1 | ||
K Điều tôi đã biết về Thế Lữ và Nhớ rừng | W Điều tôi muốn biết về Thế Lữ và Nhớ rừng | L Điều tôi đã học được về Thế Lữ và Nhớ rừng |
Phiếu bài tập số 2
Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm
Phiếu bài tập số 3
Gậm mội nỗi căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua | ||
Thanh điệu | Thân phận | Tâm trạng |
Nghệ thuật: |
Phiếu bài tập số 4
- Lũ người: …………………………………………………………………… - Cặp báo chuồng bên: …………………………………………………………………… - Những cảnh vật: + Hoa, cỏ, cây, lối đi: ……………………………………………………………………. + Dải nước đen: ………………………………………………………………… + Dăm vừng lá …………………………………………………………………. Nhận xét của em về bứa tranh cảnh vật hiện lên trong mắt con hổ: ………………………………………………………………….. Nghệ thuật: ………………………………………………………………….. |
Bức tranh tứ bình (phiếu bài tập số 5)
2. Rubric đánh giá các hoạt động:
Rubric 1
Mức đánh giá | ||
1 | 2 | 3 |
Trả lời được 4 tác phẩm tương ứng với 4 hình ảnh | Nêu được một số hiểu biết về văn học VN giai đoạn đầu TK XX đến năm 1945 | Nêu cảm nhận về hình ảnh con hổ bị nhốt trong lồng |
Rubric 2
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ | ||
Mức độ 1 | Mức độ 2 | Mức độ 3 |
HS trả lời được 1/4 câu hỏi của PHT | HS trả lời được 2/4 câu hỏi của PHT hoặc trả lời đúng được 3/4 câu hỏi nhưng nội dung trả lời sơ sài | HS trả lời được 4/4 câu hỏi của PHT (khuyến khích các cách trả lời sáng tạo ngoài đáp án) |
Rubric 3
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ | ||
Mức độ 1 | Mức độ 2 | Mức độ 3 |
HS tìm được 1/3 yêu cầu | HS tìm được 2/3 yêu cầu | HS tìm được đầy đủ yêu cầu |
Rubric 4
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ | ||
Mức độ 1 | Mức độ 2 | Mức độ 3 |
HS tìm được các biện pháp nghệ thuật, chưa nêu được đầy đủ minh chứng. | HS tìm được các biện pháp nghệ thuật và chỉ ra được minh chứng cụ thể; chưa nhận xét đầy đủ về hiệu quả diễn đạt. | HS tìm được các biện pháp nghệ thuật và chỉ ra được minh chứng; nhận xét chính xác về hiệu quả diễn đạt. |
Rubric 5
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ | ||
Mức độ 1 | Mức độ 2 | Mức độ 3 |
HS chưa xác định được | HS xác định được cách sử dụng từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật đặc sắc của tác giả | HS làm nổi bật được hình ảnh chúa sơn lâm oai phong, hung vĩ giữa chốn hoang vu. |
Rubric 6
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ | ||
Mức độ 1 | Mức độ 2 | Mức độ 3 |
HS chưa xác định được | HS xác định được cách sử dụng từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật đặc sắc của tác giả | HS diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc da diết, đau đớn, của con hổ đối với những quá khứ huy hoàng của nó. |
Rubric 7
Mức đánh giá | ||
1 | 2 | 3 |
Đáp ứng 1/3 yêu cầu của điểm giống và khác nhau giữa hai bài thơ | Đáp ứng 2/3 yêu cầu của điểm giống và khác nhau giữa hai bài thơ | Đầy đủ nội dung theo yêu cầu của điểm giống và khác nhau giữa hai bài thơ |
Rubric đánh giá
Tiêu chí | Mức độ | ||
1 | 2 | 2 | |
Đặc điểm thơ mới – thể thư tự do (số chữ, số câu trong khổ, gieo vần, ngắt nhịp, giọng điệu) | Chưa xác định đặc điểm cơ bản | Xác định được một vài đặc điểm | Xác định được đặc điểm của thể thơ |
Nội dung | Chưa xác định nội dung chính của tác phẩm | Xác định được một phần nội dung chính của tác phẩm | Xác định nội dung chính của tác phẩm |
Nghệ thuật (các phép tu từ, từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu, nhịp thơ) | Chưa xác định được nghệ thuật của bài thơ | Chưa xác định được đầy đủ các nét nghệ thuật tiêu biêu | Xác định được nghệ thuật tiêu biểu |
Tiêu chí | Mức độ | ||
1 | 2 | 3 | |
Đặc điểm của thơ mới – thể thơ tự do | Không đúng đặc điểm thể thơ | Đúng đặc điểm thể thơ | Đáp ứng đầy đủ các đặc điểm của thể thơ |
Nội dung | Nội dung chưa rõ ràng | Có nội dung | Nội dung có ý nghĩa sâu sắc |
Trình bày | Chữ viết không rõ ràng, vài chỗ gạch xóa | Chữ viết rõ ràng, vài chỗ gạch xóa | Chữ viết rõ ràng, không gạch xóa |
PHIẾU SỐ 1: ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG NÓI | ||||
NHÓM: | Điểm | |||
Tiêu chí | Mức độ | |||
Chưa đạt (0 điểm) | Đạt (1 điểm) | Tốt (2 điểm) | ||
1. Làm được bài thơ hay, có ý nghĩa | Chưa làm được bài thơ | Làm được bài thơ nhưng chưa hay | Làm được bài thơ và ấn tượng | |
2. Nội dung của bài thơ có chủ đề | Nội dung của bài thơ chưa có chủ đề | Nội dung có đủ chi tiết để người nghe hiểu được câu chuyện. | Nội dung có đủ chi tiết để người nghe hiểu được câu chuyện và hấp dẫn, thú vị. | |
3. Giọng nói rõ ràng, truyền cảm, trôi chảy | Giọng nhỏ, khó nghe, nói lặp lại, ngập ngừng nhiều lần. | Giọng nói to, rõ ràng; có thể nói lại hoặc ngập ngừng một vài câu. | Giọng nói to, rõ ràng, trôi chảy, truyền cảm. | |
4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp | Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn về người nghe, nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp. | Điệu bộ tự tin, nhìn vào người nghe, biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện. | Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe, nét mặt sinh động. | |
5. Mở đầu và kết thúc hợp lí | Không chào hỏi hoặc không có lời kết thúc bài nói. | Có lời chào hỏi và có lời kết thúc bài nói. | Chào hỏi và kết thúc hấp dẫn, ấn tượng. | |
Tổng điểm |
PHIẾU SỐ 2: ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG NGHE | ||
Tiêu chí | Yêu cầu | HS… |
1. Tập trung chú ý | Chú ý | |
Bình thường | ||
Chưa chú ý | ||
2. Thái độ lắng nghe | Chăm chú, ghi chép lại | |
Chú ý nghe nhưng không ghi chép | ||
Không chú ý | ||
3. Phản hồi ý kiến | Khéo léo, lịch sự | |
Bình thường | ||
Gay gắt |
Thang đánh giá
THANG ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ Tên học sinh: Lớp: Trường: Bài học: | ||||
Mức độ | Chuẩn bị | |||
Chưa bao giờ | Đôi khi | Thường xuyên | Luôn luôn | |
Xác định chủ đề | ||||
Tập làm thơ | ||||
Tập trình bày (đọc thơ tự sáng tác trước lớp) | ||||
Trình bày | ||||
Chào và tự giới thiệu về nội dung bài thơ | ||||
Giọng nói to rõ ràng | ||||
Kết hợp điệu bộ cử chỉ và biểu cảm qua nét mặt, ánh mắt, giọng điệu | ||||
Tương tác với người nghe qua mắt nhìn | ||||
Cúi chào và cảm ơn | ||||
Biết nhận xét bài trình bày của bạn |
3. Ngữ liệu đọc: Văn bản “Tràng giang”
MA TRẬN KẾ HOẠCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
KĨ NĂNG | PHƯƠNG PHÁP | CÔNG CỤ ĐG | THỜI ĐIỂM ĐG |
ĐỌC | - Phương pháp hỏi đáp - Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập | - Câu hỏi đọc hiểu - rubric đánh giá kĩ năng đọc - Công cụ KWL - rubric đánh giá PHT 1,2,3,4,5,6,7 | Trong dạy học đọc văn bản qua các hoạt động học cụ thể |
VIẾT | - Phương pháp kiểm tra viết - Đánh giá qua sản phẩm học tập | - Sản phẩm học tập (bài thơ tự do do học HS tự sáng tác) - rubric đánh giá kĩ năng viết | Trong dạy học viết |
NÓI VÀ NGHE | Phương pháp quan sát Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập | - Sản phẩm học tập (bài thuyết trình) - Thang đo kĩ năng trình bày - Thang đánh giá kĩ năng nói - Thang đánh giá kĩ năng nghe | Trong dạy học nói và nghe |