Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều 44 Đề thi cuối học kì 2 lớp 7 (Có đáp án, ma trận)

Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 Cánh diều năm 2023 - 2024 tổng hợp 44 đề kiểm tra có đáp án kèm theo ma trận chi tiết. Đề thi cuối học kì 2 lớp 7 gồm các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, Lịch sử Địa lí, Giáo dục địa phương, GDCD, Hoạt động trải nghiệm, ....

TOP 44 Đề thi cuối học kì 2 lớp 7 được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 7. Thông qua 44 đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 7 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Với 44 đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 7 có đáp án kèm theo sẽ giúp các bạn so sánh được kết quả sau khi hoàn thành bài tập. Bên cạnh đó các bạn xem thêm ma trận đề thi học kì 2 lớp 7 Cánh diều.

TOP 44 Đề thi cuối kì 2 lớp 7 Cánh diều 2024

1. Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 7

1.1 Đề thi học kì 2 Văn 7

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Anh lang thang hàng giờ dọc bờ biển để cứu những con vật còn có thể cứu sống được. Anh sung sướng khi nhìn thấy con cá được thả xuống nước mừng rỡ quẫy đuôi bơi đi được ngay. Anh phấn khởi mỗi lần thấy một chú cá sắp chết đã nằm nghiêng hoặc phơi bụng, cuối cùng sống lại được.

Ich-chi-an nhặt được một con cá to. Nó quẫy mạnh trong tay anh. Ích-chi-an cười và dỗ nó: “Cố gắng chút nữa, đừng quẫy làm gì!”. Tất nhiên, nếu bắt được con cá trên biển và gặp lúc đói bụng, anh có thể chén một cách ngon lành. Nhưng đó là một việc ác bất đắc dĩ mới phải làm. Còn ở đây, trên bờ biển này, lch-chi-an là người che chở, là bạn và ân nhân của các loài vật đó.

[…] Trên mặt đất ban đêm chỉ có những ngôi sao nhỏ ở xa tít, thỉnh thoảng có trăng. Còn ở đây thì có ngàn vạn ngôi sao, ngàn vạn Mặt Trăng và Mặt Trời sặc sỡ phát ra ánh sáng dịu dàng.

Một hồi còi trầm trầm từ cảng vang vọng tới. Tàu Hô-rốc (Horock) khổng lồ báo hiệu sắp lên đường về. Chết, muộn quá rồi! Trời sắp sáng. Ích-chi-an đã vắng mặt gần 24 tiếng đồng hồ. Chắc anh sẽ bị cha mắng.

Ich-chi-an đã tới đường hầm. Anh thò tay qua song sắt mở cửa ra rồi theo đường hầm mà bơi trong bóng tối dày đặc. Lúc về, anh phải bơi ở lớp nước lạnh phía dưới chảy từ biển vào những hồ nước trong vườn.

Một vật gì đó đập vào vai, đánh thức Ích-chi-an dậy. Anh đã vào đến hồ nước và ngoi lên, lch-chi-an bắt đầu thở bằng phổi. Anh thở không khí ngát hương thơm của các loại hoa quen thuộc.

Theo lệnh cha, mấy phút sau, anh đã ngủ say trên giường.

(Trích Người cá, Đỗ Ca Sơn dịch, NXB Văn học, 2018)

Câu 1. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? (Biết)

A. Ngôi thứ nhất.
B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba.
D. Kết hợp nhiều ngôi kể.

Câu 2. Dấu hiệu nhận biết văn bản trên là truyện khoa học viễn tưởng? (Biết)

A. Văn bản có yếu tố tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử.
B. Văn bản có yếu tố phiêu lưu nói lên nghề nghiệp của nhân vật chính.
C. Văn bản đưa ra bài học về cách nhìn nhận sự việc về cách ứng xử con người trong cuộc sống.
D. Văn bản có yếu tố hư cấu về những điều diễn ra trong một thế giới giả định dự trên tri thức khoa học và trí tưởng tượng của tác giả.

Câu 3. Câu văn nào có chứa trạng ngữ? (Biết)

A.Theo lệnh cha, mấy phút sau, anh đã ngủ say trên giường.
B. Một vật gì đó đập vào vai, đánh thức Ích-chi-an dậy.
C. Cố gắng chút nữa, đừng quẫy làm gì!
D. Chết, muộn quá rồi!

Câu 4. Trong đoạn văn đầu của văn bản, Ích-chi-an có tâm trạng như thế nào khi cứu được những con vật? (Biết)

A. Sung sướng, phấn khởi
B. Vui mừng, phấn khởi
C. Vui mừng, hạnh phúc
D. Sung sướng, hạnh phúc

Câu 5. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào? (Hiểu)

Còn ở đây thì có ngàn vạn ngôi sao, ngàn vạn Mặt Trăng và Mặt Trời sặc sỡ phát ra ánh sáng dịu dàng.

A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Liệt kê

Câu 6. Trong các câu dưới đây câu văn nào sử dụng số từ? (Hiểu)

A. Anh lang thang hàng giờ dọc bờ biển để cứu những con vật […]
B. Trên mặt đất ban đêm chỉ có những ngôi sao nhỏ […]
C. Một vật gì đó đập vào vai, đánh thức Ích-chi-an dậy
D. Theo lệnh cha, mấy phút sau, anh đã ngủ say trên giường.

Câu 7. Trình bày suy nghĩ của em về hành động của nhân vật Ích-chi-an “Anh lang thang hàng giờ dọc bờ biển để cứu những con vật còn có thể cứu sống được.” (Vận dụng)

Câu 8. Theo em việc biết bơi có quan trọng không? Vì sao? (Vận dụng)

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người mà em yêu quý. (Vận dụng cao)

1.2 Đáp án đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 7

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,5

2

D

0,5

3

A

0,5

4

A

0,5

5

D

0,5

6

C

0,5

7

HS nêu suy nghĩ cá nhân và có lý giải phù hợp.

1,5

8

HS trả lời có hoặc không, có lý giải phù hợp.

1,5

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm:

- Mở bài: Nêu được nhân vật sẽ biểu cảm và biểu lộ cảm xúc sâu sắc của người viết dành cho nhân vật.

- Thân bài: Lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật

- Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: tình cảm, cảm xúc của cá nhân đối với nhân vật

0,25

c. Triển khai vấn đề

HS lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thành dành cho nhân vật.

- Giới thiệu được nhân vật sẽ biểu cảm

- Biểu lộ những tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật: hình dáng, hành động, tính cách, kỉ niệm,...(sử dụng kết hợp các chi tiết miêu tả, tự sự để biểu cảm)

- Khẳng định được tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật

- Rút ra được điều đáng nhớ đối với bản thân.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Lời văn sinh động, sáng tạo.

0,5

c. Thuyết minh về luật lệ trong trò chơi kéo co.

Học sinh có thể thuyết minh theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Giới thiệu được trò chơi.

- Miêu tả cách chơi (quy tắc).

- Miêu tả luật chơi.

- Nêu tác dụng của trò chơi.

- Nêu ý nghĩa của trò chơi.

2,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, tri thức chính xác, miêu tả sinh động hấp dẫn.

0,5

1.3 Ma trận đề thi học kì 2 Văn 7

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện khoa học viễn tưởng

4

0

2

0

0

2

0

60

2

Viết

Phát biểu cảm nghĩ về con người hoặc sự việc.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

10

10

15

0

35

0

10

100

Tỉ lệ %

30%

25%

35%

10%

Tỉ lệ chung

55%

45%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

Thời gian làm bài: 90 phút

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện khoa học viễn tưởng

Nhận biết:

- Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu, những yếu tố mang tính “viễn tưởng” của truyện viễn tưởng (những tưởng tượng dựa trên những thành tựu khoa học đương thời).

- Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản.

- Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện viễn tưởng.

- Xác định được số từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

- Nêu được chủ đề, thông điệp, những điều mơ tưởng và những dự báo về tương lai mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật truyện khoa học viễn tưởng thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác.

- Giải thích được ý nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh.

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong văn bản.

4 TN

2TN

2TL

2

Viết

Phát biểu cảm nghĩ về con người hoặc sự việc.

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn biểu cảm (về con người hoặc sự việc): thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với con người / sự việc; nêu được vai trò của con người / sự việc đối với bản thân.

1TL*

Tổng

4TN

2TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

33

25

35

10

Tỉ lệ chung

55%

45%

2. Đề thi học kì 2 môn Toán 7

2.1 Đề thi cuối kì 2 Toán 7

PHÒNG GD&ĐT.......

TRƯỜNG THCS...........

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024

MÔN: TOÁN 7

Sách CÁNH DIỀU

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào phương án đúng duy nhất trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Tung hai con xúc xắc màu xanh và đỏ rồi quan sát số chấm xuất hiện trên mặt hai con xúc xắc. Xét biến cố A: “Số chấm trên mặt hai con xúc xắc bằng nhau”. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Biến cố A là biến cố không thể;
B. Biến cố A là biến cố chắc chắn;
C. Biến cố A là biến cố ngẫu nhiên;
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2. Một chiếc bình thủy tinh đựng 1 ngôi sao giấy màu tím, 1 ngôi sao giấy màu xanh, 1 ngôi sao giấy màu vàng, 1 ngôi sao giấy màu đỏ. Các ngôi sao có kích thước và khối lượng như nhau. Lấy ngẫu nhiên 1 ngôi sao từ trong bình. Cho biến cố Y: “Lấy được 1 ngôi sao màu tím hoặc màu đỏ”. Xác suất của biến cố Y là

A.\ \frac{1}{4}
B.\ \frac{1}{2}
C.\ \frac{1}{5}

D. 1.

Câu 3. Cho các dãy dữ liệu:

(1) Tên của mỗi bạn học sinh trong lớp 7A.

(2) Số lượng học sinh của các lớp 7 đạt điểm 7 thi giữa học kì I.

(3) Số nhà của mỗi bạn học sinh lớp 7B.

(4) Số lượng nhóm nhạc yêu thích của mỗi bạn học sinh trong lớp.

Trong các dãy dữ liệu trên, dãy dữ liệu không phải là số là

A. (1);
B. (2);
C. (3);
D. (4).

Câu 4. Biểu đồ dưới đây cho biết tỉ lệ các loại kem bán được trong một ngày của một cửa hàng kem.

Biết rằng một ngày cửa hàng đó bán được 70 cái kem. Số lượng kem ốc quế bán được trong một ngày là bao nhiêu?

A. 20 cái;
B. 25 cái;
C. 30 cái;
D. 35 cái.

Câu 5. Một người đi bộ trong x (giờ) với vận tốc 4 (km/h) và sau đó đi bằng xe đạp trong y (giờ) với vận tốc 18 (km/h). Biểu thức đại số biểu thị tổng quãng đường đi được của người đó là

A. 4(x + y);
B. 22(x + y);
C. 4y + 18x;
D. 4x + 18y.

Câu 6. Giá trị của biểu thức A = –(2a + b) tại a = 1; b = 3 là

A. A = 5;
B. A = –5;
C. A = 1;
D. A = –1.

Câu 7. Hệ số tự do của đa thức 7 – 9x2 – 7x5 + x6 – x4

A. –1;
B. –7;
C. 1;
D. 7.

Câu 8. Cho đa thức A(t) = 2t2 – 3t + 1. Phần tử nào trong tập hợp {‒1; 0; 1; 2} là nghiệm của A(t)?

A. ‒1;
B. 0;
C. 1;
D. 2.

Câu 9. Trong một tam giác, đối diện với cạnh nhỏ nhất là một

A. góc nhọn;
B. góc vuông;
C. góc tù;
D. góc bẹt.

Câu 7. Cho tam giác ABC có \widehat{A}=35°,\widehat{B} =45°. Số đo góc C là:

A.70°;
B. 80°;
C. 90°;
D. 70°.

Câu 11. Bộ ba số đo nào dưới đây có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác?

A. 7 cm, 3 cm, 4 cm;
B. 7 cm, 3 cm, 5 cm;
C. 7 cm, 3 cm, 2 cm;
D. 7 cm, 3 cm, 3 cm.

Câu 12. Trong một tam giác, trực tâm là giao điểm của ba đường nào?

A. Đường phân giác;
B. Đường trung tuyến;
C. Đường trung trực;
D. Đường cao.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm) Biểu đồ dưới đây biểu diễn lượng mưa (đơn vị: mm) của hai tỉnh Lai Châu và Cà Mau trong các năm 2016 – 2020.

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

a) Tính tổng lượng mưa tại mỗi tỉnh Lai Châu và Cà Mau trong giai đoạn 2016 – 2020.

b) Năm 2017, lượng mưa tại Cà Mau bằng bao nhiêu phần trăm lượng mưa tại Lai Châu (làm tròn kết quả với độ chính xác 0,005)?

c) Chọn ngẫu nhiên 1 năm trong 5 năm đó. Tính xác suất của các biến cố sau:

A: “Tại năm được chọn, lượng mưa ở Cà Mau cao hơn ở Lai Châu”;

B: “Tại năm được chọn, lượng mưa ở Cà Mau thấp hơn 25 m”;

Bài 2. (2,0 điểm) Cho biết A(x) – (9x3 + 8x2 – 2x – 7) = –9x3 – 8x2 + 5x + 11.

a) Tìm đa thức A(x).

b) Xác định bậc và hệ số cao nhất của đa thức A(x).

c) Tìm đa thức M(x) sao cho M(x) = A(x).B(x) biết B(x) = –x2 + x.

d) Tính M(‒1), từ đó kết luận số ‒1 có phải là nghiệm của đa thức M(x) hay không.

Bài 3. (3,0 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A. Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE = BA, trên tia BA lấy điểm F sao cho BF = BC. Kẻ tia BD là tia phân giác của góc ABC (D thuộc AC). Chứng minh rằng:

a) ∆ABD = ∆EBD từ đó suy ra AD = ED.

b) BD là đường trung trực của đoạn thẳng AE và AD < DC.

c) Ba điểm E, D, F thẳng hàng.

Bài 4. (0,5 điểm) Xác định các hằng số a và b sao cho đa thức x 4 + ax 2 + b chia hết cho đa thức x 2 – x + 1.

2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Toán 7

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Bảng đáp án:

Câu12345678971112
Đáp ánCBABDADCADBD

II, PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1. (1,5 điểm)

a) Tổng lượng mưa tại mỗi tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2016 – 2020 là:

2 186 + 3 179 + 2 895 + 2 543 + 2 702 = 13 505 (mm).

Tổng lượng mưa tại mỗi tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2016 – 2020 là: \frac{2175}{3179}.100\%\approx68,42\%

2 304 + 2 175 + 2 008 + 2 263 + 2 395 = 11 145 (mm).

b) Năm 2017, lượng mưa tại Cà Mau và Lai Châu lần lượt là 2 175 mm và 3 179 mm.

Trong năm 2017, lượng mưa tại Cà Mau bằng số phần trăm lượng mưa tại Lai Châu là: .

c) • Quan sát biểu đồ trên thấy có 1 năm mà lượng mưa ở Cà Mau cao hơn lượng mưa ở Lai Châu là: năm 2016.

Vì chọn ngẫu nhiên một năm nên xác suất của biến cố A: “Tại năm được chọn lượng mưa ở Cà Mau cao hơn ở Lai Châu” là P(A) = 1/5.

• Ta có: 25 m = 25 000 mm.

Quan sát biểu đồ ta thấy tất cả các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 đều có lượng mưa ở Cà Mau thấp hơn 25 000 mm.

Do đó biến cố B: “Tại năm được chọn, lượng mưa ở Cà Mau thấp hơn 25 m” là biến cố chắc chắn nên P(B) = 1.

Vậy P(A) = 1/5, P(B) = 1.

Bài 2. (2,0 điểm)

a) Ta có A(x) = –9x3 – 8x2 + 5x + 11 + (9x3 + 8x2 – 2x – 7)

A(x) = –9x3 – 8x2 + 5x + 11 + 9x3 + 8x2 – 2x – 7

A(x) = 3x + 4

b) Đa thức A(x) có bậc là 1 và hệ số cao nhất là 3.

c) M(x) = A(x).B(x)

M(x) = (3x + 4).(–x2 + x)

= 3x.(–x2 + x) + 4(–x2 + x)

= –3x3 + 3x2 – 4x2 + 4x

= –3x3 – x2 + 4x.

d) M(‒1) = –3.(‒1)3 – (‒1)2 + 4.(‒1) = 3 – 1 – 4 = ‒2 ≠ 0.

Vậy số ‒1 không là nghiệm của đa thức M(x).

Bài 3. (3,0 điểm)

a) Xét DABD và DEBD có:

BA = BE (giả thiết);

\widehat{ABD} = \widehat{BBD}(do BD là tia phân giác của góc ABC);

BD là cạnh chung.

Do đó ∆ABD = ∆EBD (c.g.c)

Suy ra AD = ED (hai cạnh tương ứng).

b) • Do BA = BE nên B nằm trên đường trung trực của AE.

Do AD = ED nên D nằm trên đường trung trực của AE.

Suy ra BD là đường trung trực của AE.

• Do ∆ABD = ∆EBD nên \widehat{BED} = \widehat{BAD} =90° (hai góc tương ứng)

Xét DDCE vuông tại E có DC là cạnh huyền nên DC là cạnh lớn nhất.

Do đó DC > DE.

Mà AD = DE nên AD < DC.

c) • Tam giác BAE có BA = BE nên cân tại B.

Do đó \widehat{BAE} = \widehat{BEA}

\widehat{ABE} +\widehat{BAE}+ \widehat{BEA} =180°

Suy ra \widehat{BAE} = \widehat{BEA} =\frac{180^{\circ}-\widehat{ABE}}{2}(1)

Tương tự với tam giác BFC ta cũng có

\widehat{B F C}=\widehat{B C F}=\frac{180^{\circ}-\widehat{F B C}}{2}(2)

Từ (1) và (2) suy ra \widehat{BAE} = \widehat{BFC}

Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên AE // FC.

Lại có AE ⊥ BD (do BD là đường trung trực của AE)

Do đó BD ⊥ FC.

• Xét DBFC có BD ⊥ FC, CA ⊥ BF, BD cắt CA tại D nên D là trực tâm của DBFC.

Suy ra FD ⊥ BC.

Mà DE ⊥ BC (do \widehat{BED}=90°)

Do đó ba điểm F, D, E thẳng hàng.

Bài 4. (0,5 điểm)

Ta thực hiện phép chia đa thức như sau:

Ta được thương của phép chia trên là x2 + x + a, dư (a – 1)x + b – a.

Để đa thức x4 + ax2 + b chia hết cho đa thức x2 – x + 1 thì dư phải bằng 0 với mọi x.

Do đó (a – 1)x + b – a = 0 với mọi x.

Vậy a = b = 1.

2.3 Ma trận đề thi học kì 2 Toán 7

STT

Chương

Nội dung kiến thức

Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Một số yếu tố thống kê và xác suất

Thống kê – Thu thập và tổ chức dữ liệu

2

(0,5đ)

1

(0,5đ)

1

(0,5đ)

25%

Xác suất – Làm quen với biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố ngẫu nhiên

2

(0,5đ)

1

(0,5đ)

2

Biểu thức đại số

Biểu thức đại số

1

(0,25đ)

35%

Đa thức một biến

2

(0,5đ)

1

(0,5đ)

2

(1,0đ)

1

(0,5đ)

1

(0,5đ)

3

Tam giác

Tam giác. Tam giác bằng nhau. Tam giác cân. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên. Các đường đồng quy của tam giác

4

(1,0đ)

1

(1,0đ)

2

(2,0đ)

40%

Tổng: Số câu

Điểm

8

(2,0đ)

1

(0,5đ)

4

(1,0đ)

5

(3,0đ)

4

(3,0đ)

1

(0,5đ)

23

(7đ)

Tỉ lệ

25%

40%

30%

5%

70%

Tỉ lệ chung

65%

35%

70%

Lưu ý:

- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan là các câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

- Các câu hỏi tự luận là các câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

..............

3. Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7

3.1 Đề thi cuối kì 2 KHTN 7

Phần I: Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)

Câu 1. Có hiện tượng gì xảy ra khi đặt hai cực khác tên của hai nam châm lại gần nhau?

A. Hai cực khác tên thì hút nhau.
B. Hai cực khác tên thì đẩy nhau.
C. Hai cực khác tên thì vừa hút vừa đẩy.
D. Không có hiện tượng gì xảy ra.

Câu 2. Vị trí nào trên thanh nam châm thì mạt sắt bị hút mạnh nhất?

A. Ở phần giữa của thanh.
B. Chỉ ở đầu cực bắc của thanh nam châm.
C. Chỉ ở đầu cực nam của thanh nam châm.
D. Ở cả hai đầu cực bắc và cực nam trên thanh nam châm.

Câu 3. La bàn đặt ở đâu có khả năng định hướng tốt nhất?

A. Vùng cực
B. Vĩ độ Bắc
C. Xích đạo
D. Vĩ độ Nam

Câu 4. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng là:

A. Trao đổi chất là mặt biểu hiện bên ngoài của chuyển hóa vật chất xảy ra ở bên trong tế bào.
B. Chuyển hóa vạt chất bao gồm hai quá trình đồng hóa và dị hóa xảy ra bên trong tế bào.
C. Trao đổi chất ở cấp tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể.
D. Cả A và B.

Câu 5. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có ý nghĩa như thế nào với sinh vật?

A. Giúp cơ thể biến đổi các chất.
B. Duy trì sự sống của sinh vật.
C. Duy trì sự trao đổi năng lượng.
D. Giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống,tồn tại và phát triển.

Câu 6. Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình

A. lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường.
B. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí O2 từ cơ thể ra môi trường.
C. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường.
D. lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường.

Câu 7. Ở thực vật các chất hữu cơ được vận chuyển chủ yếu:

A. trong mạch rây,theo chiều từ rễ lên lá cây.
B. trong mạch gỗ,theo chiều từ lá xuống rễ.
C. trong mạch rây,theo chiều từ lá xuống rễ.
D. Trong cả mạch gỗ và mạch rây.

Câu 8. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là

A. chất hữu cơ và chất khoáng.
B. nước và chất khoáng.
C. nước, chất hữu cơ và chất khoáng.
D. chất hữu cơ và nước.

Câu 9. Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào dưới đây:

A. mùa hè, nhiệt độ cao, độ ẩm trung bình
B. mùa thu, nhiệt độ cao, độ ẩm trung bình
C. mùa đông, nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp
D. mùa xuân, nhiệt độ trung bình, độ ẩm cao

Câu 10. Chất tham gia vào quá trình quang hợp là:

A. nước và khí carbon dioxide.
B. nước và khí oxygen
C. chất hữu cơ và khí oxygen.
D. chất hữu cơ và khí carbon dioxide.

Câu 11. Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là

A. các nhận biết.
B. các kích thích.
C. các cảm ứng.
D. các phản ứng.

Câu 12. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây:

1. Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 tới 5 lá.
2. Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cây.
3. Gieo hạt đỗ vào hai chậu, tưới nước đủ ẩm.
4. Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây.

Thứ tự các bước thí nghiệm đúng là:

A. 1, 2, 3, 4.
B. 3, 1, 2, 4.
C. 4, 2, 3, 1.
D. 3, 2, 1, 4.

Câu 13. Sinh trưởng ở sinh vật là

A. sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
B. sự tăng lên về khối lượng cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
C. sự tăng lên về kích thước cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
D. biến đổi diễn ra trong đời sống của cá thể.

Câu 14. Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là

A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
B. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
C. mô phân sinh lá và mô phân sinh thân.
D. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ.

Câu 15. Có mấy hình thức sinh sản?

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 16. Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình:

A. tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.
B. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.
C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thanh hợp tử, hợp tửphát triển tạo thành cơ thể mới.
D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

Phần II: Tự luận: (6 điểm)

Câu 17 (1,0 đ) Hãy hoàn thành sơ đồ quang hợp của cây xanh?

Câu 18. (1,0 đ) (VDC). Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả vào bể một số cành rong và cây thủy sinh. Em hãy giải thích ý nghĩa của việc làm đó?

Câu 19. (1,0đ). Nêu vai trò của tập tính đối với động vật.

Câu 20. (1,0đ) (TH): Con người vận dụng hiểu biết về sinh trưởng, phát triển của động vật để tăng năng suất vật nuôi như thế nào? Cho ví dụ?

Câu 21. (2,0đ) (VD): Trình bày các ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn?

………(1)………….+……..(2)……. ………(3)………….+……..(4)…

3. 2 Đáp án đề thi học kì 2 KHTN 7

Phần I: Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)

(Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)

1A

2D

3C

4A

5C

6D

7C

8B

9B

10A

11B

12B

13A

14A

15B

16C

Phần II: Tự luận: (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 17.

(1,0 đ)

1.Nước

2. Cacbonic

3.Tinh bột

4.Khí oxi

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 18.

(1,0 đ)

Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả vào bể một số cành rong và cây thủy sinh vì: Trong quá trình quang hợp cây rong và cây thủy sinh đã nhả khí oxygen hoà tan vào nước của bể → Nước trong bể cá giàu khí oxygen hơn → Tạo điều kiện cho cá cảnh hô hấp.

1

Câu 19.

(1,0đ)

Vai trò của tập tính đối với động vật:

- Hình thành tập tính tốt cho vật nuôi: ăn, ngủ đúng giờ, đi vệ sinh đúng chỗ, nghe hiệu lệnh đến ăn

- Giúp ứng dụng vào các công việc trong sản xuất của con người như: đánh bắt, huấn luyện động vật

0,5

0,5

Câu 20.

(1,0 đ)

+Điều hòa sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi bằng cách sử dụng các loại vitamin, khoáng chất kích thích sự trao đổi chất, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển của vật nuôi.

+ Điều khiển yếu tố môi trường (nhiệt độ, ánh sáng,…) để làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

+ Dựa vào hiểu biết về chu kì sinh trưởng và phát triển của các loài sâu để tìm ra biện pháp tiêu diệt sâu bọ gây hại cây trồng.

- Ví dụ:

+ Bổ sung thức ăn tăng trọng hợp lí cho vật nuôi để vật nuôi có được trọng lượng tối đa và rút ngắn thời gian sinh trưởng.

+ Thực hiện các biện pháp giữ ấm chuồng trại cho trâu bò vào mùa đông để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của trâu bò.

+ Điều hoà ánh sáng bằng cách bật bóng đèn điện cho gà để tăng năng suất gà đẻ trứng hoặc cho gà nghe nhạc để tăng năng suất gà đẻ trứng.

+ Dựa vào vòng đời của rầy nâu hại lúa, con người đã dự đoán được ngày rầy nâu đẻ trứng để đưa ra thời điểm phun thuốc phòng trừ rầy nâu hiệu quả và triệt để.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 21. (2,0 đ)

Một số ứng dụng sinh sản hữu tính trong thực tiễn :

Thực vật: Lai tạo và chọn lọc những giống lúa ( DT17, DT24, DT25,…), ngô cho năng suất cao

Động vật: Lai tạo và chọn lọc tạo những giống bò cho sữa với chất lượng tốt, lợn cho tỉ lệ nạc cao (lai lợn thuần chủng Đại Bạch và giống lợn Ỉ Việt Nam tạo ra giống Ỉ - Đại Bạch lớn nhanh, trọng lượng xuất chuồng lớn, tỉ lệ nạc cao, đem lại hiệu quả kinh tế

1,0

1,0

3. 3 Ma trận đề thi học kì 2 KHTN 7

Chủ đề 1

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Tổng điểm

(%)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1. Từ (8 tiết )

1

2

3

0,75

2. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (30 tiết )

6

1(1,0đ)

1

1(1,0đ)

2

7

3,75

3. Cảm ứng ở sinh vật (6 tiết )

1 (1.0đ)

1

1

1

2

1,5

4. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (7 tiết )

2

1(1,0đ)

1

2

1,5

5. Sinh sản ở sinh vật

(10 tiết )

2

1(2,0 đ)

1

2

2,5

Tổng câu

1

12

2

4

1

1

5

16

21

Tổng điểm

1,0

3,0

2,0

1,0

2,0

0

1,0

0

6,0

4,0

10,0

% điểm số

40%

30%

20%

10%

60%

40%

100%

4. Đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 7

4.1 Đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 7

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng hoặc đúng nhất ( mỗi câu đúng 0,25 điểm)

Phân môn Lịch sử (2,0 điểm):

Câu 1: Ngô Quyền xưng vương vào năm nào?

A. 939.
B. 944.
C. 965.
D. 968.

Câu 2: Chính quyền nhà Ngô tan rã vào năm nào?

A. 939.
B. 944.
C. 965.
D. 968.

Câu 3: Lê Lợi tự xưng là Bình Định vương vào năm

A. 1416.
B. 1418.
C. 1423.
D. 1426.

Câu 4: Mùa hè năm 1423, nghĩa quân Lam Sơn trở về căn cứ nào để khôi phục và phát triển lực lượng?

A. Lũng Nhai.
B. Chí Linh.
C. Nghệ An.
D. Lam Sơn.

Câu 5: Ai là người đề xuất với Lê Lợi chuyển địa bàn hoạt động, đưa quân về phía Nam?

A. Lê Lai.
B. Lê Thạch.
C. Nguyễn Trãi.
D.Nguyễn Chích.

Câu 6: Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động vào thời gian nào?

A. Năm 1424.
B. Năm 1425.
C. Năm 1426.
D. Năm 1427.

Câu 7: Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang vào thời gian nào?

A. Năm 1424.
B. Năm 1425.
C. Năm 1426.
D. Năm 1427.

Câu 8: Hội thề chấm dứt chiến tranh, quân Minh rút về nước diễn ra ở đâu?

A. Ninh Kiều.
B. Đông Quan.
C. Cao Bộ.
D. Phố Cát.

Phân môn Địa lí (2,0 điểm):

Câu 1: Phần lớn các trung tâm kinh tế phân bố ở khu vực nào của Bắc Mỹ?

A. Phía đông và đông nam.
B. Phía tây và tây nam.
C. Phía đông và đông bắc.
D. Phía tây và tây bắc.

Câu 2: Trung tâm kinh tế lớn của Bắc Mỹ nằm ven Thái Bình Dương là

A. Lốt An-giê-let.
B. Niu Oóc.
C. Tô-rôn-tô.
D. Si-ca-gô.

Câu 3: Người bản địa ở Trung và Nam Mỹ chủ yếu là người

A. gốc Phi.
B. Tây Ban Nha.
C. Bồ Đào Nha.
D. Anh-điêng.

Câu 4: Trung và Nam Mỹ có quy mô dân số

A. rất nhỏ.
B. nhỏ.
C. vừa.
D. lớn.

Câu 5: Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị ở khu vực Trung và Nam Mỹ chiếm bao nhiêu so với số dân?

A. Hơn 75%.
B. Hơn 80%.
C. Hơn 85%.
D. Hơn 90%.

Câu 6: Đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ có đặc điểm gì?

A. Tốc độ đô thị hóa cao và có kế hoạch.
B. Tốc độ đô thị hóa thấp nhưng có kế hoạch.
C. Tốc độ đô thị hóa cao và chủ yếu mang tính tự phát.
D. Tốc độ đô thị hóa thấp và chủ yếu mang tính tự phát.

Câu 7: Người dân Trung và Nam Mỹ sử dụng ngôn ngữ theo ngữ hệ:

A. Latinh.
B. Hán – Tạng.
C. Nam Đảo.
D. Ăng lô – Xắc xông.

Câu 8: Những vũ điệu nào có nguồn gốc từ các quốc gia ở Trung và Nam Mỹ?

A. Múa rồng, rum-ba, tăng-gô, cha-cha-cha.
B. Tăng-gô, xan-xa, rum-ba, cha-cha-cha.
C. Kabuki, xan-xa, tăng-gô, rum-ba.
D. Kabuki, múa rồng, xan-xa, tăng-gô.

B. TỰ LUẬN (6 điểm)

Phân môn Lịch sử (3,0 điểm):

Câu 1. (0,5 điểm) Nhà Hồ được thành lập như thế nào?

Câu 2. (1,5 điểm) Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

Câu 3. (1,0 điểm) Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy:

a. (0,5 điểm) Đánh giá vai trò của Lê Lợi.

b. (0,5 điểm) Liên hệ, rút ra bài học từ thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên với những vấn đề của thực tiễn hiện nay.

Phân môn Địa lí (3,0 điểm):

Câu 1. (0,5 điểm) Trình bày về quy mô dân số và sự gia tăng dân số tự nhiên ở Ô-xtrây-li-a.

Câu 2. (1,5 điểm) Em hãy phân tích đặc điểm khí hậu của Ô-xtrây-li-a.

Câu 3. (1,0 điểm)

a. (0,5 điểm) Vận dụng kiến thức đã học, em hãy nêu ý nghĩa của việc ký kết Hiệp ước Nam Cực.

b. (0,5 điểm) Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn?

4.2 Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 7

TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

C

B

D

D

C

D

B

TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm) Nhà Hồ được thành lập như thế nào?

Nội dung

Điểm

Năm 1400, nhà Trần suy sụp, Hồ Quý Ly lên ngôi lập ra nhà Hồ.

0,25đ

Đổi quốc hiệu là Đại Ngu.

0,25đ

Câu 2. (1,5 điểm) Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

Nội dung

Điểm

Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, mở ra nền thái bình hơn một thế kỉ cho Đại Việt.

0,5đ

Góp phần chặn đứng làn sóng xâm lược của quân Mông - Nguyên đối với Nhật Bản, các nước Đông Nam Á.

0,5đ

Khẳng định tinh thần quật cường, khí phách của một dân tộc không chịu khuất phục trước bất kỉ kẻ thù nào.

0,5đ

Câu 3. (1,0 điểm) Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy:

(0,5 điểm) Đánh giá vai trò của Lê Lợi.

(0,5 điểm) Liên hệ, rút ra bài học từ thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên với những vấn đề của thực tiễn hiện nay.

Nội dung

Điểm

a. Tạo dựng và đóng góp nhiều công sức vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh tan quân xâm lược Minh với đường lối và chiến thuật đúng đắn.

0,5đ

b. Để lại nhiều bài học quý giá về xây dựng khối đoàn kết quân dân trong cuộc đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc.

0,5đ

Phân môn Địa lí

TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

A

D

D

B

C

A

B

TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm) Trình bày về quy mô dân số và sự gia tăng dân số tự nhiên ở Ô-xtrây-li-a.

Nội dung

Điểm

Ô-xtrây-li-a có quy mô dân số không lớn.

0,25đ

Tỉ suất tăng dân số tự nhiên duy trì ở mức thấp (0,5% năm 2020).

0,25đ

Câu 2. (1,5 điểm) Em hãy phân tích đặc điểm khí hậu của Ô-xtrây-li-a.

Nội dung

Điểm

Phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a khí hậu khô hạn, phân hóa từ bắc xuống nam và từ đông sang tây.

0,75đ

Một phần phía nam lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu ôn đới hải dương.

0,25đ

Càng vào sâu lục địa, biên độ nhiệt càng lớn, lượng mưa càng giảm.

0,5đ

Câu 3. (1,0 điểm)

(0,5 điểm) Vận dụng kiến thức đã học, em hãy nêu ý nghĩa của việc ký kết Hiệp ước Nam Cực.

(0,5 điểm) Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn?

Nội dung

Điểm

a. Hiệp ước Nam Cực được các quốc gia ký kết vào năm 1959, có ý nghĩa là vì hòa bình thế giới.

0,5đ

b. Phải bảo vệ rừng A-ma-dôn là vì để phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ tài nguyên, môi trường.

0,5đ

4.3 Ma trận đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 7

TT

Chương/ Chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phân môn Lịch sử

1

Chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

( 10% - đã kiểm tra giữa kì II)

Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (938 – 1009).

2 TN

5%

(0,5 điểm)

2

Chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

1 TL

1 TL (b)

20%

(2,0 điểm)

Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400 – 1407).

1 TL

5%

(0,5 điểm)

Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427).

6 TN

1 TL (a)

20%

(2,0 điểm)

Tỉ lệ

25%

15%

5%

5%

50% = 5 điểm

Phân môn Địa lí

1

Chương 4: Châu Mỹ.

( 10% - đã kiểm tra giữa kì II)

Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững , một số trung tâm kinh tế của Bắc Mỹ.

2 TN

5%

(0,5 điểm)

2

Chương 4: Châu Mỹ.

Đặc điểm dân cư Trung và Nam Mỹ, vấn đề đô thị hóa, văn hóa Mỹ Latinh.

6 TN

15%

(1,5 điểm)

Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn.

1 TL (b)

5%

(0,5 điểm)

3

Chương 5: Châu Đại Dương.

Thiên nhiên châu Đại Dương

1 TL

15%

(1,5 điểm)

Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a.

1 TL

5%

(0,5 điểm)

4

Chương 6: Châu Nam Cực.

Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

1 TL (a)

5%

(0,5 điểm)

Tỉ lệ

25%

15%

5%

5%

50% = 5 điểm

Tỉ lệ

50%

30%

10%

10%

100% = 10 điểm

Xem thêm chi tiết bảng ma trận trong file tải về

5. Đề thi học kì 2 tiếng Anh 7 Explore English

5.1 Đề kiểm tra học kì 2 tiếng Anh 7

PHÒNG GD&ĐT QUẬN......
TRƯỜNG THCS..................

ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM 2023 - 2024
MÔN: TIẾNG ANH 7
Sách Explore English

I. Choose the word that has the underlined part pronounced differently from the others.

1. A. cap B. paddy C. woman D. crab

2. A. famous B. nervous C. loud D. serious

3. A. flu B. drugstore C. runny D. up

4. A. helped talked C. rented D. stopped

II. Choose the best answer.

1. Phuong doesn’t like football and …… Mai .

A. so is
B. so does
C. does so
D. neither does

2. These papayas aren’t ripe and ….. are the pineapples .

A. so
B. too
C. neither
D. either

3 The dirt from vegetables can make you …….. .

A. bored
B. tired
C. sick
D. well

4. You must do your homework more ……. in the future .

A. careful
B. care
C. careless
D. carefully

5. You should ……. early if you want to do morning exercise.

A. get up
B. getting up
C. to get up
D. to getting up

6. Hoa is a ….. worker.

A. hardly
B. hard
C. more hard D. most hard

7. Last night we didn’t watch the film on TV because it was ……..

A. bore
B. bored
C. boring
D. boredom

8 . Mai enjoys ….. sea food with her parents .

A. to eat
B. eating
C. eat
D. to eating

III. Read the passage carefully then answer questions.

In 1960s, most people in Vietnam did not have a TV set. In the evening, the neighbors gathered around the TV. They watched until the TV programs finished. The children might play with their friends and the older people might talk together. Vietnam is different now. Many families have a TV set at home and the neighbors don’t spend much time together.

1. Did most people have a TV set in 1960s?

………………............................

2. How long did they watch TV programs?

………………..................

3. What might the children do?

………………..........................

4. What might the older people do?

IV. Supply the correct forms of the verbs in brackets.

1. He (wash)………………………….the dishes everyday.

2. We (visit)………………………….Ha Long Bay next summer.

3. She (not watch) ………………………….TV last night.

4. ……… they (go) ………………………….to school now?

V. Complete the second sentence so that it has a similar meaning to the first one.

1. Let’s go to the movies.

What about …………….………………………………………………………………?

2. I like watching TV better than playing video games.

I prefer……………………………………………………………………………………

3. Mrs Mai is a good English teacher.

Mrs Mai teaches………………………………………

4. I spend two hours doing my washing every day.

It takes……………………………………………

5.2 Đáp án đề thi học kì 2 tiếng Anh 7

I. Choose the word that has the underlined part pronounced differently from the others: 2,0 điểm (Mỗi ý đúng 0,5 đ)

1C

2C

3A

4. C

II. Choose the best answer: 2 điểm (Mỗi ý đúng 0,25 đ)

1. D

2. C

3. C

4. D

5. A

6 .B

7. C

8. B

III. Read the passage carefully then answer questions: 2 điểm (Mỗi ý đúng 0,5 đ).

1. No, they didn’t

2. They watched until the TV programs finished.

3. The children might play with their friends

4. The older people might talk together

IV. Supply the correct forms of the verbs in bracket: 2 điểm (Mỗi ý đúng 0,5 đ).

1. Washes

2. Are going to visit

3. Didn’t watch

4. Are…going..?

V. Complete the second sentence sothat it has a similar meaning to the first one: 2 điểm (Mỗi ý 0,5 điểm)

1 . What about going to the movies?

2. I prefer watching TV to playing video games.

3. Mrs Mai teaches English well

4. It takes me two hours to do my washing everyday./.

6. Đề thi học kì 2 môn Tin học 7

6.1 Đề thi học kì 2 Tin học 7

PHÒNG GD & ĐT …..

TRƯỜNG …..…………………..

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN TIN HỌC 7

Thời gian: 45 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0đ): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng

Câu 1. Để định dạng dữ liệu số em cần thực hiện thao tác nào sau đây?

A. Chọn Home/ Format Cells/ Alignment
B. Chọn Home/ Format Cells/ Font
C. Chọn Home/ Format Cells/ Number
D. Chọn Home/ Format Cells/ Border

Câu 2. Các thao tác để trình bày trang tính là?

A. Chèn, xóa, ẩn hàng và cột
B. Chèn, ẩn, hiện hàng và cột
C. Xóa, ẩn, hiện, gộp các ô của vùng dữ liệu
D. Chèn, xóa, ẩn, hiện hàng và cột, gộp các ô của vùng dữ liệu.

Câu 3. Hãy sắp xếp các bước in một trang tính là:

Bước 1: Thực hiện lệnh File/Print

Bước 2: Sau khi nhập các thông số in, nháy chuột lên biểu tượng Print để in

Bước 3: Đánh dấu vùng dữ liệu muốn in

A. 1, 2, 3
B. 3, 1, 2
C. 3, 2, 1
D. 3, 2, 2

Câu 4. Cho bảng tính sau:

Hãy cho biết kết quả của hàm: =COUNT(A2:D2)?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 5. Tại sao chúng ta chia bài toán thành những bài toán nhỏ hơn?

A. Để thay đổi đầu vào của bài toán.
B. Để thay đổi yêu cầu đầu ra của bài toán.
C. Để bài toán dễ giải quyết hơn.
D. Để bài toán khó giải quyết hơn.

Câu 6. Lợi ích của việc sắp xếp trong tìm kiếm là?

A. Giúp tìm kiếm chính xác hơn.
B. Giúp tìm kiếm đầy đủ hơn.
C. Giúp tìm kiếm nhanh hơn.
D. Cả A, B và C.

Câu 7. Bước 1 trong mô tả thuật toán tìm kiếm tuần tự bằng ngôn ngữ tự nhiên là gì?

A. Kiểm tra đã hết danh sách chưa.
B. Xét phần tử đầu tiên của danh sách.
C. Trả lời “không tìm thấy” và kết thúc.
D. Trả lời “Tìm thấy” và chỉ ra vị trí phần tử tìm được; Kết thúc.

Câu 8. Để tìm kiếm một số trong dãy số bằng thuật toán tìm kiếm tuần tự, ta thực hiện:

A. So sánh lần lượt từ số đầu tiên trong dãy số với số cần tìm
B. Lấy ngẫu nhiên một số trong dãy số, so sánh với số cần tìm
C. Sắp xếp dãy số theo thứ tự tăng dần
D. So sánh số cần tìm với số ở giữa dãy số.

Câu 9. Thuật toán sắp xếp nổi bọt thực hiện sắp xếp dãy số không giảm bằng cách nào dưới đây?

A. Di chuyển số nhỏ nhất về cuối danh sách
B. Di chuyển số lớn nhất về đầu danh sách
C. Đổi chỗ hai số liền nhau nếu chúng đứng sai thứ tự cho đến khi dãy số được sắp xếp
D. Di chuyển số nhỏ nhất ở giữa về đầu danh sách

Câu 10. Thuật toán sắp xếp chọn thực hiện sắp xếp dãy số tăng dần bằng cách nào dưới đây?

A. Lặp lại quá trình chọn số nhỏ nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí đầu tiên của dãy số đó.
B. Lặp lại quá trình chọn số lớn nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí đầu tiên của dãy số đó.
C. Đổi chỗ 2 số liền kề nhau nếu chúng đứng sai thứ tự cho đến khi dãy số được sắp xếp
D. Đổi chỗ số nhỏ nhất ở đầu danh sách với số lớn nhất ở cuối danh sách.

Câu 11. Thuật toán tìm kiếm nhị phân thực hiện được ở dãy số nào?

A. 1; 10; 12; 25; 15
B. 1; 10; 12; 15; 25
C. 1; 15; 25; 10; 12
D. 10; 12; 15; 25; 1

Câu 12. Sử dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân tìm kiếm chữ được chữ cái E trong dãy chữ cái A; B; C; D; E; F sau bao nhiêu lần lặp?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 13. Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc gì?

A. Lưu trữ dữ liệu.
B. Sắp xếp dữ liệu theo chiều tăng dần.
C. Xử lí dữ liệu.
D. Tìm kiếm dữ liệu cho trước trong một danh sách đã cho.

Câu 14. Thuật toán tìm kiếm tuần tự yêu cầu danh sách cần tìm phải được sắp xếp.

A. Đúng.
B. Sai.

Câu 15. Trong tìm kiếm tuần tự thì có mấy điều kiện cần kiểm tra để dừng vòng lặp?

A. 1
B. 2
C. 3
D. Không

Câu 16. Thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm số 10 trong danh sách [2, 6, 8, 4, 10, 12]. Đầu ra của thuật toán là?

A. Thông báo “Không tìm thấy”.
B. Thông báo “Tìm thấy”.
C. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 5 của danh sách.
D. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 6 của danh sách.

Câu 17. Tư tưởng của thuật toán tìm kiếm nhị phân là gì?

A. Tại mỗi bước tiến hành so sánh X với phần tử giữa của dãy. Dựa vào bước so sánh này quyết định tìm kiếm ở nửa đầu hay ở nửa sau của danh sách.
B. Tìm kiếm từ đầu đến cuối dãy.
C. Tìm kiếm dựa vào cây tìm kiếm.
D. So sánh X lần lượt với các phần tử a1, a2, …, an

Câu 18. Thuật toán tìm kiếm nhị phân cần bao nhiêu bước để tìm thấy “Mai” trong danh sách ['Hoa”, "Lan”, "Ly", "Mai", “Phong”, "Vi”?

A. 1.
B. 2.
C.3.
D. 4.

Câu 19. Điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm nhị phân không tìm thấy giá trị cần tìm trong danh sách?

A. Tiếp tục tìm kiếm và không bao giờ kết thúc.
B. Thông báo “Tìm thấy” và tìm tiếp xem còn phần tử nào khác nữa không.
C. Thông báo “Tìm thấy” và kết thúc.
D. Thông báo “Không tìm thấy” và kết thúc.

Câu 20. Thuật toán tìm kiếm tuần tự cần bao nhiêu bước để tìm thấy “Ly” trong danh sách ['Hoa”, "Lan”, "Ly", "Mai", “Phong”, "Vị”?

A. 1.
B.2.
C.3.
D. 4.

Câu 21. Thuật toán tìm kiếm nhị phân bắt đầu thực hiện ở vị trí nào trong danh sách?

A. Vị trí giữa.
B. Vị trí cuối cùng.
C. Vị trí đầu tiên.
D. Bất kì vị trí nào.

Câu 22. Điều kiện dừng trong thuật toán tìm kiếm nhị phân là gì?

A. Khi tìm đến giá trị cuối cùng trong danh sách.
B. Khi chưa tìm thấy
C. Khi đã chưa tìm thấy và chưa hết danh sách.
D. Khi đã tìm thấy hoặc khi đã hết danh sách

Câu 23. Sau vòng lặp thứ nhất của thuật toán sắp xếp chọn, phương án nào đúng?

A. Phần tử có giá trị nhỏ nhất trong dãy được tìm thấy và đổi chỗ cho phần tử đứng đầu dãy
B. Phần tử có giá trị lớn nhất trong dãy được tìm thấy và đổi chỗ cho phần tử đứng đầu dãy.
C. Các phần tử liền kề được hoán đổi.
D. Phần tử có giá trị nhỏ nhất sẽ đổi vị trí cho phần tử cuối dãy.

Câu 24. Các nhiệm vụ để thực hiện việc sắp xếp gồm:

A. So sánh.
B. Đổi chỗ.
C. So sánh và đổi chỗ.
D. Đổi chỗ và xoá.

III. Thực hành (2,0đ)

Câu 25: Liệt kê các vòng lặp của thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp các dãy sau theo thứ tự tăng dần: 16; 15; 11; 13 (1,0đ)

Câu 26: Mô tả thuật toán tìm kiếm nhị phân để giải quyết bài toán muốn tìm tên bạn Chung trong danh sách lớp sau: (1,0đ)

Câu 27. Tạo bài trình chiếu về chủ đề “Gia Lai – Tuyệt cảnh giữa đại ngàn Tây Nguyên” tối thiểu 3 Slide:

Gợi ý:

+ Slide 1: Trang tiêu đề: Gia Lai – Tuyệt cảnh giữa đại ngàn Tây Nguyên.

+ Slide 2: Danh lam thắng cảnh (Biển Hồ; Quảng trượng Đại đoàn kết; Núi lửa Chư Đăng Ya..).

+ Slide 3: Lễ hội (Lễ cúng nhà rông; Lễ bỏ mã…).

- Yêu cầu:

+ Tạo và nhập nội dung hợp lý cho 3 slide (0,5 điểm/Slide)

+ Định dạng bài trình chiếu: Phông chữ, cỡ chữ, màu chữ, màu nền, chèn hình ảnh phù hợp (0,5 điểm).

Ghi chú: HS lấy tư liệu và hình ảnh của trong thư mục TULIEUTHIKII được chia sẻ từ máy chủ Giáo viên.

HS lưu bài trong quá trình thực hành trong ổ đĩa D/TenHS_lop

6.2 Đáp án đề thi học kì 2 Tin học 7

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0đ)

(Mỗi câu đúng 0,25 điểm)

CâuĐáp ánCâuĐáp án
1C13D
2D14B
3B15B
4B16C
5C17A
6C18C
7B19D
8A20C
9C21A
10A22D
11B23A
12C24C

II. TỰ LUẬN (2,0đ)

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 25

(1,0đ)

Dãy số: 16; 15; 11; 13

Vòng lặp 1.

Số nhỏ nhất được đưa về vị trí số 1 (Đổi chỗ 16 và 11): 11; 15; 16; 13

Vòng lặp 2

Số nhỏ nhất (trừ số 11) được đưa về vị trí số 2 (Đổi chỗ 16 và 13): 11; 13; 16; 15

Vòng lặp 3

Số nhỏ nhất (trừ số 11; 13) được đưa về vị trí số 3 (Đổi chỗ 15 và 15): 11; 13; 15; 16

Sau vòng lặp 3, dãy chưa sắp xếp còn một số lớn nhất đã ở đúng vị trí cuối cùng của dãy. Vậy dãy ban đầu đã được sắp xếp và thuật toán kết thúc.

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Xem thêm đáp án chi tiết trong file tải về

6.3 Ma trận đề thi học kì 2 Tin học 7

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Chủ đề E. Ứng dụng tin học

1. Bảng tính điện tử cơ bản.

2

2

10%

(1 đ)

2. Phần mềm trình chiếu cơ bản.

1

20%

(2 đ)

2

Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

Một số thuật toán sắp xếp và tìm kiếm cơ bản

10

10

1

1

70%

(7 đ)

Tổng

12

12

2

1

10

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

100%

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II

MÔN TIN HỌC LỚP 7 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

TT

Chương/Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo

mức độ nhận thức

Nhận

biết

Thông

hiểu

Vận dụng

Vận

dụng

cao

1

Chủ đề E. Ứng dụng tin học

1. Bảng tính điện tử cơ bản

Nhận biết

- Nêu được một số chức năng cơ bản của phần mềm bảng tính

Thông hiểu

- Giải thích được việc đưa các công thức vào bảng tính là một cách điều khiển tính toán tự động trên dữ liệu.

2 (TN)

2 (TN)

2. Phần mềm trình chiếu cơ bản

Vận dụng

- Sử dụng được các định dạng cho văn bản, ảnh minh họa và hiệu ứng một cách hợp lí.

- Sao chép được dữ liệu phù hợp từ tệp văn bản sang trang trình chiếu.

- Tạo được một báo cáo có tiêu đề, cấu trúc phân cấp, ảnh minh họa, hiệu ứng động.

1(TH)

2

Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

Một số thuật toán sắp xếp và tìm kiếm cơ bản

Nhận biết

- Nêu được ý nghĩa của việc chia một bài toán thành những bài toán nhỏ hơn.

Thông hiểu

- Giải thích được một vài thuật toán sắp xếp và tìm kiếm cơ bản, bằng bước thủ công (không cần dùng máy tính).

- Giải thích được mối liên quan giữa sắp xếp và tìm kiếm, nêu được ví dụ minh họa.

Vận dụng

Biểu diễn và mô phỏng được các hoạt động của thuật toán cơ bản (sắp xếp, tìm kiếm,... ) trên một bộ dữ liệu và có kích thước nhỏ.

Vận dụng cao

Mô phỏng được các hoạt động của thuật toán giải quyết bài toán thực tế

10 (TN)

10(TN)

1(TL)

1 (TL)

Tổng

12

12

2

1

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

....................

Tải file tài liệu để xem thêm Đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 7 Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 43
  • Lượt xem: 1.704
  • Dung lượng: 6,2 MB
Sắp xếp theo