Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 2 môn KHTN 7 năm 2023 - 2024

Đề cương Khoa học tự nhiên 7 cuối học kì 2 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm giới hạn kiến thức ôn tập, các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận kèm theo.

Đề cương ôn tập học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức, đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức.

Đề cương Khoa học tự nhiên 7 cuối học kì 2 Kết nối tri thức

PHÒNG GD&ĐT QUẬN......
TRƯỜNG THCS..................

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM 2023 - 2024
MÔN: Khoa học tự nhiên 7
Sách KNTTVCS

I. Phạm vi ôn thi học kì 2 KHTN 7

Ôn tập toàn bộ kiến thức của các chương

1. Từ 

- Xác định được cực Bắc và cực Nam của một thanh nam châm.

- Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm.

- Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng lực từ, được gọi là từ trường.

- Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.

- Nêu được khái niệm đường sức từ.

- Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

2. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật 

– Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

– Nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.

– Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp tế bào.

- Nêu được khái niệm về trao đổi khí ở sinh vật

3. Cảm ứng ở sinh vật 

– Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

– Nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.

– Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp tế bào.

- Nêu được khái niệm về trao đổi khí ở sinh vật

4. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

5. Sinh sản ở sinh vật

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra học kì 2 khi kết thúc nội dung chương X: Sinh sản ở sinh vật.

- Thời gian làm bài: 90 phút

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận)

- Cấu trúc:

- Mức độ đề:35% Nhận biết; 40% Thông hiểu; 15% Vận dụng; 10% Vận dụng cao

- Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm

- Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 0,5 điểm; Thông hiểu: 3,0 điểm; Vận dụng: 1,5 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm)

- Nội dung nửa đầu học kì 2: 25% (2,5 điểm = 30 tiết)

- Nội dung nửa sau học kì 2: 75% (7,5 điểm 31 tiết)

II. Bài tập ôn thi HK2 KHTN 7

A, TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Ta nói rằng tại một điểm A trong không gian có từ trường khi:

A. Một vật nhẹ để gần A hút về phía A.
B. Một thanh đồng để gần A bị đẩy ra xa A.
C. Một thanh nam châm đặt tại A bị quay lệch khỏi hướng Nam-Bắc.
D. Một thanh nam châm đặt tại A bị nóng lên.

Câu 2. Từ trường không tồn tại ở đâu ?

A. Xung quanh nam châm.
B. Xung quanh dòng điện.
C. Xung quanh điện tích đứng yên.
D. Xung quanh Trái Đất.

Câu 3. Một kim nam châm đặt cân bằng trên trục quay tự do, khi đứng cân bằng thì hai đầu của

A. Bắc – Nam.
B. Đông – Tây.
C. Bắc – Nam xong lại chỉ Đông – Tây.
D. Đông – Tây xong lại chỉ Bắc – Nam.

Câu 4. Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước nào?

A. Có chiều từ cực Nam đến cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.
B. Có độ mau thưa tùy ý.
C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.
D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm.

Câu 5. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với

A. sự chuyển hoá của sinh vật.
B. sự biến đổi các chất.
C. sự trao đổi năng lượng.
D. sự sống của sinh vật.

Câu 6. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là

A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
B. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
C. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.

Câu 7. Sản phẩm của quang hợp là

A. ánh sáng, diệp lục.
B. oxygen, glucose.
C. nước, carbon dioxide.
D. glucose, nước.

Câu 8. Cơ quan trao đổi khí ở giun đất, cá lần lượt là

A. qua da, qua hệ thống ống khí
B. qua mang, qua hệ thống ống khí
C. qua phổi, qua hệ thống ống khí
D. qua hệ thống ống khí, qua da

Câu 9. Cho các đặc điểm sau:

(1) Được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

(2) Tốc độ thoát hơi nước nhanh.

(3) Không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

(4) Tốc độ thoát hơi nước chậm.

Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có những đặc điểm nào?

A. (1), (2).
B. (2), (3).
C. (3), (4).
D. (1),(4).

Câu 10. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người:

A. nghiền nát – tiếp nhận thức ăn – chuyển hóa dinh dưỡng – đào thải.
B. tiếp nhận thức ăn – chuyển hóa dinh dưỡng– nghiền nát – đào thải.
C. chuyển hóa dinh dưỡng – tiếp nhận thức ăn – nghiền nát – đào thải.
D. tiếp nhận thức ăn – nghiền nát – chuyển hóa dinh dưỡng – đào thải.

Câu 11. Khi ta chạm tay vào lá cây trinh nữ (xấu hổ), lá cây sẽ cụp lại (hình bên). Đây là hiện tượng gì?

A. hiện tượng va chạm.
B. hiện tượng cảm ứng.
C. hiện tượng hóa học.
D. hiện tượng sinh học.

Câu 12. Sinh trưởng ở sinh vật là

A. sự tăng về khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.
B. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về khối lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.
C. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể nhờ đó cơ thể lớn lên.
D. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.

Câu 13. Phát triển bao gồm

A. sinh trưởng, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
B. sinh trưởng, phân hóa tế bào.
C. sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
D. sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát triển hình thái cơ quan và cơ thể.

Câu 14: Mô phân sinh đỉnh giúp thân, cành và rễ tăng lên về

A. chiều dài.
B. chiều rộng.
C. khối lượng.
D. trọng lượng.

Câu 15. Còi xương, chậm lớn ở động vật và người do thiếu

A. vitamin C.
B. vitamin D.
C. vitamin A.
D. vitamin E.

Câu 16. Hình thức sinh sản nào sau đây là sinh sản vô tính?

A. Đẻ trứng.
B. Đẻ con.
C. Phân đôi cơ thể
D. Đẻ trứng và đẻ con.

Câu 17. Phương pháp nhân giống cây trồng nào sau đây cho ra số cây giống nhanh, đồng loạt, số lượng lớn, giá thành rẻ?

A. Giâm cành.
B. Chiết cành.
C. Ghép cây.
D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm.

Câu 18. Các hình thức sinh sản ở thực vật gồm:

A. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử.
B. Sinh sản bằng hạt và sinh sản bằng chồi.
C. Sinh sản bằng rễ và bằng thân và bằng lá.
D. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Câu 19. Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình

A. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.
B. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành bào tử, bào tử phát triển thành cơ thể mới.
C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

Câu 20. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật gồm

A. ánh sáng, nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng.
B. ánh sáng, đặc điểm loài, nước, hormone sinh sản.
C. đặc điểm loài, nước, nhiệt độ, chất dinh dưỡng.
D. ánh sáng, nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng

Câu 21. Phát biểu nào là đúng khi nói về nam châm?

A. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau.
B. Có thể có nam châm một cực và nam châm hai cực.
C. Một nam châm có thể có hai cực cùng tên và hai cực khác tên.
D. Cực Bắc của thanh nam châm luôn có từ tính mạnh hơn Cực Nam

Câu 22. Thí nghiệm nào chứng tỏ không gian tại một điểm trên bàn làm việc có tồn tại từ trường?

A. Kim nam châm không định hướng Bắc- Nam.
B. Kim nam châm luôn định hướng Bắc- Nam.
C. Kim nam châm luôn định hướng Đông- Nam…
D. Kim nam châm luôn định hướng Bắc- Tây.

Câu 23. Vì sao có thể nói Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ?

A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt thép mạnh hơn các vật bằng vật liệu khác.
C. Vì không gian bên trong và xung quanh Trái Đất tồn tại từ trường.
D. Vì trên bề mặt Trái Đất có nhiều mỏ đá nam châm.

Câu 24. Đâu là ứng dụng của nam châm điện trong đời sống?

A. La bàn.
B. Chuông điện.
C. Bàn là.
D. Cân.

Câu 25. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với cơ thể sinh vật là:

A. cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
B. cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể, duy trì sự sống
C. cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, duy trì sự sống
D. duy trì sự sống và sinh trưởng

Câu 26. Ở sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp tế bào diễn ra trong bào quan là

A. ti thể.
B. lục lạp.
C. ribosome.
D. nhân tế bào.

Câu 27. Sự trao đổi khí ở thực vật diễn ra trong quá trình

A. hô hấp.
B. quang hợp.
C. quang hợp và hô hấp.
D. hấp thụ kháng, quang hợp và hô hấp.

Câu 28. Khi vận động mạnh như chơi thể thao, lao động nặng,… nhịp hô hấp của cơ thể sẽ tăng lên vì:

A. tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải oxygen và hấp thụ carbon dioxide tăng.
B. tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải carbon dioxide và hấp thụ oxygen tăng.
C. tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải nitrogen và hấp thụ oxygen tăng.
D. tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải oxygen và hấp thụ nitrogen tăng.

Câu 29. Ở thực vật, sự trao đổi khí với môi trường bên ngoài được thực hiện chủ yếu qua

A. tế bào biểu mô ở lá cây.
B. tế bào biểu bì của lá cây.
C. tế bào mô mềm ở lá cây.
D. tế bào khí khổng ở lá cây.

Câu 30. Trong thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh, việc đặt cây thí nghiệm vào chỗ tối 2 ngày nhằm

A. làm tạm dừng quá trình quang hợp, tạo điều kiện cho tinh bột hình thành trong lá trước đó được vận chuyển hoặc phân giải hết.
B. làm tạm dừng quá trình quang hợp, tạo điều kiện cho diệp lục hình thành trong lá trước đó được vận chuyển hoặc phân giải hết.
C. làm tăng cường quá trình quang hợp, tạo điều kiện cho tinh bột được tổng hợp nhanh và nhiều hơn.
D. làm tăng cường quá trình quang hợp, tạo điều kiện cho diệp lục được tổng hợp nhanh và nhiều hơn.

...........

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 KHTN 7 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm