Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 58 Đề thi cuối học kì 2 lớp 7 (Có đáp án, ma trận)

Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 tổng hợp 58 đề kiểm tra có đáp án kèm theo ma trận chi tiết. Đề thi cuối học kì 2 lớp 7 gồm các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, Lịch sử Địa lí, Giáo dục địa phương, GDCD, Hoạt động trải nghiệm, ....

TOP 58 Đề thi cuối học kì 2 lớp 7 được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 7. Thông qua 58 đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 7 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Với 58 đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 7 có đáp án kèm theo sẽ giúp các bạn so sánh được kết quả sau khi hoàn thành bài tập. Bên cạnh đó các bạn xem thêm ma trận đề thi học kì 2 lớp 7 Kết nối tri thức.

TOP 58 Đề thi học kì 2 lớp 7 Kết nối tri thức

1. Đề thi cuối kì 2 môn Ngữ văn 7

1.1 Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 7

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

Đặng Thuỳ Trâm từng viết:”Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”. Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình. Có thể nói, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn.

Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng. Cuộc sống thăng trầm như bản hòa ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.

(Theo Trần Thị Cẩm Quyên, in trong Văn học và tuổi trẻ, viên nghiên cứu sách và học liệu giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 11 -2021)

Trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 8 bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:

Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?

A.Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Biểu cảm

Câu 2. Theo tác giả, tại sao Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại?

A. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình.
B. Bởi thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn.
C. Bởi thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời.
D. Bởi cuộc sống thăng trầm như bản hòa ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công

Câu 3. Theo em, đâu là câu văn mang luận điểm trong đoạn văn thứ 2?

A. Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng.
B. Cuộc sống thăng trầm như bản hòa ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công.
C. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời.
D. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.

Câu 4. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu: “Cuộc sống thăng trầm như bản hòa ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công”.

A. Ẩn dụ, so sánh
B. So sánh, liệt kê
C. So sánh, điệp ngữ
D. So sánh, nhân hoá

Câu 5.Từ “thành công” trong đoạn văn trên được hiểu như thế nào?

A. Những điều tốt đẹp đang chờ phía trước.
B. Điều mình mong muốn đạt được.
C. Những điều có ích cho cuộc sống.
D. Đạt được kết quả, mục đích như dự định.

Câu 6. Đoạn văn sau sử dụng phép liên kết nào?

“Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc”.

A. Phép lặp
B. Phép thế
C. Phép nối
D. Phép liên tưởng

Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu sau có công dụng gì?
Đặng Thuỳ Trâm từng viết:”Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.

A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm nghĩa mỉa mai
D. Đánh dấu tên tác phẩm

Câu 8. Đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào?

A. Đoàn kết là sức mạnh.
B. Thất bại là mẹ thành công.
C. Thất bại là thầy của chúng ta.
D. Đừng sợ thất bại.

Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Em có tán thành với quan điểm của tác giả trong đoạn trích trên không? Vì sao?

Câu 10. Từ đoạn trích trên, em có suy nghĩ gì về thái độ sống của thế hệ các bạn trẻ ngày nay khi đứng trước những khó khăn và thất bại (viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu)

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận thể hiện ý kiến của em về quan niệm: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của người lao công đã được nhà trường trả lương.

1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Văn 7

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6.0

1

D

0.5

2

A

0.5

3

A

0.5

4

B

0.5

5

D

0.5

6

C

0.5

7

A

0.5

8

B

0,5

9

HS đưa ra quan điểm của bản thân và lí giải được tại sao mình có quan điểm đó

1.0

10

Học sinh viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của bản thân về thái độ sống của thế hệ trẻ ngày nay.

- Về hình thức: đoạn văn ngăn khoảng từ 5 đến 7 câu có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn

- Về nội dung: Nêu được suy nghĩ của bản thân về thái độ sống của thế hệ trẻ ngày nay.

0,25

0,75

II

VIẾT

4.0

a. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

0.25

b Xác định đúng yêu cầu của đề:

Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến phản đối về một vấn đề trong đời sống

0.25

c. Yêu cầu về nội dung:

* Nêu vấn đề nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối cách nhìn nhận về vấn đề.

* Trình bày vấn đề:

- Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận.

- Phản đối các khía cạnh của ý kiến,quan niệm (lí lẽ, bằng chứng)

- Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến,quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng)

* Kết thúc vấn đề

- Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

3.0

d. Chính tả ngữ pháp đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo lời thuyết minh, sinh động; bài viết lôi cuốn hấp dẫn.

0.25

1.3 Ma trận đề thi học kì 2 Ngữ văn 7

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

4

0

4

0

0

2

0

60

2

Viết

Viết được một bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một vấn đề

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Chú thích: Phần viết có 1 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong hướng dẫn chấm.

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

Thời gian làm bài: 90 phút

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ

đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Xác định phương thức biểu đạt.

- Nhận biết được các biện pháp tu từ

- Nhận biết được phép liên kết trong đoạn văn

- Xác định được câu văn mang luận điểm.

Thông hiểu:

- Lí giải được nội dung trong đoạn văn.

- Giải thích được nghĩa của từ

- Giải thích được công dụng của dấu ngoặc kép

- Liên hệ được đến câu tục ngữ có liên quan.

Vận dụng:

- Rút ra được thông điệp, bài học, hành động thực tiễn gắn với nội dung từ đoan trích.

4TN

4TN

2TL

0

10

2

VIẾT

2. Viết được một bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một vấn đề

Nhận biết:

- Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về vấn đề nghị luận

- Xác định được cách thức trình bày bài văn.

Thông hiểu:

- Viết đúng về nội dung, về hình thức ( từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản)

Vận dụng:

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu.

- Viết được bài văn nghị luận thể hiện ý kiến phản đối một quan điểm, một cách hiểu khác về một vấn đề trong đời sống.

Vận dụng cao:

Biết thể hiện quan điểm một cách đúng đắn trong cuộc sống

1TL*

Tổng

11

Tỉ lệ %

25

35

30

10

100

Tỉ lệ chung

60

40

100

2. Đề thi học kì 2 GDCD 7

2.1 Đề thi học kì 2 GDCD 7

Phần I. Trắc nghiệm: (6.0 điểm)

Hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời ở mỗi câu mà em cho là đúng nhất:

Câu 1. Biểu hiện nào sau đây thể hiện bạo lực học đường?

A. Mượn đồ dùng học tập của bạn nhưng quên trả.
B. Véo tai, giật tóc bạn khi không hài lòng.
C. Nhắn tin, gọi điện mượn tiền của người khác.
D. Rủ rê, lôi kéo bạn trốn tiết.

Câu 2. “Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu”. Nội dung trên được qui định trong bộ luật nào?

A. Bộ luật dân sự.
B. Bộ luật hình sự.
C. Pháp lệnh hành chính.
D. Bộ luật lao động.

Câu 3. Quản lí tiền giúp chúng ta

A. chủ động chi tiêu hợp lí.
B. tốn kém thời gian quản lí .
C. có tiền tiêu xài thoải mái.
D. có tiền chơi game.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?

A. Đầu tư cho tương lai.
B. Rèn luyện tiết kiệm.
C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.
D. Nâng cao thu nhập hàng tháng.

Câu 5. Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta rèn luyện đức tính

A. chăm chỉ.
B. siêng năng.
C. tiết kiệm.
D. khoan dung.

Câu 6. Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của gia đình?

A. Gia đình là tế bào của xã hội.
B. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và giáo dục con, cháu.
C. Gia đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho cá nhân.
D. Gia đình là cơ quan phòng, chống tệ nạn xã hội.

Câu 7. Những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật được gọi là gì?

A. huyết thống.
B. người thân.
C. gia đình.
D. tình yêu.

Câu 8. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nghiêm cấm hành vi nào dưới đây giữa con cái với cha mẹ?

A. Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ.
B. Chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ.
C. Ngược đãi và xúc phạm cha mẹ.
D. Giúp đỡ cha mẹ những công việc gia đình.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phải là tác hại của bạo lực học đường?

A. Sự sợ hãi của nạn nhân.
B. Sự ám ảnh của nạn nhân.
C. Sự nổi loạn của nạn nhân.
D. Sự trầm cảm của nạn nhân.

Câu 10. Nguyên nhân khách quan nào góp phần gây ra bạo lực học đường?

A. Sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.
B. Bản thân thiếu hụt kĩ năng sống.
C. Sự háo thắng của bản thân.
D. Thiếu sự quan tâm của gia đình.

Câu 11. Ba mẹ bạn A luôn ép buộc con phải học theo những thứ mà ba mẹ thích. Việc làm đó nói lên điều gì?

A. Ba mẹ vi phạm hành chính.
B. Ba mẹ chưa quan tâm đến con cái.
C. Ba mẹ vi phạm pháp luật.
D. Ba mẹ không tôn trọng ý kiến của con.

Câu 12. Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS?

A. Ma túy và mại dâm.
B. Hút và nghiện thuốc lá.
C. Mê tín dị đoan.
D. Cờ bạc, rượu chè.

Phần II. Tự luận: (4.0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm) Liệt kê các giải pháp quản lý tiền hiệu quả mà em đã thực hiện?

Câu 2. (3,0 điểm) Tình huống: Trường của C tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, C lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia?

Hỏi:

a.Em có đồng tình với suy nghĩ của C không? Vì sao?

b. Nếu là bạn của C, em sẽ làm thể nào để giúp C hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội?

.....Hết....

2.2 Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 7

Phần I. Trắc nghiệm: (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

A

A

D

C

D

C

C

C

D

D

A

Phần II: Tự luận: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

1,0 điểm

Yêu cầu hs nêu được các ý sau:

Các giải pháp quản lý tiền hiệu quả mà em đã thực hiện:

+ Lập kế hoạch chi tiêu cụ thể cho từng mục.

+ Nên mua những thứ mình cần hơn là những thứ mình muốn mua.

+ Tiết kiệm thường xuyên.

+ Tăng nguồn thu

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

Câu 2

3,0 điểm

Yêu cầu hs nêu được các ý sau:

a. Nêu được quan điểm của bản thân về suy nghĩa của C:

- Không đồng tình với suy nghĩ của C.

- Vì:

+ Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của tất cả mọi người bao gồm cả người lớn và trẻ em.

+ Nhằm giúp HS càng nêu cao ý thức tự giác, chủ động, bản lĩnh trước cám dỗ và tích cực tuyên truyền trong việc phòng chống tệ nạn xã hội.

b. Đưa ra lời khuyên với C:

- Giải thích để C biết rằng học sinh là lứa tuổi dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội nhất bởi vì thường do thiếu hiểu biết, tâm sinh lí chưa ổn định.

- Học sinh rất cần tham gia các buổi ngoại khóa để hiểu rõ hơn về tệ nạn xã hội và cách phòng tránh, để không mắc tệ nạn xã hội và góp phần ngăn cản những hành vi có ý định vi phạm pháp luật.

1.0đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

2.3 Ma trận đề thi học kì 2 GDCD 7

TT

Nội dung/ chủ đề/

bài học

Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Câu TN

Câu TL

Tổng điểm

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

1

Nội dung 1:

Phòng, chống bạo lực học đường

1.1

2

2

1.0

1.2

2

2

1.0

2

Nội dung 2:

Quản lý tiền

2.1

3

3

1.5

2.2

1

1

1.0

3

Nội dung 3:

Chủ đề: Phòng chống tệ nạn xã hội.

3.1

1

1

0.5

3.2

1/2

1/2

2.0

3.3

1/2

1/2

1.0

4

Nội dung 4: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

4.1

3

3

1.5

4.2

1

1

0.5

Tổng câu

8

4

1

1/2

1/2

12

2

10.0

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

100

Tỉ lệ chung

70%

30%

100

BẢNG ĐẶT TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT

TT

Nội dung/ chủ đề/ bài học

Đơn vị kiến thức

Số câu hỏi theo mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Nội dung 1: Phòng, chống bạo lực học đường

1.1. Nhận biết

- Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường.

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp

luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

2

1.2. Thông hiểu:

- Giải thích được nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

2

2

Nội dung 2: Quản lý tiền

2.1. Nhận biết:

Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả.

3

2.2. Thông hiểu:

Trình bày được một số nguyên tắc quản lí tiền

có hiệu quả.

1

3

Nội dung 3:

Chủ đề: Phòng chống tệ nạn xã hội.

3.1. Thông hiểu:

Giải thích được hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.

1

3.2. Vận dụng thấp:

Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội.

1/2

3.3. Vận dụng cao:

Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

1/2

4

Nội dung 4: Quyền và nghĩ vụ của công dân trong gia đình.

4.1. Nhận biết:

- Nêu được khái niệm gia đình.

- Nêu được vai trò của gia đình.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

3

4.2. Thông hiểu:

Nhận xét được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của người khác.

1

Tổng

8 câu

TNKQ

4 câu TNKQ, 1 câu TL

1/2 câu TL

1/2 câu TL

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

Tỉ lệ chung

70%

30%

3. Đề thi học kì 2 Tin học 7

3.1 Đề thi cuối kì 2 Tin học 7

UBND HUYỆN ………

TRƯỜNG …. .

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Năm học 2023 - 2024

Môn Tin học – Lớp 7

Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) : Em hãy chọn chữ cái đứng trước ý trả lời đúng và viết vào bài kiểm tra (Mỗi ý chọn đúng được 0,25 điểm):

Câu 1. Để đếm số các giá trị là số có trong các ô, vùng hoặc số có trong danh sách ta dùng hàm?

A. Count.
B. Min.
C. Max
D. Sum.

Câu 2. Ý nghĩa của hàm Average là?

A. Hàm tính tổng các giá trị là số.
B. Hàm tính giá trị trung bình cộng.
C. Hàm đếm các giá trị số.
D. Hàm tìm số lớn nhất.

Câu 3. Thao tác nào là thao tác gộp ô sau khi đã đánh dấu các ô của vùng dữ liệu?

A. Nháy chuột phải, chọn Insert.
B. Chọn Home/Alignment/Marge&Center.
C. Nháy chuột phải, chọn Delete.
D. Vào Format Cell, chọn Number.

Câu 4. Để kẻ viền ô và khung bao quanh vùng dữ liệu trước hết ta phải làm gì?

A. Chọn toàn bộ trang tính.
B. Chọn vùng dữ liệu muốn kẻ đường viền ô, kẻ khung.
C. Vào Format Cell
D. Chọn File/Print.

Câu 5. Cách để tạo thêm trang chiếu mới trong bài trình chiếu?

A. Desigh/New Slide.
B. Home/New Slide
C. Insert/New Slide.
D. File/New Slide

Câu 6. Chọn phương án sai.

Sử dụng các công cụ định dạng hình ảnh trên trang chiếu để:

A. Thay đổi vị trí và kích thước của hình ảnh.
B. Thay đổi lớp, cắt hình, quay hình, ….
C. Thêm đường viền tạo khung cho hình ảnh.
D. Thay đổi nội dung hình ảnh.

Câu 7. Thứ tự sắp xếp đúng tạo hiệu ứng cho đối tượng?

1. Chọn thẻ Animations

2. Chọn hiệu ứng

3. Chọn đối tượng

Thứ tự đúng là:

A. 2 – 1 – 3.
B. 3 – 2 – 1
C. 3 – 1 – 2.
D. 1 – 2 – 3

Câu 8. Chọn câu sai khi nói về cấu trúc phân cấp?

A. Là cấu trúc gồm danh sách nhiều cấp.
B. Cấu trúc này được sử dụng nhiều trong soạn thảo văn bản, tạo bài trình chiếu.
C. Cấu trúc này gồm một chuỗi các dấu đầu dòng ngang cấp nhau.
D. Giúp làm cho nội dung cần trình bày có bố cục mạch lạc, dễ hiểu.

Câu 9 . Điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm tuần tự không tìm thấy giá trị cần tìm trong danh sách?

A. Tiếp tục tìm kiếm và không kết thúc.
B. Thông báo “ Tìm thấy”
C. Thông báo “ Tìm thấy” và kết thúc
D. Thông báo “ Không tìm thấy” và kết thúc

Câu 10. Thuật toán tìm kiếm tuần tự cần bao nhiêu bước để tìm thấy số 7 trong danh sách [ 3; 5; 12; 7; 11; 15]?

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 11. Thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm số 10 trong dang sách [2, 6, 8,4, 10, 12], đầu ra của thuật toán là?

A. Thông báo “ Không tìm thấy”.
B. Thông báo “Tìm thấy”.
C. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí số 5 của danh sách.
D. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí số 6 của danh sách.

Câu 12. Từ hoặc cụm từ điền vào chỗ “…” trong câu sau “ Nếu giá trị của phần tử ở vị trí đang xét …………. . giá trị cần tìm thì trả lời Tìm thấy và chỉ ra vị trí phần tử tìm được, kết thúc” là?

A. Bằng.
B. Tìm thấy.
C. Đã hết.
D. Không tìm thấy.

Câu 13. Thuật toán tìm kiếm nhị phân cần bao nhiêu bước để tìm thấy tên Mai trong danh sách: [ Hoa; Lan; Ly; Mai; Phong; Vy]?

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 14. Vị trí giữa của vùng tìm kiếm trong thuật toán tìm kiếm nhị phân được xác định như thế nào?

A. Bằng vị trí cuối chia 2.
B. Bằng (vị trí đầu + vị trí cuối) chia 2.
C. Bằng vị trí đầu chia 2.
D. Bằng (vị trí cuối – vị trí đầu) chia 2.

Câu 15. Điều kiện để thực hiện được thuật toán tìm kiếm nhị phân là gì?

A. Sắp xếp danh sách theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
B. Danh sách phải là các số.
C. Số lượng trong danh sách phải là số lẻ.
D. Số lượng trong danh sách phải là số chẵn.

Câu 16. Điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm nhị phân không tìm thấy giá trị cần tìm trong danh sách?

A. Tiếp tục tìm kiếm và không bao giờ kết thúc.
B. Thông báo “ Tìm thấy” và tìm tiếp xem còn phần tử nào khác nữa không.
C. Thông báo “ tìm thấy” và kết thúc.
D. Thông báo “ không tìm thấy” và kết thúc.

Câu 17. Chọn câu diễn đạt đúng khi nói về thuật toán tìm kiếm nhị phân.

A. Tìm trên danh sách đã sắp xếp,bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
B. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
C. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
D. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.

Câu 18. Thuật toán tìm kiếm nhị phân cần bao nhiêu bước để thông báo không tìm thấy số 15 trong danh sách [3, 5, 7, 11, 12, 25]?

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 19. Thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm số 10 trong dang sách [2, 6, 8,4, 10, 12], đầu ra của thuật toán là?

A. Thông báo “ Không tìm thấy”.
B. Thông báo “Tìm thấy”.
C. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí số 5 của danh sách.
D. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí số 6 của danh sách.

Câu 20. Mô tả thuật toán tìm kiếm nhị phân bằng ngôn ngữ tự nhiên gồm bao nhiêu bước?

A. 3 bước.
B. 4 bước.
C. 5 bước.
D. 6 bước.

Câu 21. Trong thuật toán tìm kiếm nhị phân khi so sánh kí tự thì kí tự đứng trước trong bảng chữ cái là kí tự?

A. Nhỏ hơn.
B. Lớn hơn.
C. Bằng nhau.
D. Nhỏ hơn hoặc bằng

Câu 22: Hoán đổi vị trí hai phần tử liên tiếp khi chúng không đúng thứ tự là cách sắp xếp của thuật toán nào?

A. Nổi bọt.
B. Tuần tự và nhị phân.
C. Tuần tự.
D. Nhị phân.

Câu 23. Các nhiệm vụ của việc sắp xếp gồm?

A. So sánh.
B. So sánh và đổi chỗ.
C. Đổi chỗ.
D. Đổi chỗ và xóa.

Câu 24. Nếu sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt từ cuối lên đầu để sắp xếp dãy số 8; 22; 7; 19; 5 theo thứ tự tăng dần thì số lần thực hiện thao tác hoán đổi vị trí trong vòng lặp thứ nhất là?

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 25. Em hãy quan sát vòng lặp thứ nhất để sắp xếp dãy số 83, 65, 71, 72:
83, 65, 71, 72 -> 83, 65, 72, 71 ->83, 65, 71, 72-> 65, 83, 71, 72 cho biết vòng lặp sắp xếp từ?

A. Phần tử đầu về cuối.
B. Phần tử cuối về đầu.
C. Phần tử giữa.
D. Phần tử giữa đến phần tử đầu.

Câu 26. Có hai cốc đựng 2 chất lỏng màu xanh đựng trong cốc A và màu đỏ đựng trong cốc B. Sử dụng chiếc cốc thứ 3 là cốc C ( không đựng gì) để đổi cốc B đựng chất lỏng màu xanh, cốc A đựng chất lòng màu đỏ. Em hãy sắp xếp các bước sau để thực hiện được yêu cầu.

1. Đổ chất lỏng từ cốc B sang cốc A.

2. Đổ chất lỏng từ cốc C sang cốc B

3. Đổ chất lỏng từ cốc A sang cốc C.

A. 1 – 2 – 3.
B. 2 – 3 – 1.
C. 3 – 1 – 2.
D. 3 – 2 – 1.

Câu 27. Dùng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp 1 dãy số tăng dần mỗi vòng lặp sẽ duyệt các phần tử từ cuối danh sách đến đầu danh sách. Kết thúc vòng lặp thứ nhất phần tử đầu tiên sẽ có giá trị?

A. Nhỏ nhất trong dãy số.
B. Lớn nhất trong dãy số.
C. Không thay đổi.
D. Bằng giá trị của phần tử liền trước.

Câu 28. Nửa trước và nửa sau trong thuật toán tìm kiếm nhị phân không bao gồm phần tử nào?

A. Đầu tiên.
B. Cuối cùng.
C. Giữa.
D. Đầu và cuối.

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm):

Câu 29 (1,0 điểm):

a) Cho danh sách các cuốn sách sau:

Toán 7; Tin 7; Tiếng anh 7; KHTN 7; GDCD 7. Em hãy kẻ bảng để viết ra các bước thực hiện thuật toán tuần tự để tìm kiếm cuốn sách KHTN 7 trong danh sách đã cho.

b) Điều kiện để dừng việc tìm kiếm trong thuật toán tìm kiếm ở ý a là gì?

Câu 30 (1,5 điểm): Cho bảng điểm môn Tin học của một tổ như sau:

1Trần Thu Trang6
2hòang Thị Loan6,5
3hòang Khánh Nhật7,5
4Nguyễn Thu Thảo9
5Lý Thị Say8
6Triệu Kim Sơn7

a) Em hãy sắp xếp lại danh sách theo thứ tự tăng dần của điểm?

b) Em hãy liệt kê các bước lặp thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm học sinh được điểm 7,5 môn Tin học, và cho biết tên học sinh đó.

Câu 31 (0,5 điểm): Em hãy liệt kê các bước của thuật toán nổi bọt để sắp xếp các số 3, 2, 1,4 theo thứ tự tăng dần?

3.2 Đáp án đề thi học kì 2 Tin học 7

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm). Mỗi ý chọn đúng được 0,25 điểm):

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Đáp án

A

B

B

B

D

D

C

C

D

C

C

A

B

B

Câu

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

Đáp án

A

D

B

B

B

C

A

A

B

C

B

C

A

C

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm).

Nội dung

Điểm

Câu 29:

a) Các bước thực hiện thuật toán tuần tự để tìm kiếm cuốn sách KHTN 7 trong danh sách đã cho như sau

Lần lặp

Tên sách

Có đúng sách cần tìm không

Có đúng đã hết danh sách không?

Đầu ra

1

Toán 7

sai

Sai

2

Tin 7

Sai

Sai

3

Tiếng anh 7

Sai

Sai

4

KHTN 7

Đúng

-

Đã tìm thấy ở vị trí số 4.

b) Điều kiện để dừng việc tìm kiếm trong thuật toán tìm kiếm ở ý a là: kiểm tra xem có đúng tên sách cần tìm không, nếu đúng thì dừng lại.

0,75

0,25

Câu 30 (1,5 điểm):

a) Sắp xếp lại danh sách theo thứ tự tăng dần của điểm:

STT

Họ tên

Điểm

1

Trần Thu Trang

6

2

hòang Thị Loan

6,5

3

Triệu Kim Sơn

7

4

hòang Khánh Nhật

7,5

5

Lý Thị Say

8

6

Nguyễn Thu Thảo

9

b) Các bước lặp thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm học sinh được điểm 7,5 môn Tin học,

Vùng tìm kiếm là dãy số: 6; 6,5; 7; 7,5; 8; 9.

Bước 1: Xét phần tử ở giữa của dãy đó là điểm 7; so sánh 7 < 7,5 nên bỏ đi nửa đầu của dãy.

Bước 2: Xét phần tử ở giữa của nửa sau của dãy là điểm 8

So sánh 8 > 7,5 nên bỏ đi nửa sau của dãy.

Bước 3: Xét phần tử ở giữa của nửa trước còn lại là điểm 7,5, so sánh 7,5 = 7,5 nên thuật toán kết thúc.

Tên học sinh có điểm Tin học 7,5 điểm là hòang Khánh Nhật.

0,5

1,0

Câu 31 (0,5 điểm):

Các bước của thuật toán nổi bọt để sắp xếp các số 3, 2, 1,4 theo thứ tự tăng dần là:

Đầu vào : 3, 2, 1, 4.

Vòng lặp thứ nhất: 3, 2, 1, 4 -> 3, 2, 1, 4 -> 3, 1, 2, 4 -> 1, 3, 2, 4

Vòng lặp thứ hai: 1, 3, 2, 4 - > 1, 3, 2, 4 -> 1, 2, 3, 4.

Đầu ra : 1, 2, 3, 4.

0,25

0,25

3.3 Ma trận đề thi học kì 2 Tin 7

TT

Chương/chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

%

điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Chủ đề 4. Ứng dụng tin học

1. Bảng tính điện tử cơ bản

4 (1,2,3,4)

1,0 điểm

10%

2. Phần mềm trình chiếu cơ bản

4 (5,6,7,8)

1,0 điểm

10%

2

Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính.

Thuật toán tìm kiếm tuần tự

2(9,12)

2(10,11)

1(29)

2,0điểm

20%

Thuật toán tìm kiếm nhị phân

7(14,15,16,17, 20,21,28)

3(13,18,19)

1(30)

4,0 điểm

40%

Thuật toán sắp xếp.

3 (22,23,25)

3(24,26,27)

1(31)

2,0 điểm

20%

Tổng

20

8

3

30

Tỉ lệ %

50%

20%

30%

100%

Tỉ lệ chung

70%

30%

100%

4. Đề thi cuối kì 2 Anh 7 Global Success

4.1 Đề kiểm tra học kì 2 Global Success 7

PART A. LISTENING

I. Nick and his father are talking about Tom Hanks, a Hollywood film star. Listen to their conversation and tick () to decide whether statements below are true (T) or false (F).

( SGK - Unit 8 : Skills 2).

T

F

0. Tom Hanks is a famous actor in Hollywood.

1. Tom Hanks is Nick’s favorite film star.

2. Tom Hanks has won two Oscars.

3. Tom Hanks is a very handsome actor.

4. Tom Hanks played the role of a comedy in the 1990s.

II. Listen to the passage about energy and complete the sentences.

(SGK - Unit 10 : Skills 2)

1. People in ____________ areas have to gather wood to use as fuel.

2. ____________ is mainly used for cooking and heating.

3. Biogas helps solve the problem of ____________ air pollution.

4. In the future, the wind and the sun will be used as the main environmentally ____________ energy sources.

1.______________ 2.______________ 3.______________ 4.______________

PART B. LANGUAGE FOCUS

I. Choose the best option to complete each sentence. Circle A, B, C or D.

1. ________________ silly mistake!

A. What

B. What a

C. How

D. How a

2, I ________________ go on foot when I was in primary school.

A. have to

B. may

C. can

D. used to

3. The end of the play was so ________________ .

A. moved

B. move

C. moving

D. moveable

4. ________________ the boring film, he saw it from beginning to end.

A. Despite

B. However

C. In spite

D. Although

5. Bus is the main public ________________ in Vietnam.

A. travel

B. tricycle

C. transport

D. vehicle

6. ________________ is not very far from here to the harbor.

A. There

B. It

C. This

D. That

7. ‘‘Why don’t we go to the movies this weekend?’’ - ‘‘________________ ’’

A. Good idea.

B. You’re welcome.

C. No problem.

D. Not at all.

8. To________________ money, people learn to reuse some daily products like coca cola bottles.

A. help

B. make

C. produce

D. save

9. A friend of ________________ is coming to stay with usnext month.

A. me

B. our

C. we

D. ours

10. Which of the following is NOT non-renewable source of energy? - ________________ .

A. Oil

B. Wind

C. Natural gas

D. Coal

II. Put the verbs in brackets in the correct form.

1. My family (go) ________________ on holiday to the seaside last summer.

2. ________________ John (be) ________________ to Nha Trang yet?

3. In spite of (be) ________________ so old, he walks very fast.

4. They (not/ want) ________________ to sell their house, do they?

5. This time tomorrow he (fly) ________________ to Paris.

PART C. READING

I. Read the following passage and put a word in the box in each of the numbered blanks.

players - becomes - around - try - part

Nowadays, football (1)______________ one of the world’s most popular games. Millions of people play and watch it all ( 2)______________ the world. A football match often has two parts. Each part is forty-five minutes. The first (3)______________ is the half and the second part is the second half. There is a fifteen-minute break beteen the two halves. There are two teams in a football soccer match. Each football team has eleven (4)______________ , including a goal-keeper. The players on the ground (5)______________ to kick the ball into the other’s goal. The team which scores more goals wins the match.

1._____________ 2._____________ 3._____________ 4.______________ (5)__________

II. Choose the correct word A, B, C, or D for each gap to complete the following passage.

Energy is one of the problems that many people are (1) …………………….. in. It is not an unfamiliar word. It is heard, said, discussed day after day. It is close (2) ……………......... everyone’s daily life. You (3) ……………………….. on a lamp and it is energy that gives you light. You turn on a TV and it is energy that gives you pictures and sound. You ride a motorcycle and it is energy that gives you movement. You cook your meals and it is (4) ………………….. that gives you heat to boil rice.

The problem is that the demand for energy is rising and that the price of energy is getting higher and higher. The supply of energy on earth is limited. It can not provide us forever. The (5) …………………. of energy in the future is inevitable. Therefore, saving energy is a must if we want to continue to live in a safe and sound world.

1.

A. fond

B. interested

C. keen

D. addicted

2.

A. with

B. for

C. on

D. to

3.

A. turn

B. like

C. make

D. light

4.

A. thing

B. energy

C. itemn

D. word

5.

A. rich

B. available

C. shortage

D. movement

III. Read the passage and do the following tasks below

Vietnamese’s New Year is celebrated according to the Lunar calendar. It is officially known as Tet Nguyen Dan, or Tet. It begins between January twenty-first and February nineteen. The exact date changes from year to year. Vietnamese people usually make preparations for the holiday several weeks before hand. They tidy their houses, cook special food, clean and make offerings on the family altars. On the New Year’s Eve, people sit up to midnight to see the New Year in, then put on new clothes and give one another the greetings of the season. Tet lasts ten days. The first three days are the most important. Vietnamese people believe that how people act during those days will influence the whole year. As a result, they make every effort to avoid arguments and smile as much as possible.

A. Write (T) for True or (F) for false statement:

Statement

True

False

1. Tet is celebrated according to the Lunar calendar.

2. Tet lasts three days.

B. Answer the following questions:

1. When does the Lunar New Year begin?

............................................................

2. What do Vietnamese people do to prepare for Tet?

............................................................

3. Are the first three days the most important?

............................................................

PART D. WRITING

I. Rearrange the words to make meaningful sentences.

1. is / the / Burning Man / held / desert. / in /

............................................................

2. than / A / teacher / fewer / calories / needs / a / farmer./ .

...........................................................

3. How about / baths ? / instead of / taking / showers /

............................................................

4. will / English / this time / They / be / tomorrow. / learning

............................................................

5. is / not easy. / Learning / a plane / to fly / .

............................................................

II. Complete the second sentence so that it means the same as the first sentence.

1. You forgot to lock the door last night, didn’t you?

You didn’t remember ____________________________________________________ ?

2. My uncle traveled to work by bus when he lived in the city.

My uncle used ________________________________________________________

3. I found the story exciting.

I was excited _________________________________________________________

4. We will clean the streets next Sunday.

The streets ___________________________________________________________

5. Mary was tired. However, she tried to finish her homework.

Although Mary__________________________________________________________

III. Use the words and phrases given to make sentences.

1. about / 120 kilometers / Nam Dinh / Ha Noi ?

________________________________________________________________________

2. Lan / used / ride / tricycle / when / she / be / small.

________________________________________________________________________

3. We / not go / the Flower Festival / Da Lat / last year.

________________________________________________________________________

4. What / kind / film / you / like / best ?

________________________________________________________________________

5. We / looking for / alternative / sources / energy.

______________________________________________________

4.2 Đáp án đề thi học kì 2 Global Success 7

PART A: LISTENING

I. Nick and his father are talking about Tom Hanks, a Hollywood film star. Listen to their conversation and tick (√ ) to decide whether statements below are true (T) or false (F).

( SGK - Unit 8 : Skills 2).

1. F 2. T 3. F 4. T

II. Listen to the passage about energy and complete the sentences. (SGK - Unit 10 : Skills 2)

1. mountainous 2. Biogas 3. indoor 4. friendly

PART B. LANGUAGE FOCUS

I. Choose the best answer to complete each sentence by circling A, B, C or D.

1. B 2. D 3. C 4. A 5. C

6. B 7. A 8. D 9. D 10. B

II. Put the verbs in brackets in the collect form.

1. went 2. Has - been 3. being 4. don’t want/ do not want 5. will be flying

PART C. READING

I. Read the passage and fill in the blanks with a suitable word in the box.

1.becomes

2.around

3.part

4.players

5. try

II. Choose the correct word A, B, C, or D for each gap to complete the following passage.

1.B 2.D 3.A 4.B 5.C

III. Read the passage and do the tasks below.

A. Write T (True) or F (FALSE) for each statement.

1. T 2. F

B. Answer the questions.

1. (The Lunar New Year begins / It begins) between January twenty-first and February nineteen.

2. Vietnamese people/They tidy their houses, cook special food, clean and make offerings on the family altars.

3. Yes. / Yes, they are.

PART D. WRITING

I. Rearrange the words to make meaningful sentences.

1. Burning Man is held in the desert.

2. A teacher needs fewer calories than a farmer.

3. How about taking showers instead of baths?

4. They will be learning English this time tomorrow.

5. Learning to fly a plane is not easy.

II. Complete the second sentence so that it means the same as the first sentence.

1. You didn’t remember to lock the door last night, did you?

2. My uncle used to travel to work by bus when he lived in the city.

3. I was excited about the story.

4. The streets will be cleaned next Sunday (by us).

5. Although Mary was tired, she tried to finish her homework.

III. Use the words and phrases given to make sentences.

1. Is it about 120 kilometers from Nam Dinh to Ha Noi?

2. Lan used to ride a tricycle when she was small.

3. We did not go / didn’t go to the Flower Festival in Da Lat last year.

4. What kind of film do you like best?

5. We are looking for alternative sources of energy.

5. Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7

5.1 Đề thi học kì 2 KHTN 7

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Ta nói rằng tại một điểm A trong không gian có từ trường khi:

A. Một vật nhẹ để gần A hút về phía A.
B. Một thanh đồng để gần A bị đẩy ra xa A.
C. Một thanh nam châm đặt tại A bị quay lệch khỏi hướng Nam-Bắc.
D. Một thanh nam châm đặt tại A bị nóng lên.

Câu 2. Từ trường không tồn tại ở đâu ?

A. Xung quanh nam châm.
B. Xung quanh dòng điện.
C. Xung quanh điện tích đứng yên.
D. Xung quanh Trái Đất.

Câu 3. Một kim nam châm đặt cân bằng trên trục quay tự do, khi đứng cân bằng thì hai đầu của nó luôn chỉ hướng nào của địa lí?

A. Bắc – Nam.
B. Đông – Tây.
C. Bắc – Nam xong lại chỉ Đông – Tây.
D. Đông – Tây xong lại chỉ Bắc – Nam.

Câu 4. Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước nào?

A. Có chiều từ cực Nam đến cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.
B. Có độ mau thưa tùy ý.
C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.
D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm.

Câu 5. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với

A. sự chuyển hoá của sinh vật.
B. sự biến đổi các chất.
C. sự trao đổi năng lượng.
D. sự sống của sinh vật.

Câu 6. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là

A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
B. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
C. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.

Câu 7. Sản phẩm của quang hợp là

A. ánh sáng, diệp lục.
B. oxygen, glucose.
C. nước, carbon dioxide.
D. glucose, nước.

Câu 8. Cơ quan trao đổi khí ở giun đất, cá lần lượt là

A. qua da, qua hệ thống ống khí
B. qua mang, qua hệ thống ống khí
C. qua phổi, qua hệ thống ống khí
D. qua hệ thống ống khí, qua da

Câu 9. Cho các đặc điểm sau:

(1) Được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
(2) Tốc độ thoát hơi nước nhanh.
(3) Không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
(4) Tốc độ thoát hơi nước chậm.

Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có những đặc điểm nào?

A. (1), (2).
B. (2), (3).
C. (3), (4).
D. (1),(4).

Câu 10. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người:

A. nghiền nát – tiếp nhận thức ăn – chuyển hóa dinh dưỡng – đào thải.
B. tiếp nhận thức ăn – chuyển hóa dinh dưỡng– nghiền nát – đào thải.
C. chuyển hóa dinh dưỡng – tiếp nhận thức ăn – nghiền nát – đào thải.
D. tiếp nhận thức ăn – nghiền nát – chuyển hóa dinh dưỡng – đào thải.

Câu 11. Khi ta chạm tay vào lá cây trinh nữ (xấu hổ), lá cây sẽ cụp lại (hình bên). Đây là hiện tượng gì?

A. hiện tượng va chạm.
B. hiện tượng cảm ứng.
C. hiện tượng hóa học.
D. hiện tượng sinh học.

Câu 12. Sinh trưởng ở sinh vật là

A. sự tăng về khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.
B. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về khối lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.
C. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể nhờ đó cơ thể lớn lên.
D. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.

Câu 13. Phát triển bao gồm

A. sinh trưởng, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
B. sinh trưởng, phân hóa tế bào.
C. sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
D. sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát triển hình thái cơ quan và cơ thể.

Câu 14: Mô phân sinh đỉnh giúp thân, cành và rễ tăng lên về

A. chiều dài.
B. chiều rộng.
C. khối lượng.
D. trọng lượng.

Câu 15. Còi xương, chậm lớn ở động vật và người do thiếu

A. vitamin C.
B. vitamin D.
C. vitamin A.
D. vitamin E.

Câu 16. Hình thức sinh sản nào sau đây là sinh sản vô tính?

A. Đẻ trứng.
B. Đẻ con.
C. Phân đôi cơ thể.
D. Đẻ trứng và đẻ con.

Câu 17. Phương pháp nhân giống cây trồng nào sau đây cho ra số cây giống nhanh, đồng loạt, số lượng lớn, giá thành rẻ?

A. Giâm cành.
B. Chiết cành.
C. Ghép cây.
D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm.

Câu 18. Các hình thức sinh sản ở thực vật gồm:

A. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử.
B. Sinh sản bằng hạt và sinh sản bằng chồi.
C. Sinh sản bằng rễ và bằng thân và bằng lá.
D. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Câu 19. Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình

A. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.
B. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành bào tử, bào tử phát triển thành cơ thể mới.
C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

Câu 20. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật gồm

A. ánh sáng, nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng.
B. ánh sáng, đặc điểm loài, nước, hormone sinh sản.
C. đặc điểm loài, nước, nhiệt độ, chất dinh dưỡng.
D. ánh sáng, nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng

B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM)

Câu 21 (1,0 điểm). Mô tả quá trình hô hấp diễn ra ở tế bào?

Câu 22 (1,0 điểm). Nêu khái niệm về tập tính của sinh vật?

Câu 23 (0,5 điểm). Vận dụng kiến thức đã học, mô tả đặc điểm thể hiện các dấu hiệu của sinh trưởng và phát triển ở người.

Câu 24 (1,5 điểm). Sau khi học vế quá trình thoát hơi nước ở cây xanh, bạn Mai băn khoăn muốn biết xem nếu sự thoát hơi nước ở lá không diễn ra thì điểu gì sẽ xảy ra, còn Khôi thì không biết tưới nước hợp lí cho cây trồng là như thế nào. Em hãy
giúp Mai và Khôi giải đáp các băn khoăn trên?

Câu 25 (1,0 điểm). Vụ trước, bà của Hoa trổng giống lúa mới, bà thấy giống lúa này cho năng suất cao, nấu cơm dẻo và thơm, vụ này bà muốn tiếp tục trổng giống lúa đó nên bà đi mua lúa giống. Hoa thắc mắc tại sao không lấy thóc nhà mình vừa thu hoạch để trồng tiếp vụ này. Em hãy vận dụng những kiến thức đã học để giải thích cho Hoa hiểu.

5.2 Đáp án đề thi cuối kì 2 KHTN 7

Phần I: TNKQ (5,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đ/A

C

C

A

B

D

B

B

A

A

D

B

D

C

A

B

C

D

A

C

A

Phần II: Tự luận: (5,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 21

(1,0 điểm)

Mô tả quá trình hô hấp diễn ra ở tế bào : Khí oxygen phân giải pác phân tử chất hữu cơ ( chủ yếu là glucose) thành khí carbon dioxide và nước, đồng thời cũng tạo ra năng lượng ATP

1,0 điểm

Câu 22

(1,0 điểm)

- Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển.

1,0 điểm

Câu 23

(0,5 điểm)

Dấu hiệu sinh trưởng ở cơ thể người: cơ thể tăng lên vế chiều cao và cân nặng.

Dấu hiệu phát triển: phát sinh các cơ quan trong giai đoạn phôi, phát sinh các đặc điểm ở tuổi dậy thì như mọc râu (ở nam), ngực phát triển (ở nữ)...

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 24

(1,5 điểm)

- Giải thích băn khoăn của Khôi: Tưới nước hợp lí cho cây trông nghĩa là cần phải dựa vào nhu cầu nước của loài, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, đặc điểm của đất cũng như thời tiết để quyết định lượng nước và thời gian tưới nước cho cây.

- Giải thích băn khoăn của Mai: Nếu thoát hơi nước ở lá không diên ra thì sự vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân sẽ bị chậm hoặc có thể ngừng lại; khí khổng không mở hoặc mở nhỏ nên CO2 không khuếch tán vào trong lá để cung cấp cho quang hợp, dẫn đến không đảm bảo cung cấp nước và chất dinh dường cho hoạt động sóng cua tế bào. Bên cạnh đó, khi nhiệt độ môi trường cao, lá cây sẽ bị đốt nóng nếu không có sự thoát hơi nước. Nếu quá trình thoát hơi nước không diễn ra trong thời gian dài, sự sinh trưởng và phát triển của cây bị chậm lại, cây có thể chết.

0,5 điểm

1,0 điểm

Câu 25

(1,0 điểm)

Lúa thu hoạch từ vụ trước có những hạt được tạo thành từ hạt phấn của những câỵ lúa ở ruộng khác, nếu dùng những hạt lúa đó làm gióng, thế hệ con sẽ mang những đặc điểm của cả cây bố, mẹ nên có thể chất lượng vànăng suất sẽ không được như trống từ lúa giống đi mua.

1,0 điểm

5.3 Ma trận đề thi học kì 2 KHTN 7

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

12

1. Từ (10 tiết)

4

4

1,0

2. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (30 tiết)

2

1

4

1

2

6

4,0

3. Cảm ứng ở sinh vật (6 tiết)

1

1

1

1

1,25

4. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (7 tiết)

2

2

1

1

4

1,5

5. Sinh sản ở sinh vật (10 tiết)

4

1

1

1

5

2.25

Số câu

1

12

1

8

2

1

5

20

Điểm số

1

3

1.0

2

2

1

5

5

10

% điểm số

40%

30%

20%

10%

10 điểm

(100%)

Xem chi tiết bản đặc tả trong file tải về

............

Tải file tài liệu để xem trọn bộ đề thi học kì 2 lớp 7 sách Kết nối tri thức

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 146
  • Lượt xem: 3.736
  • Dung lượng: 6,4 MB
Sắp xếp theo