Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 2 môn KHTN 7 năm 2023 - 2024

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm giới hạn kiến thức lý thuyết kèm theo một số dạng bài tập trọng tâm.

Đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 7 học kì 2 Chân trời sáng tạo giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 7 Chân trời sáng tạo, đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo.

Đề cương Khoa học tự nhiên 7 cuối kì 2 Chân trời sáng tạo

PHÒNG GD&ĐT QUẬN......
TRƯỜNG THCS..................

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM 2023 - 2024
MÔN: Khoa học tự nhiên 7
Sách Chân trời sáng tạo

A. Lí thuyết ôn thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7

Chủ đề 6: Từ

- Nam châm là những vật có từ tính có thể hút được các vật bằng sắt, thép, …Một số dạng nam châm thông dụng: nam châm thẳng, nam châm chữ U, kim nam châm, nam châm đất hiếm (loại tròn).

Nam châm chỉ tương tác với các vật liệu từ như: sắt, thép, cobalt, nickel, …

Khi nam châm để tự do, đầu luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc (kí hiệu N – North), còn đầu luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam (kí hiệu S – South).

- Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau: Các từ cực cùng tên đẩy nhau, Các từ cực khác tên hút nhau.

- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại từ trường (trường từ). Từ trường tác dụng lực từ lên vật liệu từ đặt trong nó.

- Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường.

- Các đường sức từ cho phép mô tả từ trường. Hướng của đường sức từ tại một vị trí nhất định được quy ước là hướng Nam – Bắc của kim la bàn đặt tại vị trí đó.

Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là một trong những hành tinh có từ trường.

Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí. La bàn thường gồm: Một vỏ hộp có mặt kính bảo vệ, Một kim nam châm, Một mặt số.

- Nam châm điện gồm một ống dây dẫn bên trong có lõi sắt. Khi có dòng điện đi qua, lõi sắt trở thành nam châm và có khả năng hút các vật bằng sắt, thép, …

Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

- Trao đổi chất ở sinh vật gồm: quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.

- Chuyển hóa các chất trong tế bào: là tập hợp tất cả các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào, được thể hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất.

- Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có nhiều vai trò quan trọng giúp đảm bảo cho sinh vật có thể duy trì sự sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản

B. Một số bài tập ôn luyện

I. PHẦN TRĂC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học?

A. Từ 1 nguyên tố
B. Từ 2 nguyên tố
C Từ 3 nguyên tố trở lên
D. Từ 4 nguyên tố

Câu 2. Một phân tử nước chứa hai nguyên tử hydrogen và một nguyên tử oxygen. Nước là

A. một đơn chất
B. một hợp chất.
C. một hỗn hợp.
D. một nguyên tố hóa học.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phân tử luôn là đơn chất.
B. Phân tử luôn là hợp chất.
C. Phân tử luôn là hỗn hợp.
D. Phân tử có thể là đơn chất hoặc hợp chất.

Câu 4. Cho mô hình phân tử calcium hydroxide:

Nhận định nào sau đây sai?

A. Calcium hydroxide tạo bởi ba nguyên tố Ca, H và O.
B. Calcium hydroxide gồm 1 nguyên tử Ca, 2 nguyên tử O và 2 nguyên tử H.
C. Calcium hydroxide có khối lượng phân tử là 57 amu. (biết Ca = 40; H = 1; O = 16)
D. Calcium hydroxide là hợp chất.

Câu 5. Sinh trưởng ở sinh vật là:

A.quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào.
B.quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng mô.
C.quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào và mô.
D.quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và phân hóa tế bào.

Câu 6. Phát triển ở sinh vật là:

A.quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào.
B.những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
C.những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào.
D.những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.

Câu 7. Mô phân sinh đỉnh có chức năng gì?

A. Giúp thân, cành, rễ tăng trưởng về chiều dài.
B. Giúp lá to ra
C. Giúp thân, cành, rễ tăng trưởng về chiều ngang.
D. Giúp quả to ra.

Câu 8. Mô phân sinh bên có chức năng gì?

A. Giúp lá dài.
B. Giúp thân, cành, rễ tăng trưởng về chiều ngang.
C. Giúp rễ dài ra.
D. Giúp thân, cành, rễ tăng trưởng về chiều dài.

Câu 9. Chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng được gọi là gì?

A. Chuyển động.
B. Dao động.
C. Sóng
D. Chuyển động lặp lại

Câu 10. Khái niệm nào về sóng là đúng?

A. Sóng là sự lan truyền âm thanh
B. Sóng là sự lan truyền chuyển động cơ trong môi trường.
C. Sóng là sự lặp lại của một dao động.
D. Sóng là sự lan truyền dao động trong môi trường.

Câu 11: Câu phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng bé.
B. Tần số là số dao động trong một giây.
C. Tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng trầm.
D. Tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao.

Câu 12: Biên độ dao động là gì ?

A. Là số dao động trong một giây.
B. Là độ lệch của vật so với vị trí cân bằng.
C. Là khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được.
D. Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động.

Câu 13. Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn?

A. Tiếng còi xe cứu thương.
B. Loa phát thanh vào buổi sáng.
C. Tiếng sấm dội tới tai người trưởng thành.
D. Bệnh viện, trạm xá cạnh chợ.

Câu 14: Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi:

A. Âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra.
B. Âm trực tiếp đến sau âm phản xạ thời gian ngắn nhất 1/15 giây.
C. Âm phản xạ đến sau âm trực tiếp thời gian ngắn nhất 1/15 giây.
D. Âm phát ra và âm phản xạ đến tay ta cùng một lúc.

Câu 15: Có mấy loại chùm sáng

A. 1
B. 2
C.3
D.4

Câu 16: Phản xạ ánh sáng là hiện tượng

A. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi gặp bề mặt nhẵn bóng.
B. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi gặp bề cong và nhám.
C. ánh sáng tiếp tục truyền theo đường thẳng khi gặp bề mặt nhẵn bóng.
D. ánh sáng tiếp tục truyền theo đường thẳng khi gặp bề cong và nhám

Câu 17: Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?

A. Vật liệu bị hút.
B. Vật liệu từ.
C. Vật liệu có điện tính.
D. Vật liệu bằng kim loại.

Câu 18: Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì?

A. Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
B. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N.
C. Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S.
D. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.

Câu 19: Chọn đáp án sai.

A. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường.
B. Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường.
C. Vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp mau thì từ trường ở đó yếu.
D. Cả A và B đúng.

Câu 20: Cách nào dưới đây có thể làm thay đổi cực từ của nam châm điện?

A. Thay đổi dòng điện chạy qua các vòng dây.
B. Sử dụng dây dẫn to để quấn quanh lõi sắt.
C. Sử dụng dây dẫn nhỏ để quấn quanh lõi sắt.
D. Sử dụng lõi thép có kích thước giống hệt lõi sắt để thay cho lõi sắt.

..........

B. TỰ LUẬN 

Câu 1: a. Trong mật ong có nhiều fructose. Phân tử frutose gồm 6 nguyên tử C, 12 nguyên tử H và 6 nguyên tử O. Em hãy cho biết fructose thuộc loại phân tử gì? Tính khối lượng phân tử frutose. (biết C =12; H = 1; O = 16)

Quan sát hình sau, em hãy mô tả quá trình tạo thành liên kết ion trong phân tử sodium chloride. Nêu một số ứng dụng của sodium chloride trong đời sống

Câu 2: Trong các yếu tố bên ngoài thì yếu tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất cây trồng?

Câu 3. Vì sao trước khi trồng cây hoặc gieo hạt, người ta thường cày, bừa đất rất kĩ, bón lót một số loại phân?

Câu 4 :

a) Phân biệt độ to và độ cao của âm

b) Trong 10 giây cánh của 1 con muỗi dao động được 60.000 lần, 8 giây cánh của 1 con dơi dao động 200.000 lần, 1phút cánh của con ruồi dao động 300.000 lần, trong 2 phút cánh của con đại bàng dao động 72.000 lần. Hỏi con nào phát ra âm cao hơn, tai người nghe được tiếng dao động do con nào phát ra.

Câu 5 : Tàu đệm từ hiện nay có thể đạt tới 600 km/h. Tàu có thể đạt tới tốc độ trên một phần lớn nhờ vào yếu tố nào?

.............

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập kì 2 Khoa học tự nhiên 7

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 924
  • Lượt xem: 7.600
  • Dung lượng: 202,3 KB
Sắp xếp theo