Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 53 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 7 (Có đáp án + Ma trận)

TOP 53 Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 Kết nối tri thức là tài liệu cực kì hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 7 tham khảo.

Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 7 Kết nối tri thức gồm 53 đề có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết bao gồm các môn: Ngữ văn, Tin học, Hoạt động trải nghiệm, Lịch sử Địa lí, Công nghệ, Âm nhạc. Thông qua đề thi giữa kì 2 lớp 7 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là TOP 53 đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 7 sách Kết nối tri thức, mời các bạn cùng tải tại đây.

1. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 7

1.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 7

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa đám bỏ chạy cả. Từ xa, nhìn thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều”.

Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Thuộc thể loại gì?

Câu 2 (1.0 điểm). Ghi lại các động từ chỉ hành động của con hổ trong đoạn văn trên?

Câu 3 (1.0 điểm). Đoạn văn trên đã sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4 (1.0 điểm). Qua đoạn văn, tác giả muốn gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người

PHẦN II. VIẾT (6 ĐIỂM)

Hãy viết bài văn nghị luận thể hiện rõ ý kiến của em về vấn đề : Sách là để đọc, không phải để trưng bày

1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7

Câu

Yêu cầu

Điểm

I. Đọc hiểu

1

(1.0 điểm).

- Đoạn văn trên được trích trong văn bản Con hổ có nghĩa.

- Thuộc thể loại văn học trung đại

0,5đ

0,5đ

2

(1.0 điểm).

Ghi lại các động từ chỉ hành động của con hổ trong đoạn văn trên: nhảy nhót, dụi, gầm, chạy, đưa đến.

Mỗi từ đúng đạt 0,25đ

3

(1.0 điểm).

- Đoạn văn trên sử dụng phép nhân hoá

-Tác dụng: Làm cho hổ gần gũi với người và tăng tính hấp dẫn của bài văn

0,5đ

0,5đ

4

(1.0 điểm).

Qua đoạn văn, tác giả muốn gửi gắm bài học đạo lí cho con người

- Đề cao lối sống ân nghĩa trong đạo làm người: Biết ơn người đã cứu giúp mình.

- Phê phán những kẻ sống vô tình, vô nghĩa, quên ơn

1.0

Phần II. Viết

Hãy viết bài văn nghị luận thể hiện rõ ý kiến của em về vấn đề : Sách là để đọc, không phải để trưng bày

a.Yêu cầu Hình thức

- Thể loại : Nghị luận

- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.

- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.

- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

1.0 đ

b.Yêu cầu nội dung

a.Mở bài: - Giới thiệu Vai trò của sách và đưa vấn đề cần nghị luận : Sách là để đọc, không phải để trưng bày”

0,5đ

b.Thân bài : trình bày quan điểm tập trung vào các ý:

-Đọc sách là nhu cầu không thể thiếu của con người.

-Sách sinh ra là để phục vụ cho nhu cầu khám phá, chinh phục của con người.

-Dùng lí lẽ để khuyên: Bạn hãy cầm lấy sách mà đọc. vì

Sách hàm chứa văn hoá của dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước, gợi tư duy và kích thích trí tưởng tượng của con người (lấy dẫn chứng).

-Hành động đọc sách là khám phá và chinh phục.

(lấy dẫn chứng)

-Đọc sách để hiểu đời, hiểu người và hiểu chính mình.

- Sách sinh ra không phải để trưng bày, khoe của. Sách cũng không nên trở thành vật cổ rêu phong.

=>Khẳng định vấn đề nêu trên là hoàn toàn đúng.

4,0đ

c.Kết bài : Liên hệ bản thân

0,5đ

Tổng điểm

10,0đ

1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Văn 7

- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể.

- Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.

Nội dung

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Tổng số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

Vận dụng cao

I. Đọc- hiểu:

BÀI HỌC CUỘC SỐNG

-Nhận diện Thể loại VB đặc điểm

- Phát hiện động từ

-Biện pháp tu từ, tác dụng.

- Hiểu ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 2

Số điểm: 2

20 %

Số câu: 2

Số điểm: 2

20%

Số câu: 4

Số điểm: 4

Tỉ lệ %: 40

II. Viết

Văn nghị luận

Viết một bài văn nghị luận

Mở rộng vấn đề

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1

Số điểm: 5

50 %

Số điểm: 1

10%

Số câu: 1

Số điểm: 6.0

Tỉ lệ %: 60

Tổng số câu

Tổng điểm

Phần %

Số câu: 2

Số điểm: 2

20%

Số câu: 2

Số điểm: 2

20%

Số câu: 1

Số điểm:5.0

50%

Số điểm: 1

10%

Số câu: 5

Số điểm: 10

100%

2. Đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7

2.1 Đề thi KHTN lớp 7 giữa kì 2

PHÒNG GD & ĐT ………. .

TRƯỜNG: THCS ……….

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

NĂM 2023 - 2024

MÔN: KHTN 7

THỜI GIAN: 60 Phút

I. TRẮC NGHIỆM ( 3đ) : Chọn câu trả lời đúng

Câu 1: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau
B. Khi để hai cực khác tên gần nhau
C. Khi hai cực Nam để gần nhau
D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau

Câu 2: Bộ phận chính của la bàn là

A. Đế la bàn
B. Mặt chia độ
C. Kim nam châm
D. Hộp đựng la bàn

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng về chuyển hoá năng lượng?

A. Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác
B. Chuyển hoá năng lượng là sự thay thế năng lượng từ dạng này sang dạng khác
C. Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ động năng sang cơ năng
D. Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ động năng sang nhiệt năng

Câu 4: Trao đổi chất là gì

A. Trao đổi chất ở sinh vật là quá trình cơ thể sinh vật lấy các chất từ môi trường cung cấp cho quá trình chuyển hoá trong tế bào
B. Trao đổi chất ở sinh vật là quá trình cơ thể sinh vật lấy các chất từ môi trường cung cấp cho quá trình chuyển hoá trong tế bào, đồng thời thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường.
C. Trao đổi chất ở sinh vật là quá trình cơ thể sinh vật thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường.
D. Trao đổi chất ở sinh vật là quá trình cơ thể sinh vật lấy các chất từ môi trường và thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của quá trình trao đổi
chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể?

A. Tạo ra nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
B. Sinh ra nhiệt để giải phóng ra ngoài môi trường.
C. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
D. Tạo ra các sản phẩm tham gia hoạt động chức năng của tế bào.

Câu 6: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quang hợp ?

A. Ánh sáng, nước
B. Carbon đioxide
C. Nhiệt độ
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình trao đổi chất được động vật thải ra môi trường?

A. Oxygen.
B. Carbon dioxide.
C. Chất dinh dưỡng.
D. Vitamin

Câu 8: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, nước đóng vai trò

A. là dung môi hoà tan khí carbon dioxide.
B. là nguyên liệu cho quang hợp.
C. làm tăng tốc độ quá trình quang hợp.
D. làm giảm tốc độ quá trình quang hợp

Câu 9: Nước chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng cơ thể sinh vật

A. 50%
B. 60%
C. 70%
D. 80%

Câu 10: Cơ quan chính thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật là

A. Rễ cây
B. Thân cây
C. Lá cây
D. Hoa

Câu 11: Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm

A. Khí oxygen và glucozo
B. Glucozo và nước
C. Khí cacbondioxit, nước, năng lượng ánh sáng
D. Khí cacbondioxit và nước

Câu 12: Khi quang hợp thực vật tạo ra những sản phẩm nào

A. Khí oxygen và chất dinh dưỡng
B. Khí cacbondioxit và tinh bột
C. Khí cacbondioxit và chát dinh dưỡng
D. Tinh bột và khí oxygen

II. TỰ LUẬN ( 7đ)

Câu 1 (2đ) :

a) Nêu cách xác định được cực Bắc và cực Nam của nam châm khi màu sơn đánh dấu các cực bị bong tróc hết bằng một nam châm đã biết từ cực ?

b) Hãy vẽ các đường sức từ đi qua các điểm A, B, C

Câu 2 (3đ) :

a) Nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật

b) Nêu khái niệm hô hấp tế bào

c) Trình bày ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh

Câu 3 (1đ) : Hãy ghép chức năng của các loại mạch máu trong hệ tuần hoàn ở người

Loại mạchChức năng
Động mạchTrao đổi chất giữa máu với các tế bào
Tĩnh mạchVận chuyển máu từ tìm đến các cơ quan
Mao mạchVận chuyển máu từ các cơ quan về tim

Câu 4 (1đ) : Nếu là một tuyên truyền viên, em sẽ tuyên truyền nội dung gì về giáo dục vệ sinh ăn uống ở địa phương em?

2.2 Đáp án đề thi KHTN lớp 7 giữa kì 2

I. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6
ĐA B C A D B D
Câu 7 8 9 10 11 12
ĐA B B C C C D

II. TỰ LUẬN: 7 điểm

Câu

Đáp án

Điểm

1

a) Đưa đầu thanh nam châm lại gần cực Bắc của nam châm thử

+ Nếu chúng hút nhau thì đầu đưa lại gần là cực nam đầu còn lại là cực bắc.

+ Nếu chúng đẩy nhau thì đâu đưa lại gân là cực Bắc đầu còn lại là cực Nam

0.5 đ

0.5 đ

b)

2

a) Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật như: ánh sáng, nước, hàm lượng carbon dioxide, nhiệt độ,....

b) Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ tạo thành khí carbondioxide, nước, đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

c) Ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh:

· Giúp tăng lượng khí oxygen, giảm lượng khí carbon dioxide trong không khí, góp phần cải thiện tình trạng trái đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính,...

· Giúp giữ nước, giữ đất, hạn chế các hiện tượng lũ quét, sạt lở đất vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô.

· Là nhân tố quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tạo ra nguồn thức ăn, nơi ở cho các sinh vật khác.

Nêu được ít nhất đúng 3 ý tính trọn điểm (trường hợp còn lại mỗi ý tính 0.25đ )

3

· Động mạch: Vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan.

· Tĩnh mạch: Vận chuyển máu từ các cơ quan về tim.

· Mao mạch: Trao đổi chất giữa máu với các tế bào

Đúng 2 ý tính 0.5đ

4

Một số nội dung tuyên truyền về giáo dục vệ sinh ăn uống ở địa phương em như:

- Ăn chín, uống sôi.

- Sử dụng nguồn gốc có xuất xứ rõ rang.

- Không sử dụng hóa chất để bảo quản các loại thực phẩm.

Nêu được ít nhất đúng 3 ý tính trọn điểm (trường hợp còn lại mỗi ý tính 0.25đ )

2.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 KHTN 7


Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(Số câu)

TL

(Số câu)

TN

(Câu số)

TL

(Câu số)

1. CHỦ ĐỀ 6: TỪ (10 tiết)

2

2

– Nam châm

– Từ trường (Trường từ)

– Từ trường Trái Đất

– Nam châm điện

Nhận biết

- Xác định được cực Bắc và cực Nam của một thanh nam châm.

C1a

- Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm.

C1

- Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn.

C2

Vận dụng

Vẽ được đường sức từ quanh một thanh nam châm

C1b

2. CHỦ ĐỀ 7: Trao đổi chất và chuyển hoá

năng lượng ở sinh vật (32 tiết)

10

4

– Khái quát trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

– Khái quát trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

Nhận biết

– Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

C3,C4

– Nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.

C5,C6

- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp tế bào.

C7

C3a

– Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.

+ Nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng trong quá trình thoát hơi nước;

+ Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật;

C8,C9

Thông hiểu

– Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp. Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ) . Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

C10,C11, C12

– Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp ở tế bào (ở thực vật và động vật) : Nêu được khái niệm; viết được phương trình hô hấp dạng chữ; thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân giải.

C3b

Mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật (thông qua quan sát tranh, ảnh, mô hình, học liệu điện tử) , lấy ví dụ cụ thể ở hai vòng tuần hoàn ở người.

C4

Vận dụng

VD: Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.

C3c

VDC: Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống, . . . ) .

C5

3. Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 7

3.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Tin học 7

UBND …..
TRƯỜNG THCS …..

--------------------
(Đề thi có 02 trang)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN: TIN HỌC 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM). Em hãy ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Điền chỗ thích hợp vào chố trống: Bài trình chiếu thường được sử dụng để ...

A. trở nên mạch lạc, dễ hiểu.
B. trang tiêu đề.
C. phục vụ hội thảo, dạy học, tạo album, ...
D. nhờ các mẫu bố trí nội dung có sẵn của phần mền trình chiếu.

Câu 2. Thao tác nháy nút phải chuột vào tên trang tính, chọn Insert/Worksheet rồi chọn OK dùng để làm gì?

A. Chèn trang tính.
B. Thay đổi thứ tự trang tính.
C. Sao chép trang tính.
D. Xóa trang tính.

Câu 3. Cho các thao tác sau:

a) Trong cửa sổ Format Cells, chọn trang Broder. Thiếp lập các thông số kẻ đường viền, kẻ khung.

b) Chọn vùng dữ liệu muốn kẻ đường viền, kẻ khung.

c) Mở cửa sổ Format Cells.

Hãy sắp xếp thứ tự các thao tác để thực hiện kẻ khung, đường viền?

A. a → c → b
B. b → c→ a
C. b → a → c
D. a → b → c

Câu 4. Trang chiếu được sử dụng để giới thiệu một chủ đề và định hướng cho bài trình bày được gọi là:

A. Trang tiêu đề.
B. Trang nội dung.
C. Trang trình bày đồ hoạ.
D. Trang trình bày bảng.

Câu 5. Đâu là thao tác phù hợp của chức năng xóa cột?

A. Nháy chuột phải vào tên hàng và chọn lệnh Insert.
B. Nháy chuột phải vào tên cột và chọn lệnh Delete.
C. Nháy chuột phải vào tên hàng và chọn lệnh Hide.
D. Nháy chuột phải vào tên hàng và chọn lệnh Delete.

Câu 6. Màu chữ trên trang chiếu cần phải như thế nào?

A. Sử dụng một màu duy nhất
B. Tương đương với màu nền
C. Tương phản với màu nền
D. Sử dụng nhiều màu chữ cho đẹp

Câu 7. Để in trang tính, em thực hiện lệnh:

A. File/Save
B. File/Save As
C. File/Close
D. File/Print

Câu 8. Để ô tính có kiểu dữ liệu ngày tháng hiển thị 25/12/2022 thì ô tính phải định dạng kiểu dữ liệu ngày tháng phải ở dạng nào?

A. dd/mm/yy
B. d/mm/yyyy
C. dd/m/yyyy
D. dd/mm/yyyy

Câu 9. Trong cửa sổ Print, lựa chọn tại mục Copies dùng để:

A. Chọn máy in
B. Chọn số bản in
C. Chọn số trang in
D. In

Câu 10. Khi lựa chọn hình ảnh nên căn cứ vào yếu tố nào?

A. Hình ảnh phải đẹp
B. Có tính thẩm mĩ
C. Phù hợp với nội dung
D. Có tính thẩm mĩ và phù hợp với nội dung

Câu 11. Phần mềm trình chiếu có chức năng:

A. Chỉ để xử lí đồ hoạ.
B. Chỉ hiển thị các trang nội dung trên màn hình.
C. Chỉ tạo bài trình chiếu.
D. Tạo bài trình chiếu và hiển thị nội dung các trang chiếu trên màn hình hoặc màn chiếu.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Hình ảnh minh họa cần có tính thẩm mĩ.
B. Nên chọn hình ảnh phù hợp với chủ đề của bài trình chiếu.
C. Màu sắc, họa tiết trên hình ảnh không cần trùng khớp với chủ đề.
D. Hình ảnh minh họa làm cho bài trình chiếu ấn tượng hơn.

Câu 13. Thao tác nháy phải chuột vào tên trang tính rồi chọn Delete dùng để thực hiện:

A. Sao chép trang tính.
B. Tạo trang tính mới.
C. Chèn thêm trang tính.
D. Xóa một trang tính.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các trang nội dung của bài trình chiếu thường có tiêu đề trang.
B. Tiêu đề trang giúp làm nổi bật nội dung cần trình bày của trang.
C. Trang tiêu đề là trang đầu tiên và cho biết chủ đề của bài trình chiếu.
D. Các phần mềm trình chiếu không có sẵn các mẫu bố trí.

Câu 15. Phương án nào sau đây là tên của phần mềm trình chiếu

A. Microsoft PowerPoint
B. Microsoft Word
C. Microsoft Excel
D. Microsoft Edge

Câu 16. Sắp xếp lại trình tự các bước chèn và xử lí hình ảnh cho đúng:

a) Chọn tệp ảnh, nháy chuột chọn lệnh Insert.

b) Chọn trang, vị trí trong trang cần chèn hình ảnh.

c) Chọn Insert/Pictures để mở hộp thoại Insert Picture.

d) Sử dụng các công cụ định dạng cho hình ảnh để được hình ảnh như ý.

A. a) → d) → b) → c).
B. c) → d) → a) → b).
C. a) → c) → b) → d).
D. b) → c) → a) → d).

Câu 17: Dựa vào bảng dữ liệu sau, em hãy chọn các đáp án đúng trong các ý sau:

1.Hàm = COUNT(C4:I8) sẽ cho kết quả là:

A. 12 B. 13 C. 14 D. 15

2. Hàm = MIN(C4:I8) sẽ cho kết quả là:

A. 10 B. 11 C. 12 D. 20

3. Hàm = MAX(C4:I8) sẽ cho kết quả là:

A. 3 B. 15 C. 20 D. 190

4. Hàm = AVERAGE(C7:I7) sẽ cho kết quả là:

A. 3
B. 15
C. 20
D. 190

II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM).

Câu 1 (2 điểm). Theo em việc định dạng dữ liệu và trình bày bảng tính có khác nhau không?
- Các lệnh trình bày bảng tính hay định dạng dữ liệu có làm thay đổi dữ liệu trên bảng tính không?

Câu 2 (1 điểm): Nêu ưu điểm của việc sử dụng cấu trúc phân cấp trong bài trình chiếu?

Câu 3. (2 điểm). Để tạo một bài trình chiếu hiệu quả, chuyên nghiệp em cần lưu ý điều gì?

3.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Tin học 7

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

A

B

A

B

C

D

D

B

D

Câu

11

12

13

14

15

16

17.1

17.2

17.3

17.4

Đáp án

D

C

D

D

A

D

D

A

C

B

II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm).

Câu

Nội dung

Điểm

1

(2,0 đ)

· Định dạng dữ liệu và trình bày bảng tính có khác nhau

- Định dạng dữ liệu là thay đổi cách hiển thị dữ liệu trong ô dữ liệu giúp dễ đọc, dễ so sánh

- Trình bày bảng tính là thay đổi cách hiển thị của bảng tính giúp nội dung trên trang tính rõ ràng.

· Các lệnh trình bày bảng tính hay định dạng dữ liệu không làm thay đổi dữ liệu trên bảng tính.

0,5

0,5

0,5

0,5

2

(1,0 đ)

· Ưu điểm của việc sử dụng cấu trúc phân cấp trong bài trình chiếu:

- Giúp làm cho nội dung trình bày có bố cụ mạch lạc, dễ hiểu

- Giúp truyền tải thông tin và quản lí nội dung tốt hơn.

0,5

0,5

3

(2,0 đ)

· Để tạo một bài trình chiếu hiệu quả, chuyên nghiệp em cần lưu ý:

- Chọn phông chữ: đơn giản, dễ đọc, không có quá nhiều phông chữ trên một trang

- Chọn cỡ chữ: tiêu đề từ 40 đến 50; văn bản từ 18 trở lên

- Chọn kiểu chữ: tiêu đề chữ đậm, văn bản chữ thường.

- Chọn màu chữ: tương phản với màu nền, không sử dụng quá nhiều màu chữ.

- Số lượng chữ trên 1 trang: không quá nhiều, mỗi trang từ 5 đến 7 dòng.

- Nội dung trên 1 trang: tập trung vào 1 ý chính.

0,5

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

3.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Tin học 7

TT

Nội dung kiến thức, kĩ năng

Đơn vị kiến thức, kĩ năng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

Số câu

Điểm

% điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Ứng dụng Tin học

1. Trình bày bảng tính

2

0,5đ

1

4

6

1

3.5

35%

2

2. Hoàn thiện bảng tính

5

1,25đ

5

1.25

12,5%

3

3. Tạo bài trình chiếu

5

1,25đ

1

5

1

2.25

22,5%

4

4. Định dạng đối tượng trên trang chiếu

4

1

4

1

3

30%

Tỉ lệ (%)

40%

30%

20%

10%

100%

Tổng hợp

16 câu

2 câu

1 câu

4 câu

20

3

10

Tổng điểm

TNKQ: 5đ; TL: 5đ

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA:

TT

Nội dung kiến thức, kĩ năng

Đơn vị kiến thức, kĩ năng

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Ứng dụng Tin học

1. Trình bày bảng tính

Nhận biết:

- Kiểu dữ liệu ngày tháng trong bảng tính

- Thao tác xóa cột (hàng)

Thông hiểu:

- Nêu được sự khác nhau giữa định dạng dữ liệu và trình bày bảng tính

Vận dụng cao:

- Tính được kết quả của các hàm trong bảng tính dựa vào tính chất các hàm trên bảng tính.

2

1

0

4

2

2. Hoàn thiện bảng tính

Nhận biết:

- Nhận biết được thao tác chèn thêm, xóa trang tính, kẻ khung đường viền và in trang tính.

5

0

0

0

3

3. Tạo bài trình chiếu

Nhận biết:

- Nhận biết tên, chức năng, đặc điểm của phần mềm trình chiếu.

- Đặc điểm của trang tiêu đề của bài trình chiếu

Thông hiểu:

- Hiểu được ưu điểm của cấu trúc phân cấp trong bài trình chiếu.

5

1

0

0

4

4. Định dạng đối tượng trên trang chiếu

Nhận biết:

- Cách chèn hình ảnh vào trang chiếu,

- Nhận biết được các định dạng cho văn bản và hình ảnh một cách hợp lí

Vận dụng:

- Vận dụng cách định dạng đối tượng trên trang chiếu để có một bài trình chiếu hiệu quả, chuyên nghiệp

4

0

1

0

TỔNG

16

(16TN)

2

(2 TL)

1

(1TL)

4

(4TN)

TỈ LỆ %

40%

30%

20%

10%

4. Đề thi giữa kì 2 môn GDCD 7

4.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn GDCD 7

I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: “Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về: thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục.” Đây là nội dung thể hiện khái niệm

A. Bạo lực học đường.
B. Bạo lực gia đình.
C. Bạo lực cộng đồng.
D. Bạo lực xã hội.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường

A. Sự tác động của các trò chơi bạo lực.
B. Sự chênh lệch về kết quả học tập.
C. Giáo dục gia đình.
D. Sự quan tâm của bố mẹ đến con cái.

Câu 3: Đâu không phải và biểu hiện của bạo lực học đường

A. Cô lập bạn cùng lớp.
B. Chế giễu, bắt nạt bạn cùng lớp.
C. Chép bài tập về nhà của bạn cùng lớp
D. Đánh đập bạn cùng lớp.

Câu 4: Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là do

A. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.
B. sự thiếu hụt kĩ năng sống.
C. mong muốn thể hiện bản thân.
D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân của bạo lực học đường?

A. Do thiếu thốn tình cảm.
B. Do sự tác động của các trò chơi bạo lực.
C. Do thiếu sự giáo dục từ phía gia đình.
D. Do thiếu hụt kĩ năng sống.

Câu 6: Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây

A. Đánh đập con cái thậm tệ.
B. Phê bình học sinh trên lớp.
C. Phân biệt đổi xử giữa các con.
D. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.

Câu 7: Quản lí tiền hiệu quả là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho

A. cân đối và tằn tiện.
B. cân đối và có nhiều lợi ích nhất.
C. cân đối và phù hợp.
D. hiệu quả và tiết kiệm.

Câu 8: Việc hiểu các khoản tiền mà mình có và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối, phù hợp là nội dung của khái niệm…

A. Quản lí tiền.
B. Tiết kiệm tiền.
C. Chỉ tiêu tiền.
D. Phung phí tiền.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?

A. Chủ động chi tiêu hợp lí.
B. Rèn luyện tiết kiệm.
C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.
D. Nâng cao thu nhập hàng tháng.

Câu 10: Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây?

A. Thu gom phế liệu.
B. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền.
C. Làm tài xế xe ôm công nghệ.
D. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt.

Câu 11: Biết cách quản lí tiền giúp ta chủ động

A. trong cuộc sống .
B. trong lao động.
C. làm những gì mình thích.
D. tìm kiếm việc làm.

Câu 12: Để quản lí tiền có hiệu quả, cần

A. đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền.
B. bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình.
C. không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học.
D. đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến.

Câu 13: Phát biểu nào dưới đây không phản ánh đúng về hậu quả của bạo lực học đường

A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân
B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập.
C. Người thực hiện hành vi bạo lực học đường không phải chịu xử lí của pháp luật.
D. Gây không khí căng thẳng trong môi trường học đường.

Câu 14: Khi bị bạo lực học đường, chúng ta không nên sử dụng sự trợ giúp nào dưới đây

A. Người thân, gia đình.
. Các thầy cô giáo, nhà trường.
C. Cơ quan chính quyền chức năng.
D. Thuê con đồ để trả thù.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?

A. Chủ động chi tiêu hợp lí.
B. Rèn luyện tiết kiệm.
C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.
D. Nâng cao thu nhập hàng tháng.

Câu 16: Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây?

A. Thu gom chai lọ để bán.
B. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền.
C. Làm tài xế xe ôm công nghệ.
D. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 17: (3 điểm): Quản lý tiền là gì?. Thực hiện tốt việc quản lý tiền sẽ mang lại lợi ích như thế nào đối với mỗi cá nhân. Để quản lý tiền hiệu quả chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc nào ?

Câu 18: (2 điểm): Vào một ngày thứ 7, lớp 7A Trường Trung học cơ sở M tổ chức đi tham quan danh lam thắng cảnh ở ngoại ô thành phố. Buổi chiều, trên đường trở về trường, H bị một bạn trong lớp chụp lại cảnh đang ngủ trên xe, sau đó đăng tải bức ảnh đó lên trên mạng Facebook cùng những lời lẽ không hay, có ý bêu riếu, xúc phạm H. H đã bật khóc ngay khi nhìn thấy tấm ảnh vì cảm thấy bị xúc phạm nặng nề.

a) Hành vi đăng ảnh của người khác cùng những lời lẽ xúc phạm lên mạng xã hội có phải là hành vi bạo lực học đường ?

b) Theo em, trong trường hợp này H phải ứng phó như thế nào để chấm dứt bạo lực học đường từ bạn học trong lớp?

Câu 19: (1 điểm): Em đồng tình hay không đổng tình với ý kiến dưới đây? Vì sao?: Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều.

4.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 môn GDCD 7

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm - mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

D

C

D

A

D

D

A

D

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

A

C

D

D

A

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 17:

( 3,0 điểm)

Quản lí tiền là cách kiểm soát tiền, quản lí việc sử dụng tiền sao cho hợp lí nhất.

Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại; chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai; đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. Quản lí tiền giúp cho chúng ta biết cách sử dụng tiền vào những việc bổ ích, hợp lí

Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả:

- Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.

- Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.

- Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 18

( 2,0 điểm)

a) Hành vi đăng ảnh của người khác cùng những lời lẽ xúc phạm lên mạng xã hội có là hành vi bạo lực học đường

b) Theo em, trong trường hợp này H phải ứng phó nói chuyện với bố mẹ, và giáo viên nhờ mọi người giải quyết để chấm dứt bạo lực học đường từ bạn học trong lớp

0,5điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 19:

( 1,0 điểm)

Tiết kiệm tiền không chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều tiền mà còn rất cần với người chi tiêu ít, vì người chi tiêu ít có thể là vì họ có thu nhập thấp, không có nhiều tiền. Trong trường hợp này, càng cẩn phải biết tiết kiệm tiền, biết cân nhắc nên mua thư gì thật là cần thiết.

0,5 điểm

0,5 điểm

4.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 7

TT

Chủ đề/Bài

Nội dung kiểm tra

Số lượng câu hỏi cho từng mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

Nhận biết:

Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

Nêu được một số quy định của pháp luật liên quan đến phòng chống bạo lực học đường

Vận dụng:

Qua tình huống cụ thể, chỉ ra được các cách ứng phó với bạo lực học đường bằng những việc làm cụ thể phù hợp.

9 câu

1 câu

9 câu

1 câu

3,25

2

Bài 8: Quản lý tiền

Nhận biết:

Nêu được ý nghĩa của việc quản lý tiền hiệu quả.

Kể ra được một số nguyên tắc quản lý tiền có hiệu quả

Thông hiểu:

Phân biệt được những việc làm thể hiện kỹ năng biết quản lý tiền và chưa biết quản lý tiền

Chỉ ra được ý nghĩa to lớn của việc quản lý tiền hiệu quả đối với bản thân

Vận dụng:

Qua tình huống cụ thể, chỉ ra được các phương pháp quản lý tiền một cách hiệu quả bằng những việc làm cụ thể phù hợp.

Vận dụng cao:

Áp dụng được những hiểu biết về quản lý tiền để vận dụng vào xử lý các tình huống cụ thể để từ đó rút ra được bài học cho bản thân mình

Hình thành được tiêu dùng hợp lý tiết kiệm, xây dựng được kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp

7 câu

1 câu

5 câu

1 câu

4,25

Tổng

16

1

1

1

16

3

10

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

40%

60%

100%

Tỉ lệ chung

40%

60%

100%

10 điểm

.............

Tải file tài liệu để xem thêm trọn bộ đề thi giữa kì 2 lớp 7 sách Kết nối tri thức

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 99
  • Lượt xem: 1.986
  • Dung lượng: 6,2 MB
Sắp xếp theo