Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Toán 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 8 Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 7 (Có ma trận, đáp án)

Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 bao gồm 8 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo ma trận, bảng đặc tả đề thi. Thông qua đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập, ôn luyện đề tốt hơn.

TOP 8 Đề kiểm tra học kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa tập 2. Thông qua đề thi Toán 7 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, nhanh chóng biên soạn đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 7 Kết nối tri thức, đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, đề thi giữa kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức.

1. Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 7 kết nối tri thức - Đề 1

1.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 7

Phần I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm).

Mỗi câu sau đây đều có 4 lựa chọn, trong đó chi có một phương án đúng. viết vào giấy kiểm tra chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời mà em chọn

Câu 1. Cho tỉ lệ thực \frac{a}{b}=\frac{c}{d}. Khẳng định đúng là:

A. a b-c d.
B. a d-b c.
C. a+d-b+c.
D. \frac{a}{d}=\frac{b}{c}.

Câu 2. Với các điều kiện các phân thức có nghĩa thì \frac{a}{b}-\frac{e}{f}-\frac{c}{d} ta có:

A. \frac{a}{b}-\frac{a-2 c+e}{b-2 d+f}.
B. \frac{a}{b}=\frac{a+e+c}{b+f+d}.
C. \frac{c}{d}=\frac{a-e+c}{b-f+d}.
D. \frac{e}{f}=\frac{a-c+e}{b+d+f}.

Câu 3. Cho y là đại lượng tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k, ta có biểu thức:

A. \mathrm{y}=\mathrm{kx}.
B. \mathrm{y}=-\mathrm{k} \cdot \mathrm{x}.
C. x=k y.
D. x=-k y.

Câu 4. Tìm x biết \frac{x}{6}=\frac{2}{3}

A. \mathrm{x}=4.
B. x=6.
C. x=9.
D. x=0,25.

Câu 5. Giá trị của biểu thức -3 x^2 y^3 tại x=2 và y=1 là:

A. -4
B. -10
C. 12 .
D. -12 .

Câu 6. Trong các đa thức sau đa thức nào là đa thức 1 biến :

A. \mathrm{x}+\mathrm{y}.
B. y^2+3 x+2.
C. 10 \mathrm{x}+20 \mathrm{x}^5+1
D. 3 x^3 y^2

Câu 7. Bậc của đa thức 25 y^2-2 y^3+1001 là :

A. 25 .
B. 3 .
C. 100 .
D. 2 .

Câu 8. Kết quả thu gọn đa thức: 3 x^4-4 x+5 x^3-2 x^4-5 x^3-x^4 là:

A. 5 \mathrm{x}-5.
B. -4 x-x^4.
C. -4 \mathrm{x}.
D. 0 .

Câu 9. Kết quả phép tính: 3 x^2 \cdot 1,5 x^3 là:

A. 2 \mathrm{x}^5.
B. 3 \mathrm{x}^6.
C. 4,5 x^5.
D. 4,5 \mathrm{x}^6.

Câu 10. Nghiệm của đa thức 3 x-3 là :

A. -3 .
B. 1 .
C. 3 .
D. -1 .

Câu 11. Cho \triangle M N P_{\text {có }} \widehat{M}=70^{\circ}, \widehat{N}=50^{\circ}. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. MN > MP > NP
B. NP > MN > MP
C. MP > NP > MN.
D. NP > MP > MN.

Câu 12. Ba độ dài nào dưới đây là độ dài ba cạnh của một tam giác?

A. 5cm; 3cm; 4cm
B. 2cm; 3cm; 5cm.
C. 2cm; 4cm; 6cm.
D. 2cm; 5cm; 2cm

Phần II. TỰ LUẬN ( 7,0 điểm).

Câu 13. (1,0 điểm) Tìm x biết:

a) \frac{x+2}{3}=\frac{5}{2}

b) \frac{2 x+1}{2}=\frac{4 x-1}{3}

Câu 14. (1,0 điểm) Hai lớp 7A và lớp 7B quyên góp được một số sách tỉ lệ thuận với số học sinh của lớp, biết số học sinh của hai lớp lần lượt là 32 và 36 . Lớp 7A quyên góp được ít hơn lớp 7B là 8 quyển sách. Hỏi mỗi lớp quyên góp được là bao nhiêu quyển sách?

Câu 15. (1,5 điểm) Cho hai đa thức một biến:

\begin{aligned}
& \mathrm{M}(\mathrm{x})=3 x^4-3 x^2+12-3 x^4+x^3-2 x+3 x-15 ; \\
& \mathrm{N}(\mathrm{x})=-x^3-5 x^4-2 x+3 x^2+2+5 x^4-12 x-3-x^2
\end{aligned}

a) Thu gọn các đa thức.

b) Tính tổng và hiệu hai đa thức

Câu 16. (3,0 điểm) Cho \triangle \mathrm{ABC} vuông tại A. Kẻ đường phân giác BE(\mathrm{E} \in \mathrm{AC}), kẻ EH vuông góc với BC (\mathrm{H} \in \mathrm{BC}).

a) Chứng minh \triangle \mathrm{AEB}=\triangle \mathrm{HEB}, \mathrm{AB}=\mathrm{BH}

b) Chứng minh \triangle \mathrm{BAH} là tam giác cân; BE là đường trung trực của AH

c) Gọi K là giao điểm của BA và EH; F là trung điểm của KC. Chứng minh 3 điểm: B; E; F thẳng hàng.

Câu 17. (0,5 điểm) Cho a+b+c=a^2+b^2+c^2=1 và \frac{x}{a}=\frac{y}{b}=\frac{z}{c}(a, b, c \neq 0)

. Hãy chứng minh: (x+y+z)^2=x^2+y^2+z^2.

1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Toán 7

Phần I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Mỗi đáp án chọn đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

D

A

A

D

C

B

C

C

B

B

A

Phần II. TỰ LUẬN(7 điểm)

.............

Xem đáp án chi tiết trong file tải về

1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Toán 7

TT

(1)

Chương/Chủ đề

(2)

Nội dung/đơn vị kiến thức

(3)

Mức độ đánh giá

Tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ

Tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau.

3

TN 1; 2,3,4

1,0

2

TL13

1,0

1

TL17

0,5

2, 5

Giải toán về đại lượng tỉ lệ

1

TL14

1,0

1,0

2

Biểu thức đại số

Biểu thức đại số.

1

TN5

0,25

0,25

– Đa thức 1 biến, nghiệm của đa thức 1 biến.

2

TN6;10

0,5

1

TL15a

0,5

1

TN7

0,25

1,25

– Thu gọn đa thức 1 biến; cộng trừ đa thức 1 biến

2

TN8,9

0,5

1

TL15b

1,0

1,5

23

Các hình hình học cơ bản

Tam giác. Tam giác bằng nhau. Tam giác cân. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên. Các đường đồng quy của tam giác

1

TN12

0,25

1

0,5

1

TN11

0,25

2

TL16a,b

2,0

3,0

Chứng minh các yếu tổ hình học

1

TL16c

0,5

0,5

Tổng

6

2

2

2

3

4

2

21

Tỉ lệ %

27,5%

25%

37,5%

10%

100

Tỉ lệ chung

52,5%

47,5%

100

2. Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề 2

2.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 7

PHÒNG GD- ĐT …

TRƯỜNG THCS…

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023-2024

MÔN TOÁN – KHỐI 7

Thời gian làm bài: 90 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào phương án đúng duy nhất trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Thay tỉ số 1,25 : 3,45 bằng tỉ số giữa các số nguyên ta được

A. 12,5 : 34,5;
B. 29 : 65;
C. 25 : 69;
D. 1 : 3.

Câu 2. Biết 7x = 4y và y – x = 24. Khi đó, giá trị của x, y là

A. x = −56, y = −32;
B. x = 32, y = 56;
C. x = 56, y = 32;
D. x = 56, y = −32.

Câu 3. Biết y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k = 2. Khi x = –3 thì giá trị của y bằng bao nhiêu?

A. –6;
B. 0;
C. –9;
D. –1.

Câu 4. Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = –12 thì y = 8. Khi x = 3 thì y bằng:

A. –32;
B. 32;
C. –2;
D. 2.

Câu 5. Biểu thức đại số biểu thị “Bình phương của tổng của hai số x và y” là

A. x2 – y2;
B. x + y;
C. x2 + y2;
D. (x + y)2.

Câu 6. Hệ số tự do của đa thức M = 8x2 – 4x + 3 – x5

A. 1;
B. 4;
C. 3;
D. 5.

Câu 7. Cho hai đa thức P(x) = 6x3 − 3x2 − 2x + 4 và G(x) = 5x2 − 7x + 9. Giá trị P(x) − G(x) bằng

A. x2 − 9x +13;
B. 6x3 − 8x2 + 5x −5;
C. x3 − 8x2 + 5x −5;
D. 5x3 − 8x2 + 5x +13.

Câu 8.Kết quả của phép nhân (5x − 2)(2x + 1) là đa thức nào trong các đa thức sau?

A. 10x2 − 3x − 2;
B. 10x2 − x + 4;
C. 10x2 + x − 2;
D. 10x2 − x − 2.

Câu 9. Cho tam giác MNP có: \hat{N}=65°; \hat{P}=55°; . Khẳng định nào sau đây là đúng ?

A. MP < MN;
B. MP = MN;
C. MP > MN;
D. Không đủ dữ kiện so sánh.

Câu 10. Cho tam giác MNP có: MN < MP, MD ⊥ NP. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. DN = DP;
B. MD < MP;
C. MD > MN;
D. MN = MP.

Câu 11. Bộ ba độ dài đoạn thẳng nào sau đây không thể tạo thành một tam giác?

A. 15cm; 25cm; 10cm;
B. 5cm; 4cm; 6cm;
C. 15cm; 18cm; 20cm;
D. 11cm; 9cm; 7cm.

Câu 12. Cho ΔABC nhọn có hai đường trung tuyến AM và BN cắt nhau tại O. Khẳng định nào sau đây sai?

A. AO = \frac{2}{3}AM;
B. OM = \frac{1}{3}AM;
C. AO = \frac{2}{3}BN;
D. NO = \frac{1}{3}BN.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm) Tìm x trong các tỉ lệ thức sau:

a)\dfrac{x}{6} = \dfrac{{ - 3}}{4};

b)\dfrac{5}{x} = \dfrac{{15}}{{ - 20}}

Bài 2. (1,0 điểm) Ba lớp 7A, 7B, 7C được giao nhiệm vụ trồng 120 cây để phủ xanh đồi trọc. Tính số cây trồng được của mỗi lớp, biết số cây trồng được của ba lớp 7A, 7B, 7C tỉ lệ với 7;8;9.

Bài 3. (2,0 điểm) Cho hai đa thức: P(x) = x3 – 2x2 + x – 2;

Q(x) = 2x3 – 4x2 + 3x – 6.

a) Tính P(x) – Q(x).

b) Chứng tỏ rằng x = 2 là nghiệm của cả hai đa thức P(x) và Q(x).

Bài 4. (2,0 điểm) Cho tam giác ABC có D là trung điểm của AC. Trên đoạn BD lấy điểm E sao cho BE = 2ED. Điểm F thuộc tia đối của tia DE sao BF = 2BE. Gọi K là trung điểm của CF và G là giao điểm của EK và AC. Chứng minh G là trọng tâm tam giác EFC.

Bài 5. (0,5 điểm) Cho tỉ lệ thức \frac{a}{b} = \frac{c}{d}. Chứng minh rằng \frac{a−2b}{b} = \frac{c - 2d}{d}

2.2 Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 7

I. TRẮC NGHIỆM

1.C

2.B

3. A

4.A

5.D

6. C

7.B

8.C

9.C

10.B

11.A

12.C

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm) Tìm số hữu tỉ x trong các tỉ lệ thức sau:

\begin{array}{l}a)\dfrac{x}{6} = \dfrac{{ - 3}}{4}\\x = \dfrac{{( - 3).6}}{4}\\x = \dfrac{{ - 9}}{2}\end{array}

Vậy x = \dfrac{{ - 9}}{2}

\begin{array}{l}b)\dfrac{5}{x} = \dfrac{{15}}{{ - 20}}\\x = \dfrac{{5.( - 20)}}{{15}}\\x = \dfrac{{ - 20}}{3}\end{array}

Vậy x = \dfrac{{ - 20}}{3}

Bài 2. (1,0 điểm)

Gọi số cây 3 lớp 7A, 7B, 7C trồng được lần lượt là x, y, z (x,y,z > 0)

Vì tổng số cây trồng của 3 lớp là 120 cây nên x+y+z = 120

Vì số cây trồng được của ba lớp 7A, 7B, 7C tỉ lệ với 7;8;9 nên \dfrac{x}{7} = \dfrac{y}{8} = \dfrac{z}{9}

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\begin{array}{l}\dfrac{x}{7} = \dfrac{y}{8} = \dfrac{z}{9} = \dfrac{{x + y + z}}{{7 + 8 + 9}} = \dfrac{{120}}{{24}} = 5\\ \Rightarrow x = 5.7 = 35\\y = 5.8 = 40\\z = 5.9 = 45\end{array}

Vậy số cây 3 lớp 7A, 7B, 7C trồng được lần lượt là 35; 40; 45 cây.

Bài 3. (2,0 điểm)

a) Ta có P(x) – Q(x) = (x3 – 2x2 + x – 2) – (2x3 – 4x2 + 3x – 6)

= x3 – 2x2 + x – 2 – 2x3 + 4x2 – 3x + 6

= (x3 – 2x3) + (4x2 – 2x2) + (x – 3x) + (6 – 2)

= – x3– 2x2 – 2x +4.

Vậy P(x) – Q(x) = – x3– 2x2 – 2x +4.

b) Thay x = 2 vào đa thức P(x), ta có:

P(2) = 23 – 2 . 22 + 2 – 2 = 8 – 2 . 4 + 0 = 8 – 8 = 0;

Thay x = 2 vào đa thức Q(x), ta có:

Q(2) = 2 . 23 – 4 . 22 + 3 . 2 – 6 = 2 . 8 – 4 . 4 + 6 – 6

= 16 – 16 + 0 = 0.

Vậy x = 2 là nghiệm của cả hai đa thức P(x) và Q(x).

Bài 4. (1,5 điểm)

Ta có BF = 2BE suy ra BE = EF.

Mà BE = 2ED nên EF = 2ED

Suy ra D là trung điểm của EF

Do đó CD là đường trung tuyến của tam giác EFC.

Vì K là trung điểm của CF nên EK là đường trung tuyến của tam giác EFC.

Tam giác EFC có hai đường trung tuyến CD và EK cắt nhau tại G nên G là trọng tâm của tam giác EFC.

Bài 5 (0,5 điểm)

2.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Toán 7

TT

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ (12 tiết)

1. Tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau

6

(1,5đ)

1

(1đ)

25

2. Giải toán về đại lượng tỉ lệ

2

(2đ)

20

2

Quan hệ giữa các yếu tố trong một tam giác

(13 tiết)

1. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên. Các đường đồng quy của tam giác.

6

(1,5đ)

1

(2đ)

35

2. Giải bài toán có nội dung hình học và vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến hình học.

1

(2đ)

20

Tổng

12

(3đ)

3

(4đ)

1

(2đ)

1

(1đ)

Tỉ lệ %

30%

40%

20%

10%

100

Tỉ lệ chung

70%

30%

100

Lưu ý:

− Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

− Các câu hỏi ở cấp độ thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao là câu hỏi tự luận.

− Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu; số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.

Bản đặc tả đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 7

TT

Chủ đề

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Tỉ lệ thức

và đại lượng tỉ lệ

(12 tiết)

Tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau

* Nhận biết:

– Nhận biết được tỉ lệ thức và các tính chất của tỉ lệ thức.

– Nhận biết được dãy tỉ số bằng nhau.

6 (TN)

* Vận dụng cao:

– Vận dụng được tính chất của dãy tỉ số bằng nhau trong giải toán.

1 (TL)

Giải toán về đại lượng tỉ lệ

*Thông hiểu:

– Giải được một số bài toán đơn giản về đại lượng tỉ lệ thuận (ví dụ: bài toán về tổng sản phẩm thu được và năng suất lao động,...).

– Giải được một số bài toán đơn giản về đại lượng tỉ lệ nghịch (ví dụ: bài toán về thời gian hoàn thành kế hoạch và năng suất lao động,...).

2 (TL)

2

Quan hệ giữa các yếu tố trong một tam giác

(13 tiết)

Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên. Các đường đồng quy của tam giác

Nhận biết:

– Nhận biết được khái niệm: đường vuông góc và đường xiên; độ dài ba cạnh của một tam giác.

– Nhận biết được: các đường đặc biệt trong tam giác (đường trung tuyến, đường cao, đường phân giác, đường trung trực); sự đồng quy của các đường đặc biệt đó.

6 (TN)

Thông hiểu:

– Giải thích được quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên dựa trên mối quan hệ giữa cạnh và góc đối trong tam giác (đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn và ngược lại).

1 (TL)

Giải bài toán có nội dung hình học và vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến hình học

Vận dụng :

– Diễn đạt được lập luận và chứng minh hình học trong những trường hợp đơn giản (ví dụ: lập luận và chứng minh được các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau từ các điều kiện ban đầu liên quan đến tam giác,..).

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) liên quan đến ứng dụng của hình học như: đo, vẽ, tạo dựng các hình đã học.

1 (TL)

Tổng

12

3

1

1

Tỉ lệ %

30%

40%

20%

10%

Tỉ lệ chung

70%

30%

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
62
  • Lượt tải: 6.484
  • Lượt xem: 49.307
  • Dung lượng: 256,5 KB
Sắp xếp theo
    Chỉ từ 79.000đ trải nghiệm Download không quảng cáotải toàn bộ tài liệu trên Download với tốc độ cao. Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Toán 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống