Văn mẫu lớp 7: Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến Bác Hồ Dàn ý & 7 bài văn mẫu lớp 7

Chủ tịch Hồ Chí Minh - một nhân cách lớn của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của Bác gắn với sự kiện của đất nước. Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến Bác Hồ.

Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến Bác Hồ
Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến Bác Hồ

Tài liệu bao gồm dàn ý và 7 bài văn mẫu lớp 7. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.

Dàn ý viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến Bác Hồ

(1). Mở bài

Giới thiệu nhân vật và sự kiện liên quan đến nhân vật: Bác Hồ.

(2). Thân bài

  • Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc theo trình tự (thời gian, không gian…).
  • Chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật lịch sử, kết hợp kể chuyện với miêu tả.
  • Ý nghĩa của sự việc được kể lại: Những bài học giá trị mà Bác Hồ muốn gửi gắm…

(3). Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết đối với nhân vật: Bác Hồ.

Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến Bác Hồ - Mẫu 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương về đạo đức. Rất nhiều câu chuyện kể về cuộc đời của người, gửi gắm thông điệp quý giá.

Trong những năm tháng sống ở Việt Bắc, mỗi lần đi công tác, Bác đều có hai đồng chí đi cùng. Sợ Bác mệt, hai đồng chí đã bày tỏ ý muốn mang ba lô cho Bác. Nhưng Bác không đồng ý. Bác nói:

- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân đều ra cho cả ba người.

Hai đồng chí đành làm theo lời Bác, đem chia vật dụng vào ba chiếc ba lô. Bác hỏi lại:

- Các chú đã chia đều rồi chứ?

Hai đồng chí trả lời:

- Thưa Bác, rồi ạ!

Sau đó, cả ba cùng lên đường. Qua một chặng, lúc nghỉ, Bác đến chỗ các đồng chí và xách chiếc ba lô lên. Bác hỏi:

- Tại sao ba lô của các chú nặng mà của Bác lại nhẹ?

Bác liền mở ra xem thì thấy bên trong ba lô của mình chỉ có chăn màn.

Bác không đồng ý và nói:

- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Bác lại yêu cầu hai đồng chí chia đều vật dụng vào ba chiếc ba lô.

Câu chuyện về sự việc trên cho thấy Bác Hồ rất coi trọng sự công bằng. Bác cũng rất yêu thích lao động, cho rằng chỉ có lao động mới đem đến hạnh phúc cho con người. Mỗi người hãy tích cực học tập và noi gương Bác Hồ.

Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến Bác Hồ - Mẫu 2

Bản Tuyên ngôn Độc lập (1945) có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Bản Tuyên ngôn được viết bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam mới.

Sự ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mốc thời gian đầu tiên phải kể đến là vào ngày 4 tháng 5 năm 1945, Bác Hồ rời Pác Bó về Tân Trào. Giữa tháng năm, Người đã yêu cầu trung úy Giôn, báo vụ của OSS (Cơ quan phục vụ chiến lược Mỹ) điện về Côn Minh, đề nghị thả dù cho Người cuốn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kì.

Đến ngày 22 tháng 8 năm 1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội. Tối 25 tháng 8 năm 1945, Người vào nội thành, ở tầng 2 tại căn nhà số 48 Hàng Ngang. Sáng 26 tháng 8 năm 1945, Bác đã cho triệu tập một cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, để bàn về các vấn đề như chủ trương đối nội, đối ngoại trong tình hình mới; công bố danh sách các thành viên Chính phủ lâm thời; chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập, tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ lâm thời ra mắt toàn thể nhân dân.

Vào ngày 27 tháng 8 năm 1945, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ đưa ra đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị. Bác đưa ra bản thảo và đề nghị các thành viên phải xét duyệt kĩ vì không chỉ đọc cho đồng bào cả nước nghe mà còn độc cho Chính phủ Pháp và nhân dân Pháp, các nước đồng minh nghe.

Trong hai ngày 28 và 29 tháng 8 năm 1945, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền (trụ sở chính của Chính phủ lâm thời) và dành phần lớn thời gian để soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Buổi tối tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Bác đã tự đánh máy bản Tuyên ngôn Độc lập trên một cái bàn tròn.

Vào ngày 30 tháng 8 năm 1945, Bác cho mời các đồng chí đến để trao đổi, đóng góp ý kiến cho bản Tuyên ngôn độc lập. Bác đọc cho mọi người nghe, hỏi ý kiến của từng người. Đến ngày 31 tháng 8, Bác đã bổ sung một số ý vào bản Tuyên ngôn. Bản Tuyên ngôn Độc lập chính thức được hoàn thiện.

Đúng 14 giờ ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Có thể khẳng định rằng, Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới. Quá trình viết Tuyên ngôn Độc lập đã cho thấy sự chuẩn bị kĩ lưỡng cũng như trí tuệ và tầm nhìn của một vị lãnh tụ - Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến Bác Hồ - Mẫu 3

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của Người đã cống hiến cho đất nước và nhân dân. Có rất nhiều sự việc liên quan đến Bác đã được kể lại.

Sự việc dưới đây xảy ra trước khi Bác Hồ quyết định ra đi tim đường cứu nước. Hồi ấy, ở Sài Gòn, Bác Hồ có một người bạn tên là Lê. Một hôm, Bác Hồ hỏi bác Lê:

- Anh có yêu nước không?

Bác Lê trả lời:

- Có chứ!

- Anh có thể giữ bí mật không?

- Có!

- Tôi muốn đi ra nước ngoài xem Pháp và các nước khác họ làm như thế nào. Sau đó, trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình cũng mạo hiểm. Anh có muốn đi với tôi không?

Bác Lê sửng sốt:

- Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?

- Đây, tiền đây!

Vừa nói. Bác Hồ vừa giơ hai tay ra và tiếp:

- Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Anh đi với tôi chứ?

Và sau đó, vào ng ày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, chỉ có người thanh niên tên Nguyễn Tất Thành (sau đổi thành Văn Ba ) lên đường sang Pháp. Bác đã xin làm nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville.

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm tấm gương của sự dám nghĩ, dám làm. Bác đã ấp ủ ý định và quyết tâm thực hiện, điều đó cũng xuất phát từ chính tấm lòng yêu nước, thương dân sâu nặng.

Như vậy, Bác chính là tấm gương sáng người để mỗi người học tập theo. Mỗi câu chuyện về Bác đều ý nghĩa và đáng trân trọng.

Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến Bác Hồ - Mẫu 4

Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 2.9.1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam.

Những câu chuyện kể về Bác khá nhiều. Qua mỗi câu chuyện, người đọc, người nghe lại thấy được những phẩm chất tốt đẹp của Bác. Truyện kể rằng trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ Trung đoàn thường hay quát mắng chiến sĩ. Đồng chí này đã từng làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng tháng Tám.

Nghe nhân dân phản ảnh về đồng chí, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp, dù đồng chí này có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác. Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng giờ ngọ nên đồng chí Trung đoàn vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.

Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:

- Chú uống đi.

Đồng chí cán bộ kêu lên:

- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.

Bác mỉm cười:

- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?

- Dạ có ạ!

Bác nghiêm nét mặt nói:

- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng giống như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.

Đồng chí cán bộ nghe đến đây, hiểu được lời Bác muốn nói và hứa rằng sẽ sửa chữa.

Câu chuyện gửi gắm bài học về cách ứng xử. Có thể thấy, Bác Hồ là một nhân cách lớn để mỗi người noi gương.

Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến Bác Hồ - Mẫu 5

Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người không chỉ tìm ra con đường cứu nước cũng như lãnh đạo nhân dân đấu tranh để giành lại độc lập cho đất nước.

Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam mới.

Sự ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mốc thời gian đầu tiên phải kể đến là vào ngày 4 tháng 5 năm 1945, Bác Hồ rời Pác Bó về Tân Trào. Giữa tháng năm, Người đã yêu cầu trung úy Giôn, báo vụ của OSS (Cơ quan phục vụ chiến lược Mỹ) điện về Côn Minh, đề nghị thả dù cho Người cuốn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kì.

Đến ngày 22 tháng 8 năm 1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội. Tối 25 tháng 8 năm 1945, Người vào nội thành, ở tầng 2 tại căn nhà số 48 Hàng Ngang. Sáng 26 tháng 8 năm 1945, Bác đã cho triệu tập một cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, để bàn về các vấn đề như chủ trương đối nội, đối ngoại trong tình hình mới; công bố danh sách các thành viên Chính phủ lâm thời; chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập, tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ lâm thời ra mắt toàn thể nhân dân.

Vào ngày 27 tháng 8 năm 1945, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ đưa ra đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị. Bác đưa ra bản thảo và đề nghị các thành viên phải xét duyệt kĩ vì không chỉ đọc cho đồng bào cả nước nghe mà còn độc cho Chính phủ Pháp và nhân dân Pháp, các nước đồng minh nghe.

Trong hai ngày 28 và 29 tháng 8 năm 1945, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền (trụ sở chính của Chính phủ lâm thời) và dành phần lớn thời gian để soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Buổi tối tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Bác đã tự đánh máy bản Tuyên ngôn Độc lập trên một cái bàn tròn.

Vào ngày 30 tháng 8 năm 1945, Bác cho mời các đồng chí đến để trao đổi, đóng góp ý kiến cho bản Tuyên ngôn độc lập. Bác đọc cho mọi người nghe, hỏi ý kiến của từng người. Đến ngày 31 tháng 8, Bác đã bổ sung một số ý vào bản Tuyên ngôn. Bản Tuyên ngôn Độc lập chính thức được hoàn thiện.

Đúng 14 giờ ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Có thể khẳng định rằng, Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới. Quá trình viết Tuyên ngôn Độc lập đã cho thấy sự chuẩn bị kĩ lưỡng cũng như trí tuệ và tầm nhìn của một vị lãnh tụ - Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến Bác Hồ - Mẫu 6

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của người là một tấm gương sáng ngời cho mỗi người dân Việt Nam noi theo. Và những câu chuyện về Người cũng luôn để lại bài học giá trị cho chúng ta.

Truyện kể rằng trong những năm tháng sống ở Việt Bắc, mỗi lần đi công tác, Bác đều có hai đồng chí đi cùng. Sợ Bác mệt, hai đồng chí đã bày tỏ ý muốn mang ba lô giúp Bác. Nhưng Bác không đồng ý. Bác nói:

- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân đều ra cho cả ba người.

Hai đồng chí đành làm theo lời Bác, đem chia vật dụng vào ba chiếc ba lô. Bác hỏi lại:

- Các chú đã chia đều rồi chứ?

Hai đồng chí trả lời:

- Thưa Bác, rồi ạ!

Sau đó, cả ba cùng lên đường. Qua một chặng, lúc nghỉ, Bác đến chỗ các đồng chí và xách chiếc ba lô lên. Bác hỏi:

- Tại sao ba lô của các chú nặng mà của Bác lại nhẹ?

Bác liền mở ra xem thì thấy bên trong ba lô của mình chỉ có chăn màn.

Bác tỏ ra không hài lòng, rồi nói:

- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Sau đó, Bác lại yêu cầu hai đồng chí chia đều vật dụng vào ba chiếc ba lô mới chịu tiếp tục lên đường.

Câu chuyện nhỏ nhưng để lại bài học lớn. Có thể thấy, Bác là một người yêu lao động. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn. Việc gì có thể tự làm, Bác đều tự mình hoàn thành. Cách sống của Bác giúp cho mỗi người nhận ra giá trị của lao động, cũng như có ý thức tự giác học tập và làm việc hơn.

Quả thật, những câu chuyện về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật ý nghĩa. Từ đó, chúng ta luôn nhận ra được nhiều bài học bổ ích cho bản thân.

Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến Bác Hồ - Mẫu 7

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Rất nhiều mẩu chuyện kể về cuộc đời của Người. Qua đó, chúng ta thấy được những đức tính tốt đẹp của người.

Vào giữa mùa thu năm 1954, Bác đến tham dự “Hội nghị rút kinh nghiệm cải cách ruộng đất” ở Hà Bắc. Tại hội nghị, khi biết có lệnh của Trung ương rút bớt một số cán bộ đi học lớp tiếp quản thủ đô. Ai cũng háo hức muốn đi, đặc biệt là những người quê ở Hà Nội. Sau nhiều năm xa cách quê hương, mọi người đều mong muốn được cấp trên chiếu cố. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có nhiều phân tán. Ban lãnh đạo ít nhiều thấy khó xử.

Trời đã vào thu nhưng vẫn còn khá nóng, mồ hôi ướt đẫm hai bên vai áo nâu của Bác. Mở đầu, Bác trò chuyện về tình hình thời sự. Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng, Bác bỗng rút trong túi áo giơ ra một chiếc đồng hồ quả quýt. Rồi Bác hỏi các đồng chí cán bộ về chức năng của từng bộ phận của đồng hồ. Thế rồi, Bác mới hỏi:

- Trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?

Mọi người đều im lặng, không ai trả lời:

- Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi có được không?

- Thưa, không được ạ!- Các cán bộ lại đồng thanh đáp.

Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ cao chiếc đồng hồ lên và kết luận:

- Các chú ạ, các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiệm vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, điều cần phải làm. Các chú thử nghĩ xem: Trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ… cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì còn là cái đồng hồ được không?

Nghe xong, cả hội trường trở nên im lặng. Mỗi người đều có những suy nghĩ riêng về lời nói của Bác.

Vào một dịp cuối năm 1954, Bác đến thăm một đơn vị pháo binh đóng ở Bạch Mai đang luyện tập để chuẩn bị cho cuộc duyệt binh đón mừng chiến thắng Điện Biên Phủ. Thăm nơi ăn, chốn ngủ của các chiến sĩ bộ đội xong, Bác đã đã trò chuyện với họ. Bác lấy ở túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt, chỉ vào từng chiếc kim, từng chữ số và hỏi anh em về tác dụng của từng bộ phận. Mọi người đều trả lời đúng cả. Song chưa ai hiểu tại sao Bác lại nói như vậy?

Bác vui vẻ nói tiếp:

- Đã bao nhiêu năm nay, chiếc kim đồng hồ vẫn chạy để chỉ cho ta biết giờ giấc, chữ số trên mặt vẫn đứng yên một chỗ, bộ máy vẫn hoạt động đều đặn bên trong. Tất cả đều nhịp nhàng làm việc theo sự phân công ấy. Nếu hoán đổi vị trí từng bộ phận cho nhau thì có còn là chiếc đồng hồ nữa không? Sau câu chuyện của Bác, anh chị em đều hiểu ý Bác dạy: Việc gì cách mạng phân công phải yên tâm hoàn thành.

Không chỉ vậy, chiếc đồng hồ quả quýt còn là một hiện vật vô giá thể hiện tình cảm Quốc tế đối với Bác, đó là chiếc đồng hồ do Tổ chức Quốc tế “Cứu Tế đỏ” tặng, Bác luôn giữ nó trong mình, trong những năm tháng bị cầm tù gian khổ cho đến ngày Việt Nam giành được độc lập.

Câu chuyện về chiếc đồng hồ đã cho thấy được những phẩm chất đẹp đẽ của Bác Hồ, cũng như bài học sâu sắc mà bác muốn dạy cán bộ, chiến sĩ của mình.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
448
  • Lượt tải: 397
  • Lượt xem: 198.020
  • Dung lượng: 226,5 KB
Tìm thêm: Văn mẫu lớp 7
4 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nguyễn Xuân Hoàng Đạt
    Nguyễn Xuân Hoàng Đạt

    bài nào có chắc đúng về bác hồ ko vậy ở mẫu4 đó



    Thích Phản hồi 11:03 05/11
    • Khánh Hà Đoàn
      Khánh Hà Đoàn

      "úy Giôn, báo vụ của OSS" là sao zị? Ở mẫu 1 ấy😥

      Thích Phản hồi 05:55 25/10
      • Tiểu Thu
        Tiểu Thu

        Bạn nhớ đọc kĩ bài nhé: "trung úy Giôn, báo vụ của OSS"

        Thích Phản hồi 07:41 25/10
    • Trọng Quang Võ
      Trọng Quang Võ

      😇😇😇😇😇😇😇😇😇

      Thích Phản hồi 22:18 26/03
      • Trọng Quang Võ
        Trọng Quang Võ

        😇      😇

        Thích Phản hồi 22:03 26/03