Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 7 sách Cánh diều Ôn thi giữa kì 2 môn Lịch sử - Địa lý 7
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi ôn luyện kèm theo các dạng bài tập trọng tâm kèm theo.
Đề cương ôn thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Toán 7 Cánh diều, bộ đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều.
Đề cương giữa kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 7 Cánh diều
TRƯỜNG THCS …………. | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÝ 7 CÁNH DIỀU |
I. Nội dung ôn thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 7
Ôn tập kiến thức các mục sau:
- Châu Mỹ
- Vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra châu Mỹ
- Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ
- Đặc điểm dân cư, xã hội Bắc Mỹ
- Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ
- Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ
- Đặc điểm dân cư, xã hội ở Trung và Nam Mỹ
- Chương 5. Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
- Bài 14. Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý
- Bài 15. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống của nhà Lý
- Bài 16. Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần
- Bài 17. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần
- Bài 18. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược
II. Câu hỏi ôn thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lí 7
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Chủ nhân đầu tiên của châu Mĩ là
A. người Mai-a.
B. người In-ca.
C. người Anh-điêng.
D. người A-xơ-tếch.
Câu 2. Châu Mĩ có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, đứng sau châu lục nào sau đây?
A. Châu Á.
B. Châu Úc.
C. Châu Âu.
D. Châu Phi.
Câu 3. Ở Bắc Mĩ, có mấy khu vực địa hình?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 4. Miền đồng bằng trung tâm của Bắc Mĩ có đặc điểm nào sau đây?
A. Cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.
B. Cao ở phía nam và tây nam, thấp dần về phía đông và tây nam.
C. Cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía đông và đông nam.
D. Cao ở phía đông và đông bắc, thấp dần về phía tây và tây nam.
Câu 5. Khu vực nào sau đây dân cư phân bố không thưa thớt?
A. Bán đảo A-la-xca.
B. Ca-na-đa.
C. Phía Nam hồ lớn.
D. Dãy Cooc-đi-e.
Câu 6. Hiện nay, dân cư ở Bắc Mĩ đang có xu hướng tập trung nhiều ở khu vực nào sau đây?
A. Phía Tây Bắc, duyên hải ven Đại Tây Dương.
B. Phía Nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.
C. Phía Bắc và duyên hải ven Thái Bình Dương.
D. Phía Tây Nam, duyên hải ven Đại Tây Dương.
Câu 7. Cây lương thực nào được trồng chủ yếu ở phía Bắc Hoa Kì?
A. Lúa gạo.
B. Cao lương.
C. Lúa mì.
D. Đại mạch.
Câu 8. Bắc Mĩ phát triển nền kinh tế
A. đa dạng.
B. phức tạp.
C. đơn giản.
D. đơn điệu.
Câu 9. Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của hệ thống
A. A-pa-lát.
B. An-đét.
C. A-lat-xca.
D. Cooc-đi-e.
Câu 10. Ở Trung Mỹ phổ biến thảm thực vật nào sau đây?
A. Rừng cận nhiệt, thảo nguyên và rừng thưa.
B. Rừng cận xích đạo, xa van và xường rồng.
C. Rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và cây bụi.
D. Cảnh quan rừng thưa, rừng rậm và xa van.
Câu 11. Người bản địa ở khu vực Trung và Nam Mĩ là
A. người lai gốc phi.
B. người gốc Âu.
C. người gốc Âu-Á.
D. người Anh-điêng.
Câu 12. Năm 2020, tỉ lệ dân đô thị ở Trung và Nam Mĩ chiếm khoảng
A. 70% dân số.
B. 75% dân số.
C. 80% dân số.
D. 85% dân số.
II. Tự luận
Câu 1. Phân tích tác động tích cực của việc C. Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ.
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Tôn giáo thịnh hành nhất ở Đại Việt dưới thời Lý là
A. Phật giáo.
B. Hin-đu giáo.
C. Hồi giáo.
D. Công giáo.
Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La?
A. Đất nước đã hòa bình, ổn định cần có điều kiện thuận lợi để phát triển.
B. Thành Đại La có địa thế hiểm trở, phù hợp cho việc phòng thủ quân sự.
C. Địa thế của Đại La rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài.
D. Hoa Lư là vùng đất hẹp, hiểm trở, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
Câu 3. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố sau:
“Đố ai đánh Tống, bình Chiêm,
Ba ngày phá vỡ Khâm - Liêm hai thành,
Ung Châu đổ nát tan tành,
Mở đầu Bắc phạt, uy danh vang lừng?”
A. Lý Kế Nguyên.
B. Trần Hưng Đạo.
C. Lý Thường Kiệt.
D. Trần Khánh Dư.
Câu 4. Bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt được biên soạn dưới thời Trần có tên là gì?
A. Phủ biên tạp lục.
B. Đại Việt sử kí.
C. Đại Nam thực lục.
D. Đại Việt sử kí toàn thư.
Câu 5. Tổ chức bộ máy nhà nước của Đại Việt dưới thời Trần có điểm gì đặc biệt?
A. Thiết lập chế độ Thái thượng hoàng.
B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên.
C. Chia cả nước thành 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu.
D. Đặt lệ: không lập hoàng hậu, không lấy Trạng nguyên.
Câu 6. Trận đánh nào quyết định thắng lợi của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (năm 1258)?
A. Trận Vạn Kiếp (Hải Dương).
B. Trận Hàm Tử (Hưng Yên).
C. Trận Đông Bộ Đầu (Hà Nội).
D. Trận Bạch Đằng (Hải Phòng).
Câu 7. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (năm 1285), vua Trần Nhân Tông đã giao trọng trách tổng chỉ huy quân đội cho vị tướng nào?
A. Trần Thủ Độ.
B. Trần Quang Khải.
C. Trần Quốc Tuấn.
D. Trần Khánh Dư.
Câu 8. Trong cả 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên xâm lược, nhà Trần đã thực hiện kế sách nào?
A. “Tiên phát chế nhân”.
B. “Công thành - diệt viện”.
C. “Vườn không nhà trống”.
D. “Đóng cọc trên sông Bạch Đằng”.
Câu 9. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên, ngoại trừ việc: nhà Trần
A. huy động được toàn dân tham gia đánh giặc.
B. có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn.
C. có các tướng lĩnh tài ba, như: Trần Quốc Tuấn,…
D. thực hiện “tiên phát chế nhân”, tiến quân thần tốc.
Câu 10. Kinh đô của nước Đại Ngu được đặt ở địa phương nào?
A. Phong Châu (Phú Thọ).
B. Tây Đô (Thanh Hóa).
C. Hoa Lư (Ninh Bình)
D. Vạn An (Nghệ An).
Câu 11. Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền nhằm mục đích
A. bảo vệ sức kéo cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
B. khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích sản xuất.
C. chia ruộng đất công ở các làng xã cho nông dân nghèo.
D. làm suy yếu thế lực kinh tế của các quý tộc nhà Trần.
Câu 13. Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ thất bại nhanh chóng, chủ yếu do: nhà Hồ
A. không có thành lũy kiên cố.
B. không có tướng lĩnh tài giỏi.
C. không đoàn kết được toàn dân.
D. không có sự chuẩn bị chu đáo.
II. Tự luận
Câu 1
a. Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý có điểm gì độc đáo?
b. Nghệ thuật kết thúc chiến tranh của nhà Lý để lại bài học kinh nghiệm nào cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay?
ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG GIỮA KÌ 2 LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ 7
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-C | 2-A | 3-C | 4-A | 5-C | 6-B | 7-C | 8-A | 9-D | 10-C |
11-D | 12-C |
Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Tác động tích cực của việc C. Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ:
- Thời kì khám phá và chinh phục thế giới đã được mở ra.
- Mang lại hiểu biết về vùng đất mới, những dân tộc mới và những nền văn minh mới.
- Mở đường cho người châu Âu đến khai phá, đổi mới công nghệ, phát triển hàng hải quốc tế, mở rộng thị trường thế giới và thúc đẩy giao thương giữa các châu lục.
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ
Trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm
1-A | 2-B | 3-C | 4-B | 5-A | 6-C | 7-C | 8-C | 9-D | 10-B |
11-D | 12-C |
Tự luận
Câu 1
- Yêu cầu a) Cuộc kháng chiến có nhiều nét độc đáo, thể hiện ở việc:
+ Chủ động tiến công để tự vệ, chặn trước thế mạnh của giặc (năm 1075);
+ Chủ động chuẩn bị kháng chiến, tiêu biểu là việc xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt (năm 1076);
+ Chủ động phản công quân Tống khi có thời cơ (đầu năm 1077);
+ Chủ động kết thúc chiến tranh bằng việc giảng hoà với quân Tống, thể hiện tinh thần nhân đạo, yêu chuộng hòa bình (cuối mùa xuân năm 1077)
- Yêu cầu b) Bài học kinh nghiệm:
+ Xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Nêu cao tính chất chính nghĩa, nhân đạo và tinh thần yêu chuộng hòa bình;
+ Sử dụng biện pháp hòa bình để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp quốc tế,…