Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì 2 môn KHTN 7 năm 2023 - 2024 (Có đáp án)
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận kèm theo đáp án giải chi tiết.
Đề cương ôn thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo.
Đề cương Khoa học tự nhiên 7 giữa học kì 2 Chân trời sáng tạo
Đề cương ôn thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7
Câu 1: Vàng và carbon có tính chất khác nhau vì vàng là nguyên tố kim loại còn carbon là nguyên tố:
A. phi kim
B. đơn chất
C. hợp chất
D. khí hiếm
Câu 2: Bạn A đi bộ đến thư viện lấy sách với tốc độ không đổi là 0,5 m/s. Biết quãng đường từ nhà đến thư viện là 0,6 km. Hỏi bạn A đi mất bao lâu?
A. 10 phút
B. 20 phút
C. 30 phút
D. 40 phút
Câu 3: Ở cây hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự:
A. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ.
B. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên.
C. mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh ngọn.
D. mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ.
Câu 4: Nguyên tử iron (sắt) có 26 proton. Điện tích hạt nhân của nguyên tử iron là:
A. 26+
B. +26
C. -26
D. 26-
Câu 5: Khi sử dụng gạch có lỗ thì khả năng cách âm tốt hơn so với gạch đúc. Lí giải nào sau đây là đúng nhất?
A. Gạch có lỗ dày hơn gạch đúc.
B. Vật liệu làm gạch có lỗ truyền âm kém hơn gạch đúc.
C. Gạch có lỗ khô hơn gạch đúc nên truyền âm chậm hơn.
D. Các lỗ gạch chứa không khí nên âm truyền qua khó hơn.
Câu 6: Ánh sáng chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò:
A. điều kiện để diễn ra quá trình quang hợp.
B. nhiệt độ cao làm tăng nhanh quá trình thoát hơi nước.
C. là tác nhân gây mở khí khổng.
D. nhiệt độ cao làm giảm mạnh quá trình thoát hơi nước.
Câu 7: Cầm một cái que và vẫy. Khi vẫy nhanh thì bắt đầu nghe thấy tiếng rít. Khi đó, có thể kết luận gì về tần số dao động của cái que?
A. Tần số dao động của cái que lớn hơn 20 Hz.
B. Tần số dao động của cái que nhỏ hơn 20 Hz.
C. Tần số dao động của cái que lớn hơn 20000 Hz.
D. Không thể biết được tần số dao động của cái que lớn hơn hay nhỏ hơn bao nhiêu Hz.
Câu 8. Có hiện tượng gì xảy ra với miếng nam châm khi cho dòng điện xxoay chiều chạy vào nam châm điện ở hình vẽ?
A. Miếng nam châm bị nam châm điện hút chặt.
B. Miếng nam châm bị nam châm điện đẩy ra.
C. Miếng nam châm đứng yên, không bị hút, không bị đẩy.
D. Miếng nam châm luân phiên bị nam châm điện hút và đẩy.
Câu 9: Trong đời sống, việc sản xuất giá để ăn, làm mạch nha đã ứng dụng giai đoạn nào trong chu kì sinh trưởng và phát triển của thực vật?
A. Giai đoạn nảy mầm
B. Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng mạch
C. Giai đoạn ra hoa
D. Giai đoạn tạo quả chín
Câu 10: Các nam châm điện được mô tả như hình sau. Hãy cho biết nam châm nào mạnh hơn?
A. Nam châm a
B. Nam châm c
C. Nam châm b
D. Nam châm e
Câu 11: Cho các chất sau: Cu, Mg, NaCl, BaO, HCl, 2, O2. Có bao nhiêu chất là đơn chất?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 12: Liên kết cộng hóa trị là liên kết:
A. giữa các phi kim với nhau.
B. trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.
C. được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.
D. được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron.
Câu 13: Đâu là ví dụ của hiện tượng cảm ứng trong trồng trọt?
(1) Bắc giàn cho các cây trồng thân leo.
(2) Trồng các cây theo luống.
(3) Trồng cây thủy canh.
(4) Đèn bẫy côn trùng.
(5) Sử dụng bù nhìn để đuổi chim ăn ngũ cốc.
A. (1), (2), (4).
B. (2), (3), (5)
C. (3), (4), (5)
D. (2), (4), (5).
Câu 14: Chọn phát biểu sai. Cách để chống ô nhiễm tiếng ồn là:
A. Giảm độ to của tiếng ồn.
B. Ngăn chặn đường truyền âm.
C. Phân tán âm bằng cách cho âm phản xạ.
D. Giảm tần số âm.
Câu 15: Quan sát sơ đồ giới hạn sinh thái của cá rô phi và cho biết giới hạn sinh thái nhiệt của cá rô phi là?
A. 5,60C – 420C
B. 230C – 370C
C. 5,60C – 370C
D. 230C – 420C
Câu 16: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?
A. Cơ thể thực vật ra hoa.
B. Cơ thể thực vật tạo hạt.
C. Cơ thể thực vật tăng kích thước.
D. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa.
Câu 17: Quá trình hô hấp ở thực vật có ý nghĩa:
A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển.
B. Tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể sinh vật.
C. Làm sạch môi trường.
D. Chuyển hóa glucid thành CO2 và H2O.
Câu 18: Chọn phương án đúng.
A. Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây thì lực từ của nam châm điện giảm.
B. Tăng số vòng dây của cuộn dây thì lực từ của nam châm điện giảm.
C. Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng lực từ của ống dây.
D. Sau khi bị nhiễm từ thì của sắt non và thép đều không giữ được từ tính lâu dài.
Câu 19: Thực vật ra hoa và đâm chồi vào mùa xuân, thể hiện sự ảnh hưởng của yếu tố nào đến đời sống thực vật?
A. Nước
B. Độ ẩm
C. Chất dinh dưỡng
D. Nhiệt độ
Câu 20: Khi đặt sắt, thép, niken, coban hay các vật liệu từ khác đặt trong từ trường thì:
A. Bị nhiễm điện
B. Bị nhiễm từ
C. Mất hết từ tính
D. Giữ được từ tính lâu dài
Câu 21: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Các nguyên tố phi kim tập trung ở các nhóm VA, VIA, VIIA.
B. Các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA.
C. Các nguyên tố kim loại có mặt ở tất cả các nhóm trong bảng tuần hoàn.
D. Các nguyên tố lanthanide và actinide, mỗi họ gồm 14 nguyên tố được xếp riêng thành hai dãy ở cuối bảng.
Câu 22 Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá?
A. Chất hữu cơ và chất khoáng.
B. Nước và chất khoáng.
C. Chất hữu cơ và nước.
D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.
Câu 23: Tại sao cần cẩu dùng lực từ trường thường dùng nam châm điện mà không dùng nam châm vĩnh cửu?
A. Vì nam châm điện rẻ hơn.
B. Vì từ trường của nam châm điện mạnh hơn nam châm vĩnh cửu.
C. Vì nam châm điện dễ tìm kiếm hơn.
D. Vì từ trường của nam châm điện yếu hơn của nam châm vĩnh cửu.
Câu 24: Điều kiện nào dưới đây không làm giảm quá trình hô hấp tế bào?
A. Hàm lượng nước trong tế bào giảm
B. Nồng độ khí carbon dioxide cao.
C. Nồng độ khí oxygen trong tế bào cao.
D. Điều kiện nhiệt độ thấp.
Câu 25: Nồng độ khí carbon dioxide thuận lợi cho hô hấp tế bào khoảng:
A. 0,02%
B. 0,01%
C. 0,03%
D. 0,04%
Câu 26: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau có đường sức từ như hình vẽ. Đầu A, B của hai thanh nam châm tương ứng với từ cực nào?
A. Cả hai đầu A và B đều là cực Bắc.
B. Cả hai đầu A và B đều là cực Nam.
C. Đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc.
D. Đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam.
Câu 27: Trẻ em không được tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng dễ mắc phải bệnh nào sau đây?
A. Bệnh quáng gà
B. Bệnh bướu cổ
C. Bệnh suy tim
D. Bệnh còi xương
Câu 28: Quang hợp diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình là:
A. 150C – 250C
B. 200C – 300C
C. 100C – 300C
D. 250C – 300C
Câu 29: Trao đổi khí ở thực vật diễn ra thông qua quá trình nào sau đây?
A. Quang hợp
B. Hô hấp
C. Thoát hơi nước
D. Quang hợp và hô hấp
Câu 30: Ở tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra ở:
A. Ti thể
B. Ribosome
C. Bộ máy golgi
D. Không bào
Câu 31: Một số nguyên tố khoáng cây trồng cần một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu như Cu, Bo, Mo. Các nguyên tố này thường tham gia cấu tạo nên
A. diệp lục.
B. các chất hữu cơ xây dựng nên tế bào.
C. các enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào.
D. protein và nucleic acid.
Câu 32: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:
A. các đường sức điện
B. các đường sức từ
C. cường độ điện trường
D. cảm ứng từ
..............
Đáp án đề cương giữa kì 2 KHTN 7
1. A | 2. B | 3. A | 4. B | 5. D |
6. C | 7. A | 8. D | 9. A | 10. D |
11. C | 12. D | 13. D | 14. D | 15. A |
16. C | 17. B | 18. C | 19. D | 20. B |
21C | 22C | 23B | 24B | 25C |
26A | 27D | 28D | 29D | 30A |
31C | 32B | 33B | 34B | 35C |