Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 11 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn HĐTN, HN (Có đáp án + Ma trận)

Đề thi giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 7 năm 2023 - 2024 bao gồm 11 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Đề kiểm tra giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 7 được áp dụng với cả 3 bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và sách Cánh diều.

Đề kiểm tra giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 7 năm 2023 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi giữa học kì sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là TOP 11 đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm 7 giữa kì 2 năm 2023 - 2024 sách mới, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7, đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7.

Bộ đề thi giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 năm 2023 - 2024

1. Đề thi giữa kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức

1.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 7

PHÒNG GD&ĐT ………

TRƯỜNG PTDT BT ………

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2023-2024

Môn: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 7

Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề)

Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Em hãy khoanh tròn một trong các đáp án A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1: Khi xếp hàng vào thang máy, hành động nào sau đây là hoàn toàn không nên?

A. Đứng đúng hàng.
B. Ra vào thang máy theo thứ tự.
C. Chen hàng để được vào thang máy trước.
D. Giữ khoảng cách phù hợp với người đúng trước và đứng sau

Câu 2: Những lưu ý khi lựa chọn một hoạt động cộng đồng để tham gia:

A. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân.
B. Thích là tham gia, không quan tâm đến những cái khác.
C. Tìm kiếm trên internet, thấy hoạt động nào nhiều người là tham gia.
D. Thích tổ chức nào thì tham gia tổ chức đó.

Câu 3: Minh đang ngồi ở trạm chờ xe buýt thì có một bà cụ xuất hiện. Vì đã hết chỗ ngồi nên bà chỉ có thể đứng chờ xe. Minh đeo tai nghe, cúi mặt xuống để giả vờ không nhìn thấy bà cụ? Em có đồng tình với hành động của Minh không?

A. Không đồng tình vì hành động của Minh thể hiện sự thiếu tôn trọng, không biết giúp đỡ người lớn tuổi.
B. Đồng tình vì số lượng ghế có hạn, ai đến trước thì người đó ngồi trước.
C. Minh làm như vậy là đúng vì Minh đã ngồi trước đó.
D. Minh làm như vậy là đúng, vì coi như không nhìn thấy bà cụ.

Câu 4: Trong các hành động dưới đây, đâu là hành động thiếu văn minh ở nơi công cộng?

A. Chen lấn, không xếp hàng khi mua vé.
B. Không nhường chỗ cho người già ở nhà chờ xe bus.
C. Vứt rác bừa bãi ở công viên.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 5: Chúng ta có thể tuyên truyền về ứng xử văn minh nơi công cộng qua phương tiện nào?

A. Qua báo, đài.
B. Qua Internet.
C. Qua các buổi diễn thuyết ở trường học, nhà văn hoá,...
D. Qua Internet, báo, đài, hoặc các buổi diễn thuyết ở trường học, nhà văn hoá,...

Câu 6: Tại sao cần có mối quan hệ tốt đẹp với những người hàng xóm xung quanh mình?

A. Vì họ mang lại nhiều lợi ích cho ta.
B. Vì họ giúp đỡ khi ta cần.
C. Vì họ cùng tham gia các hoạt động cộng đồng và sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khi ta gặp khó khăn.
D. Vì họ luôn làm theo sở thích của ta.

Câu 7: Đâu là cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước ta?

A. Cồng chiêng Tây Nguyên.
B. Dân ca quan họ Bắc Ninh.
C. Vườn quốc gia Cúc Phương.
D. Cố đô Huế.

Câu 8: Phẩm chất yêu cầu của người làm nghề truyền thống là:

A. Thận trọng và tuân thủ quy định.
B. Trân trọng lao động và sản phẩm của lao động.
C. Có trách nhiệm, sáng tạo và hợp tác với mọi người trong công việc.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 9: Việc nào nên làm để có một mùa hè “vui- an toàn”?

A. Đi bơi mà không có sự cho phép của người lớn.
B. Giúp đỡ mọi người trong gia đình, học tập và vui chơi theo kế hoạch.
C. Chơi điện tử.
D. Xem phim hoạt hình suốt ngày.

Câu 10: An toàn lao động là:

A. Là cách làm việc không để xảy ra nguy hiểm cho bản thân mà không cần quan tâm đến mọi người xung quanh.
B. Là làm việc nhanh chóng bằng mọi cách để đạt được nhiều sản phẩm nhất.
C. Là cách làm việc không để xảy ra nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh.
D. Là cách làm việc hấp tấp mà không cần quan tâm đến sự an toàn của bản thân.

Phần II. Tự luận (5 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Em có thể làm được những việc gì để góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?

Câu 2 (3 điểm) Lan có Bác làm ở ngân hàng. Lan cho rằng, làm ngân hàng thì mới có nhiều tiền, không phải lao động vất vả. Vì vậy, Lan rất ngưỡng mộ Bác và mong muốn sau này cũng sẽ được làm nghề đó. Em có đồng tình với suy nghĩ và thái độ của Lan không? Vì sao?

1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 7

I. TRẮC NGHIỆM: (Mỗi câu đúng tương đương với 0,5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

A

A

D

D

C

C

D

B

C

II. TỰ LUẬN:

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

- Tích cực tham gia trồng và chăm sóc cây xanh.

- Thu gom phân loại rác thải.

- Làm tuyên truyền viên nhỏ tuổi để vận động mọi người không chặt phá rừng bừa bãi và không săn bắt động vật hoang dã…

* HS có thể nêu các việc làm khác đúng vẫn cho điểm tối đa.

Câu 2

- Không đồng tình với suy nghĩ và thái độ của Lan.

Mỗi người cần làm công việc mình yêu thích, phù hợp với khả năng và đem lại lợi ích cho xã hội….

ĐÁNH GIÁ

Kết quả

Phần 1

Phần 2

Tổng hợp

Đạt

Trả lời đúng từ 5 câu trở lên

Đạt từ 4 yêu cầu trở lên

Kết quả phần 1, phần 2 đều ở mức đạt

Chưa đạt

Chỉ trả lời đúng tối đa 4 câu

Chỉ đạt tối đa 3 yêu cầu

Chỉ đạt tối đa 1 phần

2. Đề kiểm tra giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 7 Cánh diều

2.1 Đề thi giữa kì 2 HĐTN, HN 7

UBND HUYỆN ……….

TRƯỜNG THCS ………..

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2023 - 2024

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP: 7 CÁNH DIỀU

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề gồm: 02 trang

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Để tổ chức phiên họp bàn tròn với chủ đề “Chung tay bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương” em cần làm gì?

A. Phân công người đóng vai các thành phần tham gia.
B. Các thành viên trình bày trao đổi về những việc mình có thể làm để bảo vệ, giữ gìn di tích danh lam thắng cảnh ở địa phương.
C. Người chủ trì điều khiển quá trình thảo luận tổng kết nội dung.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 2. Vì sao các thành viên đều phải có trách nhiệm đối với công việc chung của gia đình?

A. Để gánh vác.
B. Để giúp đỡ.
C. Để chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 3. Em có thể tham gia các hoạt động lao động nào trong gia đình?

A. Giặt quần áo.
B. Dọn dẹp nhà cửa.
C. Rửa bát.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 4. Em có đồng tình với cách ứng xử của Nam trong tình huống sau không? Mỗi khi mẹ nhờ Nam làm việc nhà, Nam đều lấy lí do để từ chối. Nam thường nói rằng: "Con không biết làm, khi nào lớn con sẽ làm hết mọi việc".

A. Em đồng tình.
B. Em không đồng tình vì lấy lí do cho sự lười biếng.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
D. Cả hai đáp án trên đều sai.

Câu 5. Vì sao em nên ưu tiên việc mua đồ dùng học tập và mua sách?

A. Vì đồ dùng học tập là những thứ thiết yếu để em học tập tốt hơn.
B. Vì đồ dùng học tập và sách đắt.
C. Vì đồ dùng học tập và sách rẻ.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 6. Em rút ra được bài học gì sau khi tham gia đối thoại hiệu ứng nhà kính?

A. Hiệu ứng nhà kính là do thiên nhiên.
B. Hiệu ứng nhà kính là việc của người lớn.
C. Chúng ta cần rèn cho mình ý thức tự giác bảo vệ môi trường.
D. Không liên quan đến mình.

II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Nêu những hành vi nên và không nên khi tham quan di tích, danh lam thắng cảnh?

Câu 2 (1,0 điểm)

Tình huống:

Linh vừa đi học về, thấy mẹ đang ngồi trên ghế nghỉ ngơi. Không thấy mẹ hỏi chuyện học tập ở trường như mọi hôm, Linh cất cặp sách rồi đến ngồi bên cạnh mẹ. Linh thấy người mẹ đang rất nóng, mẹ còn bị chóng mặt, đau đầu nữa.
Với tình huống trên, em sẽ xử lí như thế nào?

Câu 3 (2,0 điểm)

Em hãy liệt kê các bước thực hành để kiểm soát các khoản chi và tiết kiệm tiền?

Câu 4 (2,0 điểm)

Nêu những thông điệp của hiệu ứng nhà kính?

------ Hết ------

2.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 7

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

D

C

D

B

A

C

II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

- Những việc nên làm khi tham quan di tích, danh lam thắng cảnh:

+ Ăn mặc chỉnh tề, lịch sử, phù hợp với từng địa điểm;

+ Không vứt rác bừa bãi;

+ Đi nhẹ nói khẽ;

+ Không tự ý sờ hay dịch chuyển hiện vật;

- Những việc không nên làm khi tham quan di tích, danh lam thắng cảnh:

+ Hái hoa, bẻ cành;

+ Tự ý sờ tay, dịch chuyển hiện vật;

+ Đùa nghịch, chạy nhảy, nói tục, chửi bậy trong khuôn viên khu di tích, danh lam.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

2

Học sinh đưa ra cách giải quyết tình huống tốt. Giáo viên đánh giá linh hoạt dựa trên nội dung cơ bản như sau:

Linh chăm sóc mẹ, lấy nước cho mẹ uống, dìu mẹ đi nằm. Hỏi mẹ có tình trạng bệnh ra sao và nhờ bố đi mua thuốc hộ mẹ.

1,0

3

Các bước thực hành để kiểm soát các khoản chi và tiết kiệm tiền:

+ Thống kê các khoản chi mỗi tháng;

+ Đặt hạn mức chi tiêu cho mỗi khoản;

+ Lập kế hoạch chi tiêu;

+ Tiết kiệm trước, chi tiêu sau;

+ Quy tắc “trì hoãn” khi muốn chi tiêu những việc không thiết yếu;

+ Luôn chi tiêu trong phạm vi số tiền mình có.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

4

- Hiệu ứng nhà kính gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tự nhiên và sự sống của con người trên Trái Đất.

- Mỗi chúng ta cần có những hành động thiết thực, tích cực để góp phần giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường.

1,0

1,0

3. Đề thi giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo

3.1 Đề thi giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 7

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3đ)

Chọn chữ cái trước phương án đúng (mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

Câu 1. Ý nào sau đây là hoạt động trong cộng đồng.

A. Đưa bạn đến trường mỗi ngày.
B. Hàng ngày tâp thể dục đều đặn.
C. Giup mẹ dọn cỏ trong vườn nhà em
D. Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.

Câu 2. Chỉ ra hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng.

A. Kiểm soát được các khoản chi của bản thân
B. Xếp hàng khi sử dụng các dịch vụ công cộng
C. Làm tình nguyện cho các chương trình khám sức khỏe miễn phí.
D. Tham gia lễ hội truyền thống ở địa phương

Câu 3. Xác định nguyên tắc khi tham gia hoạt động trong cộng đồng.

A. Tôn trọng sự khác biệt
B. Nhẹ nhàng, ân cần hỗ trợ.
C. Khen ngợi, tuyên dương
D. Thể hiện mong muốn được người thân, các bạn đồng hành.

Câu 4. “Kì thị dân tộc” là…………….

A. trọng nam khinh nữ, miệt thị, chế nhạo, phân biệt đối xử với người đồng tính.
B. sự phân biệt rõ rệt giữa người giàu- kẻ nghèo.
C. cười nhạo, chế giễu, khinh thường những người làm lao động chân tay, những người neo đơn
D. có thái độ đùa cợt, xa lánh, cô lập với những người vùng cao, người dân tộc thiểu số.

Câu 5. Nhóm nào thuộc “Hoạt động văn hóa” trong cộng đồng?

A. Thiện nguyện, hiến máu
B. Vệ sinh khu vực nơi em ở.
C. Lễ hội quê hương, tham gia biểu diễn văn nghệ cho các hoạt động ở địa phương.
D.Tham gia hoạt động ở các không gian chung: trung tâm thương mại, trường học, ……….

Câu 6. Hành vi khi tham gia các hoạt động cộng đồng là:

A. Hiểu về văn hóa của cộng đồng
B. Lựa chọn trang phục phù hợp nơi công cộng
C. Tán dương, nhận được nhiều nụ cười và sự công nhận của người khác.
D. Vui vẻ, hài lòng, thân thiện.

Câu 7. Chỉ ra ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với tự nhiên:

A. Dịch bệnh
B. Nghèo đói
C. Hư hỏng nhà cửa, cầu cống, ………..
D. Nhiều loài sinh vật không thích nghi được với sự thay đổi về nhiệt độ, môi trường sống và dần dần biến mất, tuyệt chủng.

Câu 8. Chỉ ra ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sức khỏe và đời sống con người.

A. Nước thải từ các khu dân cư xung quanh xả trực tiếp xuống sông, hồ.
B. Thiếu nước sinh hoạt, mất điện, dịch bệnh.
C. Tăng cường sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời, gió.
D. Gây ra các hiện tượng như thủng tầng ozone, nóng tên toàn cầu…….

Câu 9. Việc làm nào phù hợp với em để góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

A. Chăm đọc sách để nâng cao kiến thức
B. Chủ động nói chuyện với người thân, bạn bè về các vấn đề trong cuộc sống.
C.Tăng cường sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường: xe đạp, xe đạp điện, xe buýt, ………..
D. Ủng hộ đồng bào thiên tai.

Câu 10. Chỉ ra hiện trạng môi trường ở khu vực em tham quan.

A. Cảnh quan bị xâm hại
B. Quét dọn vệ sinh khu vực tham quan chính.
C. Nhận diện được ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính
D. Giới thiệu những truyền thống tự hào của địa phương

Câu 11. Xác định việc làm nào có thể làm để bảo vệ môi trường nơi tham quan và chuẩn bị các vật liệu cần thiết.

A. Xây dựng nội dung: nguồn gốc, ý nghĩa của truyền thống và những việc cần làm để phát huy truyền thống đó.
B. Dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm.
C. Trồng cây xanh; cây non, xẻng, bình tưới nước, phân bón, ……
D. Lắng nghe và học hỏi từ tất cả mọi người.

Câu 12. Câu nào sau đây thể hiện ý tưởng xây dựng cho sản phẩm tuyên truyền bảo vệ môi trường sau chuyến tham quan.

A. Cùng chính quyền địa phương tổ chức các buổi trò chuyện, giao lưu để nâng cao ý thức người dân ở khu vực về bảo vệ môi trường.
B. Biểu diễn văn nghệ.
C. Chấp nhận mọi người như vốn có.
D. Chia sẻ với người thân, các bạn về ý nghĩa của các hoạt động thiện nguyện.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 đ)

CÂU 1: (3đ) Thế nào gọi là Kì thị giới tính và Kì thị địa vị xã hội? Nêu ý nghĩa của những việc làm cụ thể thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.

Câu 2: (2đ) Nêu những việc làm phù hợp với em để góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính

Câu 3: (2đ) Nêu ra vài hiện trạng và nguyên nhân gây thiệt hại môi trường ở khu vực em tham quan.

3.2 Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 môn HĐTN, HN 7

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Các câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn ( 3,0 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Câu123456789101112
Đáp ánDBADCBDBCACA

PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1:

Kì thị giới tính: trọng nam khinh nữ, miệt thị, chế nhạo, phân biệt đối xử với người đồng tính, …………..

Kì thị địa vị xã hội: sự phân biệt rõ rệt giữa người giàu-kẻ nghèo, cười nhạo, chế giễu, khinh thường những người làm lao động chân tay, những người neo đơn phải đi hành khất…………

Ý nghĩa của những việc làm cụ thể thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội:

+Giúp những người bị kì thị hòa nhập với xã hội, phát triễn và chứng minh khả năng của bản thân.

+Đem lại sự công bằng, vị tha, thấu hiểu giữa con người với con người.

+Xóa tan khoảng cách giàu-nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của con người trong xã hội.

Câu 2: Những việc làm phù hợp với em để góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính

  • Tăng cường sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường: xe đạp, xe đạp điện, xe buýt, …………..
  • Không đốt rác, rơm rạ ở ngoài đồng
  • Trồng thêm cây xanh, phủ xanh đồi trọc
  • Tiết kiệm điện nước
  • Tăng cường sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời, gió
  • Tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ môi trường
  • Hạn chế sử dụng túi nilon, chai nhựa
  • Tái chế, tái sử dụng những đồ dùng, dụng cụ bỏ đi

Câu 3: Hiện trạng và nguyên nhân gây thiệt hại môi trường ở khu vực em tham quan.

Hiện trạngNguyên nhân
-Rác thải tràn lan- Khách tham quan xả rác bừa bãi
-Cảnh quan bị xâm hại- Công tác quản lý chưa tốt
-Ô nhiễm nguồn nước- Nước thải từ các khu dân cư xung quanh xả trực tiếp xuống sông, hồ.
-Tỉ lệ bụi mịn trong không khí cao-Khói bụi từ các nhà máy, phương tiện giao thông, ……..

3.3 Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 môn HĐTN, HN 7

TT

Mạch nội dung

Chủ đề

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỷ lệ

Tổngđiểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Hoạt động hướng đến Xã hội

Chủ đề 6. Sống hòa hợp trong cộng đồng

3 câu

3 câu

1 câu

6 câu

1 câu

4,5 điểm

2

Hoạt động hướng vào tự nhiên

Chủ đề 7. Góp phần giảm thiểu khí hậu nhà kính

3 câu

3 câu

1/2 câu

1/2 câu

6 câu

2 câu

5,5 điểm

Tổng

6 câu

6 câu

1 ½ câu

½ câu

12 câu

3 câu

10 điểm

̉ ̣%

30%

30%

30%

10%

30%

70%

̉ lê c̣ hung

60%

40%

100%

.............

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 HĐTN 7 năm 2023 - 2024

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 181
  • Lượt xem: 2.766
  • Dung lượng: 144,9 KB
Sắp xếp theo