Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 43 sách Cánh diều tập 1
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã miêu tả thành công nội tâm nhân vật Thúy Kiều cho thấy nỗi cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung hiếu thảo của nàng.
Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 9: Kiều ở lầu Ngưng Bích. Bạn đọc cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.
Soạn văn 9: Kiều ở lầu Ngưng Bích
Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
1. Chuẩn bị
- Đoạn trích nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc) của Truyện Kiều.
- Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi nàng bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để tiếp tục nghĩ ra kế sách mới.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Việc sử dụng từ ngữ để diễn tả hoàn cảnh của Kiều có gì đặc biệt?
Hướng dẫn giải:
Các từ ngữ để diễn tả hoàn cảnh của Kiều mang tính biểu tượng cao: khóa xuân, xa trông, bẽ bàng, nửa tình nửa cảnh, chia tấm lòng
Câu 2. Dự cảm tương lai được thể hiện qua hình ảnh nào?
Hướng dẫn giải:
Dự cảm tương lai được thể hiện qua hình ảnh: hoa trôi man mác, cánh buồm xa xa, nội cỏ rầu rầu, ầm ầm tiếng sóng
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có thể chia làm mấy phần? Trình bày nội dung chính của mỗi phần.
Hướng dẫn giải:
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân” đến “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”: cảnh vật nơi chốn lầu Ngưng Bích.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Có khi gốc tử đã vừa người ôm”: nỗi nhớ cha mẹ, nhờ người thương của Thúy Kiều.
- Phần 3. Còn lại: nỗi lo lắng trước cuộc sống tương lai của bản thân.
Câu 2. Khung cảnh được miêu tả ở sáu dòng thơ đầu có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng của Thuý Kiều?
Hướng dẫn giải:
Khung cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả theo điểm nhìn từ trên cao xuống:
- “Khóa xuân”: khóa kín tuổi xuân, ý nói cấm cung (con gái nhà quyền quý trong xã hội xưa thường không được ra khỏi phòng) - nhưng ở đây là nói đến việc Kiều bị giam lỏng.
- Hình ảnh thiên nhiên đối lập “non xa” - “trăng gần”: Kiều ở trên lầu cao nhìn xuống dãy núi xa và mảnh trăng như ở cùng một trong một vòm trời.
- “Bốn bề” kết hợp với từ láy “bát ngát” gợi ra một không gian rộng lớn, vô tận của thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích.
- “Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” - những sự vật tưởng chừng như chẳng có sự liên kết nào.
=> Khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích rộng lớn đấy mà thật vắng lặng góp phần thể hiện tâm trạng của Kiều u buồn, cô độc trước không gian đó.
Câu 3. Thuý Kiều lần lượt nhớ tới những ai? Theo em, trình tự nỗi nhớ đó có hợp lí không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Thúy Kiều nhớ tới người yêu (Kim Trọng) rồi nhớ tới người thân (cha mẹ)
- Theo em, trình tự nỗi nhớ đó có hợp lí. Vì Nguyễn Du để Kiều nhớ đến Kim Trọng trước sẽ phù hợp với diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong hoàn cảnh bị Mã Giám Sinh làm nhục, bị lừa ép bán đến chốn lầu xanh (chà đạp cả về thể xác lẫn tinh thần) thì Kiều cảm thấy xót xa, đau khổ khi đã không giữ được lời thề nguyện với Kim Trọng, chẳng biết “tấm thân gột rửa bao giờ cho phai”
Câu 4. Theo em, tám dòng thơ từ dòng 7 đến dòng 14 trong đoạn trích là lời của ai? Vì sao em biết điều đó? Những lời này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội tâm nhân vật?
Câu 5. Kiều ở lầu Ngưng Bích được coi là một trong những đoạn trích thể hiện tài năng của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Hãy phân tích tám dòng thơ cuối để làm sáng rõ điều đó.
Câu 6. Em hãy chuyển nội dung 14 dòng thơ đầu thành một đoạn văn xuôi.
- Lượt tải: 102
- Lượt xem: 172.069
- Dung lượng: 158,6 KB
Link Download chính thức:
Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích Cánh diều DownloadCác phiên bản khác và liên quan:
- ngoc nguyenThích · Phản hồi · 0 · 19:24 16/10