-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Soạn bài Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo tuyệt mĩ Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 54 sách Cánh diều tập 1
Download.vn xin giới thiệu bài Soạn văn 9: Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo tuyệt mĩ. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.

Nội dung chi tiết của tài liệu được chúng tôi đăng tải ngay sau đây, mời bạn đọc tham khảo để nắm rõ hơn.
Soạn văn 9: Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo tuyệt mĩ
Soạn bài Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo tuyệt mĩ
1. Chuẩn bị
- Vịnh Hạ Long nằm ở Đông Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 165km, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh.
- Vịnh Hạ Long bao gồm cả vịnh Bái Tử Long. Vịnh Bái Tử Long có giá trị tương đồng với khu Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long về cảnh quan, địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học và văn hóa lịch sử.
- Ngày 17/12/1994, Hội nghị Di sản thế giới lần thứ 18 đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long vào Danh mục Di sản thiên nhiên thế giới với giá trị nổi bật toàn cầu về cảnh quan tự nhiên.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Phần mở đầu nêu thông tin chính gì?
Hướng dẫn giải:
Thời gian, địa điểm Vịnh Hạ Long được đưa vào danh mục Di sản Thế giới.
Câu 2. Việc dẫn thơ Nguyễn Trãi ở đây có tác dụng gì?
Hướng dẫn giải:
Tăng thêm tính thuyết phục cho vẻ đẹp của Hạ Long.
Câu 3. Tiêu đề mục 1 cho biết nội dung chính của phần này là gì?
Hướng dẫn giải:
Nội dung: Vẻ đẹp thiên nhiên hoành tráng của Vịnh Hạ Long.
Câu 4. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn này?
Hướng dẫn giải:
- Nhân hóa: biển cả đã cần cù chạm khắc
- So sánh: có đảo cong cong giống như chiếc ngà voi…
- Điệp cấu trúc câu: “Có đảo…”
Câu 5. Dự đoán nội dung chính của phần 2.
Hướng dẫn giải:
Vẻ đẹp cảnh quan Hạ Long theo thời gian.
Câu 6. Vẻ đẹp và cái thú ở Hạ Long được khắc họa theo trình tự nào?
Hướng dẫn giải:
Trình tự thời gian: mùa xuân, mùa hè, mùa thu; buổi sớm, trưa hè, chiều hè, đêm trăng.
Câu 7. Đêm trăng thu ở Hạ Long có gì độc đáo?
Hướng dẫn giải:
Đêm trăng thu ở Hạ Long “diễm lệ và huyền bí”:
- Mặt vịnh yên tĩnh như tấm gương phản chiếu ánh trăng.
- Trong tiếng gió và sóng, đảo đá trầm tư ẩn hiện, trở nên xa lạ và bí mật.
Câu 8. Hồ Ba Hầm có gì độc đáo?
Hướng dẫn giải:
- Cửa hang hình bán nguyệt
- Đáy cửa hang là mặt nước thông với dòng hải lưu uốn lượn…
- Hồ Đầm Ba gồm ba trũng biển, đi thăm hồ phải đi bằng xuồng hoặc thuyền qua hang luồn giữa rừng thạch nhũ.
Câu 9. Ý của Quách Mạt Nhược qua câu thơ là gì?
Hướng dẫn giải:
Cảnh sắc thiên nhiên quá đẹp mà thơ ca không thể diễn tả hết.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nhan đề của văn bản thể hiện sự đánh giá như thế nào về kì quan vịnh Hạ Long?
Hướng dẫn giải:
Nhan đề văn bản thể hiện sự đánh giá coi trọng về kì quan vịnh Hạ Long.
Câu 2. Trình bày bố cục văn bản bằng một sơ đồ. Các đề mục nhỏ và nội dung của văn bản đã triển khai vấn đề được nêu ở nhan đề như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Bố cục:
- Phần 1. Thời gian, địa điểm và đánh giá về Vịnh Hạ Long
- Phần 2. Tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên hoành tráng
- Phần 3. Cảnh quan thay đổi theo góc nhìn thời gian
- Phần 4. Hệ thống hang động Vịnh Hạ Long
- Các đề mục nhỏ và nội dung của văn bản đã triển khai chi tiết, cụ thể vấn đề được nêu ở nhan đề, sự tuyệt mĩ của Vịnh Hạ Long.
Câu 3. Vì sao văn bản “Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ” được coi là văn bản thông tin? Trong văn bản này có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào? Chỉ ra tác dụng của sự kết hợp ấy.
Hướng dẫn giải:
- Nguyên nhân: giới thiệu, cung cấp thông tin về Vịnh Hạ Long; có hệ thống nhan đề, đề mục; có hình ảnh minh họa.
- Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Tác dụng: góp phần giới thiệu một cách chân thực, sống động nhất.
Câu 4. Từ văn bản, hãy chỉ ra những giá trị của vịnh Hạ Long.
Hướng dẫn giải:
Giá trị của vịnh Hạ Long là:
- Du lịch: du khách đi giữa Hạ Long như đi giữa một thế giới động vật hoá đá với những hòn đảo như đôi gà chọi nhau, chú đại bàng trên mỏm đá rình mồi…
- Địa chất – địa mạo: hàng nghìn đảo đá sừng sững, trăm nghìn dáng điệu nhấp nhô; có hàng chục hàng động mở trong lòng núi đá với quy mô, kiểu dáng màu sắc đa dạng, phong phú…
- Nghệ thuật: trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các sáng thơ ca, âm nhạc, nhiếp ảnh…
Câu 5. Văn bản mang lại cho em những hiểu biết gì về vịnh Hạ Long? Em còn muốn biết thêm những thông tin nào về địa danh nổi tiếng này?
Hướng dẫn giải:
- Văn bản mang lại cho em những hiểu biết về vịnh Hạ Long: vẻ đẹp thiên nhiên Vịnh Hạ Long.
- Em còn muốn biết thêm những thông tin về địa danh nổi tiếng này: giới thiệu chi tiết về hệ thống hang động,...
Câu 6. Nếu được giới thiệu một số nét về danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương, em sẽ nêu các thông tin nào?
Hướng dẫn giải:
Nếu được giới thiệu một số nét về danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương, em sẽ nêu các thông tin: vị trí địa lí, đặc trưng nổi bật, giá trị,...

Chọn file cần tải:
-
Vịnh Hạ Long một kì quan thiên nhiên độc đáo tuyệt mĩ 195 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

-
ngoc nguyenThích · Phản hồi · 0 · 09/10/23
Tài liệu tham khảo khác
-
Giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều
-
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều
-
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
-
Soạn bài Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du Cánh diều
-
Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước Chân trời sáng tạo
-
Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích Cánh diều
-
Truyện Kiều của Nguyễn Du
Lớp 9 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án kĩ năng sống lớp 4 (Cả năm)
10.000+ -
Kể lại truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường (7 mẫu)
10.000+ -
Cảm nhận về bài thơ Bảo kính cảnh giới (2 Dàn ý + 12 Mẫu)
100.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích nhân vật Tràng (Sơ đồ tư duy + 6 mẫu)
10.000+ -
Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô đại cáo (2 Dàn ý + 15 Mẫu)
100.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22
10.000+ -
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Rút trong tập Giữa trong xanh (1972), Nguyễn Thành Long
100.000+ 1 -
Đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 môn Tiếng Việt Tiểu học
10.000+ -
Văn mẫu lớp 10: Thuyết minh về lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương (3 Dàn ý + 12 Mẫu)
100.000+ -
Đề thi TOEIC tháng 09-10 năm 2008 - Đề thi TOEIC
10.000+
Mới nhất trong tuần
-
Ngữ Văn 9 - Tập 1
-
Bài 1: Thơ và thơ song thất lục bát
- Soạn Sông núi nước Nam
- Soạn Khóc Dương Khuê
- Thực hành tiếng Việt (trang 18)
- Soạn Phò giá về kinh
- Soạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Phân tích một tác phẩm thơ
- Nói và nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến
- Tự đánh giá: Cảnh vui của nhà nghèo
- Phiếu bài tập chủ đề 1 - Ngữ văn 9 Cánh diều
-
Bài 2: Truyện thơ Nôm
- Soạn Cảnh ngày xuân
- Soạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Thực hành tiếng Việt (trang 42)
- Bài tập về điển tích, điển cố
- Soạn Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học
- Nói và nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến
- Tự đánh giá: Lục Vân Tiên gặp nạn
- Phiếu bài tập chủ đề 2 - Ngữ văn 9 Cánh diều
-
Bài 3: Văn bản thông tin
- Soạn Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo tuyệt mĩ
- Soạn Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du
- Thực hành tiếng Việt (trang 65)
- Bài tập Nghĩa và cách dùng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế
- Soạn Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông
- Nói và nghe: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
- Tự đánh giá: Cao nguyên đá Đồng Văn
- Phiếu bài tập chủ đề 3 - Ngữ văn 9 Cánh diều
-
Bài 4: Truyện ngắn
- Soạn Làng
- Soạn Ông lão bên chiếc cầu
- Thực hành tiếng Việt (trang 90)
- Bài tập về Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Soạn Chiếc lược ngà
- Soạn Chiếc lá cuối cùng
- Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống
- Tự đánh giá: Những con cá cờ
- Phiếu bài tập chủ đề 4 - Ngữ văn 9 Cánh diều
- Bài 5: Nghị luận xã hội
-
Bài 1: Thơ và thơ song thất lục bát
-
Ngữ Văn 9 - Tập 2
- Bài 6: Truyện truyền kì và truyện trinh thám
- Bài 7: Thơ tám chữ và thơ tự do
- Bài 8: Văn bản thông tin
- Bài 9: Bi kịch và truyện
-
Bài 10: Nghị luận văn học
- Soạn Nghĩ thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương”
- Soạn Về chuyện Làng của Kim Lân
- Thực hành tiếng Việt (trang 115)
- Soạn Phân tích bài Khóc Dương Khuê
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời
- Tự đánh giá: Hình ảnh con thuyền, người dân chài trong bài “Quê hương”
- Tổng kết về văn học và tiếng Việt
- Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II
- Không tìm thấy