Soạn bài Bàn về đọc sách Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 115 sách Cánh diều tập 1
Văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm sẽ được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 9: Bàn về đọc sách. Nội dung chi tiết được đăng tải sau đây.
Soạn văn 9: Bàn về đọc sách
Soạn bài Bàn về đọc sách
1. Chuẩn bị
- Chu Quang Tiềm sinh năm 1897, mất năm 1986.
- Quê quán: Trung Quốc
- Ông là một nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Quan điểm của tác giả được thể hiện như thế nào trong câu văn này?
Hướng dẫn giải:
Đọc sách giúp hiểu được quá khứ của nhân loại.
Câu 2. Cách lập luận của tác giả có gì thú vị?
Hướng dẫn giải:
Sử dụng các thành ngữ, phép so sánh liên tưởng với việc đánh trận
Câu 3. Tác giả thể hiện thái độ như thế nào trước việc đọc sách?
Hướng dẫn giải:
Thái độ: coi trọng việc đọc sách
Câu 4. Quan điểm của tác giả ở đây có mâu thuẫn với quan điểm đã nêu ở phần trước không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Quan điểm của tác giả không mâu thuẫn với quan điểm đã nêu ở phần trước, vì tác giả đang nêu quan điểm về phương pháp đọc sách đúng đắn.
2. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Xác định luận đề của văn bản Bàn về đọc sách. Để triển khai luận đề này, tác giả đã đưa ra những luận điểm nào?
Hướng dẫn giải:
- Luận đề: Bàn về giá trị của sách, phương pháp đọc sách
- Luận điểm:
- Tầm quan trọng của việc đọc sách.
- Những khó khăn của việc đọc sách hiện nay.
- Phương pháp (cách lựa chọn) và cách đọc sách mang lại hiệu quả.
Câu 2. Chỉ ra những lí lẽ được sử dụng trong phần 1 của văn bản. Nhận xét về những lí lẽ đó.
Hướng dẫn giải:
- Tầm quan trọng của việc đọc sách: ghi chép, lưu truyền mọi tri thức, thành tựu; sách là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật.
- Ý nghĩa của việc đọc sách: là con đường quan trọng của học vấn, sự chuẩn bị cho cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát triển thế giới mới.
=> Lí lẽ thuyết phục, góp phần làm sáng tỏ luận điểm.
Câu 3. Trong phần 2, tác giả cho rằng “sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu”, “sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng”. Để làm sáng tỏ các lí lẽ này, tác giả đã đưa ra những bằng chứng nào? Em có đồng ý với các lí lẽ này không, vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Bằng chứng được đưa ra:
- Ngày trước sách ít, “có người đọc đến bạc đầu mới hết một quyển kinh” nhưng đọc nghiền ngẫm nên đã thấm vào xương tủy
- Ngày nay, những học giả trẻ đọc nhiều sách nhưng chỉ “lướt qua”, như vậy chỉ là “hư danh nông cạn”
- Trước một số lượng lớn sách sẽ khiến con người “tham nhiều mà không thực chất”, không phân biệt được những “tác phẩm cơ bản đích thực” với “những cuốn sách “vô thưởng vô phạt”
- Ý kiến là đồng tình, vì lí lẽ trên đều cụ thể, thuyết phục.
Câu 4. Nội dung của phần (3) liên quan đến phần (1) và phần (2) như thế nào? Nêu lên một điều em tâm đắc trong phần (3) và lí giải vì sao.
Hướng dẫn giải:
- Nội dung của phần (3) tiếp nối phần (1) và phần (2).
- Điều tâm đắc: tác giả đã đưa ra phương pháp đọc sách phù hợp, đúng đắn
Câu 5. Văn bản Bàn về đọc sách thuyết phục người đọc bởi những lí do nào? Phân tích một số bằng chứng để khẳng định câu trả lời của em.
Hướng dẫn giải:
- Văn bản Bàn về đọc sách thuyết phục người đọc bởi những lí do:
- Bố cục chặt chẽ, hợp lý.
- Cách viết giàu hình ảnh, ví von cụ thể, thú vị.
- Phân tích cụ thể, dẫn dắt tự nhiên bằng giọng trò chuyện, tâm tình của một học giả uy tín.
- Nội dung các lời bàn rất đúng đắn, có tính triết lý sâu sắc.
- Ví dụ như: Đọc sách là món nợ…; Chiếm lĩnh tri thức giống như đánh trận;...
Câu 6. Từ những vấn để được gợi ra trong văn bản, hãy nêu một ưu điểm và một hạn chế về việc đọc sách của bản thân em.
Hướng dẫn giải:
- Ưu điểm: thích đọc sách, chăm chỉ đọc sách
- Hạn chế: chưa có phương pháp đọc sách đúng đắn