Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 48 sách Cánh diều tập 1

Tài liệu Soạn văn 9: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến, sẽ được Download.vn giới thiệu đến bạn đọc ngay sau đây.

Nói và nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến
Nói và nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

Mong rằng với tài liệu này, sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích cho học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn.

Nói và nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

(1). Từ đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, làm sáng tỏ ý kiến: Nguyễn Du tả cảnh để ngụ tình.

(2). Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ nét sắc thái của ngôn ngữ Nam bộ. Hãy làm rõ ý kiến đó qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”

Hướng dẫn giải:

Đề (1):

* Mở đầu: lời chào, giới thiệu

* Nội dung chính:

- Tả cảnh ngụ tình hiểu đơn giản là qua việc miêu tả cảnh vật để gửi gắm tâm trạng. Đây là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn học xưa.

- Khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích được tác giả miêu tả theo điểm nhìn từ trên cao xuống:

  • “Khóa xuân”: khóa kín tuổi xuân, ý nói cấm cung (con gái nhà quyền quý trong xã hội xưa thường không được ra khỏi phòng) - nhưng ở đây là nói đến việc Kiều bị giam lỏng.
  • Hình ảnh thiên nhiên đối lập: “non xa” - “trăng gần” - Kiều ở trên lầu cao nhìn xuống dãy núi xa và mảnh trăng như ở cùng một trong một vòm trời.
  • “Bốn bề” kết hợp với từ láy “bát ngát” gợi ra một không gian rộng lớn, vô tận của thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích.
  • “Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” - những sự vật tưởng chừng như chẳng có sự liên kết nào.

=> Khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích rộng lớn đấy mà thật vắng lặng. Từ đó, tác giả muốn thể hiện tâm trạng buồn bã, cô đơn của Thúy Kiều.

Nguyễn Du đã miêu tả hình ảnh thiên nhiên để gửi gắm tâm trạng của Kiều.

  • “Buồn trông cửa bề chiều hôm/Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”: Không gian bao la rộng lớn, Kiều nhớ về quê hương. Hình ảnh “con thuyền” gợi nhớ về quê hương, nàng mong muốn trở về nhưng không biết đến khi nào.
  • “Buồn trông mặt nước mới sa/Hoa trôi man mác biết là về đâu”: Hình ảnh những cánh hoa trôi giữa dòng nước cũng giống như cuộc đời nàng bị vùi dập.
  • “Buồn trông nội cỏ rầu rầu.Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”: Dường như thiên nhiên cũng nhuốm màu tâm trạng, màu xanh không phải của hy vọng mà là màu xanh của tuyệt vọng, mất phương hướng.
  • “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh/Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: Dường như ta nghe được âm thanh của tiếng sóng vỗ đang kêu. Đó là dự cảm về những sóng gió cuộc đời đang bủa vây lấy nàng. Kiều cảm nhận được, cảm thấy xót xa và đau đớn.

=> Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cho thấy tài năng bậc thầy của Nguyễn Du.

* Kết thúc: lời chào, cảm ơn.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 68
  • Lượt xem: 43.442
  • Dung lượng: 149,8 KB
Sắp xếp theo