Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 27 sách Cánh diều tập 1

Tài liệu Soạn văn 9: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến, sẽ được Download.vn giới thiệu đến bạn đọc ngay sau đây.

Nói và nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến
Nói và nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

Mong rằng với tài liệu này, sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích cho học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn lớp 9.

Nói và nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

1. Định hướng

1.1. Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến là yêu cầu cần thiết trong giao tiếp, nhất là khi nghe trình bày một ý kiến nghị luận. Bởi vì mục đích của văn nghị luận là thuyết phục. Kĩ năng nghe và nhận biết tính thuyết phục của ý kiến người nói thể hiện sự chủ động trong giao tiếp ở người nghe. Người nghe cần nắm được nội dung và cách thức trình bày của người nói, nhận biết được tính thuyết phục cũng như chỉ ra được những hạn chế (nếu có), chẳng hạn, lập luận thiếu logic, bằng chứng chưa đủ hoặc bằng chứng không liên quan đến vấn đề trình bày...

1.2. Muốn nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến, các em cần lưu ý:

- Nghe kĩ nội dung ý kiến mà người nói đã trình bày (Người nói nêu ý kiến về vấn đề gì? Mục đích của người nói là gì?).

- Ghi lại cách trình bày ý kiến của người nói:

  • Mở đầu nêu lên vấn đề gì?
  • Triển khai vấn đề bằng các lí lẽ và bằng chứng ra sao?
  • Lí lẽ và bằng chứng có sức thuyết phục không? (Có làm sáng tỏ cho vấn đề nêu lên ở phần mở đầu hay không?)
  • Nội dung trình bày có logic, chặt chẽ không?
  • Còn thiếu những bằng chứng gì?

- Đánh giá chung về tính thuyết phục trong ý kiến của người nói.

2. Thực hành

Bài tập: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của ý kiến trình bày về sự giống nhau và khác nhau giữa bài thơ “Sông núi nước Nam” và văn bản “Nước Đại Việt ta” (trích “Đại cáo bình Ngô” – Nguyễn Trãi).

a. Chuẩn bị

- Chuẩn bị (ở nhà) ý kiến của cá nhân về sự giống nhau và khác nhau giữa bài thơ Sông núi nước Nam và văn bản Nước Đại Việt ta.

- Xem lại các hướng dẫn trong mục 1. Định hướng để nắm được cách nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến, những hạn chế trong khi trình bày ý kiến...

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Người nói: tập trung vào vấn đề đã nêu ở bài tập, dựa vào gợi ý trong mục 1. Định hướng để tìm ý và lập dàn ý cho bài trình bày.

- Người nghe: chú ý các điểm cần tập trung khi nghe để nhận biết tính thuyết phục của ý kiến được trình bày và chỉ ra được những hạn chế (nếu có). Chẳng hạn, bài trình bày của người nói cần đáp ứng hệ thống ý sau đây:

  • Mở đầu: nêu vấn đề, mục đích bài nói là chỉ ra sự giống nhau và khác nhau của hai văn bản.
  • Nội dung chính: nêu những điểm giống nhau và khác nhau của hai văn bản Sông núi nước Nam và Nước Đại Việt ta theo một số tiêu chỉ như bối cảnh ra đời, đề tài, nội dung chính, tư tưởng và tình cảm của người viết, vai trò và sự tác động của tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ và biện pháp nghệ thuật đặc sắc... Mỗi điểm cần có các lí lẽ và bằng chứng cụ thể dẫn ra từ hai văn bản.
  • Kết thúc: khẳng định ý nghĩa và vị trí của hai văn bản đối với lịch sử dân tộc nói chung và văn học nói riêng.

c. Nói và nghe

- Người nói: trình bày ý kiến đã chuẩn bị ở nhà của mình.

- Người nghe: nghe và nhận xét về tinh thuyết phục của ý kiến được trình bay. Bài này tập trung rèn luyện kĩ năng nghe nhiều hơn. Trong khi nghe, các em cần

c. Kiểm tra và chỉnh sửa

- Người nói:

  • Rút kinh nghiệm về việc lựa chọn vấn đề trình bày, quá trình chuẩn bị, nội dung. cách thức và thái độ trình bày
  • Tự đánh giá bài nói

- Người nghe:

  • Kiểm tra nội dung bài nói
  • Nhận xét bài nói

Hướng dẫn giải:

* Mở đầu: lời chào, giới thiệu

* Nội dung chính:

- Giống nhau:

  • Được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập
  • Tuyên bố độc lập, khẳng định chủ quyền dân tộc; thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước

- Khác nhau:

  • Sông núi nước Nam: chủ quyền được khẳng định trên phương diện lãnh thổ được ghi ở sách trời; yêu nước gắn với tư tưởng trung quân ái quốc;\
  • Bình Ngô đại cáo: chủ quyền được khẳng định trên nhiều phương diện (lãnh thổ, lịch sử, văn hóa,...); yêu nước gắn với yêu dân

* Kết thúc: Lời chào, cảm ơn.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 14
  • Lượt xem: 8.386
  • Dung lượng: 160,4 KB
Sắp xếp theo