Bộ đề thi học kì 1 lớp 4 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo 24 Đề kiểm tra cuối kì 1 lớp 4 (Có ma trận + Đáp án)

TOP 24 Đề thi học kì 1 lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 môn Tiếng Việt, Khoa học, Công nghệ, Toán, Lịch sử - Địa lí, Tin họccó đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề thi cuối học kì 1 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình.

Với 24 Đề thi học kì 1 CTST, còn giúp các em luyện giải đề và so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Bộ đề thi học kì 1 lớp 4 sách Chân trời sáng tạo

1. Đề thi học kì 1 môn Toán 4 Chân trời sáng tạo

1.1. Đề thi học kì 1 môn Toán 4

Trường: Tiểu học……
Họ và tên: ………………
Học sinh lớp: 4….

Thứ ……… ngày …….tháng …… năm 2024

KIỂM TRA CUỐI KÌ I
MÔN TOÁN LỚP 4
Năm học: 2024 – 2025
(Thời gian làm bài: 40 phút)

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1.

A. Giá trị của chữ số 6 trong số 26 471 539 là(0,5đ) M1

a. 60 000
b. 6 000 000
c. 60 000 000
d. 600 000

B. Làm tròn số 18 765 312 đến hàng trăm nghìn ta được: (0.5đ) M1

a. 18 770 000
b. 19 000 000
c. 18 800 000
d. 19 800

Câu 2. Dãy các chữ số được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là( 1đ) M1

Ghi chữ Đ vào ô vuông trước câu trả lời đúng

☐ a. 146 789 ; 321 318 ; 318 963 ; 381 267.
☐ b. 381 267. ; 321 318; 318 963; 146 789.
☐ c. 146 789; 146 318 ; 318 164 ; 381 164.
☐ d. 381 164; 146 789; 164 318 ; 146 318.

Câu 3. Hình vẽ bên có: (1 đ) M2

Đánh dấu X vào ô trước câu trả lời đúng

☐ a. 2 cặp cạnh song song, 2 góc vuông

☐ b.1 cặp cạnh song song, 3 góc vuông

Hình vẽ

Câu 4. Lâm cân nặng là 37kg. Hân cân nặng 30kg, Mai cân nặng 29kg. Cân nặng của Lâm là:(1đ) M1

a. 31 kg
b. 32 kg
c. 34 kg
d. 35 kg

Câu 5. Với ba chữ số 3, 4, 6 những số lẻ có thể viết là: (1 đ) M2

Nối với kết quả đúng

Nối với kết quả đúng

Câu 6. Đặt tính rồi tính. (1đ) M3

61 387 + 25 806

792 982 – 456 705

23 512 x 5

11 236 : 4

Câu 7. Tính diện tích hình vuông biết chu vi của hình vuông đó là 20 cm? (1đ) M2

Diện tích hình vuông đó là ...........cm2

Câu 8: Dựa vào biểu đồ và trả lời câu hỏi (1 đ) M2

Biểu đồ

Trong tháng 8 năm 2021, khu vực này đã được hỗ trợ gạo 4 lần

Nêu khối lượng gạo được hỗ trợ mỗi lần được hỗ trợ

Câu 9: Một cửa hàng lương thực ngày đầu bán được 20 238 kg gạo, ngày thứ hai bán nhiều hơn ngày đầu 96 kg, ngày thứ ba bán ít hơn ngày thứ hai 30kg. Hỏi cả ba ngày cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo? (1đ) M3

Câu 10. Tính thuận tiện (1 đ) M3

285 × 69 - 285 × 57 - 285 × 11

= ………………………….…

= ………………………….…

= ……………………………

1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Toán 4

Câu 1.

A. b

B. c

Câu 2: b

Câu 3: a

Câu 4: b

Câu 5: b

Câu 6: Mỗi câu đúng 0,25 đ

Đáp án đề thi học kì 1 môn Toán 4

Câu 7. 25cm2

Câu 8: lần 1: 10 000 kg; lần 2: 12 000; lần 3: 9000 kg; lần 4: 11 000kg

Câu 9:

Bài giải

Số ki-lô-gam gạo ngày thứ hai bán được là:

20 238 + 96 = 20 334 (kg) (0.25đ)

Số ki-lô-gam gạo ngày thứ ba bán được là:

20 334 – 234= 20 100 (kg) (0.25đ)

Số ki-lô-gam gạo cả ba ngày cửa hàng bán được là:

20 238 + 20 334 + 20100 = 60 672 (kg) (0.25đ)

Đáp số: 60 672 kg gạo (0.25đ)

Câu 10:

285 × 69 - 285 × 57 - 285 × 11

= 285 × (69 - 57 - 11)

= 285 × 1

= 285

1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Toán 4

Mạch kiến thức, kĩ năng

Mức

1

Mức

2

Mức

3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

* Số và phép tính

- Biết đọc, viết các số tự nhiên có nhiều chữ số (đến lớp triệu).Chỉ ra vị trí các lớp, các hàng của chữ số trong số đã cho; Biết so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự (bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số trong phạm vi 100 000.000; Biết làm tròn số tự nhiên (làm tròn số đến tròn trăm, tròn nghìn, tròn mười nghìn, tròn trăm nghìn, tròn triệu, tròn chục triệu, tròn trăm triệu); Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp.Thực hiện phép tính cộng,phép tính nhân với tính chất giao hoán, kết hợp; Biết tìm số chẵn, số lẻ . Biết dấn hiệu chia hết cho 2. Nhận biết các số trong phạm vi 90 chia hết cho 9.

- Hiểu tìm thành phần chưa biết liên quan đến phép tính cộng, trừ, nhân ,chia; Hiểu tìm số trung bình cộng

- Vận dụng tính được giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính theo nguyên tắc (có dấu ngoặc hoặc không có dấu ngoặc). Tính bằng cách thuận tiện nhất; Vận dụng giải các bài toán liên quan đến rút về đơn vị (trong phạm vi các số và phép tính đã học), bài toán giải bằng ba bước tính, bài toán liên quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính; liên quan đến thành phần và kết quả của phép tính; liên quan đến các mối quan hệ so sánh trực tiếp và đơn giản (gấp một số lên một số lần, giảm một số đi một số lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé,…). Bài toán tìm số trung bình cộng.

Số câu

3

1

3

4

3

Câu số

1,2,4

5

6,9,10

Số điểm

3

1

3

4

3

*Hình học và đo lường

- Biết đọc, viết các đơn vị đo diện tích (dm2, m2), đơn vị đo thời gian (giây,phút, giờ, thế kỉ), đơn vị đo khối lượng (tấn, tạ, yến, kg); Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng, diện tích, thời gian; Biết nhận dạng về các hình đã học: hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác…; Nhận biết góc nhọn, góc tù, góc vuông, góc bẹt,hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song; Biết xác định tên góc có trong hình.

- Hiểu chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (dm2, m2),đơn vị đo thời gian (giây,phút, giờ, thế kỉ), đơn vị đo khối lượng (tấn, tạ, yến, kg)

- Vận dụng thực hành tính và ước lượng chu vi, diện tích của một số hình phẳng trong thực tế liên quan đến các hình phẳng đã học; thực hành đo, cân, đong và ước lượng độ dài, khối lượng, dung tích, nhiệt độ…; giải bài toán liên quan đến đơn vị đo diện tích (dm2, m2) đơn vị đo thời gian (giây, phút, giờ, thế kỉ), đơn vị đo khối lượng (tấn, tạ, yến, kg); Tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật

Số câu

2

2

Câu số

3,7

Số điểm

2

2

*Thống kê và xác suất

- Biết đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng. Nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu; Biết sắp xếp dãy số liệu thống kê. Sắp xếp số liệu vào biểu đồ cột; Biết kiểm đếm được số lần lặp lại của một khả năng xảy ra (nhiều lần) của một sự kiện khi thực hiện (nhiều lần) thí nghiệm, trò chơi đơn giản (tung đồng xu, lấy bóng từ hộp kín…)

- Hiểu tính được giá trị trung bình của các số liệu trong bảng hay biểu đồ cột.

-Vận dụng giải bài toán liên quan đến dãy số liệu thống kê, biểu đồ cột

Số câu

1

1

Câu số

8

Số điểm

1

1

Tổng

Số câu

3

3

1

3

6

4

Số điểm

3

3

1

3

6

4

2. Đề thi học kì 1 môn Khoa học 4 Chân trời sáng tạo

2.1. Đề thi học kì 1 môn Khoa học 4

PHÒNG GD & ĐT ……………….
TRƯỜNG TIỂU HỌC……………….
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
KHOA HỌC 4 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 -2025
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nước không có tính chất nào sau đây?

A. Nước hòa tan được muối, đường.
B. Nước chảy từ cao xuống thấp và chảy lan ra khắp mọi phía.
C. Nước thấm qua được ni lông, sắt, thép.
D. Nước có thể thấm qua vải, giấy.

Câu 2. Hiện tượng nào sau đây mô tả sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí?

A. Sự hình thành của mây.
B. Kem tan chảy.
C. Sự hình thành sương muối.
D. Phơi quần áo ướt dưới ánh sáng mặt trời.

Câu 3. Em có thể làm gì để bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước?

A. Xả rác xuống ao, hồ.
B. Tận dụng nước vo gạo để tưới cây.
C. Không khóa vòi nước ngay sau khi sử dụng.
D. Không thông báo cho người lớn khi thấy vòi nước bị rò rỉ.

Câu 4. Hoạt động bơm xe đạp lốp xe đạp đã áp dụng tính chất nào của không khí?

A. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
B. Không khí trong suốt, không màu, không mùi.
C. Không khí chứa bụi và hơi nước.
D. Không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng.

Câu 5. Hình ảnh sau cho em biết nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí?

Câu 5

A. Núi lửa phun trào.
B. Cháy rừng.
C. Khí thải từ nhà máy công nghiệp.
D. Khí thải từ các phương tiện giao thông.

Câu 6. Điền từ thích hợp vào ....

"Trong không khí, ánh sáng truyền theo ...."

A. đường thẳng
B. đường cong
C. đường gấp khúc
D. đường xiên

Câu 7. Chất nào sau đây dẫn nhiệt kém?

A. Sắt
B. Đồng
C. Nhôm
D. Nhựa

Câu 8. Để đo nhiệt độ cơ thể, em sẽ dùng dụng cụ nào sau đây?

A. Cân đồng hồ
B. Nhiệt kế
C. Thước thẳng
D. Cân điện tử

Câu 9. Ghép mỗi nội dung ở cột A với một nội dung ở cột B cho phù hợp.

A B
1. Rễ câya. thông qua quá trình quang hợp và hô hấp.
2. Thân câyb. hấp thụ nước và chất khoáng.
3. Thực vật trao đổi không khí với môi trườngc. thông qua quá trình quang hợp.
4. Thực vật tự tổng hợp chất dinh dưỡngd. vận chuyển nước và chất khoáng lên phía trên.

Câu 10. Viết ☐ vào chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.

☐ Vật phát ra âm thanh được gọi là nguồn âm.

☐ Âm thanh không truyền được qua chất rắn.

☐ Khi âm thanh lan truyền ra càng xa thì độ to càng tăng.

☐ Tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn có thể gây tác hại đến thính giác, nhức đầu, căng thẳng, rối loạn giấc ngủ và gây ra một số bệnh tim mạch.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Nêu một số ví dụ về vai trò của ánh sáng trong đời sống. Để bảo vệ mắt, em cần phải làm gì?

Câu 2. (2 điểm)

a. Khi thầy cô giáo giảng bài, các em nghe được tiếng nói (âm thanh) của thầy cô. Điều này cho thấy âm thanh được truyền qua môi trường nào? Khi đó, âm thanh đã lan truyền từ đâu tới đâu?

b. Nhà bạn Minh ở gần ga tàu hỏa, nhà bạn Hoa ở xa ga hơn. Bạn nào nghe thấy tiếng còi tàu to hơn? Vì sao?

Câu 3. (1 điểm) Hoàn thành sơ đồ thể hiện sự trao đổi khí, nước, thức ăn giữa động vật với môi trường bằng cách điền vào ....

Câu 3

2.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Khoa học 4 CTST

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)

Câu 1 - 8: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

1 - C

2 - D

3 - B

4 - A

5 - C

6 - A

7 - D

8 - B

Câu 9: Mỗi ý nối đúng được 0,25 điểm

1 - b 2 - d 3 - a 4 - c

Câu 10: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

1 - Đ 2 - S 3 - S 4 - Đ

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1 (1 điểm)

- HS tự nêu một số ví dụ. Gợi ý:

Cây cối cần ánh sáng để quang hợp; ánh sáng dùng để sưởi ấm trang trại gà vào mùa đông; ánh sáng đèn đường giúp con người di chuyển vào ban đêm,.v..v...

- Để bảo vệ mắt em cần: tránh ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt; đọc, viết dưới ánh sáng thích hợp; thực hiện tư thế ngồi học đúng, giữ khoảng cách phù hợp từ mắt đến sách, vở... khi đọc, viết.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2 (2 điểm)

a. - Điều này cho thấy âm thanh lan truyền qua không khí.

- Khi đó, âm thanh đã lan truyền từ miệng thầy cô đến tai của học sinh.

b. - Bạn Minh nghe thấy tiếng còi tàu to hơn.

- Giải thích: Khi âm thanh lan truyền càng xa thì độ to càng giảm, do đó khi ở gần nguồn âm sẽ nghe âm thanh to hơn khi ở xa nguồn âm.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 3 (1 điểm)

Câu 3

Mỗi ý

0,25 điểm

2.3. Ma trận đề kiểm tra học kì 1 môn Khoa học 4

CHỦ ĐỀNỘI DUNG KIẾN THỨCMỨC ĐỘTổng số câu Điểm số
Nhận biếtKết nốiVận dụng
TNTLTNTLTNTLTNTL

Chất

Bài 1. Một số tính chất và vai trò của nước

1

1

0,5

Bài 2. Sự chuyển thể của nước

1

1

0,5

Bài 3. Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước

1

1

0,5

Bài 4. Thành phần và tính chất của không khí

1

1

0,5

Bài 5. Gió, bão

Bài 6. Ô nhiễm môi trường không khí và bảo vệ môi trường không khí

1

1

0,5

Năng lượng

Bài 8. Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng

1

1

0,5

Bài 9. Ánh sáng với đời sống

1

1

1

Bài 10 + 11. Âm thanh và Âm thanh trong đời sống

1

1

1

1

3

Bài 12. Nhiệt độ và nhiệt kế

1

1

0,5

Bài 13. Sự truyền nhiệt và vật dẫn nhiệt

1

1

0,5

Thực vật và động vật

Bài 15. Thực vật cần gì để sống và phát triển

1

1

1

1

Bài 16. Nhu cầu sống của động vật

1

1

1

Tổng số câu TN/TL

6

2

2

2

1

10

3

10 điểm

Điểm số

4

1

2

1

2

6

3

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

3 điểm

30%

10 điểm

100 %

2.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Khoa học 4

Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạtSố câu TL/ Số câu hỏi TNCâu hỏi
TL (số câu)TN (số câu)TL TN

CHẤT

5

1. Một số tính chất và vai trò của nước

Nhận biết

- Chỉ ra đặc điểm không phải là tính chất của nước.

1

C1

2. Sự chuyển thể của nước

Kết nối

- Mô tả được sự chuyển thể của nước từ lỏng sang khí trong hiện tượng tự nhiên.

1

C2

3. Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước

Vận dụng

- Hành động để bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước

1

C3

4. Thành phần và tính chất của không khí

Kết nối

- Hiểu được tính chất của không khí trong hoạt động bơm xe.

1

C4

5. Ô nhiễm không khí và bảo vệ nguồn nước

Nhận biết

- Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm không khí được thể hiện trong hình.

1

C5

NĂNG LƯỢNG

2

4

6. Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng

Nhận biết

- Điền từ còn thiếu.

1

C6

7. Ánh sáng và đời sống

Kết nối

- Lấy ví dụ về vai trò của ánh sáng trong đời sống. Đề xuất biện pháp để bảo vệ mắt.

1

C1

8. Âm thanh và âm thanh trong đời sống

Nhận biết

- Chọn đúng, sai.

1

C10

Vận dụng

- Áp dụng các kiến thức đã học để lí giải một số tình huống, hiện tượng trong thực tế.

1

C2

9. Nhiệt độ và nhiệt kế

Nhận biết

- Chỉ ra dụng cụ để đo nhiệt độ cơ thể.

1

C8

10. Sự truyền nhiệt và vật dẫn nhiệt

Nhận biết

- Nêu chất dẫn nhiệt kém.

1

C7

THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

1

1

11. Thực vật cần gì để sống và phát triển

Nhận biết

- Nối nội dung ở hai cột sao cho phù hợp.

1

C9

12. Nhu cầu sống của động vật

Kết nối

- Hoàn thành sơ đồ thể hiện sự trao đổi khí, nước, thức ăn giữa động vật với môi trường.

1

C3

3. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 4 Chân trời sáng tạo

3.1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 4

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
Năm học: 2024 - 2025
Môn: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ
Thời gian: 40 phút

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Phần lịch sử: (5 điểm)

Câu 1:

a. Khu di tích Đền Hùng nằm ở những địa phương nào của tỉnh Phú Thọ? (0.5đ)

A. Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Tam Nông.
B. Thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao và Tam Nông.
C. Thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao và Phù Ninh.
D. Thị xã Phú Thọ, các huyện Lâm Thao và Phù Ninh.

b. Lễ giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào thời gian nào? (0.5đ)

A. Mồng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm.
B. Mồng Mười tháng Giêng âm lịch hàng năm.
C. Mồng Mười tháng Ba dương lịch hằng năm.
D. Mồng Ba tháng Mười âm lịch hăng năm.

Câu 2: Nhà nước đầu tiên ra đời có tên là gì? (0.5đ)

A. Âu Lạc
B. Văn Lang
C. Đại Ngu
D. Đại Cồ Việt

Câu 3: Thời nhà Lý, nhà vua nào đặt tên kinh đô là Thăng Long? (0.5đ)

A. Lý Thái Tổ
B. Lý Hiển Tông
C. Lý Nhân Tông
D. Lý Thánh Tông

Câu 4: Em hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống cho phù hợp (2đ)

Sau khi dẹp xong……………., vua Hùng………………… đã cho gọi các hoàng tử đến và nói rằng sẽ truyền ngôi cho ai tìm được thức ăn ngon để bày cúng tổ tiên.
Trong khi những người con khác mang đến sơn hào hải vị, hoàng tử…………………đã làm bánh để dâng vua cha. Ông chọn ……………… làm bánh vuông để tượng trưng cho ……………., gọi là bánh chưng. Sau đó ông giã …………… làm bánh tròn, để tượng trưng cho Trời, gọi là …………... Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa nên đã truyền ngôi lại cho Lang Liêu.

Câu 5: (1điểm) Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô? (1đ)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Phần địa lý: (5 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 6:

a. Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu? (0.5đ)

A. Đỉnh núi
B. Sườn núi
C. Thung lũng
D. Đồng bằng

b. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đỉnh núi cao nhất nước ta có tên là gì? (0.5đ)

A. Mẫu Sơn
B. Hoàng Liên Sơn
C. Cánh cung Ngân Sơn
D. Phan-xi-păng

Câu 7: Tên các giai đoạn sản xuất lúa ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ theo thứ tự là: (0.5đ)

A. Làm đất, gieo mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, thu hoạch lúa.
B. Làm đất, cấy lúa, gieo mạ, chăm sóc lúa, thu hoạch lúa.
C. Làm đất, gieo mạ, chăm sóc lúa, cấy lúa, thu hoạch lúa.
D. Gieo mạ, làm đất cấy lúa, chăm sóc lúa, thu hoạch lúa.

Câu 8: Vùng Đồng bằng Bắc Bộ là vùng sản xuất lúa lớn thứ mấy của nước ta (0.5đ)

A. Thứ nhất
B. Thứ hai
C. Thứ ba
D. Thứ tư

Câu 9: Nối đặc điểm ở cột A với cột B sao cho phù hợp. (1đ)

A

1. Năm 2019
2. Năm 2021
3. Lễ hội Gầu Tào
4. Lễ hồi Lồng Tồng

B

a. Dân tộc Tày, Nùng
b. UNESCO ghi danh nghệ thuật xòe Thái là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
c. Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
d. Dân tộc Mông

Câu 10: Em hãy cho biết thủ đô Hà Nội có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của đất nước? (2đ)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

3.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 4

A. PHẦN LỊCH SỬ (5 điểm)

Câu 1a: Khu di tích Đền Hùng nằm ở những địa phương nào của tỉnh Phú Thọ? (0.5đ)

C. Thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao và Phù Ninh

Câu 1b: Lễ giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào thời gian nào? (0.5đ)

A. Mồng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm.

Câu 2: Nhà nước đầu tiên ra đời có tên là gì? (0.5đ)

B. Văn Lang

Câu 3: Thời nhà Lý, nhà vua nào đặt tên kinh đô là Thăng Long? (0.5đ)

A. Lý Thái Tổ

Câu 4: Em hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống cho phù hợp (2đ)

Sau khi dẹp xong giặc Ân, vua Hùng thứ sáu đã cho gọi các hoàng tử đến và nói rằng sẽ truyền ngôi cho ai tìm được thức ăn ngon để bày cúng tổ tiên.

Trong khi những người con khác mang đến sơn hào hải vị, hoàng tử Lang Liêu đã làm bánh để dâng vua cha. Ông chọn gạo nếp làm bánh vuông để tượng trưng cho Đất, gọi là bánh chưng. Sau đó ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng trưng cho Trời, gọi là bánh giầy Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa nên đã truyền ngôi lại cho Lang Liêu.

- Mỗi ý điền đúng được 0.25đ

Câu 5: (1điểm) Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?

- Đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, màu mỡ

- Dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi, muốn cho con cháu đời sau được sống ấm no.

- Mỗi ý điền đúng được 0.5đ

B. PHẦN ĐỊA LÝ: (5 điểm)

Câu 6a: (0,5 điểm) Ruộng bậc thang thường được làm ở:

B. Sườn núi

Câu 6b: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đỉnh núi cao nhất nước ta có tên là gì? (0.5đ)

D. Phan-xi-păng

Câu 7: Tên các giai đoạn sản xuất lúa ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ theo thứ tự là: (0.5đ)

A. Làm đất, gieo mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, thu hoạch lúa.

Câu 8: Vùng Đồng bằng Bắc Bộ là vùng sản xuất lúa lớn thứ mấy của nước ta (0.5đ)

B. Thứ hai

Câu 9: Nối đặc điểm ở cột A với cột B sao cho phù hợp. (1đ)

Câu 9

Câu 10: Em hãy cho biết thủ đô Hà Nội có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của đất nước? (2đ)

Thủ đô Hà Nội có vai trò quan trọng đối với sự phát triển đất nước vì: Là trung tâm chính trị quan trọng, nơi đặt trụ sở của cơ quan lãnh đạo cao nhất của quốc gia. Đồng thời, Hà Nội còn là trung tâm kinh tế với sự đa dạng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao,... và tập trung nhiều cơ quan quan trọng về văn hóa, giáo dục của cả nước.

3.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 4

SttMạch kiến thức, kĩ năngCâu/ điểmMức 1Mức 2Mức 3Tổng
TNTLTNTLTNTL
1Trung du và miền núi Bắc BộSố câu3 1 4
Câu số1,2,6 9
Số điểm2.5đ 3.5đ
2Đồng bằng Bắc BộSố câu3 1 26
Câu số3,7,8 4 5,10
Số điểm1.5đ 6.5đ
Tổng số câu 6 1 2 10
Tổng số điểm 10đ

4. Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 4 Chân trời sáng tạo

4.1. Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 4

PHÒNG GD & ĐT ……………….

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
CÔNG NGHỆ 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 -2025
Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng (M1)

Hoa cúc có đặc điểm gì?

A. Hoa kết thành từng chùm, mỗi hoa có năm cánh; màu trắng, vàng, hồng, xanh nhạt; mùi thơm nồng nàn, nhất là vào lúc đêm.
B. Hoa thường nở rộ vào lúc 10 giờ sáng. Hoa có nhiều màu như tím, đỏ, vàng, cam. Khi nở, cánh hoa xòe tròn, nhị hoa vàng óng.
C. Hoa có màu vàng, hình chuông, cánh loe rộng ở miệng. Mỗi hoa có từ bốn đến sáu cánh, mép cánh tròn, mềm mỏng.
D. Hoa có năm cánh, màu trắng, đỏ, hồng. Hoa có mùi thơm ngào ngạt, thường nở vào mùa xuân đến mùa hè.

Câu 2 (1,0 điểm). Khoanh vào câu sai (M2)

Đặc điểm của chậu trồng hoa và cây cảnh bằng nhựa là:

A. Nhẹ, khó thoát nước, khó vỡ.
B. Thân thiện với môi trường.
C. Phù hợp với nhiều loại cây trồng và không gian trồng khác nhau.
D. Có nhiều kiểu dáng, kích thước và màu sắc.

Câu 3 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng (M1)

Sắp xếp thứ tự các bước trồng cây hoa trong chậu:

(1) Tưới nước
(2) Cho giá thể vào chậu
(3) Chuẩn bị vật liệu, vật dụng và dụng cụ.
(4) Trồng cây hoa vào chậu theo trình tự.

A. (3) - (2) - (4) - (1)
B. (1) - (2) - (3) - (4)
C. (4) - (2) - (1) - (3)
D. (2) - (4) - (3) - (1)

Câu 4 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng (M1)

Nội dung của bước 3 trong quy trình trồng cây con vào trong chậu là:

A. Cho giá thể vào chậu sao cho thấp hơn miệng chậu khoảng 2 cm – 5 cm.
B. Tạo các hốc sát nhau trên bề mặt giá thể.
C. Vun giá thể để giữ cố định chắc chắn gốc cây, không nén quá chặt.
D. Dùng bình tưới cây tưới nước đủ ấm lên giá thể trong chậu.

Câu 5 (1,0 điểm). Khoanh vào câu sai (M2)

Khi thực hiện các công việc chăm sóc hoa và cây cảnh, em cần lưu ý điều gì?

A. Cần đảm bảo ánh sáng phù hợp với loại hoa hoặc cây cảnh.
B. Một số loại cây cảnh không cần vun giá thể kín gốc cây.
C. Các công việc chăm sóc hoa, cây cảnh cần được thực hiện vào thời điểm phù hợp, không bắt buộc phải thực hiện theo trình tự nhất định.
D. Bón phân bổ sung cho hoa, cây cảnh 1 lần/ngày.

Câu 6 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng (M3)

Hình ảnh dưới đây nói về công việc chăm sóc nào với hoa, cây cảnh trong chậu?

Câu 7

A. Cắt tỉa cây.
B. Vệ sinh lá cây.
C. Cắt tỉa gai của cây
D. Vệ sinh lá non.

Câu 7 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng (M1)

Giá thể xơ dừa, đất nung, trấu hun có đặc điểm gì?

A. Có độ tơi xốp, giữ nước vừa phải.
B. Có đội tơi xốp, thoáng khí, thoát nước.
C. Giữ nước rất tốt.
D. Có thể phối trộn với các loại giá thể khác.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy cho biết:

a. Tên một số loại hoa, cây cảnh trong đời sống mà em biết(M1).

b. Lợi ích của việc trồng hoa, cây cảnh đối với đời sống (M1).

Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, khi trồng cây cảnh trong chậu nên lưu ý những điều gì? (M2).

4.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Công nghệ 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM(7,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

C

B

A

C

D

A

A

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

a. HS liên hệ thực tế, nêu tên một số loại hoa, cây cảnh trong đời sống mà em biết.

Ví dụ:

- Hoa: hoa đào, hoa cẩm chưởng, hoa hồng, hoa sen, hoa cúc họa mi, hoa ly,….

- Cây cảnh: cây kim tiền, cây ngọc ngân, cây dương xỉ, cây nha đam, cây vạn niên thanh, cây lưỡi hổ,…

b. Một số lợi ích của việc trồng hoa, cây cảnh đối với đời sống:

- Làm cảnh, thanh lọc không khí trong nhà, văn phòng.

- Sử dụng để chế biến thành những món ăn có lợi cho sức khỏe.

- Lá cây được dùng để chữa bỏng, cầm máu, giúp lành vết sẹo.

- Hoa đã phơi khô dùng để pha trà, giải nhiệt cho cơ thể, làm đẹp da,…

- Thể hiện tình cảm vào dịp chúc mừng sinh nhật, chúc mừng khai trương, kỉ niệm các ngày lễ,....

- Giúp con người rèn luyện sức khỏe, yêu thiên nhiên, mang lại niềm vui trong cuộc sống và lợi ích kinh tế.

-……

1,0 điểm

2,0 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

Một số điều cần lưu ý khi trồng cây cảnh trong chậu:

- Cây cảnh đa số cần ít ánh sáng và ít nước tưới hơn so với cây hoa.

- Giá thể trồng cây cảnh phải đảm bảo thoát nước tốt. Vì vậy, nên trộn giá thể với sỏi, đá nhỏ, cát.

- Khi trồng cây cảnh bằng lá, phải đảm bảo phần lá già được vùi vào giá thể.

- Sau khi trồng, đặt chậu cây vào nơi có bóng râm đến khi ra rễ.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

4.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Công nghệ 4

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1 Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

Bài 1. Hoa và cây cảnh quanh em

1

1

1

1

3,0

Bài 2. Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu

1

1

2

0

2,0

Bài 3. Gieo hạt và trồng hoa cây cảnh trong chậu

1

1

0

1,0

Bài 4. Trồng cây cảnh trong chậu

1

1

1

1

2,0

Bài 5. Chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu

1

1

2

0

2,0

Tổng số câu TN/TL

4

1

2

1

1

0

7

2

9c/10d

Điểm số

4,0

2,0

2,0

1,0

1,0

0

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

6,0

60%

3,0

30%

1,0

10%

10,0

100%

10,0

4.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Công nghệ 4

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

7

2

1. Hoa và cây cảnh quanh em

Nhận biết

- Nhận biết được đặc điểm của hoa cúc.

- Kể được tên một số loại hoa, cây cảnh trong đời sống mà em biết; nêu được lợi ích của việc trồng hoa, cây cảnh đối với đời sống.

1

1

C1

C1 (TL)

Kết nối

Vận dụng

2. Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu

Nhận biết

Nhận biết được đặc điẻm của giá thể xơ dừa, đất nung, trấu hun.

1

C7

Kết nối

Tìm được ý không đúng khi nói về đặc điểm của chậu trồng hoa và cây cảnh bằng nhựa.

1

C2

Vận dụng

3. Gieo hạt và trồng hoa cây cảnh trong chậu

Nhận biết

Nhận biết được thứ tự đúng của các bước trồng cây hoa trong chậu.

1

C3

Kết nối

Vận dụng

4. Trồng cây cảnh trong chậu

Nhận biết

Xác định được nội dung của bước 3 trong quy trình trồng cây con vào trong chậu.

1

C4

Kết nối

Nêu được một số điều cần lưu ý khi trồng cây cảnh trong chậu.

1

C2 (TL)

Vận dụng

5. Chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu

Nhận biết

Kết nối

Xác định được điều cần lưu ý khi thực hiện các công việc chăm sóc hoa và cây cảnh.

1

C5

Vận dụng

Nêu được tên công việc chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu qua hình minh họa.

1

C6

5. Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

5.1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 4

I. Kiểm tra đọc và kiến thức Tiếng Việt

Ông Trạng thả diều

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt, văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

(Theo Trinh Đường)

Dựa vào nội dung đoạn văn trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng và làm theo yêu cầu:

Câu 1: Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

A. Lên sáu tuổi đã học ông thầy trong làng.
B. Đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học.
C. Trong lúc chăn trâu, vẫn đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.
D. Học đến đâu hiểu ngay đến đó.

Câu 2: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

A. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học.
B. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
C. Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
D. Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.

Câu 3: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”?

A. Vì đó là tên các bạn đặt cho Hiền khi biết chú thông minh.
B. Vì khi đỗ Trạng nguyên, Hiền vẫn là chú bé ham thích chơi diều.
C. Vì khi còn nhỏ, Hiền là một chú bé ham thích chơi diều.
D. Vì chú làm diều rất đẹp.

Câu 4: Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên khi bao nhiêu tuổi?

A. 11 tuổi.
B. 12 tuổi.
C. 13 tuổi
D. 14 tuổi.

Câu 5: Nội dung bài “Ông Trạng thả diều” nói lên điều gì?

Câu 6: Viết lại tính từ có trong câu sau: “Những làn mây trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của họa mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi.”?

Tính từ: …………………………………………………………………………

Câu 7: Thêm 1 từ ngữ thích hợp vào chỗ ….... trong câu sau cho phù hợp nhất?

Ông mặt trời chầm chậm …………. lên sau dãy núi.

Câu 8: “Tài trí” có nghĩa là gì?

A. Có tài và có tiếng tăm
B. Có tài năng và trí tuệ
C. Có tài năng và đức độ
D. Có tài năng điêu luyện trong nghề nghiệp

Câu 9: Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu sau cho sinh động hơn:

“Những vì sao sáng lấp lánh.”

……………………………………………………………………………………

Câu 10: Qua câu chuyện “Ông Trạng thả diều” em rút ra được bài học gì cho bản thân?

II. Tập làm văn (35 phút)

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết.

5.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 4

Kiểm tra đọc và kiến thức tiếng việt

Câu 1: D

Câu 2: C

Câu 3: B

Câu 4: C

Câu 5: Bài văn ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới mười ba tuổi, đó là Trạng nguyên trẻ tuổi nhất của lịch sử nước ta.

Câu 6: Tính từ: nhẹ nhàng, trong suốt, đẹp, xanh tươi.

Câu 7: nhô.

Câu 8: B

Câu 9: Gợi ý: Những vì sao tỏa sáng lấp lánh trên bầu trời đêm.

Câu 10: Gợi ý: Dù hoàn cảnh có khó khăn nhưng chúng ta cố gắng vượt qua, quyết tâm vượt khó, ham học hỏi thì sẽ đạt được điều mình mong muốn.

5.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 4

Chủ đề/ Bài họcMức độTổng số câuĐiểm số
Mức 1 Nhận biếtMức 2
Kết nối
Mức 3
Vận dụng
TNTLTNTLTNTLTNTL

Đọc hiểu văn bản

3

1

4

4.0

Luyện từ và câu

1

1

1

1

2

3.0

Luyện viết chính tả

1

1

1.0

Luyện viết bài văn

1

1

2

2.0

Tổng số câu TN/TL

3

1

1

3

1

1

5

5

10 câu/10đ

Điểm số

3

1

1

3

1

1

5

5

10

Tổng số điểm

4

40 %

4

40 %

2

20 %

10

100%

10

6. Đề thi học kì 1 môn Tin học 4 Chân trời sáng tạo

6.1. Đề thi học kì 1 môn Tin học 4

Trường:..................................................
Họ và tên:..............................................

ĐỀ THI HỌC KÌ I
MÔN TIN HỌC 4
NĂM HỌC 2024 - 2025

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Khoanh vào đáp án đúng

Câu 1. Việc nào sau đây là sử dụng máy tính đúng cách?

A. Đặt máy tính ở nơi thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ.
B. Để cặp sách hoặc các đồ vật khác lên trên bàn phím.
C. Sử dụng bút bi để viết lên bề mặt màn hình điện thoại thông minh.
D. Truy cập tùy tiện vào bất kì trang thông tin nào trên Internet.

Câu 2. Chọn câu gõ đúng quy tắc gõ văn bản trong Word.

A. Buổi sáng, chim hót véo von.
B. Buổi sáng, chim hót véo von.
C. Buổi sáng, chim hót véo von.
D. Buổi sáng, chim hót véo von.

Câu 3. Hình ảnh được chèn vào trong văn bản với mục đích gì?

A. Minh họa cho nội dung văn bản.
B. Làm cho văn bản sinh động và hấp dẫn hơn.
C. Làm cho nội dung văn bản có thể dễ hiểu hơn.
D. Tất cả ý trên.

Câu 4: Muốn tìm kiếm thông tin trên Internet, em dùng phần mềm nào?

A. Word.
B. Paint.
C. Google Chrome.
D. Powerpoint.

Câu 5: Đâu là phần mềm soạn thảo văn bản Word?

Câu 5

Câu 6: Truy cập, xem thông tin không phù hợp trên trang web có thể bị những tác hại nào dưới đây?

A. Ám ảnh, sợ hãi
B. Nhiễm thói hư tật xấu
C. Hư hỏng phần mềm, phần cứng máy tính
D. Tất cả đáp án trên

Câu 7: Sắp xếp các việc dưới đây theo thứ tự đúng để sử dụng máy tìm kiếm google tìm thông tin bằng từ khóa.

A. Mở trình duyệt web
B. Gõ từ khóa vào ô tìm kiếm rồi gõ phím enter
C. Nhập địa chỉ google.com.vn

Câu 8: Cách lưu văn bản?

A. Insert / Pictures
B. File / Save As
C. File / Info
D. Insert / Table

Câu 9: Phím Capslock dùng để?

A. Bật, tắt chế độ gõ chữ hoa, chữ thường
B. Để xuống dòng
C. Đưa con trỏ soạn thảo sang trái 1 kí tự
D. Xoá kí tự bên trái con trỏ soạn thảo

PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1: Em hãy trình bày cách chèn hình ảnh vào văn bản?

Câu 2: Em hãy nêu lợi ích của việc gõ bàn phím đúng cách

6.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Tin học 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8Câu 9
ACACADA,C, BBA

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Chèn hình ảnh vào văn bản

- Đặt con trỏ soạn thảo vào nơi muốn chèn hình ảnh

- Chọn thẻ Insert, chọn nút lệnh Pictures

- Trong cửa sổ Insert Picture mở ra, mở thư mục chứa tệp hình ảnh, chọn tệp hình ảnh, chọn nút lệnh Insert.

Câu 2: Lợi ích của việc gõ bàn phím đúng cách

- Gõ nhanh, chính xác hơn, từ đótawng hiệu quả làm việc với máy tính

- Gõ không cần nhìn bàn phím giúp em có thể tập trung quan sát màn hình để giải quyết công việc chính.

- Tránh những tác hại do gõ không đúng cách gây ra cho sức khoẻ như: đau, mỏi ngón tay, cổ tay,..

- Hạn chế hỏng phím, kẹt phím.

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi!

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm