KHTN 9 Bài 13: Dòng điện xoay chiều Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 58, 59, 60

Giải bài tập KHTN 9 Bài 13: Dòng điện xoay chiều giúp các em học sinh nhanh chóng trả lời các câu hỏi thảo luận, luyện tập trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo trang 58, 59, 60.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 13 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 13 - Chủ đề 4: Điện từ cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 13 - Câu hỏi thảo luận

Câu hỏi 1

Tiến hành Thí nghiệm 1 và trả lời các câu hỏi sau:

a) Hai đèn LED có sáng cùng lúc không?

b) Có nhận xét gì về chiều dòng điện trong cuộn dây dẫn?

Lời giải:

a) Hai đèn LED không sáng cùng lúc.

b) Trong cuộn dây dẫn, dòng điện đổi chiều liên tục.

Câu hỏi 2

Tiến hành Thí nghiệm 2 và trả lời các câu hỏi sau:

a) Hai đèn LED có sáng cùng lúc không?

b) Có nhận xét gì về chiều dòng điện trong cuộn dây dẫn?

Lời giải:

a) Hai đèn LED không sáng cùng lúc.

b) Dòng điện trong cuộn dây dẫn đổi chiều liên tục.

Câu hỏi 3

Hãy nêu thêm một số dụng cụ hoạt động dựa vào các tác dụng của dòng điện xoay chiều.

Lời giải:

Ti vi, tủ lạnh, máy chiếu, máy tính, bếp từ, điều hòa,...

Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 13 - Luyện tập

Luyện tập 1

Giải thích vì sao khi cho nam châm quay (ở Thí nghiệm 1) hoặc cho cuộn dây dẫn quay (ở Thí nghiệm 2) ta lại thu được dòng điện xoay chiều.

Lời giải:

Vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luân phiên tăng giảm khi nam châm hoặc cuộn dây quay.

Luyện tập 2

Trong môn Khoa học tự nhiên lớp 8, ta đã biết khi điện phân dung dịch muối copper(II) sulfate thì xuất hiện lớp kim loại đồng bám vào điện cực âm (K). Hiện tượng này được ứng dụng trong kĩ thuật mạ điện. Trong quá trình mạ điện, vật cần mạ được gắn với cực âm, kim loại mạ gắn với cực dương của nguồn điện trong bình điện phân. Chất điện phân thường là dung dịch muối kim loại để mạ (nếu mạ đồng, người ta dùng dung dịch CuSO4). Cực dương của nguồn điện sẽ hút các electron và giải phóng các ion kim loại dương, dưới tác dụng lực tĩnh điện các ion dương này sẽ di chuyển về cực âm, tại đây chúng nhận lại electron, hình thành lớp kim loại bám trên bề mặt của vật được mạ. Em hãy cho biết có thể sử dụng dòng điện xoay chiều để mạ điện được không.

Luyện tập 2

Lời giải:

Việc mạ điện không thể sử dụng dòng điện xoay chiều.

Luyện tập 3

Trả lời các câu hỏi ở phần Mở đầu bài học:

Lời giải:

Dòng điện dynamo là dòng điện cảm ứng điện từ, làm bóng đèn tăng giảm độ sáng liên tục.

Quá trình này có sự chuyển hóa của động năng sang điện năng.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiêu Nại
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm