Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Toán 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Đề cương ôn tập Toán 7 giữa học kì 1

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 7 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 7 tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi giữa kì 1 các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận tự luyện.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 7 gồm sách Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Toán 7 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi.

Đề cương giữa kì 1 Toán 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 7 Cánh diều

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 7 Cánh diều

I. Phạm vi ôn thi giữa kì 1 Toán 7

1. Các đơn vị kiến thức đã học đến hết tuần 6.

2. Một số câu hỏi trọng tâm.

A. Số học:

Câu 1. Khái niệm số hữu tỉ, số đối của một số hữu tỉ. Cách so sánh hai số hữu tỉ.

Câu 2. Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ. Tính chất của phép cộng, phép nhân số hữu tỉ.

Câu 3. Nêu thứ tự thực hiện phép tính, quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế.

Câu 4. Số hữu tỉ có thể biểu diễn dưới dạng số thập phân nào?

B. Hình học:

Câu 1. Nêu đặc điểm nhận biết khối hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Công thức tính diện tích xung quanh, thể tích của hình hộp chữ nhật hình lập phương.

Câu 2. Đặc điểm nhận biết khối lăng trụ đứng tam giác, tứ giác và các công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của chúng.

Câu 3. Nêu các công thức tính diện tích của hình thoi, hình bình hành và hình thang.

II. Một số dạng bài tập minh họa

A. TRẮC NGHIỆM

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Trên trục số dưới đây, điểm A biểu diễn số hữu tỉ nào?

A. 4 .
B. \frac{1}{3}.
C. -\frac{4}{3}
D. -\frac{2}{3}

Câu 2: Với x là số hữu tỉ khác 0, tích x^6 \cdot x^2 bằng:

A. x 12
B.x9 : x
C. x6 + x2
D. x10 – x2

Câu 3: Phân số không viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn là:

A. \frac{7}{14}
B. -\frac{3}{20}
C. \frac{8}{21}
D. \frac{1}{8}

Câu 4: Trong các đẳng thức sau, đẳng thức nào là đúng?

A. 10^3 \cdot 10^4=10^{12}
B. \left[(-2)^3\right]^5=(-2)^{15}
C. 49: 7^2=7
D. 2022^0=0

Câu 5: Giá trị của x thoả mãn x-\frac{1}{4}=1-\frac{1}{2} x

A. \frac{5}{2}
B. \frac{5}{6}
C. \frac{3}{2}
D. \frac{1}{2}

Câu 6: Bác Hà mua các loại rau của nhà hàng VIET TASTE để chuẩn bị nấu ăn liên hoan cuối năm với bảng giá như sau:

STT

Loại hàng

Số lượng

(kg)

Giá đơn vị

(đồng/kg)

1

Bắp cải

1

8 000

2

Giá đỗ

1,5

25 000

3

Rau ngót

0,5

12 000

4

Rau muống

2,5

9 000

Hỏi bác Hà mua các loại rau hết bao nhiêu tiền?

A. 74 000 đồng
B.74 500 đồng
C. 63 500 đồng
D. 51 500 đồng

Câu 7: Quan sát các vật dưới đây. Đồ vật ở hình nào có dạng hình hộp chữ nhật?

A. Hình 1; 2; 3; 4; 5

C. Hình 1; 2; 4; 5; 6

B. Hình 1; 2; 4; 5

D. Hình 6

Câu 8: Quan sát các vật dưới đây và cho biết đồ vật ở hình nào có dạng hình lăng trụ tam giác?

A. Hình 1; 2; 4; 5
C. Hình 1; 2; 4; 5; 6
B. Hình 1; 4; 5
D. Hình 1; 4; 5; 6

Câu 9: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

A. Hình hộp chữ nhật có 6 mặt là hình chữ nhật, 4 đỉnh, 8 cạnh.
B. Hình lập phương có 6 mặt là hình vuông, 12 cạnh bằng nhau.
C. Hình lăng trụ đứng tam giác 6 mặt với mặt đáy là hình tam giác và 9 cạnh.
D. Hình lăng trụ đứng tứ giác có các mặt bên là hình chữ nhật, có 8 đỉnh và 8 cạnh.

Câu 10: Hình nào dưới đây có 2 góc không bù nhau?

Câu 11: Hình nào dưới đây có 2 góc kề nhau nhưng không bù nhau?

..............

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức

A. CÁC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I - ĐẠI SỐ:

1. Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia các số hữu tỉ

2. Các công thức lũy thừa của một số hữu tỉ.

3. Thự tự thực hiện các phép tính. Quy tắc dấu ngoặc.

4. Tập hợp các số thực.

5. Khái niệm số vô tỷ, căn bậc hai, số đối, giá trị tuyệt đối của số thực.

II- HÌNH HỌC:

1. Nhận biết và tính toán được các góc ở vị trí đặc biệt.

2. Nhận biết và tính toán tia phân giác của một góc.

3. Hai đường thẳng song song.

4. Nhận biết được định lý. Chứng minh định lý.

5. Tam giác bằng nhau. Các trường hợp bằng nhau của tam giác thường, tam giác vuông.

6. Tam giác cân và tính chất đường trung trực.

III- THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT:

1. Thu thập và phân loại dữ liệu

2. Biểu đồ hình quạt.

B. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP

I/ TRẮC NGHIỆM:

Khoanh tròn chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau đây:

Câu 1: Kết quả của phép tính (-5)^7:(-5)^2 là:

A. (-5)^{14}
B. 1^5
C. (-5)^9
D. (-5)^5

Câu 2: Số đối của số hữu tỉ \frac{-3}{5} là:

A. \frac{5}{3}
B. \frac{-5}{3}
C. \frac{3}{5}
D. -0,6

Câu 3: Cho \widehat{x O y}=70^{\circ}; Tia Ot là tia phân giác của \widehat{x O y}. Số đo \widehat{x O t}= ?

B. \widehat{x O t}=30^{\circ}
C. \widehat{x O t}=40^{\circ}
D. \widehat{x O t}=140^{\circ}

Câu 4: Trong các số thập phân dưới đây, số nào là số thập phân vô hạn tuần hoàn:

A. 3,12
B. 3,(12)
C. 3,1245
D. 3,121212

..............

Tải file về để xem Đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 7 

Chia sẻ bởi: 👨 Tử Đinh Hương
122
  • Lượt tải: 8.477
  • Lượt xem: 79.556
  • Dung lượng: 2,7 MB
Sắp xếp theo