Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 1 Mẫu sáng kiến kinh nghiệm lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 1 là giải pháp khắc phục tình trạng giải toán có lời văn còn yếu kém của các em học sinh lớp 1. Vì thế để nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 1 thì các thầy cô giáo có thể nghiên cứu ngay tài liệu sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 1 được đăng tải dưới đây. Mời các bạn cùng tham khảo.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 1

PHẦN MỞ ĐẦU

I- Bối cảnh của đề tài:

Trong các môn khoa học và kỹ thuật, toán học giữ 1 vị trí nổi bật. Nó có tác dụng lớn đối với kỹ thuật, với sản xuất và chiến đấu. Nó là 1 môn thể thao của trí tuệ, giúp chúng ta nhiều trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết các vấn đề, giúp chúng ta rèn luyện trí thông minh sáng tạo. Nó còn giúp chúng ta rèn luyện nhiều đức tính quý báu khác như: Cần cù và nhẫn nại, tự lực cánh sinh, ý chí vượt khó, yêu thích chính xác, ham chuộng chân lý. Để đáp ứng những yêu cầu mà xã hội đặt ra, Giáo dục và đào tạo phải có những cải tiến, điều chỉnh, phải thay đổi về nội dung chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp.Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác , chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

II/ Lý do chọn đề tài:

Đối với môn Toán lớp 1, môn học có vị trí nền tảng, là cái gốc, là điểm xuất phát của cả 1 bộ môn khoa học. Môn Toán mở đường cho các em đi vào thế giới kỳ diệu của toán học, giúp các em biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày 1 cách thực tế.Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy học sinh còn nhiều khiếm khuyết trong giải toán.Đặc biệt là giải toán có lời văn.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, qua thực tế giảng dạy tôi xin mạnh dạn đề xuất 1 số kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng giảng dạy mạch kiến thức “Giải toán có lời văn”ở lớp 1”.

III/Phạm vi nghiên cứu:

Đối với mạch kiến thức: "Giải toán có lời văn", là 1 trong những mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp tiểu học. Thông qua giải toán có lời văn, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học, giải toán có lời văn các em sẽ được giải các loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng. Toán có lời văn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác.

Đối với đề tài “Giải toán có lời văn” tôi chỉ giới hạn ở chương trình lớp 1.

IV/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:

Được áp dụng rộng rãi trong chương trình thay sách giáo khoa mới hiện nay, giáo viên dễ dàng áp dụng vào các dạng toán có lời văn ở lớp 1.

PHẦN NỘI DUNG

I - Cơ sở lý luận:

Trong các mạch kiến thức toán ở chương trình toán Tiểu học thì mạch kiến thức “Giải toán có lời văn” là mạch kiến thức khó khăn nhất đối với học sinh, và càng khó khăn hơn đối với học sinh lớp 1. Bởi vì đối với lớp 1: Vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy lôgic của các em còn rất hạn chế. 1 nét nổi bật hiện nay là nói chung học sinh chưa biết cách tự học, chưa học tập 1 cách tích cực. Nhiều khi với 1 bài toán có lời văn các em có thể đặt và tính đúng phép tính của bài nhưng không thể trả lời hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính như vậy. Thực tế hiện nay cho thấy, các em thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời văn. 1 số em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra đường lối giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt vụng về, thiếu lôgic. Ngôn ngữ toán học còn rất hạn chế, kỹ năng tính toán, trình bày thiếu chính xác, thiếu khoa học, chưa có biện pháp, phương pháp học toán, học toán và giải toán 1 cách máy móc nặng về dập khuôn, bắt chước.

II/ Thực trạng của vấn đề:

1. Kết quả khảo sát tại lớp 1D trường Tiểu học................. (Năm học:.........-.........)

Đề bài: (Bài tập 3 SGK Toán 1 trang 155)

Lớp 1A trồng được 35 cây,lớp 2A trồng được 50 cây. Hỏi hai lớp trồng được tất cả bao nhiêu cây?

Xếp loạiĐiểmSố học sinh đạt/Tổng sốLỗi của học sinh trong bài khảo sátTỉ lệ %
Giỏi.................................
Khá............................................
Trung bình.................................
Yếu............................................

a/ Ưu điểm

- Phần lớn học sinh biết làm bài toán có lời văn. Kết quả của bài toán đúng.

- Học sinh ham học, có hứng thú học tập môn Toán nói chung và “Giải bài toán có lời văn” nói riêng.

- Học sinh bước đầu biết vận dụng bài toán có lời văn vào thực tế.

b/ Hạn chế

- Trình bày bài làm còn chưa sạch đẹp.

- 1 số học sinh chưa biết cách đặt câu lời giải phù hợp.

- 1 số ít học sinh không hiểu nội dung bài toán có lời văn dẫn đến không làm được bài.

2) Về đồ dùng dạy học :

Tư duy của học sinh lớp 1 là tư duy cụ thể, để học sinh học tốt “Giải toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy rất cần đồ dùng thiết bị dạy học để minh hoạ.

Trong những năm qua, các trường tiểu học đã được cung cấp khá nhiều trang thiết bị và đồ dùng dạy học cho từng khối lớp nhưng thống kê theo danh mục thì số lượng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu dạy “Giải toán có lời văn”.

3) Về giáo viên

Vẫn còn 1 số giáo viên chuyển đổi phương pháp giảng dạy còn lúng túng, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, phương pháp dạy học truyền thống đã ăn sâu vào tư duy vào lề lối dạy học hàng ngày. 1 số giáo viên dạy theo cách thông báo kiến thức sẵn có, dạy theo phương pháp thuyết trình có kết hợp với đàm thoại, thực chất vẫn là “thầy truyền thụ, trò tiếp nhận ghi nhớ ». 1 số giáo viên còn ngại đầu tư làm thêm đồ dùng dạy học để phục vụ cho tiết dạy, ngại tóm tắt bằng sơ đồ hình vẽ hoặc đoạn thẳng, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp trong việc giúp học sinh tìm đường lối giải và giải toán còn khó hiểu.

4) Những sai lầm và khó khăn thường gặp của giáo viên và học sinh khi dạy và học mạch kiến thức: “Giải toán có lời văn” ở lớp 1.

Về mặt nhận thức giáo viên còn coi việc dạy cho học sinh “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp 1 là đơn giản, dễ dàng nên chưa tìm tòi nghiên cứu để có phương pháp giảng dạy có hiệu quả.

Vốn từ, vốn kiến thức, kinh nghiệm thực tế của học sinh lớp 1 còn rất hạn chế nên khi giảng dạy cho học sinh lớp 1 giáo viên đã diễn đạt như với các lớp trên làm học sinh lớp 1 khó hiểu và không thể tiếp thu được kiến thức và không đạt kết quả tốt trong việc giải các bài toán có lời văn.

Khả năng phối hợp, kết hợp với nhiều phương pháp để dạy mạch kiến thức: “Giải toán có lời văn” ở lớp 1 còn thiếu linh hoạt.

Giáo viên còn lúng túng khi tạo các tình huống sư phạm để nêu vấn đề.

Chưa khuyến khích động viên và giúp đỡ 1 cách hợp lý các nhóm cũng như các đối tượng học sinh trong quá trình học. Khả năng kiên trì của học sinh lớp 1 trong quá trình học nói chung cũng như học “Giải toán có lời văn” nói riêng còn chưa cao.

III/ Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề :

1) Nắm bắt nội dung chương trình

Để dạy tốt môn Toán lớp 1 nói chung, "Giải bài toán có lời văn" nói riêng, điều đầu tiên mỗi giáo viên phải nắm thật chắc nội dung chương trình, sách giáo khoa.Trong chương trình toán lớp 1, giai đoạn đầu học sinh còn đang học chữ nên chưa thể dạy ngay "Bài toán có lời văn". Mặc dù đến tận tuần 23, học sinh mới được chính thức học cách giải "Bài toán có lời văn" song chúng ta đã có ý ngầm chuẩn bị từ xa cho việc làm này ngay từ bài "Phép cộng trong phạm vi 3 (Luyện tập) " ở tuần 7.

Bắt đầu từ tuần 7 cho đến các tuần 35 trong hầu hết các tiết dạy về phép cộng, trừ trong phạm vi (không quá) 10 đều có các bài tập thuộc dạng "Nhìn tranh nêu phép tính" ở đây học sinh được làm quen với việc:

...............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 1.394
  • Lượt xem: 6.587
  • Dung lượng: 222,9 KB
Sắp xếp theo