Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy học theo dự án vào môn Tin học cấp Tiểu học Mẫu sáng kiến kinh nghiệm cấp Tiểu học

Download.vn mời quý thầy cô giáo cùng tham khảo mẫu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy học theo dự án vào môn Tin học cấp Tiểu học được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Đây là mẫu sáng kiến kinh nghiệm nhằm đánh giá tính hiệu quả của phương pháp dạy học này và vận dụng dạy học theo dự án một cách có hiệu quả trên đối tượng học sinh của trường. Mời quý thầy cô tham khảo và tải mẫu sáng kiến kinh nghiệm tại đây.

Sáng kiến kinh nghiệm:
Phương pháp dạy học theo dự án vào môn Tin học cấp Tiểu học

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

1.1. Lý do chọn đề tài

Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, học sinh có thể tiếp cận với nhiều nguồn thông tin hơn, và mang tính chất đa chiều. Vì vậy vấn đề đặt ra cho Nhà trường hiện nay là không chỉ giúp người học mở rộng kiến thức mà còn phải tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Giáo viên không chỉ là người mang đến kiến thức cho học sinh mà còn cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời.

Hơn nữa, đối tượng học sinh hiện nay có chiều hướng biến đổi tâm sinh lý ngày càng phức tạp. Rất nhiều học sinh có khả năng tập trung kém, chưa chủ động, sáng tạo và mạnh dạn trong giải quyết tình huống, vấn đề. Trong khi yêu cầu đối với Người lao động trong thời kì mới để đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội là tính dám chịu trách nhiệm và có năng lực giải quyết linh hoạt, sáng tạo các vấn đề. Những năng lực, phẩm chất này cần được rèn luyện, trau dồi và bồi dưỡng qua quá trình giáo dục của Gia đình, Nhà trường và xã hội đối với từng cá nhân. Trong đó, giáo dục trong Nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng. Trước sự chuyển biến phức tạp của đời sống xã hội hiện đại, đây là một trong những thách thức đối với giáo viên và Ngành giáo dục nói chung trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Làm thế nào để đào tạo ra một nguồn nhân lực không chỉ có kiến thức mà còn có kĩ năng, thái độ phù hợp, thích ứng nhanh với sự biến đổi của xã hội.

Mỗi học sinh lại có phong cách học khác nhau. Có học sinh thích học theo kiểu nghiên cứu tài liệu, phân tích lý thuyết, .. Có học sinh thích học qua trải nghiệm, khám phá, làm thử, ... Mỗi tiết học, Giáo viên cần đưa ra đa dạng nhiệm vụ phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, hướng dẫn các em phối hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ lớn, giải quyết tình huống có vấn đề. Quan tâm đến phong cách học của học sinh cũng là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển tối đa năng lực của người học.

Thách thức này cho thấy tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm và theo hướng phát triển toàn diện năng lực cho học sinh. Trong Chỉ thị số 2919 ra ngày 10 tháng 8 năm 20....... về nhiệm vụ chủ yếu năm học 20....... -20....... của Ngành giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nhấn mạnh một trong những phương hướng chung của năm học là tăng cường giáo dục lối sống, kỹ năng sống và ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên.

Có nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học theo hướng tích cực, mỗi phương pháp lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Trên phương diện đặc trưng môn học, quá trình nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học và qua quan sát, cập nhật về sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước cũng như thế giới, tôi nhận thấy Phương pháp dạy học theo dự án hay còn gọi hơn là Phương pháp học theo dự án (PPHTDA) có nhiều ưu điểm phù hợp với việc dạy học theo hướng phát triển toàn diện năng lực học sinh. PPHTDA là một phương pháp dạy học tích cực, tạo điều kiện cho học sinh chủ động và tự lực trong mọi hoạt động để chiếm lĩnh tri thức bài học. Khi học theo dự án, học sinh có cơ hội hình thành và phát triển các kĩ năng học tập và xã hội cần thiết. Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học là một hướng đi đúng trong dạy học.

Tin học là môn học lí thuyết gắn bó chặt chẽ với thực nghiệm nên việc sử dụng PPHTDA trong dạy học Tin học là hợp lí và cần thiết. Áp dụng phương pháp này giúp học sinh sử dụng thành thạo CNTT để giải quyết một số dự án phù hợp với lứa tuổi. Từ đó không chỉ giúp học sinh thành thạo và yêu thích tin học mà còn rèn cho học sinh cách tư duy, kĩ năng hoạt động cá nhân, kĩ năng phối hợp hoạt động với các cá nhân khác, và kĩ năng giải quyết những vấn đề, những khó khăn hoặc thách thức lớn trong cuộc sống. Nhất là khi thành thạo tin học ứng dụng đã trở thành một trong những tiêu chuẩn kĩ năng tối thiểu của Người lao động thời kì mới bên cạnh những kĩ năng cần thiết khác như giao tiếp, hợp tác, tự chủ và trách nhiệm,...

Vì vậy, ứng dụng hiệu quả phương pháp này vào trong dạy học tin học sẽ mang lại kết quả cao trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, tạo sự yêu thích môn học ở các em cũng như góp phần hình thành các kĩ năng giải quyết vấn đề linh hoạt, sáng tạo cho học sinh. Từ đó tạo tiền đề hỗ trợ cho các môn học khác trong Nhà trường phổ thông. Mặc dù phương pháp dạy học theo dự án đã được áp dụng nhiều ở nơi nhưng trong thời gian qua việc triển khai và áp dụng phương pháp dạy học này ở trường Tiểu học ................ còn nhiều hạn chế. Để góp phần phát triển PPHTDA ở trường, năm học 20....... – 20....... tôi tiến hành triển khai vận dụng phương pháp PPHTDA trong chương trình Tin học bậc tiểu học nhằm đánh giá tính hiệu quả của phương pháp dạy học này và vận dụng PPHTDA một cách có hiệu quả trên đối tượng học sinh của trường.

Chính vì những lý do trên mà tôi quyết định lựa chọn thực hiện Sáng kiến “Ứng dụng hiệu quả Phương pháp dạy học theo dự án vào môn Tin học tiểu học”

1.2. Xác định mục đích nghiên cứu

Xây dựng giải pháp áp dụng hiệu quả Phương pháp học theo dự án vào môn Tin học tiểu học.

Để đạt được mục tiêu trên, tôi thực hiện những nội dung nghiên cứu sau:

+ Nghiên cứu Phương pháp Học theo dự án để xây dựng quy trình thực hiện, đánh giá, kiểm tra cho mỗi tiết học

+ Nghiên cứu thực trạng xã hội, thực trạng giáo dục để xây dựng Dự án phù hợp thực tiễn và lứa tuổi học sinh.

+ Xây dựng Giáo án dạy học theo dự án cho từng tiết học thử nghiệm.

+ Áp dụng và đánh giá tính khả thi của việc ứng dụng Phương pháp.

+ Tổng kết và đề suất một số khuyến nghị để áp dụng hiệu quả Phương pháp dạy học theo dự án.

1.3. Đối tượng nghiên cứu

Cơ sở lý luận của Phương pháp Học theo dự án

Các kiến thức liên môn, các tài liệu liên quan sử dụng để thực hiện Dự án.

1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm

Học sinh khối 5, Trường tiểu học ................, ........., .........

1.5. Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu, thu thập tất cả những tài liệu liên quan đến Phương pháp dạy học theo Dự án, các kiến thức liên môn về các dự án dự định thực hiện.

1.5.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Kinh nghiệm trong quá trình học tập, công tác và sinh sống của bản thân, cũng như của các đồng nghiệp được tổng hợp để xác định các vấn đề còn tồn tại, tìm hiểu nhu cầu của giáo viên, học sinh. Từ đó đề xuất Dự án, xây dựng giải pháp thử nghiệm cho phù hợp.

1.5.3 Phương pháp thực nghiệm

Ứng dụng Phương pháp dạy học theo Dự án vào dạy học chủ đề 3: Thiết kế bài trình chiếu, sách Hướng dẫn học tin học lớp 5.

1.5.4 Phương pháp khảo sát điều tra:

Phiếu điều tra, khảo sát được thực hiện trên đối tượng khảo sát.

1.5.5 Phương pháp thống kê, phân tích số liệu

Kết quả điều tra, khảo sát được thống kê và phân tích để xác định được hiệu quả ứng dụng của Sáng kiến, có những chuẩn bị phù hợp để xử lý các tình huống sư phạm có thể xảy ra, đồng thời xác định hướng phát triển tiếp theo cho đề tài.

Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2016

1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu

* Phạm vi: Sáng kiến được thử nghiệm ở chủ đề 3: Thiết kế bài trình chiếu trong môn Tin học lớp 5.

* Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/20....... đến tháng 2/20.......

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG

2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu

2.1.1. Dạy học tích cực và nhiệm vụ giáo dục hiện nay

Điều 28.2, Luật giáo dục (2005), nêu rõ “Phương pháp dạy học phổ thông phái phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[4]. Giáo dục trong thời kì mới, thiết nghĩ, cần hướng đến ba nhiệm vụ giáo dục sau:

+ Nhiệm vụ trí dục: giúp học sinh nắm được hệ thống tri thức cơ bản, hiện đại, gắn với thực tiễn để phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống

+ Nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức của học sinh: phát triển cho học sinh các kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng tư duy logic, kĩ năng giao tiếp, hợp tác, ... để tự học, tự làm chủ bản thân, giao tiếp và hợp tác tốt cũng như biết cách giải quyết vấn đề sáng tạo.

+ Hình thành nhân cách học sinh trong quá trình dạy học: thế giới quan khoa học, yêu đất nước, yêu khoa học, thái độ đúng đắn (chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm, ...)

Cả ba nhiệm vụ này không thể thực hiện một cách riêng lẻ phải phải thực hiện song song, đồng thời thì mới thúc đẩy sự phát triển năng lực toàn diện cho học sinh. Để thực hiện được các nhiệm vụ trên thì đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh là trung tâm là một trong những định hướng đúng đắn, đã được khẳng định rõ trong các văn bản, nghị quyết và các luật của Nhà nước và được nhắc nhiều trong các hoạt động tập huấn dành cho giáo viên.

Mục đích của dạy và học tích cực là nhằm phát triển ở người học năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, do đó đề cao vai trò của người học. Giáo viên chỉ giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho học sinh có thể thực hiện các hoạt động học tập một cách có hiệu quả. [1]

Có nhiều phương pháp dạy học tích cực với những ưu và nhược điểm khác nhau. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nhiều tài liệu, giáo trình, sách về phương pháp dạy học tích cực và qua quá trình công tác, học tập của bản thân, tôi nhận thấy Phương pháp dạy học theo dự án có nhiều ưu điểm phù hợp với đặc thù bộ môn, có thể áp dụng hiệu quả vào dạy học để hỗ trợ phát triển năng lực toàn diện cho học sinh.

2.1.2. Khái quát về Phương pháp học theo dự án

2.1.2.1 Thế nào là Học theo dự án

Học theo dự án (Project Learning) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống.[1]

Học theo dự án mang các vấn đề thực tế vào môi trường lớp học, là một hệ thống các hoạt động được kết nối tới các lĩnh vực khác nhau của việc học. Học sinh được tự lựa chọn dự án của mình, tự phân tích và khám phá các chủ đề dự án.

Hoạt động theo trong học theo dự án gồm các hành động, việc xây dựng các công việc, sự sáng tạo, tham gia thảo luận, thái độ cởi mở, trao đổi thông tin, …Trong một dự án học tập, các hoạt động được học sinh thực hiện có thể không chỉ giới hạn trong một tiết học mà các hoạt động được trải dài trong một khoảng thời gian (từ vài ngày đến vài tuần) để có thể hoàn thành quá trình cơ bản áp dụng kiến thức vào thực tế.

Trong dạy học theo dự án, mỗi chủ đề, chủ điểm đều bắt nguồn từ thực tế môi trường nơi các em sống và hình thành nên cảm hứng để các em tiến hành dự án.

Phương pháp Học theo dự án là hình thức dạy học mà người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành. Phương pháp này đáp ứng tốt yêu cầu lấy người học làm trung tâm, góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực có khả năng tự lực, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và kĩ năng hợp tác,..

2.1.2.2 Quy trình tổ chức cho học sinh học theo dự án

Quy trình tổ chức cho học sinh học theo dự án được tiến hành theo 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Lập kế hoạch

+ 1.1: Lựa chọn chủ đề. Nội dung các chủ đề đưa ra càn hấp dẫn, khơi gợi được hứng thú, có thể khởi đầu bằng một ý tưởng liên quan đến nội dung học tập, gắn với thực tiễn mà học sinh quan tâm.

+ 1.2: Xây dựng tiểu chủ đề. Từ chủ đề lớn, giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh phát triển tìm các chủ đề nhỏ gọi là tiểu chủ đề, là vấn đề nghiên cứu cụ thể, là tên của các dự án.

Bước này, sơ đồ tư duy thường là công cụ hữu ích, hiệu quả để xác định, lựa chọn ý tưởng cũng như những vấn đề cần giải quyết xung quanh dự án.

Sau khi lập được sơ đồ tư duy, hay tìm được các tiểu chủ đề, giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn các tiểu chủ đề theo sở thích. Các học sinh cùng sở thích về một tiểu chủ đề tạo thành một nhóm.

+ 1.3: Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập. Tiểu chủ đề chính là tên dự án. Từ các tiểu chủ đề học sinh thảo luận lập kế hoạch thực hiện dự án. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập sử dụng sơ đồ tư duy, bảng,… để lập kế hoạch thực hiện dự án.

Giai đoạn 2: Thực hiện dự án

+ 2.1: Thu thập thông tin

+ 2.2: Xử lí thông tin

+ 2.3: Tổng hợp thông tin

Giai đoạn này, học sinh tiến hành thu thập thông tin qua sách báo, internet, điều tra,… thảo luận với các thành viên khác và tham vấn giáo viên hướng dẫn để thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra.

Giai đoạn 3: Tổng hợp báo cáo kết quả

+ 3.1: Xây dựng sản phẩm. Sản phẩm có thể được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau như bảng, bài thuyết trình, triển lãm, tiểu phẩm,...

+ 3.2: Báo cáo, trình bày sản phẩm. Các nhóm phân công thành viên tham gia trình bày báo cáo.

+ 3.3: Đánh giá. Bước này giáo viên tiến hành cho các nhóm tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau và tiến hành đánh giá, góp ý các sản phẩm,..

Trong khi học sinh thực hiện dự án, giáo viên cần theo sát các nhóm để hướng dẫn cho các em các kĩ năng giao tiếp, hợp tác, lập phiếu phỏng vấn, kĩ năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và trình bày báo cáo, …

2.1.3. Nội dung hướng dẫn học tin học lớp 5

Chương trình hướng dẫn học tin lớp 5 bao gồm 5 chủ đề

+ Chủ đề 1: Khám phá máy tính

+ Chủ đề 2: Soạn thảo văn bản

+ Chủ đề 3: Thiết kế bài trình chiếu

+ Chủ đề 4: Thế giới logo của em

+ Chủ đề 5: Em học nhạc

Trong giới hạn của sáng kiến, tôi tiến hành thực hiện Học theo dự án ở chủ đề 3: Thiết kế bài trình chiếu. Chủ đề này gồm 6 bài, thực hiện trong 12 tiết (bao gồm cả bài thực hành tổng hợp)

2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Đổi mới phương pháp dạy học không còn là chủ đề mới trong giáo dục, nhưng đổi mới theo hướng phát triển toàn diện năng lực học sinh thì là chủ đề đang được quan tâm nhiều, trước đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với nguồn nhân lực Quốc gia, sản phẩm của giáo dục.

Học theo dự án là một phương pháp dạy học có sự gắn liền giữa lí thuyết với thực tiễn và thực hàng. Áp dụng phương pháp này hiệu quả sẽ đem lại kết quả tích cực cho việc phát triển toàn diện năng lực học sinh, không chỉ về trí tuệ mà còn nâng cao phẩm chất học sinh. Mặc dù phương pháp dạy học theo dự án đã được áp dụng ở một số tỉnh thành khác nhưng trong thời gian qua việc triển khai và áp dụng phương pháp dạy học này ở trường Tiểu học ................ còn nhiều hạn chế.

Nguyên nhân có thể là do Học theo dự án là phương pháp đòi hỏi sự thay đổi tư duy mạnh mẽ cả giáo viên và học sinh. Cách thức dạy và học này có rất nhiều điểm mới mẻ so với phương pháp dạy học truyền thống hay một số kĩ thuật dạy học tích cực đang được áp dụng vốn đã in sau trong cách dạy và học của thầy và trò lâu nay.

Học theo dự án đòi hỏi quỹ thời gian cho học sinh hoạt động rất lớn, trong khi việc xây dựng chương trình chính khóa hầu như không có thời gian cho PPHTDA. Phương pháp này cũng đòi hỏi điều kiện cơ sở vật chất nhất định để có thể áp dụng. Vì vậy, giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi áp dụng nếu không có sự đầu tư tính toán, lựa chọn một cách kì công, cân nhắc kĩ lưỡng, xây dựng quy trình một cách công phu và có những dự trù phù hợp.

Đến cuối cùng, việc kiểm tra chất lượng dạy học vẫn là thông qua hình thức kiểm tra tự luận, trắc nghiệm, kiểm tra viết. Tức là mới chỉ chú trọng đánh giá kết quả học tập, chưa có đánh giá quá trình học. Vì vậy chưa tạo động lực nhiều cho tất cả học sinh, và chưa kích thích mạnh sự đổi mới của giáo viên nhất là những giáo viên có độ ì lớn.

Phương pháp học còn mới lạ nên nhiều học sinh còn bỡ ngỡ. Nhiều học sinh hiện nay có PP tự học, tự sáng tạo, tự nghiên cứu, … còn yếu. Đây cũng sẽ là những khó khăn lớn khi áp dụng PPHTDA, nhất là giai đoạn đầu mới áp dụng.

Một bộ phận học sinh còn chưa chú tâm vào việc học hoặc còn mang nặng ý thức học để thi nên chưa có thái độ học tập đúng đắn. Đây cũng là khó khăn của giáo viên trong việc tìm kiếm hoạt động phù hợp kích thích hứng thú học tập cho học sinh.

PPHTDA đòi hỏi giáo viên phải lập kế hoạch và xây dưng nội dung dự án khá công phu, phải thực sự tâm huyết với nghề mới có thể kiên trì, kiên nhẫn thực hiện, áp dụng.

Phương pháp này còn khá mới mẻ, chưa được áp dụng nhiều nên giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm.

2.3. Mô tả, phân tích giải pháp

2.3.1 Lựa chọn nội dung thử nghiệm Sáng kiến

Để tránh việc lặp đi lặp lại một kiểu hoạt động cũng như để các em làm quen dần với phương pháp học mới. Tôi quyết định chỉ chọn lựa một số kiến thức tin học ứng dụng nhiều vào thực tế cũng như cho việc học tập của học sinh khi sang các cấp học cao hơn để thử nghiệm Sáng kiến.

Trong phạm vi thời gian có hạn, tôi chọn chủ đề 3 trong chương trình Hướng dẫn tin học lớp 5. Chủ đề này gồm 6 bài, trong đó học kì 1 thực hiện 5 bài trong 10 tiết, các tiết thực hành tổng hợp được chuyển sang học kì 2. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng các hoạt động học theo dự án phù hợp với tổng thời gian theo chương trình chính khóa (Trình bày cụ thể ở mục 2.3.2.3).

2.3.2 Xây dựng kế hoạch và thực hiện dạy học theo PPHTDA ở nội dung đã lựa chọn

2.3.2.1 Mục tiêu bài dạy

Kiến thức

Củng cố kiến thức đã học về thiết kế bài trình chiếu

Tạo được hiệu ứng chuyển động theo đường cong trên trang trình chiếu

Biết cách chèn các đoạn âm thanh hoặc video vào bài trình chiếu

Biết đặt trang trình chiếu mẫu

Lựa chọn được phông chữ thích hợp trong các trang trình chiếu

Lựa chọn được màu nền cho các trang trình chiếu

Đặt hình thức chung cho các trang trình chiếu

Kĩ năng

* Lớp đối chứng

Thành thạo cách sử dụng hiệu ứng trên trang trình chiếu

Thực hiện được bài trình chiếu tổng hợp

Kĩ năng hoạt động nhóm: thảo luận, lắng nghe tích cực, trình bày

* Lớp thử nghiệm

Thành thạo cách sử dụng hiệu ứng trên trang trình chiếu

Thực hiện được bài trình chiếu tổng hợp

Kĩ năng lập kế hoạch nhiệm vụ học tập

Kĩ năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin

Kĩ năng hoạt động nhóm: thảo luận, lắng nghe tích cực, trình bày

Kĩ năng trình bày, báo cáo sản phẩm

Kĩ năng đánh giá, tự chủ, kềm chế cảm xúc bản thân

Kĩ năng xử lý tình huống, mạnh dạn trong giao tiếp

Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống

Thái độ

* Lớp đối chứng

Thái độ nghiêm túc, tích cực học tập, yêu thích môn học

* Lớp thử nghiệm

Thái độ nghiêm túc, tích cực học tập, yêu thích môn học.

Tích cực, hào hứng, nhiệt tình tham gia công việc

Lĩnh vực kiến thứcTin học lớp 5
Chủ đềXây dựng bài trình chiếu tuyên truyền an toàn giao thông
Người thực hiệnPhan Duy Quốc
Thời gian thực hiện5 tuần
Đơn vị áp dụngTrường Tiểu học ................

Chủ đề này sẽ gồm nhiều tiểu chủ đề như:

+ Đi xe đạp như thế nào để đảm bảo an toàn?

+ Đi xe máy như thế nào để đảm bảo an toàn?

+ Tìm hiểu các biển báo chỉ dẫn trong giao thông?

+ Tìm hiểu các biển báo nguy hiểm?

+ Tìm hiểu các biển báo hiệu lệnh trong giao thông?

+ Một số nguy cơ tai nạn khi tham gia giao thông

+ Một số quy định xử phạt khi vi phạm Luật ATGT

Mỗi tiểu chủ đề sẽ tương đương với một dự án, như:

+ Dự án “Em đi xe đạp an toàn”

+ Dự án “Đi xe máy an toàn”

+ Dự án “Tìm hiểu các biển báo chỉ dẫn trong giao thông”

+ Dự án “Tìm hiểu các nguy cơ tại nạn khi tham gia giao thông”

Học sinh được lựa chọn dự án yêu thích để thực hiện, các học sinh cùng sở thích tạo thành một nhóm. Ở bước này, giáo viên cũng cùng tham gia định hướng để đảm bảo các em lựa chọn được dự án phù hợp với năng lực, sở thích, số lượng học sinh trong một nhóm phù hợp và thực hiện được đa dạng dự án.

Sản phẩm dự án sau khi hoàn thành là tập tin trình chiếu có những nội dung xoay quanh chủ đề Dự án, yêu cầu có những nội dung bắt buộc sau:

+ Sử dụng hiệu ứng chuyển động theo đường cong minh họa sự di chuyển của phương tiện giao thông trên đường theo nội dung mà em quan tâm nhất trong Chủ đề dự án. Ví dụ: dùng hiệu ứng cho hình vẽ xe đạp đi đúng phần đường trên hình vẽ đường quốc lộ; hoặc cho hình vẽ xe máy rẽ đúng hướng khi gặp biển chỉ dẫn trên đường quốc lộ; ….

+ Chèn một đoạn video (tự làm hoặc tìm kiếm trên mạng) phù hợp với nội dung dự án: bài phỏng vấn, video một tình huống tham gia giao thông sai luật, ….

+ Chèn một bài hát về giao thông để tuyên truyền mọi người tham gia giao thông đúng luật.

+ Tất cả slide đều được cài đặt thông số chung như: tiêu đề trên (header), tiêu đề dưới (footer), số trang, ngày tháng năm tạo tập tin, đặt trang nền.

Trên cơ sở yêu cầu về sản phẩm Dự án, giáo viên xây dựng bộ câu hỏi định hướng để tổ chức, hướng dẫn học sinh như sau:

Câu hỏiBộ câu hỏi định hướng

Câu hỏi của bài học

1. Đã biết những kiến thức gì về phần mềm trình chiếu?

2. Cách tạo hiệu ứng chuyển động đường cong như thế nào?

3. Cách chèn âm thanh vào trang trình chiếu như thê nào?

4. Cách chèn video vào trang trình chiếu như thế nào?

5. Cách cài đặt thông số chung cho các trang trình chiếu?

Câu hỏi của Dự án

1. Lí do chọn dự án, ý nghĩa của dự án là gì?

2. Đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của Dự án?

3. Cần tìm hiểu những nội dung gì liên quan đến chủ đề Dự án lựa chon?

4. Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm như thế nào?

5. Thời gian hoàn thành nhiệm vụ trong bao lâu?

6. Tổng hợp, trình bày sản phẩm báo cáo như thế nào?

7. Phân công nhiệm vụ thuyết trình, cách thuyết trình như thế nào?

.............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 819
  • Lượt xem: 5.799
  • Dung lượng: 884,8 KB
Sắp xếp theo